logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 01/07/2012 lúc 08:23:37(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,104

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Sáng ngày 1 tháng 7, hàng loạt các cuộc xuống đường đã xuất hiện ở Sài Gòn, Hà Nội và Huế.

UserPostedImage
Photo courtesy of NXD's blog. Ông Andre Hồ Cương Quyết giương cao biểu ngữ trong cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Saigon hôm 01/07/2012.
Các sự việc này đã diễn ra như thế nào?

Thông tín viên Nhân Khánh có bài tường trình sau. Mời quý vị theo dõi.

Tại Saigon
Để ghi nhận về diễn biến của các cuộc biểu tình đang diễn ra nhiều nơi trên cả nước, chúng tôi có cuộc phỏng vấn cùng nhà báo độc lập Nguyễn Khắc Toàn, một cựu quân nhân đang sống tại Hà Nội. Chúng tôi được ông Toàn cho biết:

“Trước hết tôi phải nói là một số những nhà đấu tranh, đối kháng có tên tuổi; có lập trường chính trị về dân chủ hóa đất nước, cũng như là chống Trung Quốc xâm lược như chúng tôi thì đã bị đặt chốt canh gác rất chặt chẽ. Chốt từ 5 giờ sáng. Tuy nhiên qua một số anh em, chị em bạn bè gọi điện thoại đến. Và những người khác đã vượt được vòng vây, do cải trang lọt được vào nhà tôi.


Từ Sài Gòn gọi điện ra cho tôi biết, Sài Gòn vẫn nổ ra các cuộc biểu tình. Nhiều người tuần hành chung quanh các đường phố ở trung tâm quận 1, ở gần nhà thờ Đức Bà. Nhưng họ không làm sao tiến sát vào Tổng lãnh sự Trung Quốc đặt trên đường Nguyễn Thị Minh Khai.
UserPostedImage
Hình ảnh đợi biểu tình ở Sài Gòn hôm 1/7/2012. Photo courtesy of NXD's blog.
Tham gia đoàn biểu tình thì có rất nhiều thanh niên, sinh viên và trí thức; những cư dân trên mạng, những người từng tham gia các cuộc biểu tình lần thứ 1, lần thứ 2 vào năm ngoái. Cuộc biểu tình lần này ở Sài Gòn thì số lượng không lớn bằng năm ngoái, có chừng khoảng từ 300 – 350 người.

Trong đoàn biểu tình, theo các nguồn tin từ trong Sài Gòn và những video clip lần lượt được công bố gởi cho chúng tôi thì tôi thấy đã xuất hiện như ông Lê Hiếu Đằng, nguyên phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc thành phố Hồ Chí Minh; người có 2 quốc tịch Việt Nam và Pháp là Hồ Cương Quyết cũng đã tham gia đoàn biểu tình. Họ xuống đường bằng những biểu ngữ rất là lớn, bằng tiếng Việt và tiếng Anh: chống Trung Quốc xâm lược, lên án Trung Quốc gây hấn.v.v... Ngoài ra, chúng tôi còn thấy ông Huỳnh Tấn Mẫm, cựu tù chính trị dưới thời Việt Nam Cộng Hòa; giáo sư Tương Lai, một trí thức xã hội chủ nghĩa. Và rất nhiều các nhân vật có tên tuổi khác.


Bên cạnh đó thì giới trẻ, giới sinh viên; họ đi trên vỉa hè rất là trật tự và hô vang các khẩu hiệu: “Trường Sa – Hoàng Sa là của Việt Nam”, “Đả đảo Trung Quốc xâm lược”.v.v. Đến hiện nay, cuộc biểu tình vẫn đang tiếp tục ở Sài Gòn.”

Ở Hà Nội
Về tình hình biểu tình ở Hà Nội, ông Nguyễn Khắc Toàn cũng cho biết một số nét chính như sau:

“Ở Sài Gòn có thuận lợi là trời nắng không mưa. Riêng tại Hà Nội thì đêm hôm qua, cho đến lúc 7 – 8 giờ sáng trời vẫn rất mưa. Nhưng mà nhân dân vẫn xuống đường biểu tình khá đông đảo. Đoàn biểu tình tụ tập, xuất phát từ chân tượng đài Lý Thái Tổ bên kia Bờ Hồ. Có cụ bà Lê Hiền Đức, cựu chiến binh Nguyễn Tường Thụy, có nghệ sỹ violon đường phố Tạ Chí Hải, cựu nhà báo Dương Thị Xuân, có bác sỹ Phạm Hồng Sơn và rất nhiều những người khác. Số lượng biểu tình ở Hà Nội lần này thì không được đông. Chừng độ khoảng trên dưới 200 người thôi.
UserPostedImage
Biểu tình ở Hà Nội hôm 1/7/2012. Photo courtesy of NXD's blog.
Như vậy là dưới trời mưa và cả sự cản phá của công an cũng không ngăn cản được nhân dân xuống đường biểu tình chống Trung Quốc xâm lược, khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam.

Hiện nay đoàn biểu tình đang diễu hành trên các đường phố Hàng Bông, Hàng Khay, Tràng Thi và xung quanh Bờ Hồ. Và một điều không thể không nhắc đến là chị Bùi Thị Minh Hằng, ở Sài Gòn, đã bị công an bắt giữ, áp tải.”

Ngoài trường hợp bà Bùi Thị Minh Hằng bị công an bắt giữ lúc 5 giờ 30 sáng tại ga Hòa Hưng, còn ông Nguyễn Chí Đức, một đảng viên cộng sản từ Hà Nội vào Sài Gòn trước để cùng với các bạn tuần hành yêu nước, cũng bị công an bắt giữ. Ông Đức là người từng bị một đại úy công an tên là Minh đạp vào mặt, sự việc này được ghi nhận trong một tấm hình nổi tiếng hồi năm ngoái. Chúng tôi còn ghi nhận được các trường hợp bị công an mời làm việc như chị Huỳnh Thục Vy, anh Huỳnh Trọng Hiếu, cô Trịnh Kim Tiến, anh Trần Hoài Bão.

Và cả Huế
Ở các địa phương khác, ông Nguyễn Khắc Toàn cũng cho biết:

“Đặc biệt ở Huế, hưởng ứng lời kêu gọi của đại lão Tăng Thống Thích Quảng Độ, rất nhiều tăng sỹ, tu sỹ Phật giáo Việt nam Thống nhất đã dẫn đầu cuộc biểu tình. Nhưng họ đã bị công an ở Huế ngăn chặn, đàn áp, bắt giữ rất thô bạo.”

So với những lần xuống đường trước đây, điểm mới trong lần biểu tình này là người dân ở các thành phố lớn muốn bày tỏ sự ủng hộ về những mặt tích cực của Luật Biển Việt Nam mà Quốc hội vừa thông qua ngày 21/6. Liên quan vấn đề này, chúng tôi có cuộc trao đổi cùng nhà báo Trương Minh Đức, một nhà bất đồng chính kiến vừa mới ra tù, hiện đang sống tại Bình Phước. Chúng tôi được ông Đức cho biết:
Tôi nghĩ đây là các cuộc biểu tình để thể hiện lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam. Quốc hội Việt Nam đã thấy được nguy cơ xâm lăng của Trung Quốc về biển đảo, mà trong nhiều năm qua chính quyền cộng sản Việt Nam đã làm ngơ trong vấn đề này. Với một sức ép lớn từ quốc tế và những người dân ở trong nước, Quốc hội Việt Nam vừa qua đã thông qua Luật Biển đảo. Đây là một động thái rất là tích cực mà người dân ở trong nước và kiều bào hải ngoại rất đồng tình ủng hộ.

Mặc dù ở nhà nhưng tôi vẫn kết nối với đường dây điện thoại của nhiều anh em, từ lúc sáng sớm. Được cho biết là, công an cũng đưa lực lượng đến để khống chế và bắt giữ một số người biểu tình, và một số blogger ở trong nước đang đi lấy thông tin cho người biểu tình thể hiện lòng yêu nước của mình đối với Việt Nam. Đây là một hành động, gọi là công an Việt Nam đã sách nhiễu đồng bào yêu nước và bắt giữ các blogger này là trái phép.

Theo ý kiến của tôi, thì đây là một việc công an Việt Nam đã làm trái lại những gì mà Quốc hội đưa ra. Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam cho sách nhiễu hoặc bắt bớ, đây là một vấn đề vi hiến và trái pháp luật.”

Quyền công dân của mỗi người gắn liền với bản lĩnh cá nhân. Mọi người dân hoàn toàn có đủ tư cách bày tỏ chính kiến của mình nơi công cộng, điều này là hợp pháp. Trong kỷ nguyên hậu ý thức hệ, nhân vật trung tâm của các chuyển dịch trong xã hội chính là quần chúng.
UserPostedImage
Hòa thượng Thích Chí Thắng (Chùa Phước Thành, Huế) bị công an xô đẩy về chùa hôm 1/7/2012. Photo courtesy of Danlambao.S

Source: RFA

Việt Nam biểu tình chống Trung Quốc ngày 1/7/2012
Nhiều người Việt Nam tại hai thành phố Hà Nội và Sài Gòn hôm nay, 1 tháng 7, có kế hoạch tiến hành cuộc biểu tình để phản đối những hành động gần đây của phía Trung Quốc mà những người biểu tình cho là vi phạm đến chủ quyền lãnh hải của Việt Nam, cũng như vi phạm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 mà Trung Quốc là một thành viên.
UserPostedImage
Photo courtesy of CTV Danlambao. Biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội ngày 01/07/2012.
Kế hoạch đó diễn ra thế nào? Gia Minh tường trình trong phần sau.

Quyết tâm của hai phía: biểu tình và cơ quan chức năng
Hà Nội hôm nay thời tiết không thuận lợi,trời mưa nên đến lúc 7:15, một số người có kế hoạch đi biểu tình vẫn còn ở nhà chưa xuống đường đến địa điểm tập trung. Tuy nhiên một số đã chuẩn bị vẫn có quyết tâm như phát biểu của blogger Phương Bích sau đây:

“Trời mưa quá, nhiều người từ xa, từ sớm đã về Hà Nội mà mưa quá. Mình cũng chẳng chuẩn bị gì đâu; mình nghe lời kêu gọi trên mạng mà mình nhất trí đi thì mình đi thôi. Nói chung ‘tùy cơ ứng biến’ thôi; nhưng theo tôi mình đã hẹn nhau thì dù mưa gió vẫn phải đi.Tôi nghĩ bà con ở những nơi khác họ về được tại sao mình ở Hà Nội mà không đi, nên tôi cứ quyết tâm tôi đi.”
Blogger Huỳnh Công Thuận tại Sài Gòn vào lúc 7 giờ sáng cho biết ông bị theo dõi chặt trong ngày 1 tháng 7, ngoài ra ông được biết một số blogger khác như Huỳnh Thục Vy cũng bị phường mời đi làm những việc như thông cống…

“Tôi bị canh cửa hai đầu, hôm qua từ sáng đến 8 giờ tối tôi đi đâu cũng có 3 xe đi theo. Những người đó tôi biết họ làm việc với tôi nhiều lần rồi. Họ cố tình lộ cho tôi biết họ đi theo. Hôm nay có nhiều người nhận giấy đi làm việc, riêng tôi không có mời, vì tôi có nói thẳng mời làm việc đàng hoàng, chứ làm việc ‘bá vơ’ tôi không có làm nữa. Có 10 người bị mời đi làm việc vào ngày chủ nhật.”

Tuy vậy blogger Huỳnh Công Thuận cũng nói sẽ cố tìm cách để thoát sự theo dõi của những người theo ông và ra trung tâm thành phố Sài Gòn hôm nay.

Bà Bùi Thị Minh Hằng, một biểu tình viên chống Trung Quốc hồi năm ngoái và bị đưa vào Trại giáo dục Thanh Hà cả nửa năm vì lý do gây rối trật tự được biết sáng nay khi đến Ga Hòa Hưng ở Sài Gòn đã bị lực lượng an ninh bắt giữ và đưa về lại nhà ở Vũng Tàu. Một biểu tình viên khác là anh Nguyễn Chí Đức, người từng bị công an đạp vào mặt trong một cuộc biểu tình chống Trung Quốc hồi mùa hè năm ngoái cũng bị bắt khi vào Sài Gòn trong dịp này. Một số blogger khác như Huỳnh Thục Vy, Huỳnh Trọng Hiếu, Châu Văn Thi cũng bị bắt.
Tin cho biết tại Hà Nội vào lúc 6:30 sáng gần khu vực Đại sứ quán Trung Quốc cơ quan chức năng cho bố trí 5 xe tải, trên đó có cảnh sát cơ động. Khu vực từng diễn ra biểu tình chống Trung Quốc hồi năm ngoái là Hồ Gươm cũng được bố trí một số xe cảnh sát giao thông và một xe cảnh sát phường.

Nhiều người theo dõi tình hình tại Sài Gòn cho biết các lực lượng chức năng được huy động nhằm chặn đứng kế hoạch biểu tình ở đó trong ngày 1 tháng 7. Theo tiết lộ của một số người bị cơ quan an ninh mời đi làm việc trong mấy ngày qua thì lý do mà phía chính phủ Việt Nam không muốn để cuộc biểu tình tuần hành chống những hành động gây hấn của Trung Quốc ngay sau khi Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển xảy ra vào ngày 1 tháng 7 vì đó là ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Tất cả những diễn biến trong ngày 1 tháng 7 cho thấy diễn ra hầu như đúng với những nhận định mà một số biểu tình viên chống Trung Quốc hồi mùa hè năm ngoái cho biết: Đó là sự ngăn chặn mạnh mẽ của các cơ quan chức năng.

Ý chí bất khuất
Tuy có những cản trở mạnh mẽ của lực lượng chức năng, đến giờ đã hẹn vào khoảng 8:15 một số người tại Hà Nội tập trung tại khu vực tượng đài Lý Thái Tổ, gần Hồ Gươm. Blogger Phương Bích mô tả tình hình tại khu vực ấy vào lúc đó:

“Chúng tôi đang ở trên Tượng Đài Lý Thái Tổ, trời chỉ còn lác đác mưa thôi. Mọi người bắt đầu đông dần lên rồi. Hôm nay có nhiều nhân sĩ trí thức xuống đường, như giáo sư Hoàng Xuân Phú, tiến sĩ Nguyễn Quang A, giáo sư Ngô Xuân Thọ… Những người biểu tình có mang theo biểu ngữ. Phía công an theo tôi biết hôm nay họ sẽ không đàn áp, và có ý là chỉ giữ gìn trật tự thôi.

A…, có một lá cờ rất to cỡ 3-4 mét vuông gì đó đang được đưa lên. Mọi người đang vỗ tay. Lá cờ rất to. Lực lượng phóng viên rất nhiều. Khẩu hiệu đưa lên nói ‘Phản đối đường lưỡi bò của Trung Quốc’, ‘Hoàng Sa- Trường Sa là của Việt Nam’…

Chỗ này lúc này có chừng trăm người mà phân nửa là phóng viên. Mọi người đang đưa cụ Lê Hiền Đức lên chân tượng đài, cụ đi đến bằng xe lăn.”
Vào lúc 9:20, blogger Nguyễn Tường Thụy trong đoàn biểu tình lúc đó lên đến chừng vài trăm người đang đến khu Cửa Nam hướng đến Đại sứ quán Trung Quốc cho biết khí thế cuộc tuần hành vào lúc đó:

“Khẩu hiệu bốn người đang giăng ‘Hãy hành động xứng đáng với tiền thuế của dân’, ‘Đầu hàng Trung Quốc thì cạp đất mà ăn’, ‘Đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo xây dựng đất nước’, ‘Nhân dân Việt Nam ủng hộ thủ tướng cho xây dựng luật biểu tình’, ‘Hoàng Sa- Trường Sa là của Việt Nam’.

Từ lúc khởi sự biểu tình đến giờ lực lượng công an không có biểu hiện gì. Đây là một tín hiệu vui, báo hiệu sự thành công của cuộc biểu tình hôm nay.

Hôm nay có nhiều người mặc áo đỏ với dòng chữ ‘Ủng hộ Luật Biển và Hải đảo năm 2012’.”

Tại Sài Gòn, những người biểu tình cũng đã tập trung được và tuần hành. Tin nói số tham gia lên đến vài trăm người, và trong số đó có một số khuôn mặt được nhiều người biết đến như giáo sư Tương Lai, ông Lê Hiếu Đằng, nguyên phó chủ tịch Mặt Trận tổ quốc Tp Hồ Chí Minh, ông Andre Hồ Cương Quyết, một người Pháp mang quốc tịch Việt Nam…

Khi cuộc tuần hành kết thúc, vào lúc 9:45, ông Lê Hiếu Đằng cho biết lại tình hình cuộc tuần hành hôm nay:

“Lúc đầu lực lượng cảnh sát cũng rất cương quyết ra tay giải tán cuộc biểu tình. Lúc đầu có bắt nhiều người, nhưng chúng tôi can thiệp còn lại 4-5 người bị bắt đưa lên xe. Và chúng tôi đấu tranh quyết liệt cuối cùng họ cũng phải để cho đoàn đi.
Nói chung anh em chủ yếu là lực lượng thanh niên sinh viên thôi. Khí thế rất dữ. Tuần hành từ Nhà Thờ Đức Bà, qua Duy Tân, rồi ngã tư Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng, đến bên cạnh lãnh sự Trung Quốc ở đường Hai Bà Trưng, gặp barrier dừng lại hô khẩu hiệu. Dọc đường hô khẩu hiệu rất khí thế, có cờ, có khẩu hiệu. Sau đó quay trở lại theo đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa tức Công Lý trước đây và đến Dinh Độc Lập, công trường 30 tháng tư thì giải tán.”

Ông Andre Hồ Cương Quyết cũng nói lên ý chí của những người tham gia biểu tình:

“Ban đầu lực lượng công an đã cố gắng ngăn chặn, muốn sử dụng bạo động; nhưng cuối cùng thấy người ta kiên quyết một cách bất bạo động nên phải để tiếp tục biểu tình.”

Xin được nhắc lại, trong những ngày qua, sau khi Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển và phía Trung Quốc đã có phản đối với việc triệu hồi đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh đến, rồi Quốc hội Trung Quốc cũng yêu cầu Quốc hội Việt Nam phải thay đổi Luật Biển vừa thông qua.

Tiếp đến là Tập đoàn Dầu khí Hải Dương Trung Quốc CNOOC đưa 9 lô dầu khí nằm trong khu vực đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của Việt Nam ra mời thầu cho năm nay; trên các trang mạng cũng như một số nhân vật như Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất đã có kêu gọi người dân Việt Nam vào ngày 1 tháng 7 xuống đường để bày tỏ thái độ của nhân dân Việt Nam trước những hành động bị cho là ngang ngược vi phạm chủ quyền của Việt Nam như thế. Một lý do khác nữa mà những người kêu gọi biểu tình vào ngày 1 tháng 7 là nhằm bày tỏ ủng hộ của người dân đối với Luật Biển mà Quốc hội thông qua hôm ngày 21 tháng 6 vừa rồi.
Source: RFA
Công an ngăn chận biểu tình chống TQ
Hàng trăm người đủ mọi thành phần đã tập trung biểu tình tuần hành ở Hà Nội và Saigon vào sáng ngày hôm nay Chủ nhật 1/7.
UserPostedImage
Ảnh: Truyền Thông Chúa Cứu Thế - VRNs. Blogger Huỳnh Thục Vy và các bạn bị công an bắt giữ tại Sài Gòn trong lúc biểu tình chống TQ hôm 1/7/2012.
Theo tin ghi nhận, công an đã cố gắng sớm ngăn chặn nhưng đã không cản được đoàn người yêu nước hướng về Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội và Tổng lãnh sự quán ở TP.HCM.

Trong một tuyên bố phổ biến cho báo chí, ông Phil Robertson phó giám đốc khu vực Châu Á của Tổ chức nhân quyền quốc tế Human Rights Watch nhận định rằng: Hành động của công an tại các cuộc biểu tình diễn ra ngày hôm nay ở Hà Nội và TP.HCM, một lần nữa chứng tỏ phản ứng quen thuộc của chính quyền nhằm quấy rối và ngăn chặn mọi hình thức phản đối ôn hòa của công chúng, bất kể vì lý do gì.

Vẫn theo Human Rights Watch, thật là mỉa mai khi những hành động ủng hộ chính sách của Chính phủ đối với Trung Quốc lại chịu sức ép thô bạo của công an, kể cả sự hăm dọa quấy nhiễu và hạn chế đi lại đối với các nhà hoạt động và gia đình họ. Thậm chí một số blogger và nhà họat động nổi tiếng như Bùi Thị Minh Hằng và Huỳnh Thục Vy đã bị tạm giữ một cách tùy tiện để họ không thể tham gia biểu tình.

Human Rights Watch nhấn mạnh rằng, Việt Nam có kế hoạch tìm kiếm một vị trí tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc trong tương lai gần, nhưng việc này sẽ rất khó đạt được, khi mà những hành động như vừa nêu thể hiện việc Hà Nội tiếp tục coi thường những quyền cơ bản của con người.
Source: RFA

Sửa bởi người viết 01/07/2012 lúc 08:40:23(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

xuong  
#2 Đã gửi : 01/07/2012 lúc 09:08:07(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Người Việt Nam xuống đường biểu tình chống Trung Quốc
UserPostedImage
Hàng trăm người mang biểu ngữ xuống đường biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội, ngày 1/7/2012
Người Việt Nam biểu tình chống Trung Quốc lần đầu tiên từ gần 1 năm nay

Hàng trăm người tại hai thành phố lớn nhất Việt Nam hôm nay đã xuống đường biểu tình để phản đối những động thái mới nhất của Trung Quốc chống lại tuyên bố chủ quyền của Việt Nam tại Biển Đông.

Thông tín viên VOA Marianne Brown tường trình từ Hà Nội rằng cảnh sát bên ngoài đại sứ quán Trung Quốc đã chuẩn bị để đối phó với cuộc biểu tình chống Trung Quốc đầu tiên trong vòng gần một năm nay.

Chỉ cách đại sứ quán Trung Quốc vài con đường, một đám đông lớn đã tụ tập, mang theo các biểu ngữ và vẫy quốc kỳ Việt Nam.

Các băng video thu hình các cuộc tuần hành đã lập tức được tải lên mạng.

Bà Lê Hiền Đức, 83 tuổi, có mặt trong cuộc biểu tình.

Bà cho biết: “Trên 500 người lác đác lác đác đến gần gần gần...Mưa to nhưng mọi người vẫn đội mưa đi đến, từ những người ở tỉnh khác xa Hà nội cũng kéo về Hà Nội để biểu tình. Đó là cái không khí ban đầu.”

Các băng video thu hình hàng trăm người biểu tình tại TPHCM hô to các khẩu hiệu và giương biểu ngữ chống Trung Quốc, đồng thời đòi Trung Quốc hãy cút về nước cũng xuất hiện trên mạng.

Ông Phil Robertson thuộc Tổ chức Theo dõi nhân quyền Human Rights Watch nói rằng các blogger được nhiều người biết đến đã bị ngăn chặn, không cho tham gia biểu tình.

Ông Robertson nói Human Rights Watch đã nhận được tin tức nói rằng một số các blogger và nhiều người khác hoặc là bị ngăn cản không cho đi biểu tình, hoặc dường như đã bị câu lưu. Ông Robertson nói theo ông nghĩ thì đây là một chiến dịch sách nhiễu hoặc trấn áp tinh thần do cảnh sát Việt Nam tiến hành để áp lực các blogger và nhiều người khác tránh xa các cuộc biểu tình.

Nhiều người biểu tình muốn bày tỏ sự ủng hộ của họ đối với Luật Biển mà Quốc hội Việt Nam vừa thông qua hồi tuần trước, tuyên bố chủ quyền trên vùng Biển Đông, một khu vực được tin là giàu trữ lượng khoáng chất và dầu khí, là vùng lãnh thổ mà Trung Quốc và nhiều nước khác trong khu vực cũng tuyên bố có chủ quyền.

Bắc Kinh mạnh mẽ đả kích Luật Biển mới của Việt Nam, nói rằng luật này là bất hợp pháp.

Một số người tham gia biểu tình hôm nay cho hay là khu vực quanh đại sứ quán Trung Quốc đã bị phong tỏa và được cảnh sát canh gác.

Bà Lê Hiền Đức chỉ trích động thái này.

Bà nói: “Tại sao gần đến đại sứ quán Trung Quốc thì chặn đường, không cho dân đi. Đấy...rất bức xúc cái chuyện đấy. Ô, đường của người dân cơ mà, đường phố vẫn được đi bình thường, tại sao lại cấm không cho dân đi?”

Các nhà phân tích nói rằng Việt Nam và Trung Quốc thường dùng các vụ đối đầu về cuộc tranh chấp tại Biển Đông, để ảnh hưởng tới công luận trong nước, và chỉ đàn áp biểu tình khi nào dư luận chống đối Trung Quốc vượt khỏi tầm kiểm soát.
Source: VOA
xuong  
#3 Đã gửi : 01/07/2012 lúc 09:17:08(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Biểu tình phản đối Trung Quốc tại Hà Nội diễn ra trong không khí ôn hòa
UserPostedImage
Biểu tình phản đối Trung Quốc tại Hà Nội, sáng 01/07/2012, tại tượng đài Cảm Tử Quân, bên hồ Hoàn Kiếm.
Sáng hôm nay 01/07/2012, ở Việt Nam tại Hà Nội và Sài Gòn, hàng trăm và có thể đến ngàn người, đã xuống đường tuần hành ôn hòa để bày tỏ thái độ trước các hành động lấn lướt của Trung Quốc diễn ra dồn dập tại khu vực Biển Đông trong thời gian gần đây. Bà Lê Hiền Đức, giải Liêm chính 2007, cho biết về diễn biến biểu tình ở Hà Nội và các suy nghĩ của bà.
Riêng tại Hà Nội, theo một số nhân chứng tại chỗ, đã có khoảng 500 người tham gia biểu tình, mặc dầu trời mưa to khiến nhiều người, từ các khu vực phụ cận thủ đô, dự định tham gia vào cuộc biểu tình, đã phải hủy chuyến đi vào giờ chót.

Từ Hà Nội, bà Lê Hiền Đức – người được Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International) trao giải Liêm chính 2007 về công lao chống tham nhũng tại Việt Nam - cho RFI biết về diễn biến của cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc tại Hà Nội, thái độ của các lực lượng giữ gìn trật tự và những suy nghĩ, cảm xúc của bà trước các động thái gây hấn của Trung Quốc.
RFI : Xin Bà cho thính giả biết về cuộc biểu tình tại Hà Nội sáng nay, mà Bà là một trong những người tham gia ?

Bà Lê Hiền Đức : Tôi là Lê Hiền Đức, công dân Việt Nam, đã 81 tuổi, nhưng vì tình hình nghiêm trọng : Trung Quốc xâm lấn biển đảo của Việt Nam, cho nên sáng nay, tôi tham gia cuộc biểu tình. Tôi tuổi cao sức yếu, và cách đây một tháng tôi bị sở Thông tin Truyền thông (Hà Nội) « khủng bố » và hành hung tôi, khiến tôi bị một vết thương khá năng. Nhưng dầu sao hôm nay, với tình hình Trung Quốc xâm chiếm biển đảo Việt Nam, nên dù mưa tầm tã, tôi cùng bà con nhân dân Hà Nội và một số tỉnh lân cận, cũng xuống đường biểu tình phản đối hành động ngang ngược của Trung Quốc. Trung Quốc đã thành lập thành phố Nam Sa, nơi trước kia gọi là huyện Tam Sa, ôm trọn mấy đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam.

Chúng tôi trước đây thường nói giặc đến cửa rồi, nhưng bây giờ không phải là đến cửa đâu, mà là nó vào hẳn trong nhà mình rồi, nên những người dân yêu nước chúng tôi không thể nào ngồi im để chúng nó có thể xâm lược Việt Nam một cách ngang nhiên như thế.

Cả cuộc đời tôi, tôi đã chiến đấu rất nhiều, tôi gặp rất nhiều sự kiện, nhưng chưa bao giờ tôi thấy tình hình đất nước nguy nan nghiêm trọng như hiện nay. Chúng tôi đã xuống đường biểu tình hôm nay để thể hiện lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam chúng tôi, đồng thời để hoan nghênh Luật Biển mà Quốc hội vừa thông qua. Chúng tôi biểu tình cũng để Trung Quốc biết được tinh thần yêu nước của người Việt Nam, sẵn sàng hy sinh tất cả để bảo vệ độc lập cho dân tộc, bảo vệ chủ quyền đất nước Việt Nam thân yêu của chúng tôi.

RFI : Xin Bà cho biết các diễn biến cụ thể của cuộc biểu tình ?

Bà Lê Hiền Đức : Sáng nay, 8 giờ kém vài phút tôi đã có mặt ở vườn hoa trung tâm thành phố Hà Nội tại bờ hồ Hoàn Kiếm, gần tượng đài Lý Thái Tổ. Dù trời mưa rất to, nhưng dần dần những người chúng tôi theo thông báo đã có mặt đầy đủ, với số lượng khoảng trên 500 người.

Chúng tôi tập hợp tại đây, có khẩu hiệu, biểu ngữ, chụp hình với nhau và tuần hành trên đường phố Hà Nội, suốt từ vườn hoa Lý Thái Tổ đến ngã tư Trần Phú – Điện Biên, tới đó thì bị công an ngăn lại không cho tiếp tục đi nữa, bởi vì còn cách sứ quán Trung Quốc khoảng 400-500 mét. Nhân dân cũng có ý kiến, một số thanh niên vô cùng bức xúc : Tại sao lại ngăn cuộc biểu tình ôn hòa của chúng tôi ? Đường của chúng tôi cơ mà ?! Ngày xưa chúng tôi thường nói : « Đường ta ta cứ đi, nhà ta ta cứ xây, ruộng ta ta cứ cầy ». Trong những năm kháng chiến, chúng tôi đã hy sinh và đã giữ được đất nước như thế, nhưng bây giờ giữa thủ đô Hà Nội mà chúng tôi bị ngăn cấm không được đi đến sứ quán Trung Quốc để giương các khẩu hiệu tiếng Anh, tiếng Việt… để họ biết rằng người Việt Nam chúng tôi không hèn hạ đâu.

Chúng tôi khuyên bảo nhau, thế này là đạt được mục đích là, cho toàn thể nhân dân biết, là chúng tôi đã xuống đường biểu tình. Như vậy, chúng tôi bằng lòng quay trở lại, bởi vì chúng tôi không muốn gây sự với công an làm gì. Để giữ cho hòa bình, thì chúng tôi sẽ biểu tình nữa, tiếp tục biểu tình nữa, nếu như Trung Quốc không dừng lại việc xâm chiếm biển đảo của Việt Nam.
UserPostedImage
Bà Lê Hiền Đức ngồi trên xe lăn ở giữa đoàn biểu tình, Hà Nội, 01/07/2012 (Ảnh : Hoàng Đình Nam/AFP/Getty Images)
RFI : Xin Bà cho biết các nhận xét của Bà về thái độ của lực lượng an ninh, giữ trật tự sáng nay ?

Bà Lê Hiền Đức : Riêng về lực lượng cảnh sát giao thông, sau khi tôi góp ý, thì thấy các anh ấy nói năng nhẹ nhàng hơn, trong việc nhắc nhở người dân không để vướng lòng đường, cản trở giao thông. Tôi thấy lực lượng cảnh sát giao thông biết tiếp thu ý kiến nhân dân, và hoàn thành tốt nhiệm vụ, đúng như đề nghị của tôi đối với ông Bộ trưởng Bộ Công an và Sở công an Hà Nội, là chỉ giữ trật tự thôi, chứ không được đàn áp dân. Tôi khen ngợi và hoan nghênh lực lượng cảnh sát giao thông, để họ phát huy.

Còn lực lượng cảnh sát « áo xanh », thì một vài người có thái độ thiếu lịch sự, xấc xược, hung hăng, nhưng mà may, các thanh niên đi biểu tình cũng kìm hãm được, cho nên không có gì đụng độ như năm ngoái, không có chuyện đạp vào mặt người yêu nước, không có chuyện vác người yêu nước lên vai, trông như con lợn (như trong một số cuộc biểu tình mùa hè năm ngoái). Rất mừng là sáng hôm nay không có những hiện tượng nào đáng tiếc xảy ra cả. Chúng tôi cảm thấy, cuộc biểu tình hôm nay thành công.

RFI : Xin hỏi bà một câu cuối : Bà đánh giá như thế nào về động thái của Trung Quốc, thái độ phản ứng của chính quyền Việt Nam, và dự kiến về tương lai của những cuộc biểu tình như thế này ?

Bà Lê Hiền Đức : Về cá nhân tôi, thứ nhất là tôi già rồi, trình độ tôi kém, nên tôi không biết phân tích nhiều. Nhưng tôi chỉ biết rằng, thứ nhất Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam, những người dân chúng tôi, ngư dân, ra biển của mình để đánh cá, ao nhà mà bị bắt bớ, giam cầm, bắt tàu, bắt người, đòi tiền chuộc. Đấy là một hành động rất dã man và khiêu khích. Về Trung Quốc, mối nguy là rất nghiêm trọng. Còn về phía chính quyền, chúng tôi hoan nghênh Luật Biển mà nhà nước mới đưa ra. Vì hoan nghênh Luật Biển, nên chúng tôi mới đi biểu tình. Chúng tôi đi biểu tình có thể là một lần, hai lần. Nếu thái độ của Trung Quốc vẫn xấc xược, vẫn nhâng nháo và ngang nhiên, nếu Trung Quốc không dừng lại, không chặn lại, thì nhân dân vẫn tiếp tục phẫn nộ, và đi tiếp, không phải chỉ có một cuộc biểu tình đâu.

Hy vọng rằng, chính quyền sẽ thông cảm với tinh thần yêu nước của dân, đây chỉ là hy vọng thôi nhé, mà phải có biện pháp mạnh hơn, rắn hơn để chặn đứng bàn tay xâm lược của Trung Quốc.

RFI : Xin chân thành cảm ơn Bà Lê Hiền Đức.
Source: RFI

Người Việt Nam lại xuống đường tại Hà Nội và Sài Gòn phản đối Trung Quốc gây hấn ở Biển Đông
UserPostedImage
Biểu tình tại Hà Nội ngày 01/07/2012 chống Trung Quốc gây hấn trên Biển Đông. REUTERS/Stringer
Hưởng ứng những lời kêu gọi xuống đường tung ra trên mạng, hàng trăm người đã biểu tình tại hai thành phố lớn ở Việt Nam vào hôm nay để lên án một loạt hành động gây hấn mới đây của Trung Quốc đối với Việt Nam về vấn đề Biển Đông. Theo ghi nhận ban đầu, cuộc xuống đường tại Hà Nội diễn ra một cách êm thắm, nhưng tại Thành phố Hồ Chí Minh, lực lượng an ninh đã tạm giữ ‘phòng ngừa’ một số nhân vật từng tích cực tham gia các cuộc xuống đường vào năm ngoái.

Bà Lê Hiền Đức tường trình và nhận xét về cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc tại Hà Nội
Tại Hà Nội, có khoảng từ 100 người (theo AFP) đến 200 người (theo AP) đã tập hợp bên ngoài Đại sứ quán Trung Quốc, trước khi tuần hành đến khu vực Hồ Hoàn Kiếm ở trung tâm Thành phố. Ho mang theo những khẩu hiệu như “Đả đảo Trung Quốc !”, “Phản đối Trung Quốc gây hấn Việt Nam”, “Tổ quốc gọi, chúng con có mặt vì bình yên xã tắc sơn hà”… Một số biểu ngữ còn ghi những lời ủng hộ chủ trương bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của chính quyền như “Ủng hộ Luật biển và hải đảo 2012”, “Hãy ‘hành động’ xứng đáng với tiền thuế của dân”.

Bên cạnh các khẩu hiệu trên còn có biểu ngữ kêu gọi chính quyền ban hành luật biểu tình : “Đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo, xây dựng đất nước, nhân dân Việt Nam ủng hộ thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề xuất luật biểu tình”

Theo AFP, theo những người tham gia biểu tình tại Hà Nội, lực lượng an ninh hiện diện đông đảo, phong tỏa khu vực Đại sứ quán Trung Quốc, nhưng không bắt giữ một ai. Theo nguồn tin từ các trang blog tại Việt Nam, tham gia cuộc biểu tình tại Hà Nội có nhiều gương mặt điển hình như bà Lê Hiền Đức, giáo sư Ngô Đức Thọ, tiến sĩ Nguyễn Quang A…

Trả lời hãng tin Anh Reuters, một số blogger cho biết lực lượng an ninh đã cảnh báo họ không nên tham dự cuộc biểu tình, nhưng lần này, công an để yên cho người xuống đường tuần hành. Ông Nguyễn Quang A cho biết : “Chúng tôi muốn nâng cao nhận thức của người dân về các hành động sai trái mới đây của Trung Quốc, và chúng tôi đã được dân chúng hai bên đường vỗ tay hoan nghênh”.

Một người 53 tuổi, từng bị bắt ba lần vì tham gia các cuộc biểu tình chống Trung Quốc vào năm ngoái, lần này vẫn tiếp tục xuống đường và giải thích với hãng tin Mỹ AP rằng : “Chúng tôi rất tức giận trước việc Trung Quốc cho mời thầu khai thác dầu khí bên trong lãnh thổ của Việt Nam. Chúng tôi kêu gọi chính phủ phải có hành động.”

Đồng thời với Hà Nội, hàng trăm người cũng xuống đường tại thành phố Hồ Chí Minh để phản đối các hành động gây hấn của Trung Quốc. Những người biểu tình tập hợp ở khu vực phía sau Nhà Thờ Đức Bà, nhưng không thể tiến về Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc, được cảnh sát bảo vệ chặt chẽ. Tham gia phong trào tại Sài Gòn, có ông André Hồ Cương Quyết, luật sư Lê Hiếu Đằng, giáo sư Tương Lai, nhà thơ Đỗ Trung Quân…

Trả lời RFI, nhà thơ Đỗ Trung Quân ghị nhận là dù có những người bị chận trước, không đến được nơi biểu tình, nhưng số người xuống đường lên đến khoảng 500 người:
Thực sự là có va chạm nhưng không thấy hình thức đàn áp lộ liễu như năm trước, mặc dù có một số bạn trẻ đã bị bắt đi và chúng tôi không giải vây được. Anh Lê Hiếu Đằng xông ra trước mũi xe để chặn nhưng anh bị đẩy vào lề, thế là cái xe chạy mất. Và tôi thấy là lực lượng an ninh họ cũng đi theo để giữ trật tự cho không bị kẹt xe.

Một số anh em thì nghe bảo rằng dọc đường cũng bị đi theo, và muốn đưa về đồn chẳng hạn. Tôi cũng có hai người đi theo nhưng tôi cắt đuôi được. Tôi không biết họ đi theo tôi làm gì bởi vì họ biết rằng thái độ của tôi đến đó là đủ. Chẳng lẽ đi theo để bắt tôi ? Bắt tôi vì lý do gì ?

RFI : Thưa anh số người tham gia có đông không, và hình như không mang biểu ngữ gì hết ?

Có lẽ đó là một cái hơi bất ngờ. Từ khoảng 10 giờ trở đi thì khoảng 500 người, còn khẩu hiệu thì chỉ có André Menras, là Hồ Cương Quyết, là có viết một cái bảng, và vài bạn trẻ cũng có vài cái khẩu hiệu in. Có lẽ trong điều kiện những ngày trước thì các bạn cũng có phần hoang mang là không biết nhà nước đàn áp hay bật đèn xanh. Chúng tôi thì chỉ nghĩ là dù đàn áp hay bật đèn xanh gì, thái độ đúng thì mình cứ làm thôi. Tôi đoán chính vì thế mà các bạn không chuẩn bị khẩu hiệu.

Tất nhiên cái này là đoán thôi, nhưng mà khẩu hiệu năm nay ít, với lại tập trung vào khẳng định chủ quyền thôi. Tôi cũng có nói với các anh chị em trẻ là chúng ta tránh khiêu khích một cách không cần thiết. Bởi vì mọi động thái khiêu khích nó sẽ bùng nổ, và họ có cớ đàn áp mạnh hơn. Thậm chí tôi cũng nói với mấy anh em an ninh có biết tôi, bùng nổ hay không là do thái độ các anh. Khi người ta xuống đường biểu tình ủng hộ cho nhà nước, cho chính phủ về Luật Biển, thì đàn áp họ có nghĩa là anh tự giới thiệu anh là ai, thế thôi. Cả hai bên tôi đều nói các anh em nên điềm đạm cố gắng kiểm soát.

Tôi biết là họ sẽ không cho áp sát vào lãnh sự quán Trung Quốc. Cái lãnh sự quán đó là trước đây là đại sứ quán của Đài Loan ở đường Hai Bà Trưng. Họ chặn hai ngã tư, đoàn dừng lại ở ba-ri-e thôi, và hô khẩu hiệu chứ không áp sát được.

RFI: Dạ, nhưng số lượng biểu tình như vậy là quá đông đảo rồi phải không anh ?

Tôi nghĩ là 500 người không phải là nhỏ. Mặc dù có thể không bằng ngày 5 tháng 6 năm ngoái là khoảng vài ngàn người, nhưng mà trong điều kiện hoang mang như thế thì 500 người tôi nghĩ là cũng nhiều.

Anh Tương Lai đi cùng với chúng tôi, anh Lê Hiếu Đằng, anh Cao Lập, Nguyễn Quốc Thái…Anh Huỳnh Tấn Mẫm thì họ chặn từ nhà nên chắc không lên được. Có một số chị em biểu tình năm ngoái, nay bị chặn ở nhà, ví dụ như chị Phương Lan có nick là Mẹ Đốp, nhà văn Nguyễn Viện thì được mời đi uống cà phê từ nhà. Tôi thì bằng phương pháp riêng của mình tôi cũng lên được, nhưng xin phép không tiết lộ vì tôi còn cần phải áp dụng nữa nếu cần. Còn một số gương mặt năm ngoái đều bị chặn ở nhà. Tất nhiên là họ chỉ không cho lên trên khu vực đó thôi, chứ tôi cũng chưa thấy phản hồi là bắt bớ.

Theo một số trang blog, lực lượng an ninh đã ngăn chặn trước một số người có ‘tiền án’ biểu tình, không cho họ đến nơi tập hợp. Bà Bùi Thị Minh Hằng chẳng hạn, đã bị tạm giữ ngay khi rời khách sạn ở Sài Gòn.

Hai cuộc biểu tình hôm nay đã nổ ra vài ngày sau khi Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc đã “ngang nhiên” mời quốc tế đấu thầu 9 lô dầu khí nằm ngay trong khu vực thềm lục địa của Việt Nam, một hành động đã bị Việt Nam cực lực tố cáo.

Trước đó, Quốc hội Việt Nam đã thông qua bộ Luật Biển, chính thức xác định hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam.

Theo AFP, biểu tình là một hoạt động đầy rủi ro tại Việt Nam, nơi mà nhiều người đã bị bắt trong những năm gần đây, sau khi tham gia các cuộc xuống đường. Vào năm ngoái, sau một loạt các hành vi khiêu khích trắng trợn của Trung Quốc, chính quyền Việt Nam đã nhắm mắt cho biểu tình tại Hà Nội vào mỗi Chủ nhật trong 11 tuần liên tiếp, trước khi quyết định ngăn chặn bằng biện pháp mạnh để trấn an Trung Quốc.
Source: RFI

Sửa bởi người viết 01/07/2012 lúc 09:24:49(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

xuong  
#4 Đã gửi : 01/07/2012 lúc 09:35:19(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Biểu tình chống Trung Quốc ở VN
Ông Huỳnh Ngọc Chênh, cựu nhà báo của tờ Thanh Niên, mô tả đoàn người đi qua tòa lãnh sự mới của Trung Quốc, "nhưng bị lực lượng an ninh lập rào cản chặn lại cách đó 300 mét".
UserPostedImage
Người biểu tình đi trong mưa ở Hà Nội ngày 1/7/2012
"Đoàn dừng lại đây hô vang các khẩu hiệu Việt Nam, Hoàng Sa, Trường Sa. Sau đó đoàn kéo ngược lại đường Pasteur về lại công viên 30. 4 trước dinh Thống Nhất."

"Đoàn biểu tình, giờ này, đã được bổ sung đông hơn, định kéo xuống đường Lê Lợi và sau đó tự giải tán nhưng lực lượng trật tự được kéo đến ngăn cản quyết liệt, không cho đi nữa, anh Lê Hiếu Đằng kêu gọi mọi người giải tán và ra về trong trật tự," theo blogger viết từ Sài Gòn.

Tính đến chiều giờ Việt Nam, các tờ báo lớn ở trong nước vẫn im lặng, không nói gì về cuộc biểu tình.

Một số trang blog và mạng xã hội như Facebook những ngày qua đăng tải những lời kêu gọi xuống đường để “ủng hộ Luật Biển Việt Nam” và “phản đối ý đồ xâm lược của Trung Quốc”.

Hình ảnh về các cuộc biểu tình ở Việt Nam mùa hè năm ngoái được đăng lại, trong khi các công dân mạng đồn đoán liệu chính quyền Việt Nam có ngăn chặn biểu tình hay không.

'Vận động không đi'

Trong khi đó, tổ chức nhân quyền đặt ở Mỹ, Human Rights Watch, cho rằng có đàn áp của công an ở cả Hà Nội và TP. HCM.

Thông cáo của tổ chức này nói: "Hành động của công an chống lại biểu tình hôm nay ở Hà Nội và TP. HCM một lần nữa chứng tỏ phản ứng quen thuộc của giới chức nhằm quấy rối và chặn mọi hình thức biểu tình ôn hòa."

Trước đó một ngày, từ Hà Nội, blogger Phương Bích mô tả: “Có người không đi, cũng không ủng hộ thì dọa: đi biểu tình là bị bắt đấy! Hoặc nguy cơ bị đàn áp là cao!”
“Bắt đầu lẻ tẻ có người lên tiếng than phiền bị các loại đối tượng ‘quấy nhiễu’,” theo cây viết này.

Một người khác, blogger Nguyễn Tường Thụy, cho hay được chính quyền địa phương đến vận động không đi biểu tình.

UserPostedImage
Diễn ra biểu tình tại Sài Gòn ngày 1/7/2012
“Nếu tôi vi phạm pháp luật thì tôi chịu trách nhiệm cá nhân. Tôi phản đối chính quyền và công an chà đạp lên pháp luật,” blogger này viết.

Mặc dù những người ra lời kêu gọi thận trọng nhấn mạnh đây là sự kiện ủng hộ Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển, cũng xuất hiện tiếng nói từ một số nhân vật chống Đảng Cộng sản.

Hòa thượng Thích Quảng Độ, từ Sài Gòn, kêu gọi “toàn thể đồng bào Việt Nam không phân biệt chính kiến, tôn giáo, già trẻ, nam nữ, dân tộc, đảng phái, trong và ngoài nước…hãy cùng nhau xuống đường biểu tình vào ngày Chủ nhật để chống ngoại xâm, cứu nguy đất nước”.

Giới Phật tử ở bang Texas, Hoa Kỳ, cũng tuyên bố sẽ biểu tình trước Tòa Lãnh sự quán Trung Quốc.

Việc báo chí chính thống tại Việt Nam tự do đăng bài chỉ trích Trung Quốc những ngày qua đã làm rộ tin đồn rằng chính quyền sẽ “làm ngơ” cho biểu tình xảy ra.

Nhưng blogger Phương Bích lưu ý: “Nhiều người vẫn hiểu rằng thực ra chính quyền chả sợ gì biểu tình chống Trung Quốc đâu, mà chỉ lo nó biến tướng thành biểu tình lật đổ chính quyền thôi.”

Dường như đây là một nguyên do khiến chính quyền dập tắt đợt biểu tình mùa hè năm ngoái.
Source: BBC
xuong  
#5 Đã gửi : 01/07/2012 lúc 10:11:49(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Biểu tình tại Hà Nội, Sài Gòn
Như đã đưa tin, một lời kêu gọi khởi phát từ trang Nhật ký Yêu nước sau đó được nhiều trang mạng, blog lề trái và Facebook loan tải về việc xuống đường chống Trung Quốc ngày 1/7/2012.
Ghi nhận từ trong nước, sáng hôm nay, hàng trăm người ở Sài Gòn và khoảng 1000 người ở Hà Nội đem theo nhiều băng rôn, biểu ngữ rầm rộ xuống đường. Tinh thần của cuộc biểu tình là để “ủng hộ Luật Biển Ðảo Việt Nam” và “phản đối Trung Quốc thành lập thành phố Tam Sa”.

Theo những tin tức thời sự mới nhất, Trung Quốc đã có những bước tiến lớn trong việc độc chiếm biển Đông qua việc gọi thầu quốc tế với 9 lô khai thác dầu khí trên vùng biển xung quanh Hoàng Sa và Trường Sa.

Thành phần đa dạng
Một tham dự viên tại Sài Gòn cho biết, khoảng 300 tới 500 người, đa phần là các bạn trẻ nhưng cũng có nhiều khuôn mặt quen thuộc của giới trí thức nhân sĩ. Trong đó, học sinh sinh viên có, doanh nhân trí thức có và cả các cụ, các bác hưu trí…

Qua những hình ảnh được các trang mạng xã hội và Facebook loan tải, có thể thấy luật sư Lê Hiếu Đằng, giáo sư Tương Lai, nhà thơ Đỗ Trung Quân, Hạ Đình Nguyên, Nguyễn Phú Yên, Nguyễn Thị Từ Huy, Trần Quốc Thái.v.v.

Đặc biệt, người luôn có mặt trong top đầu đoàn biểu tình là ông Andre Menras Hồ Cương Quyết với một biểu ngữ tự tạo hết sức ấn tượng. Ông Andre là người Pháp có quốc tịch Việt Nam. Trong những năm gần đây ông đã có nhiều bài viết về chủ quyền biển đảo, đã sát cánh cùng ngư dân Lý Sơn và cho ra bộ phim về cuộc sống của như dân nơi đây.

Đáp lại sự vặn vẹo của công an Việt Nam về tấm biểu ngữ trên tay, ông Andre nói: “Anh tưởng tôi là thế lực thù địch nước ngoài à ? Tôi là công dân Việt Nam mà”.

Đoàn biểu tình tiến tới Lãnh sự quán Trung Quốc nhưng bị chặn cách đó vài trăm mét. Họ tiếp tục tiến về phía dinh Thống Nhất rồi giải tán trong trật tự.

Theo tường thuật trực tiếp của ông Nguyễn Ngọc Già thì 70% là nam nữ thanh niên dưới 40 tuổi. Lực lượng biểu tình nghiêng về Nam – 75%, Nữ 25%. Theo đánh giá của ông: “Đây là tín hiệu cho thấy giới trẻ Việt Nam ngày càng quan tâm và ưu tư với hiện tình đất nước. So với cuộc biểu tình năm ngoái, lớp tuổi dưới 40 chỉ chiếm khoảng 40%. Đó là tín hiệu đầy lạc quan và hy vọng vào thế hệ trẻ Việt Nam.”

Hà Nội, theo các đánh giá khác nhau, khoảng trên dưới 1000 người có mặt, bất chấp thời tiết xấu, cơn mưa tầm tã từ nửa đêm và nhiều tuyến phố chìm trong nước. Dòng người mang theo ô, áo mưa đã kiên quyết không từ bỏ kế hoạch biểu tình đã định trước.

Trong số người tham dự, thấp thoáng những gương mặt quen thuộc như cụ bà Lê Hiền Ðức, người chơi vĩ cầm Tạ Trí Hải. Ông Hải từng kéo đàn violin trong cuộc biểu tình năm ngoái, lần này ông ôm theo đàn gói trong bao ny lông vì trời mưa. Bà Hiền Đức, người chống tham nhũng nổi tiếng xuất hiện trên chiếc xe lăn. Trong lần theo tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện tới sở Truyền thông- Thông tin, bà đã bị nhốt, sau đó bị mảnh kính vỡ đâm vào chân, phải khâu 6 mũi.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo cùng một số trí thức khác cùng có mặt.

Đoàn biểu tình đã đi vòng quanh bờ hồ, tượng đài Lý Thái Tổ, Tràng Thi, Điện Biên (khu vực gần Đại sứ quán Mỹ) và sau đó giải tán tại Bờ hồ Hoàn Kiếm.

Bắt bớ, ngăn chặn
Những thành phần bị cho là nhạy cảm đã bị công an chốt chặn từ trước, giữ tại nhà không cho đi hoặc ép đi uống cafe.

Trong số những người bị canh giữ tại gia có hòa thượng Thích Quảng Độ. Hàng chục công an, mật vụ vây giáp chùa Giác Hoa, Sài Gòn để hòa thượng không thể gia nhập đoàn biểu tình. Vài ngày trước đó, hòa thượng đã có lời kêu gọi người dân xuống được chống Trung Quốc.

Nhiều blogger tên tuổi như Trăng Đêm, Uyên Vũ cũng bị giám sát tại gia chặt chẽ. Bùi Hằng bị chặn tại ga Sài Gòn và áp tải trở lại địa phương, nới bà cư trú. Nguyễn Chí Đức- người từng bị công an đạp mặt hồi năm ngoái- và cô Trịnh Kim Tiến cũng ở trong tình trạng tương tự.

Sau khi bị nhốt tại nhà, cô Tiến đã giăng biểu ngữ biểu tình tại gia. Trên Facebook cá nhân, Kim Tiến chia sẻ: “Vừa đặt chân xuống taxi, trước cổng nhà thờ Đức Bà, 2 người lạ mặt tự xưng là an ninh mặc thường phục tiến đến, tóm tay tôi yêu cầu tôi về đồn làm việc. Tôi phản đối yêu cầu trên và yêu cầu họ xuất trình giấy tờ vì không có lý do gì để họ có quyền giữ tôi cả. Nhưng họ đã không chịu đưa giấy tờ ra và cứ nằng nặc ép tôi, kéo tôi, bắt tôi phải về đồn. Tôi phản đối kịch liệt vì hành vi của họ, sau đó họ gọi rất nhiều công an, an ninh khác kéo đến, cả thường phục lẫn mặc sắc phục, nói rằng nghi ngờ tôi tàng trữ hàng cấm.”

Đặc biệt, có một gia đình mà hầu hết các thành viên đều bị bắt giữ. Trong bức thư vội vã gửi tới Ban biên tập, ông Huỳnh Ngọc Tuấn khẩn thiết kêu cứu về trường hợp của các con gái, con trai của mình.

Ông Tuấn cho biết, cả 3 con, Thục Vy, Khánh Vy và chồng, Trọng Hiếu và bạn gái đều đã bị công an bắt đi và đưa mỗi người một nơi. Ông đã cố liên lạc nhưng chỉ có thể nói chuyện được vài câu với Hiếu. Hiếu cho biết đang bị giam giữ tại đồn công an, nhưng không rõ đồn nào.

Tin cuối cùng cho biết, Khánh Vy và Đức đã được thả. Trước ngày biểu tình Thục Vy đã nhận được giấy mời với mục đích ngăn chặn sự có mặt của cô tại nơi biểu tình. Tuy vậy, Vy đã không đến theo lời mời mà quyết định tới nhập đoàn biểu tình.

Một số hình ảnh:
Hà Nội
UserPostedImage

UserPostedImage
Bà Hiền Đức ngồi xe đẩy
UserPostedImage
Blogger Phương Bích
UserPostedImage
Mưa gió không ngăn được lòng yêu nước
UserPostedImage
Tiến sĩ Nguyễn Quang A
Sài Gòn
UserPostedImage

UserPostedImage
"Tôi là người Việt Nam mà"
UserPostedImage
Cảnh bắt bớ tại Sài Gòn
UserPostedImage

UserPostedImage
Luật sư Lê Hiếu Đằng đi đầu.
© Đàn Chim Việt

Sửa bởi người viết 01/07/2012 lúc 10:17:02(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

xuong  
#6 Đã gửi : 01/07/2012 lúc 11:37:12(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Thêm một ngày nữa trong đời : 1 tháng 7 -2012
UserPostedImage
Đỗ Trung Quân
8 giờ sáng. Tôi đi xe ôm lên cà phê mây khu vực nhà thờ đức bà, các anh Lê Hiếu Đằng, Cao Lập , Hạ Đình Nguyên, Huỳnh Ngọc Chênh, Nguyễn Quốc Thái , gs Tương Lai, nhà văn Nguyễn Hòa, André Menras vv. Đã ngồi chờ ở đấy .Tay an ninh quen mặt chận bắt tay tôi trên hè “anh cố ôn hòa nhé !“ tôi cười “ chúng tôi ôn hòa nhưng tùy vào thái độ có gây bùng nổ từ phía các anh với anh em trẻ hay không mà thôi.”

9g kém 15 André Menras cầm tấm bảng khẩu hiệu mở đầu, cuộc tuần hành nhóm, cuộc cãi vả nhỏ nổ ra ngay khi một chiếc áo xanh an ninh giựt tấm bảng. André giựt lại, móc thẻ chứng minh nhân dân “Anh nên nhớ tôi là công dân Việt Nam, tôi phản đối Trung Quốc, ủng hộ chính phủ Việt Nam”. André dễ nóng máu , mặt mũi đỏ gay, một viên đá phang vào tấm bảng từ một thanh niên thường phục. André lao vào túm cổ áo , chúng tôi can anh bình tình. Khi ấy khu vực công viên đã nóng lên. Một số anh em trẻ bị dồn lên xe. Cuộc dằng co trước máy chụp ảnh và quay phim của cả n hững người tham gia lẫn an ninh thường phục; anh Lê Hiếu Đằng lao ra trước mũi xe chăn đầu không cho di chuyển nhưng anh bị một tay to cao đẩy vào lề, chiếc xe vọt mất; nghe nói trên xe chị em Huỳnh Thục Vy…
UserPostedImage
Anrde móc thẻ chứng minh nhân dân giơ cao: “ Anh nên nhớ tôi là công dân Việt Nam, tôi phản đối Trung Quốc , ủng hộ chính phủ Việt Nam"
Đoàn tuần hành tiến về phía đường Hai Bà Trưng nơi là Tổng lãnh sự quán Trung Quốc thu hồi từ tòa Đại sứ Đài Loan trươc 1975. Hàng rào không cho đoàn tuần hành áp sát, đám đông dừng lại dương cao cờ tổ quốc hét “ Hoàng sa – Trường sa là của Việt Nam“ một anh đứng tuổi đeo cà vạt nóng máu “Đả đảo China”. Tay an ninh chìm còn trẻ đứng bên lề lầm bầm vừa đủ nghe “đả đảo cái con c…” lập tức nhiều gương mặt trẻ đứng cạnh quay phắt lại. Nó chuồn vào đám đông mất dạng.

Công bằng mà nói, sau một số va chạm ban đầu. Cuộc tuần hành được an ninh áo xanh , áo xám, dân phòng dẹp đường cho đi trật tự, không cản trở giao thông. Họ chỉ đi theo và ngăn vào những con đường “nhạy cảm“ như tòa đại sứ Mỹ đường Lê duẩn

Trong dòng tuần hành mà tôi nhận ra nhiều gương mặt quen thuộc của ngày 6 tháng 5 2011, an ninh chìm nam nữ có đủ, không sao chuyện ai nấy làm. Chúng tôi dặn một số bạn trẻ cứ làm đúng nghĩa vụ và tránh khiêu khích không cần thiết. TS Nguyễn thị Từ Huy nhập vào đoàn cùng chúng tôi

11g từ quán cà phê Mây gọi taxi về nhà cùng một người bạn trẻ từ Nha Trang vào tham gia. 2 chiếc áo sọc bám theo. Anh taxi hỏi chú vừa xuống đường đúng không ? tôi cười gật đầu. Anh taxi đề nghị để cháu lươn vào vòng giỡn chơi chút nhá, cháu cắt đuôi dùm chú nhá ? ok! Thế là chỉ vài vòng lả lướt ra phía xa lộ với tốc độ cao. Hai chú an ninh đã “không hoàn thành nhiệm vụ”, về chắc bị sếp rầy dữ. Cảm ơn chú taxi, còn trẻ. Khi tôi hỏi tên để nhớ anh bảo cháu tên Ý . “tôi đưa ngón tay cái “hết ý !”

Cơn sốt suốt đêm qua còn làm ngầy ngật , về nhà lăn ra thở và ho rũ rượi. Không rõ nên buồn hay vui. Chỉ thấy thôi thì nghĩa vụ công dân cứ phải làm cho xong cái đã.

© Đỗ Trung Quân
song  
#7 Đã gửi : 03/07/2012 lúc 02:05:42(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,104

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Ngày 1/7: Tôi đã đi biểu tình ở Sài Gòn
Sáng nay là một trong những ngày mà sự căm hận của một công dân bộc lộ vì không thể kìm nén được nữa. Căm hận một cuộc gây hấn ngày càng công khai, càng dấn sâu, càng xúc phạm của các nhà cầm quyền Trung Quốc đối với Việt Nam. Cùng với niềm căm hận ấy là sự ủng hộ chan chứa lòng yêu nước mạnh mẽ của những công dân đối với những ai, trong hàng ngũ lãnh đạo, trong nhiều tầng lớp xã hội và trong lòng nhân dân còn có ý thức về mức nghiêm trọng của mối uy hiếp ngoại bang và muốn ngăn chặn nó lại.

Xuống đường lúc này đối với tôi còn là một cách nhắc nhở các vị quan chức cao cấp ở Hà Nội (Bộ Văn hóa Thông tin, Cục Điện ảnh) mà nhiều tuần trước tôi đã trao thư yêu cầu được lặp lại đã nhiều lần đỏi hỏi được chiếu bộ phim tài liệu “Hoàng Sa Việt Nam: nỗi đau mất mát”. Tôi chỉ đơn giản đòi rằng, bộ phim này, bây giờ càng nóng bỏng và mang tính thời sự hơn bao giờ hết. Phải được công chiếu tại hai Trung tâm Văn hóa Pháp ở Hà Nội và Sài Gòn, cũng như trên vô tuyến truyền hình Quảng Ngãi, nơi xuất phát của các ngư dân vốn là nạn nhân của các cuộc tấn công của Trung Quốc ở Hoàng Sa.

Dù có những nụ cười thân thiện của vị thư ký bộ trưởng, của bà Cục phó Cục Điện ảnh khi tôi trao tận tay họ các bức thư; dù đã có một cuộc gặp gỡ thẳng thắn hơn một giờ với bà này, cuối cùng chỉ có sự im lặng đáp lại các yêu cầu rất vừa phải và rất lịch sự của tôi, các yêu cầu đã được họ ghi chép rất cẩn thận… Cái lối im lặng nặng nề đến kinh khủng như ngăn cản và cấm đoán đó, khiến ta không thể không nghĩ rằng người ta đang chơi trò mèo vờn chuột với mình. Và người ta coi thường mình.

Kỹ thuật ở đây rất đơn giản: khi không tìm ra được lý lẽ lô gích, dân chủ, đối với một vấn đề nghiêm trọng và khẩn bách, thì người ta cứ để cho thời gian phát huy tác dụng bào mòn của nó. “Để lâu cứt trâu hóa bùn”. Nhưng cũng thường khi từ trong bùn lại nở ra đóa hoa rất đẹp và con gà trống lại cất tiếng gáy ngay cả khi chân còn đứng trong đống phân!

Không bao giờ có thể dập tắt mãi những câu hỏi sự thật, mà chỉ làm tăng lực cho chiếc lò xo một ngày nào đó sẽ bung lên càng mạnh hơn.

Phương cách thứ hai để từ chối trả lời cho các câu hỏi sự thật đó, khi không có lý lẽ lô gích và hợp pháp nào nữa, là vận đến chính sách dùi cui. Cũng như cách trên thôi, lại cũng chỉ kéo căng lò xo để nó càng căng dữ dội hơn. Tôi vẫn luôn khẳng định rằng cả hai phương cách ấy đều là của kẻ yếu mà cứ tưởng mình mạnh, những kẻ vô trách nhiệm, sợ sệt, thậm chí hèn nhát bất kể thế nào cũng không hề xứng đáng với cương vị lãnh đạo chính trị.

Vậy nên sáng nay tôi đã chuẩn bị các khẩu hiệu của mình bằng tiếng Anh và tiếng Việt trên một tấm bảng mà tôi đã mua hôm trước ở một hiệu sách đường Nguyễn Huệ. Ai cũng biết viết trên một tấm bảng là thói quen nghề nghiệp thường gặp nhất của một giáo viên cũ như tôi. Và tôi đã viết: “Trung Quốc:
UserPostedImage
Tác giả đi biểu tình ở Sài Gòn

- Thế giới căm ghét bọn ăn cướp!

- Không có một “chữ vàng”, không có một “cái tốt” với kẻ ăn cướp!

- Hãy tôn trọng luật pháp quốc tế!

- Hãy tôn trọng dân tộc Việt Nam!

- Biển Đông không phải là cái ao nhà của mày!

- Hãy quay về Hải Nam của các ngươi đi !

GO Home ! CÚT ĐI!!!!”

Tôi muốn biểu lộ một cách đơn giản nhất nỗi căm hận của tôi chống lại những cuộc gây hấn hỗn hào ngày càng dấn tới và chống lại cả sự mềm yếu mà nhiều người gọi là đồng lõa hay hèn nhát của một nhóm lãnh đạo Việt Nam đang độc quyền quyết định đời sống chính trị và tương lai của đất nước.

Bởi vì, nếu trách nhiệm chủ yếu của bi kịch cận kề của Việt Nam chắc chắn là do từ đám cầm quyền bành trướng Bắc Kinh, thì cũng phải nói rõ rằng, thái độ của Trung Quốc là kết quả thất bại hoàn toàn của chính sách cúi đầu “mười sáu chữ vàng” với lại “bốn tốt” mà những người lãnh đạo Việt Nam đã chịu nhượng bộ trước áp lực của Bắc Kinh, và áp đặt cho nhân dân Việt Nam. Những nhân nhượng che giấu, những dàn xếp kín, những vụ áp phe, những vụ tòng phạm trên cơ sở tham nhũng trực tiếp hay được bảo trợ đã dần dần trao vào tay Trung Quốc những khoảng không gian trọn vẹn của đời sống kinh tế, của lãnh thổ trên đất và trên biển của Tổ quốc Việt Nam.

Cho đến tình thế cực kỳ nguy hiểm hiện nay của chúng ta, vẫn hoàn toàn có thể có một đường lối khác. Một đường lối dân chủ công khai, ôn hòa mà kiên quyết. Đường lối ấy chỉ có thể có được khi có dân chủ.

Dù đã có những tiến bộ đáng ghi nhận như việc Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển gần đây, tình trạng thiếu dân chủ đó đã quá rõ ràng trước mắt mọi người Viêt Nam và trước toàn thế giới. Nó làm suy yếu đất nước bằng đàn áp, sợ sệt, tham nhũng và trao đất nước vào tay Bắc Kinh bằng cách ngăn cản sức mạnh dân tộc duy nhất có hiệu quả: sức mạnh của hành động và kiểm soát của nhân dân. Mất đi sức mạnh này, chẳng bao lâu nữa Việt Nam sẽ chỉ còn là ngôi sao thứ sáu trên lá cờ Trung Quốc. Nếu không có thay đổi cơ bản thì không còn cách gì tránh được tình huống đó.

Vậy nên, dù có những cú điện thoại thân tình nhưng nhằm can ngăn của đôi vị quan chức thành phố vào ngày hôm trước, sáng nay tôi đã xuống đường cùng với những người bạn cũ thời trai trẻ của những năm 70 thế kỷ trước, họ như tôi, nay tóc đã muối tiêu và không còn cường tráng nữa. Đã quá liều đối với chúng tôi rồi, chúng tôi, những kẻ phản kháng già! Chẳng có tổ chức nào hết. Tôi gần như là người duy nhất chuẩn bị các khẩu hiệu. Chúng tôi nhìn thấy những người trẻ tiến đến, những gia đình, đi bộ hay đi xe máy… bên cạnh.

Đôi khi, dù đã biết mình có lý, vẫn cần phải có gì đó nữa để mà vững tin hơn. Và sự có mặt tự nguyện của hàng trăm bạn trẻ đã củng cố niềm tin của chúng tôi.

Chúng tôi cũng ước lượng rõ tầm quan trọng của hành động công dân khiêm tốn của mình khi nhận ra môi trường cảnh sát chung quanh. Màu xanh cỏ của Công viên 30-4 đang ghen với những mảng màu của nhiều loại đồng phục khác nhau từ xanh nhạt đến xanh đậm, cả màu ka ki nữa… Đủ sắc cảnh sát tập trung, mũ sắt ấn tượng, lon gù oai phong. Như một ngày hội. Thật đẹp. Xin cám ơn.

Tất nhiên tôi biết tấm bảng nhỏ của tôi, hàng trăm lần được chụp ảnh và được bình phẩm qua điện thoại, rõ ràng là người ta chẳng ưa gì. Người ta dọa tôi là sẽ gọi cơ quan xuất nhập cảnh, khiến tôi phải chìa chứng minh thư ra. Bốn hay năm tên “đầu trâu mặt ngựa” mặc thường phục, giống như bọn tôi đã từng biết quá rõ thời chế độ cũ, cùng lúc xuất hiện từ nhiều phía, đã cố giật lấy tấm bảng quý của tôi. Nhưng cái ông già xấu xa là tôi đã kháng cự thành công.

Và chúng tôi đã có thể đi tiếp qua các phố, lần này được cảnh sát hộ tống gần hơn cho đến đường Hai Bà Trưng, cách Lãnh sự quán Trung Quốc 100 mét, vừa đủ tầm để chúng tôi gọi báo cho đám đại diện Trung Quốc biết rằng Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. Rồi chúng tôi đàng hoàng quay lại điểm xuất phát và tự giải tán. Đầy cảm xúc, và tận đáy lòng thấy mình đã làm tròn nhiệm vụ.

Tôi thoáng có cảm giác đang ở chính quê mình, sau một cuộc biểu tình, trong cái thành phố miền Nam nước Pháp của tôi. Đôi chút cảm giác dân chủ… và một suy nghĩ: sau đạo luật Biển, cần dự kiến một đạo luật dân chủ về quyền biểu tình của nhân dân. Cả hai gắn liền với nhau, khắng khít.

Tất nhiên khi chia tay các bạn tôi biết tôi kéo theo sau mình một cái đuôi. Một cái đuôi có hai chân và một cái tai đỏ nhừ vì áp mãi chiếc điện thoại vào đấy. Nhưng với tôi không còn quá xúc động như lúc đầu: cả cái chuyện này nữa cũng đã bắt đầu trở thành bộ phận của môi trường quanh tôi rồi…

Và thậm chí thật vui nếu các công dân chúng ta, đã bị vật giá tăng tốc hằng ngày, không còn phải trả thêm thuế để nuôi hàng vạn cái đuôi và cái tai phi sản xuất, thậm chí tai hại này nữa.
Source: André Menras Hồ Cương Quyết, Nguyên Ngọc dịch

song  
#8 Đã gửi : 03/07/2012 lúc 02:10:29(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,104

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Biểu tình là yêu nước
UserPostedImage
Biểu tình hôm 1/7 ở Hà Nội
Biểu tình trước hết là cách hành xử một quyền quan trọng của công dân được Hiến pháp minh định, được Công ước quốc tế về quyền Dân sự và chính trị bảo vệ mà tất cả các nước văn minh tham gia ký kết và tuân thủ nghiêm nghặt. Có một số chế độ độc tài toàn trị vẫn tham gia công ước này nhằm đánh bóng tên tuổi để lừa dối thế giới nhằm tranh thủ viện trợ, đầu tư duy trì chế độ và làm giàu cho giới cầm quyền. CSVN là một trường hợp điển hình….họ tham gia công ước nhưng không bao giờ thực hiện, bằng chứng là họ đã thô bạo trấn dẹp các cuộc biểu tình rất ôn hòa và tấn công, bắt bớ, khủng bố những nhân vật tích cực trong những cuộc biểu tình nhằm bảo vệ chế độ và những mục tiêu nguy hiểm khác.

Nhưng có một điều cực kỳ hệ trọng: Biểu tình là một cách hữu hiệu nhất để bày tỏ thái độ, ý chí và tình cảm mà một con người hoặc một dân tộc muốn thể hiện cho mọi người và thế giới biết.

Những cuộc biểu tình chống Trung cộng xâm chiếm Hoàng sa, Trường sa, chiếm biển Đông của Việt Nam trong quá khứ, và hôm nay chống tham vọng của TC muốn chiếm luôn biển và tài nguyên của VN trên một vùng biển thuộc chủ quyền hoàn toàn của VN và rất gần đất liền của chúng ta là một thông điệp mạnh mẽ gởi đến nhà cầm quyền Bắc kinh rằng nhân dân Việt nam quyết tâm bảo vệ tổ quốc của mình, quyết tâm bảo vệ quyền lợi quốc gia, danh dự và thể giá dân tộc. Đây là mục đích chính và quan trọng nhất, nó đứng cao hơn bất cứ mục đích nào (nếu có).

Biểu tình là cách cảnh báo tốt nhất, hùng hồn nhất rõ ràng và cụ thể nhất cho nhà cầm quyền Bắc kinh là nhân dân VN sẽ không cúi đầu trước dã tâm xâm lược và hành động gây hấn của họ.

Biểu tình là để gởi đến nhà cầm quyền Bắc kinh một lời nhắc nhở rằng: hãy thận trọng vì nhân dân VN có đủ ý chí và dũng lược để chống ngoại xâm như lịch sử đã minh chứng.

Biểu tình để cảnh báo nhà cầm quyền Bắc kinh rằng họ sẽ thất bại vì họ đã dám coi thường danh dự và bản lĩnh của dân tộc VN, và họ sẽ phải nhận lãnh một bài học mà trước đây cha ông họ đã học được từ dân tộc và đất nước VN nhỏ bé nhưng anh hùng này!

Chúng ta không muốn chiến tranh với Trung cộng, nên biểu tình là cách tốt nhất và mạnh mẽ nhất để chận đứng sự phiêu lưu quân sự của Bắc kinh do tính toán sai lầm hoặc do coi thường dân tộc chúng ta.

Nhà cầm quyền Bắc kinh coi thường dân tộc chúng ta vì họ thấy thái độ nhu hèn của đảng cộng sản VN, cho nên theo tôi cách tốt nhất để người Hán hiểu được ý chí và tình cảm của dân tộc VN, để tránh chiến tranh với TC trên chiến trường thì nhân dân VN phải chống TC trên đường phố.

Biểu tình cũng còn là cách để khích lệ lòng yêu nước,niềm tự hào dân tộc thổi bùng lên ngọn lữa hào hùng đã nguội lạnh khá lâu trong lòng người VN do ý đồ đen tối của nhà cầm quyền VC.

Biểu tình yêu nước là để tập hợp lòng dân đã quá rời rạc, phân ly vì ngộ nhận vì sự khác biệt chính kiến và quyền lợi, vì sự vô cảm được nuôi dưỡng quá lâu. Đây là cách chuẩn bị tốt nhất cho một kịch bản xấu nhất và không ai mong muốn có thể xảy ra đó là chiến tranh với TC.

Biểu tình để đoàn kết mọi tầng lớp dân chúng vì người VN chúng ta xa nhau, cách biệt nhau, mâu thuẫn với nhau về nhiều vấn đề do lịch sử để lại và do mưu đồ chia rẽ để dể thống trị, nhưng lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc thì rất gần nhau nó có sức mạnh để xóa bỏ mọi ngăn cách, mọi mâu thuẩn do lịch sử để lại, do quyền lợi và ý thức hệ dựng nên. Đây là điều mà những người CSVN không muốn.

Hôm nay đất nước đang bị ngoại thù đe dọa, cho nên bảo vệ đất nước là nhiệm vụ của toàn dân, cuộc chiến chống xâm lược là cuộc chiến của toàn dân, cho nên không có bất cứ lý do chính đáng nào để nhà cầm quyền CSVN cấm đoán, đàn áp những người biểu tình yêu nước. Dân tộc VN và lịch sử khẳng định rằng những thế lực nào chống lại những người biểu tình yêu nước là phản quốc. Không có cách nhìn nhận nào khác hơn được. Triệt tiêu lòng yêu nước, ý thức bảo vệ quốc gia là con đường ngắn nhất để mất nước và chỉ dấu khó lòng chối cãi, biện minh của tội bán nước.

Chúng ta muốn thắng trong cuộc chiến tranh này (nếu bị tấn công xâm lược), thì cách duy nhất là phải chuẩn bị lòng dân, bằng cách đề cao lòng yêu nước, ý thức tránh nhiệm với quốc gia, gạt bỏ mọi khác biệt đoàn kết một lòng, hướng về một giá trị chung là sự tồn vong và tương lai dân tộc.

CSVN cấm biểu tình, đàn áp những người tham gia biểu tình chứng tỏ họ muốn trói tay nhân dân VN để giao đất nước này cho TC. Họ làm một số động tác giả như vờ “bắt tay” với Mỹ, mua một số vũ khí của Nga.

Những ai sáng suốt đều tự hỏi rằng làm sao họ thắng nổi TC khi ngân sách quân sự của TC là hàng trăm tỷ Mỹ kim, và TC là một nền kinh tế khổng lồ với nguồn lực lớn hơn VN rất nhiều. TC hoàn toàn không sợ vũ khí của VC , không sợ những não trạng hèn với giặc ác với dân của nhà cầm quyền VC, nhưng họ sợ đối đầu với nhân dân VN trong một cuộc chiến tranh du kích trường kỳ mà toàn dân sẽ khởi động nếu họ dám phiêu lưu thôn tính đất nước VN. TC đã từng biết Liên xô trước đây đã sa lầy như thế nào ở A phú hãn. Cho nên khi nhân dân VN xuống đường biểu dương lực lượng, biểu dương ý chí và quyết tâm bảo vệ đất nước sẽ là một nhắc nhở để cho họ không dám phiêu lưu, đây là cách tốt nhất để tránh chiến tranh với TC.

Cho nên CSVN đàn áp người biểu tình yêu nước chống TC xâm lược là hành động phản quốc, họ sẽ phải đối đầu với nhân dân VN và trong tương lai sẽ đối mặt với công lý. Mong thay những người CSVN biết cân nhắc chính tà, lợi hại
© Huỳnh Ngọc Tuấn

Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.675 giây.