logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 01/01/2017 lúc 11:21:09(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,167

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Luật Magnitsky được Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama ký ban hành thành luật và mở rộng phạm vi áp dụng với các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Với tình hình đàn áp, bắt bớ ngày càng tăng ở Việt Nam, luật Magnitsky có thể được xem là hy vọng cho những người đấu tranh dân chủ nói riêng và nhân quyền Việt Nam nói chung hay không?
Hoan nghênh

Nhà hoạt động Lê Dũng từ Hà Nội cho chúng tôi biết qua email rằng không chỉ riêng ông, mà cả những nhà hoạt động khác đều mong muốn điều này từ năm 2011, khi Hà Nội diễn ra những cuộc biểu tình kéo dài.

Trong những cuộc biểu tình đó, hàng loạt những cá nhân “xuống đường” đã bị đàn áp, sách nhiễu vì lên tiếng bày tỏ, kêu gọi tự do dân chủ, nhân quyền, tôn giáo hoặc đòi hỏi môi trường sạch. Không chỉ xảy ra ở các cuộc biểu tình, những nhà hoạt động khác khi lên tiếng bằng những trang blog cá nhân cũng bị bắt vì tội “chống phá nhà nước”.

Bà Nguyễn Thị Kim Liên, mẹ của tù nhân lương tâm Đinh Nguyên Kha cho biết bà rất hoan nghênh khi luật Nhân quyền được áp dụng ở Việt Nam:

“Tổng thống Mỹ ký điều luật đó thành luật áp dụng với các ông cộng sản như vậy thì tôi rất thích. Như vậy mới xứng đáng với những gì họ đã gây ra cho người dân Việt Nam, trong đó có gia đình của tôi.”

Nhà hoạt động Nguyễn Tường Thuỵ, từ Hà Nội cho biết: “Tuy chưa có điều kiện nghiên cứu kỹ về điều luật này nhưng cá nhân ông rất hoan nghênh”.

Cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Tiến Trung cho rằng chính chế tài của Luật Magnitsky, là cấm xuất cảnh cho dù là công vụ hoặc đóng băng tài sản ở Hoa Kỳ sẽ làm cho nhà cầm quyền Việt Nam thận trọng hơn:

“Cá nhân Trung thì Trung nghĩ là những người lãnh đạo trong Bộ chính trị sẽ thận trọng hơn khi ra quyết định bắt giam, đàn áp hay bỏ tù phong trào đấu tranh dân chủ.”
Nhưng không nhiều kỳ vọng

Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám đốc kiêm Chủ tịch Ủy ban Cứu trợ Người Vượt biển (BPSOS) cho biết có ba đối tượng được xem là tội phạm phải chịu chế tài của luật này:

Thứ nhất là những giới chức chính quyền và những thuộc hạ của họ hoặc những người ngoài chính phủ hợp tác với giới chức chính quyền vi phạm nghiêm trọng quyền con người mà được quốc tế ghi nhận.

Thứ hai là những giới chức quyền cướp đoạt tài sản của người dân.

Và thứ ba là những giới chức chính quyền can dự vào những vụ tham nhũng lớn và đàn áp những người lên tiếng vạch trần những sự việc ấy.

Cả ba đối tượng được mà Tiến sĩ Thắng nêu lên đều là những quan chức trong bộ máy nhà nước, những người có ảnh hưởng nhiều đến các chính sách phát triển của quốc gia, cả kinh tế lẫn chính trị.

Luật sư Ngô Ngọc Trai từng đưa ra lo ngại về luật Magnitsky sẽ tạo ra những khó khăn nhất định cho bước tiến của Việt Nam và hơn hết, là khó khăn cho người dân Việt Nam. Đối với ông, trong bất kỳ chính sách hay ký kết nào, nhân dân cũng sẽ là người gánh chịu hậu quả:

“Hãy nghĩ nhiều hơn nữa tới người dân Việt Nam, những người thấp cổ bé họng, những người dễ bị tổn thương và chịu nhiều thiệt thòi. Hãy nghĩ nhiều đến họ. Hãy quan tâm đến họ trong bất kỳ kế hoạch hay chính sách nào.”

Chính những người dân ấy, những người trực tiếp chịu sự đàn áp, bắt bớ tù đày, tuy vui mừng khi Quốc hội và Tổng thống Hoa Kỳ đã tặng cho người Việt Nam một món quà nhân quyền, nhưng họ vẫn không khỏi băn khoăn để có thể hy vọng về một tương lai nhân quyền của Việt Nam, như người mẹ của tù nhân lương tâm Đinh Nguyên Kha bày tỏ:

“Tôi thấy họ (nhà cầm quyền Việt Nam) chẳng có sợ gì về những luật áp đặt họ đâu.

Tôi hy vọng, hy vọng thôi, chứ còn mà tin họ (nhà cầm quyền Việt Nam) thay đổi thì…không bao giờ.”

Bà cho biết càng ngày họ càng đàn áp nhiều hơn, vì lo sợ:

“Năm nay họ bắt biết bao nhiều người vô tù vì điều 79, 88. Họ càng sợ thì họ càng bắt vì những cái tội rất…vu vơ”

Cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Tiến Trung, người vẫn còn đang trong thời gian quản chế thì nói rằng đó là “phản ứng đương nhiên” của một chế độ độc đảng cầm quyền:

“Độc tài trên một đất nước hơn 90 triệu dân như Việt Nam rất khó khăn. Lúc nào họ cũng nơm nớp lo sợ bị lật đổ. Lúc nào họ cũng sợ hết quyền lực vì quyền lực của họ không chính danh. Cho nên lúc nào họ cũng đàn áp.”
Người Việt Nam quyết định

Do đó, cá nhân Nguyễn Tiến Trung nghĩ rằng luật Magntisky hay bất cứ luật nào trên thế giới cũng sẽ khó mà thay đổi được tình trạng nhân quyền hiện tại ở Việt Nam:

“Ở Việt Nam có dân chủ hay không thì phải do chính người dân Việt Nam tự quyết định lấy. Nếu người VIệt Nam không bắt tay vào hành động thì đạo luật như vậy ở Mỹ dù có một sự giúp đỡ nhất định vẫn không giúp Việt Nam dân chủ hoá được, không thể có chuyện tôn trọng nhân quyền ở Việt Nam hoàn toàn được.”

Mẹ của tù nhân Đinh Nguyên Kha cũng khẳng định:

“Tự thân mình đứng lên phản đối những gì họ sai trái thôi chứ để nói là ra luật để họ làm tốt hơn thì tôi thấy là không có đâu.”
Phương cách hành động

Một trong những hình thức “bắt tay vào hành động” như cách nói của Nguyễn Tiến Trung hay “đứng lên phản đối” của bà Nguyễn Thị Kim Liên là cách mà Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng từng cho biết khi nói về Luật Magnitsky.

Theo ông, nếu người Việt Nam muốn khai dụng những biện pháp trừng phạt này đối với những giới chức là đối tượng bị trừng phạt trong nước thì cần phải thực hiện hồ sơ đầy đủ và chuyên nghiệp:

“Trong nước cần phải học ngay cách thức làm một bản báo cáo đúng với tiêu chuẩn Liên hiệp quốc, chứ không phải quay video, rồi tri hô thôi thì không được. Thủ tục phải rất chi li và đúng tiêu chuẩn quốc tế.”

Những hồ sơ và danh sách ấy sẽ được chuyển đến các dân biểu, Thượng nghị sĩ để yêu cầu trình lên Tổng thống.

Cô Kim Vân, thành viên của Hội Phụ nữ nhân quyền Việt Nam, thành viên của Khối Nhân sanh hội Cao Đài cho biết những điều kiện cần thiết để thiết lập một bộ hồ sơ đúng tiêu chuẩn Liên Hiệp Quốc:

“Có một tiêu chuẩn nhất định mà trước đây đã làm báo cáo về những trường hợp vi phạm đó. Đồng thời theo đúng tiêu chuẩn quốc tế và Liên hiệp quốc của các quốc gia đã ký, trong đó có Hoa Kỳ đã công nhận. Sau đó sẽ viết thành một bản tường trình, cùng với chế tài và đính kèm vào những danh sách mình biết chính xác, đó là một bộ hồ sơ hoàn chỉnh”.

Cũng theo cô Kim Vân, ngoài trang mạng BPSOS, những tổ chức xã hội dân sự như Hội phụ nữ nhân quyền, các tôn giáo như Phật giáo Hoà Hảo, Khối nhân sanh hội Cao Đài…đều có các buổi học về cách thiết lập bộ hồ sơ theo tiêu Liên hiệp quốc nhằm đề nghị áp dụng chế tài của Luật Magnitsky đối với các đối tượng vi phạm.

Luật Magnitsky, như mọi người cho biết, cho dù họ vui mừng và hoan nghênh đón nhận vì tình trạng đàn áp ngày càng gia tăng trong nước, tuy nhiên, họ cũng nhận thấy rằng, dân chủ cho Việt Nam; nhân quyền cho Việt Nam, chỉ có người Việt Nam quyết định.
Theo RFA
phai  
#2 Đã gửi : 02/01/2017 lúc 10:36:45(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Một công cụ mới để bảo vệ nhân quyền: Đạo luật Magnitsky Toàn cầu

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama vừa mới ban hành Bộ Luật Nhân quyền Magnitsky Toàn cầu (Global Magnitsky Human Rights Accountability Act) vào ngày 9-12-2016 vừa qua. Đây là một quà Giáng Sinh rất có ý nghĩa cho tất cả những người tranh đấu cho nhân quyền và chống tham nhũng và những nạn nhân liên hệ trên toàn thế giới.

Bộ Luật Magnitsky Toàn cầu cho phép tổng thống Hoa Kỳ trừng phạt bằng cách cấm nhập cảnh hay đóng băng tài sản của bất cứ cá nhân hay thực thể pháp lý nào ở nước ngoài vi phạm nhân quyền và tham nhũng nghiêm trọng như sau:

Giết hoặc tra tấn ngoài vòng pháp luật hoặc vi phạm trầm trọng những quyền con người đã được quốc tế công nhận chống lại cá nhân ở bất cứ một nước nào chỉ vì những cá nhân này tố cáo những hành vi bất chính của những viên chức chính quyền hay thực thi hoặc khuyến khích những quyền con người và những quyền tự do.
Thi hành những vi phạm nhân quyền kể trên theo lệnh của một người khác.
Là một viên chức chính quyền, hay là một người phụ tá cao cấp của viên chức này, chịu trách nhiệm hay a tòng trong việc ra lệnh hay trực tiếp có những hành động tham nhũng đáng kể, kể cả việc tịch thu tài sản tư nhân hay công cộng để làm lợi cho cá nhân, tham nhũng liên quan đến những hợp đồng của chính phủ hay khai thác tài nguyên thiên nhiên, hối lộ, hoặc giúp đỡ hay chuyển giao tiền hối lộ cho một giới thẩm quyền nước ngoài.
Trợ giúp đáng kể hay cung cấp tài chánh, vật liệu, hoặc yểm trợ kỹ thuật, hiện vật hay dịch vụ cho những hành động kể trên.

Đạo Luật Nhân quyền Magnitsky Toàn cầu đã được khởi xướng và đỡ đầu bởi Thượng Nghị sỹ Ben Cardin (thuộc Đảng Dân chủ, bang Maryland) và Thượng Nghị sỹ John McCain (thuộc Đảng Cộng hòa, bang Arizona) tại Thượng Viện và Dân biểu Jim McGovern (thuộc Đảng Dân chủ, bang Massachusetts) và Dân biểu Christopher Smith (thuộc Đảng Cộng hòa, bang New Jersey) tại Hạ Viện.

Đạo luật này mang tên một luật sư người Nga, Sergei Magnitsky. Ông bị bắt giam năm 2008 và chết trong tù năm 2009 khi làm đại diện cho công ty đầu tư Anh Hermitage Capital Management, điều tra hành vi tham nhũng của các giới chức Bộ Nội Vụ Nga. Theo ông Bill Browder, một cố vấn về đầu tư người Anh và là sáng lập viên của công ty Hermitage, ông Magnitsky tố cáo các viên chức này đã tịch thu những cơ sở của Hermitage tại Nga và sử dụng công ty Hermitage để biển thủ $230 triệu Mỹ kim của Bộ Tài chính Nga và chuyển lậu sang một số nước châu Âu và Hoa Kỳ. Hồ sơ tài chính Panama (Panama Papers) gồm 11,5 triệu tài liệu lọt ra ngoài vào ngày 3 tháng 4 năm 2016 cho thấy một phần của số tiền $230 triệu Mỹ kim này được chuyển vào trương mục của nhạc sĩ Sergei Roldugin, một người thân thuộc của lãnh tụ Nga Vladimir Putin.

Sau khi Dự Luật Nhân quyền Magnitsky Toàn cầu được lưỡng viện của Quốc hội Hoa Kỳ thông qua vào ngày 8-12-2016 và chuẩn bị chuyển qua cho Hành pháp ký thành luật, Thượng Nghị sỹ Ben Cardin tuyên bố “Hoa Kỳ đã có thêm một công cụ quan trọng trong hộp đựng công cụ ngoại giao của chúng ta. Những kẻ vi phạm nhân quyền và tham nhũng nghiêm trọng cần phải hiểu rõ rằng họ không thể thoát khỏi những hậu quả do những hành động của họ gây ra ngay cả khi quốc gia của họ bất động.”

Ông Alexandra Schmitt của Tổ chức Human Rights Watch nhận xét rằng Luật Nhân quyền Magnitsky Toàn cầu là một biện pháp bảo vệ nhân quyền khôn khéo, nhắm thẳng vào cá nhân tội phạm mà không trừng phạt cả một quốc gia, trong đó có những người dân vô tội.
UserPostedImage
Quốc hội Hoa Kỳ thông qua 'Đạo luật Nhân quyền Magnitsky Toàn cầu' ngày 8-12-2016.


Ông Daniel Calingaert thuộc Tổ chức Freedom House điều trần vào giữa năm 2015 trước Tiểu ban Châu Phi, Y tế Toàn cầu, Nhân quyền Toàn cầu và Các Tổ chức Quốc tế thuộc Ủy ban Ngoại giao Hạ viện rằng “Tự do toàn cầu đã suy giảm trong chín năm liền theo những tài liệu mà Freedom House đã thu thập được về quyền dân sự và chính trị để xếp hạng hàng năm. Nguyên do chính của sự suy giảm này là sự trỗi dậy của những chế độ độc tài … Luật Nhân quyền Magnitsky Toàn cầu sẽ hướng dẫn tổng thống áp dụng những biện pháp trừng phạt đối với những kẻ vi phạm nhân quyền và những viên chức chính quyền tham nhũng bất cứ ở nơi nào trên thế giới. Bất kể vi phạm xảy ra ở đâu, thủ phạm có thể bị từ chối cấp thị thực vào Hoa Kỳ và bị ngăn cấm sử dụng những cơ sở tài chánh của chúng ta. Phạm vi toàn cầu là một sức mạnh chính. Không một nước nào được miễn trừ. Biện pháp trừng phạt sẽ được áp dụng cho những nước như Trung Quốc và Saudi Arabia. Những nước này thường không bị chỉ trích về vi phạm nhân quyền vì quyền lợi kinh tế và an ninh của Hoa Kỳ.”
UserPostedImage
Di ảnh của luật sư Sergei Magnitsky.


Sau cái chết của Luật sư Sergei Magnitsky, ông Browder đã vận động nhiều năm với chính phủ và Quốc hội Hoa Kỳ để tìm những biện pháp trừng trị những viên chức ngoại quốc tham nhũng trả thù những người tố cáo. Kết quả là vào năm 2012, Hoa Kỳ đã ban hành Bộ Luật Trừng phạt Magnitsky (Sergei Magnitsky Rule of Law Accountability Act), nhưng chỉ giới hạn vào Liên bang Nga. Bộ Luật Nhân quyền Magnitsky Toàn cầu (Global Magnitsky Human Rights Accountability Act) như tên gọi sẽ áp dụng cho tất cả mọi nước trên thế giới.

Cùng ngày với Quốc hội Hoa Kỳ thông qua Dự Luật Nhân quyền Magnitsky Toàn Cầu, Nghị viện Estonia cũng đã phê chuẩn một tu chính án của Đạo Luật Buộc Phải Rời và Cấm Nhập Cảnh 1998 (1998 Obligation to Leave and Prohibition on Entry Act) để cấm những kẻ vi phạm nhân quyền vào Estonia. Nhân dịp này ông Bill Browder tuyên bố rằng “Một đạo luật đầu tiên ở châu Âu của một nước giáp ranh với Nga là một tặng vật thích hợp đối với Sergei Magnitsky.”

Hiện nay, một số dự luật mang tên Magnitsky đang được cứu xét tại Norway và Liên minh châu Âu. Nghị viện Anh cũng đang cứu xét một tu chính án cho đạo luật chống rửa tiền để có thể tịch biên tài sản tại Anh Quốc của những kẻ vi phạm nghiêm trọng nhân quyền tại bất cứ quốc gia nào. Nghị viện Canada cũng đã khởi công dự thảo một đạo luật trừng phạt những kẻ vi phạm nhân quyền tương tự từ tháng 3, 2015. Một khi những nước văn minh đều có luật Magnitsky, những kẻ tội phạm sẽ không còn nơi an toàn để cất giấu tài sản phi pháp.

Những viên chức chính quyền tham nhũng ở các nước độc tài thường hay mua tài sản và cất giữ tiền bạc ở những nước giàu và tân tiến, vì những số tiền lớn kiếm được thường là bất chính nên phải cất giấu ở nước ngoài. Thứ hai là chính những kẻ làm giàu trong chế độ độc tài tham nhũng lại không tin tưởng về sự lâu bền của chế độ đã nuôi dưỡng mình, nên cần tìm một chỗ để thoát thân khi chế độ sụp đổ. Thứ ba là những nước giàu và tân tiến có hệ thống kinh tế và tài chánh ổn định có thể bảo đảm giá trị tài sản của họ và là những thị trường đầu tư tốt.

Theo tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International), Việt Nam là một trong những quốc gia tham nhũng nhất thế giới, bị xếp vào hạng 112 trên tổng số 168 nước được điều tra với số điểm thấp 31/100 vào năm 2015. Tại Hội nghị lấy ý kiến đánh giá 10 năm chống tham nhũng ở Việt Nam vào ngày 27-10-2016 ở Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình nhìn nhận tình trạng tham nhũng trên cả nước là “thách thức nghiêm trọng đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và hiệu lực quản lý của Nhà nước và trên hết là đe dọa sự tồn vong của chế độ.”

Theo mạng 10Hay.com, mười vụ tham nhũng nhất Việt Nam hiện nay là (1) Vụ EPCO Minh Phụng; (2) Vụ PMU18; (3) Vụ PCI; (4) Vụ đề án 112; (5) Vụ Nexus Technologies; (6) Vụ in tiền Polime; (7) Vụ chia chác đất công ở Đồ Sơn; (8) Vụ Vinashin; (9) Vụ Vinalines; và (10) Vụ PVC Trịnh Xuân Thanh.

Theo tổ chức Freedom House, Việt Nam bị xếp vào trong 51 nước không có tự do (not free) với số điểm tự do áp chót là 6/7 và số điểm tồi tệ nhất về quyền chính trị là 7/7, so với 89 quốc gia có tự do (free) và 55 quốc gia có một phần tự do (partly free) trong tổng số 195 nước được điều tra vào năm 2015. Theo phúc trình 2015 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, một số viên chức thuộc Bộ Công an Việt Nam đã phạm tội bắt bớ tùy tiện và giết người trái phép. Cũng theo Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, ít nhất có 14 người chết trong khi bị giam giữ trong năm 2015.

Với tình trạng tham nhũng và vi phạm nhân quyền như vừa nêu, Việt Nam sẽ là một trong những nước chịu nhiều hậu quả của Đạo Luật Nhân quyền Magnitsky Toàn cầu. Chế độ Cộng sản Việt Nam chỉ trích Mỹ nhưng tiếp tục gửi con cái qua Mỹ du học và đầu tư tại quốc gia này. Hiện nay có khoảng 17.000 sinh viên Việt Nam đang học ở các trường đại học Mỹ. Theo Sở Thị thực (Visa Office) thuộc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, trong năm 2014 có 92 người Việt đến Mỹ với thị thực EB-5 dành cho những người giàu có muốn định cư ở Mỹ với điều kiện mỗi người phải đầu tư ít nhất $500.000 – $1 triệu Mỹ kim tùy theo vùng trong chương trình di dân đầu tư (Immigrant Investor Program). Số người Việt được cấp thị thực EB-5 đã tăng gấp 3 lần, lên tới 249 người vào năm 2015. Khuynh hướng này được dự đoán sẽ tiếp tục trong năm 2016. Thật là đáng theo dõi xem nhiều người Việt còn muốn qua Mỹ với thị thực EB-5 nữa không trong những năm tới sau khi Đạo Luật Nhân quyền Magnitsky Toàn cầu được áp dụng.

Nguyễn Quốc Khải
phai  
#3 Đã gửi : 02/01/2017 lúc 10:39:43(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Nhân quyền VN, Luật Nhân quyền Magnitsky Toàn cầu và sự ‘nổi dậy’ của Vietnam Caucus
Điều gì phải đến đã đến. Quá nhiều lời cảnh báo về khả năng chế tài nhân quyền đối với chế độ chính trị ở Việt Nam đã được giới lập pháp Hoa Kỳ liên tục phát ra suốt từ năm 2014 đến nay, nhưng hầu như chẳng ăn thua gì với đối tượng mà có người phải ví với một đứa trẻ hư chỉ hở ra là ăn vạ. Cuối cùng thì Luật Nhân quyền Magnitsky Toàn cầu đã được Quốc hội Mỹ bỏ phiếu thông qua và Tổng thống Barack Obama ký ban hành.

Luật Nhân quyền Magnitsky Toàn cầu

Sau một thời gian dài do dự vì điều được cho là thái độ mềm mỏng hơi thái quá của chính quyền Obama đối với vấn đề nhân quyền quốc tế, ngày 8/12/2016, Quốc hội Mỹ đã chính thức thông qua một dự luật nhân quyền - Luật Nhân quyền Magnitsky Toàn cầu (Global Magnitsky Human Rights Accountability Act) - nhắm vào những cá nhân vi phạm nhân quyền và những giới chức tham nhũng trên toàn cầu. Dự luật này - do hai Thượng nghị sĩ John McCain và Ben Cardin giới thiệu tại Thượng viện - được thông qua chưa tới một tuần sau khi một dự luật tương tự do hai Dân biểu Chris Smith và Jim McGovern đệ trình tại Hạ viện được chuẩn thuận với tỷ lệ áp đảo đến 2/3.

Vào đúng dịp lễ Giáng sinh năm 2016, hai dự luật trừng trị các cá nhân vi phạm nhân quyền trên thế giới đã được Tổng thống Obama đặt bút ký ban hành.

Theo Luật Nhân quyền Magnitsky Toàn cầu, những quan chức vi phạm nhân quyền sẽ bị chế tài theo hai cách. Thứ nhất, cấm nhập cảnh Hoa Kỳ kể cả đi công vụ. Nếu muốn được miễn trừ lệnh cấm này thì Tổng thống phải có sự miễn trừ đặc biệt và phải giải thích với Quốc hội. Thứ hai, chính phủ Mỹ đóng băng tất cả các tài sản của những cá nhân vi phạm nhân quyền, cho dù họ che giấu bằng bất kỳ hình thức nào hay gửi gắm ai đứng tên.

Tại rất nhiều các nước độc tài, kẻ vi phạm nhân quyền cũng chính là những tay tham nhũng lớn, giấu của cải ở các nước phương Tây. Quan trọng hơn, luật áp dụng với tất cả các loại nhân quyền được quốc tế công nhận. Theo luật này, những người cưỡng đoạt tài sản của nhân dân cũng bị xem là những kẻ vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Tình trạng dân oan bị mất đất ở Việt Nam lại rất phổ biến. Những giới chức tham nhũng mà trừng trị những người tố cáo tham nhũng cũng bị xem là vi phạm nhân quyền nghiêm trọng.

Vậy quan hệ Việt-Mỹ có thể bị tác động thế nào khi Luật Nhân quyền Magnitsky Toàn cầu ra đời?

Theo phân tích của giới chuyên gia về nhân quyền, quan hệ Việt-Mỹ chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng bởi luật này. Ngay cả khi hành pháp Mỹ muốn che chắn bớt cho chính phủ Việt Nam vì những lợi ích khác ngoài nhân quyền thì cũng sẽ khó hơn. Khi Quốc hội Mỹ có hồ sơ rõ ràng rằng những giới chức liên hệ đã vi phạm nhân quyền nghiêm trọng theo đúng định nghĩa của luật thì rất khó để bên hành pháp có thể bỏ qua.

Vietnam Caucus ‘nổi dậy’

Lẽ ra, giới lãnh đạo Việt Nam đã phải rút ra một bài học nào đấy từ năm 2014, khi có đến 2/3 giới lập pháp ở cả Thượng viện lẫn Hạ viện Hoa Kỳ quyết định cài đặt điều kiện tự do tôn giáo vào Quyền đàm phán nhanh (TPA) - một cơ chế cho phép Tổng thống Mỹ được quyết định các nội dung đàm phán về Hiệp định TPP với các quốc gia mà không cần thông qua Quốc hội.

Nhưng đã chẳng có bất kỳ sự thay đổi nào từ phía Việt Nam. Thậm chí sau ba năm có vẻ “ít bắt”, đến năm 2016, công an Việt Nam còn bắt người bất đồng chính kiến nhiều hơn hẳn giai đoạn 2013 - 2015.

Đến năm 2015, một Thượng nghị sĩ Mỹ là Ed Royce đã phải đệ trình ra Quốc hội dự luật về chế tài nhân quyền Việt Nam. Theo dự luật này, vấn đề chính yếu không chỉ là hạn chế những khoản tín dụng và viện trợ có tính cách ưu đãi từ phương Tây, mà cả thực hiện những biện pháp chế tài đối với những trường hợp quan chức Việt Nam vi phạm nhân quyền nghiêm trọng.

Cũng trong năm 2015 và lan sang năm 2016, nhiều thượng nghị sĩ Mỹ đã đòi Hoa Kỳ phải đưa Việt Nam trở lại Danh sách CPC (Danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo). Nếu Việt Nam đã được Mỹ nhấc khỏi Danh sách này vào năm 2006, thì nay lại đang khá gần với triển vọng “tái hòa nhập” CPC. Nếu bị đưa vào CPC một lần nữa, có nhiều khả năng Việt Nam sẽ bị áp dụng cơ chế cấm vận từng phần về kinh tế và cả quốc phòng. Khi đó, nền kinh tế Việt Nam vốn đã chênh vênh bên bờ vực thẳm, sẽ càng dễ sa chân sụp đổ.

Với giới đấu tranh dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam, Luật Nhân quyền Magnitsky Toàn cầu là tin vui nhất trong năm 2016 và có lẽ trong vài ba năm gần đây, thậm chí còn vui hơn cả việc Tổng thống Obama đến Việt Nam nhưng có đến 6/15 khách mời của Tổng thống đã bị công an Việt Nam thẳng tay chặn không cho đến gặp ông.

Đã đến thời mà những tố cáo về việc quan chức vi phạm nhân quyền sẽ không bị rơi vào quên lãng. Với các tổ chức xã hội dân sự độc lập ở Việt Nam, họ có thể dùng những thông tin về các tổ chức tôn giáo, xã hội dân sự và người dân bị chính quyền đàn áp để đề nghị chế tài những giới chức can dự hay chỉ thị đàn áp người dân. Đây chính là biện pháp để bảo vệ trực tiếp cho người dân bằng sự răn đe rằng người vi phạm sẽ bị chế tài. Những thông tin này sẽ được chuyển cho các tổ chức nhân quyền quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu.

Theo luật mới, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, mà cụ thể là Văn phòng Dân chủ, Nhân quyền, và Lao động (DRL), sẽ chịu trách nhiệm xây dựng một bản danh sách bao gồm tên các quan chức vi phạm nhân quyền, trong đó có Việt Nam. Nếu bị đưa vào danh sách này, hàng loạt quan chức Việt Nam sẽ bị cấm nhập cảnh vào Hoa Kỳ và tài sản cố định, tài khoản ngân hàng ở nước ngoài của họ, kể cả của thân nhân của họ, sẽ bị phong tỏa vô điều kiện.

Nhóm Vietnam Caucus đã “nổi dậy”, dù trước đó vẫn không ngủ vùi.

Vietnam Caucus, còn gọi là “Nhóm làm việc về Việt Nam” của Hạ viện Hoa Kỳ, bao gồm những nghị sĩ có tên tuổi và quen thuộc như Loretta Sanchez, Zoe Lofgren, Chris Smith, Frank Wolf, Alan Lowenthal, Ed Royce…, cùng vài chục nghị sĩ khác của cả hai đảng trong Quốc hội Mỹ, là một nhóm quan tâm đặc biệt đến chủ đề đối ngoại và nhân quyền ở Việt Nam trong nhiều năm qua như tự do tôn giáo, tự do báo chí, xã hội dân sự, thả tù nhân lương tâm. Nhưng đáng ngại hơn cả đối với giới lãnh đạo Việt Nam có lẽ là những dự luật liên quan đến nhân quyền mà các nhà lập pháp của Vietnam Caucus đã soạn thảo và vẫn tiếp tục thúc đẩy Quốc hội Mỹ thông qua, đó là các Dự luật nhân quyền Việt Nam, Dự luật chế tài nhân quyền Việt Nam, và gần đây nhất là một văn bản yêu cầu đưa Việt Nam trở lại Danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo.

Tình hình đang chuyển biến thuận lợi hơn hẳn cho Vietnam Caucus. Cuộc bầu cử năm 2016 ở Hoa Kỳ không chỉ mang về chiến thắng cho người của đảng Cộng hòa mà còn tạo ra thế chiếm lĩnh lưỡng viện của đảng này. Nhờ thế vai trò của Nhóm Vietnam Caucus - vốn thường gắn với đảng Cộng hòa - có thể sẽ nổi bật.

Khi đó, những dự luật vừa kể sẽ có nhiều khả năng được thông qua. Đặc biệt, nếu Dự luật chế tài nhân quyền Việt Nam được thông qua, sẽ tương tự tình trạng chế tài nhân quyền đối với Nga và Syria khi hàng loạt nhân vật cao cấp và kể cả trung cấp của giới lãnh đạo Việt Nam bị đưa tên vào “sổ đen nhân quyền” của Mỹ và Liên minh châu Âu, để từ đó những người này sẽ không được nhập cảnh vào Mỹ, cùng lúc tài khoản, tài sản của họ, kể cả của người thân của họ, sẽ bị Mỹ và Liên minh châu Âu phong tỏa tại bất kỳ ngân hàng hoặc địa điểm quốc tế nào mà nước Mỹ có thể với tay tới.

Sự thật là chưa cần Tân Tổng thống Trump chấp nhiệm chính thức vào ngày 20/1/2017, Nhóm Vietnam Caucus đã cất lên tiếng nói vào những ngày cuối cùng của nhiệm kỳ Obama. Có lẽ đây là một tín hiệu đặc biệt, báo trước cho giới lãnh đạo Việt Nam về giai đoạn “làm mình làm mẩy” đã qua hẳn, nhường chỗ cho một thời kỳ mà tù nhân lương tâm ở Việt Nam không thể bị xem là món hàng để mặc cả cho những lợi ích kinh tế và quốc phòng của chế độ.

Sau Luật Nhân quyền Magnitsky Toàn cầu, một khả năng có thể diễn ra là nhiều nhân vật trong giới lãnh đạo Việt Nam sẽ phải ngẫm lại xem họ đang ở khúc ngoặt lịch sử nào. Công an Việt Nam cũng bởi thế sẽ không còn dễ dàng nhận được “chỉ đạo từ trên” cho việc bắt người bất đồng chính kiến hay hành hạ những người hoạt động cho nhân quyền bằng đấm đá và mắm tôm.

Theo Blog của nhà báo Phạm Chí Dũng (VOA)
phai  
#4 Đã gửi : 02/01/2017 lúc 10:40:56(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Nhân quyền VN, Luật Nhân quyền Magnitsky Toàn cầu và sự ‘nổi dậy’ của Vietnam Caucus
Điều gì phải đến đã đến. Quá nhiều lời cảnh báo về khả năng chế tài nhân quyền đối với chế độ chính trị ở Việt Nam đã được giới lập pháp Hoa Kỳ liên tục phát ra suốt từ năm 2014 đến nay, nhưng hầu như chẳng ăn thua gì với đối tượng mà có người phải ví với một đứa trẻ hư chỉ hở ra là ăn vạ. Cuối cùng thì Luật Nhân quyền Magnitsky Toàn cầu đã được Quốc hội Mỹ bỏ phiếu thông qua và Tổng thống Barack Obama ký ban hành.

Luật Nhân quyền Magnitsky Toàn cầu

Sau một thời gian dài do dự vì điều được cho là thái độ mềm mỏng hơi thái quá của chính quyền Obama đối với vấn đề nhân quyền quốc tế, ngày 8/12/2016, Quốc hội Mỹ đã chính thức thông qua một dự luật nhân quyền - Luật Nhân quyền Magnitsky Toàn cầu (Global Magnitsky Human Rights Accountability Act) - nhắm vào những cá nhân vi phạm nhân quyền và những giới chức tham nhũng trên toàn cầu. Dự luật này - do hai Thượng nghị sĩ John McCain và Ben Cardin giới thiệu tại Thượng viện - được thông qua chưa tới một tuần sau khi một dự luật tương tự do hai Dân biểu Chris Smith và Jim McGovern đệ trình tại Hạ viện được chuẩn thuận với tỷ lệ áp đảo đến 2/3.

Vào đúng dịp lễ Giáng sinh năm 2016, hai dự luật trừng trị các cá nhân vi phạm nhân quyền trên thế giới đã được Tổng thống Obama đặt bút ký ban hành.

Theo Luật Nhân quyền Magnitsky Toàn cầu, những quan chức vi phạm nhân quyền sẽ bị chế tài theo hai cách. Thứ nhất, cấm nhập cảnh Hoa Kỳ kể cả đi công vụ. Nếu muốn được miễn trừ lệnh cấm này thì Tổng thống phải có sự miễn trừ đặc biệt và phải giải thích với Quốc hội. Thứ hai, chính phủ Mỹ đóng băng tất cả các tài sản của những cá nhân vi phạm nhân quyền, cho dù họ che giấu bằng bất kỳ hình thức nào hay gửi gắm ai đứng tên.

Tại rất nhiều các nước độc tài, kẻ vi phạm nhân quyền cũng chính là những tay tham nhũng lớn, giấu của cải ở các nước phương Tây. Quan trọng hơn, luật áp dụng với tất cả các loại nhân quyền được quốc tế công nhận. Theo luật này, những người cưỡng đoạt tài sản của nhân dân cũng bị xem là những kẻ vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Tình trạng dân oan bị mất đất ở Việt Nam lại rất phổ biến. Những giới chức tham nhũng mà trừng trị những người tố cáo tham nhũng cũng bị xem là vi phạm nhân quyền nghiêm trọng.

Vậy quan hệ Việt-Mỹ có thể bị tác động thế nào khi Luật Nhân quyền Magnitsky Toàn cầu ra đời?

Theo phân tích của giới chuyên gia về nhân quyền, quan hệ Việt-Mỹ chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng bởi luật này. Ngay cả khi hành pháp Mỹ muốn che chắn bớt cho chính phủ Việt Nam vì những lợi ích khác ngoài nhân quyền thì cũng sẽ khó hơn. Khi Quốc hội Mỹ có hồ sơ rõ ràng rằng những giới chức liên hệ đã vi phạm nhân quyền nghiêm trọng theo đúng định nghĩa của luật thì rất khó để bên hành pháp có thể bỏ qua.

Vietnam Caucus ‘nổi dậy’

Lẽ ra, giới lãnh đạo Việt Nam đã phải rút ra một bài học nào đấy từ năm 2014, khi có đến 2/3 giới lập pháp ở cả Thượng viện lẫn Hạ viện Hoa Kỳ quyết định cài đặt điều kiện tự do tôn giáo vào Quyền đàm phán nhanh (TPA) - một cơ chế cho phép Tổng thống Mỹ được quyết định các nội dung đàm phán về Hiệp định TPP với các quốc gia mà không cần thông qua Quốc hội.

Nhưng đã chẳng có bất kỳ sự thay đổi nào từ phía Việt Nam. Thậm chí sau ba năm có vẻ “ít bắt”, đến năm 2016, công an Việt Nam còn bắt người bất đồng chính kiến nhiều hơn hẳn giai đoạn 2013 - 2015.

Đến năm 2015, một Thượng nghị sĩ Mỹ là Ed Royce đã phải đệ trình ra Quốc hội dự luật về chế tài nhân quyền Việt Nam. Theo dự luật này, vấn đề chính yếu không chỉ là hạn chế những khoản tín dụng và viện trợ có tính cách ưu đãi từ phương Tây, mà cả thực hiện những biện pháp chế tài đối với những trường hợp quan chức Việt Nam vi phạm nhân quyền nghiêm trọng.

Cũng trong năm 2015 và lan sang năm 2016, nhiều thượng nghị sĩ Mỹ đã đòi Hoa Kỳ phải đưa Việt Nam trở lại Danh sách CPC (Danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo). Nếu Việt Nam đã được Mỹ nhấc khỏi Danh sách này vào năm 2006, thì nay lại đang khá gần với triển vọng “tái hòa nhập” CPC. Nếu bị đưa vào CPC một lần nữa, có nhiều khả năng Việt Nam sẽ bị áp dụng cơ chế cấm vận từng phần về kinh tế và cả quốc phòng. Khi đó, nền kinh tế Việt Nam vốn đã chênh vênh bên bờ vực thẳm, sẽ càng dễ sa chân sụp đổ.

Với giới đấu tranh dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam, Luật Nhân quyền Magnitsky Toàn cầu là tin vui nhất trong năm 2016 và có lẽ trong vài ba năm gần đây, thậm chí còn vui hơn cả việc Tổng thống Obama đến Việt Nam nhưng có đến 6/15 khách mời của Tổng thống đã bị công an Việt Nam thẳng tay chặn không cho đến gặp ông.

Đã đến thời mà những tố cáo về việc quan chức vi phạm nhân quyền sẽ không bị rơi vào quên lãng. Với các tổ chức xã hội dân sự độc lập ở Việt Nam, họ có thể dùng những thông tin về các tổ chức tôn giáo, xã hội dân sự và người dân bị chính quyền đàn áp để đề nghị chế tài những giới chức can dự hay chỉ thị đàn áp người dân. Đây chính là biện pháp để bảo vệ trực tiếp cho người dân bằng sự răn đe rằng người vi phạm sẽ bị chế tài. Những thông tin này sẽ được chuyển cho các tổ chức nhân quyền quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu.

Theo luật mới, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, mà cụ thể là Văn phòng Dân chủ, Nhân quyền, và Lao động (DRL), sẽ chịu trách nhiệm xây dựng một bản danh sách bao gồm tên các quan chức vi phạm nhân quyền, trong đó có Việt Nam. Nếu bị đưa vào danh sách này, hàng loạt quan chức Việt Nam sẽ bị cấm nhập cảnh vào Hoa Kỳ và tài sản cố định, tài khoản ngân hàng ở nước ngoài của họ, kể cả của thân nhân của họ, sẽ bị phong tỏa vô điều kiện.

Nhóm Vietnam Caucus đã “nổi dậy”, dù trước đó vẫn không ngủ vùi.

Vietnam Caucus, còn gọi là “Nhóm làm việc về Việt Nam” của Hạ viện Hoa Kỳ, bao gồm những nghị sĩ có tên tuổi và quen thuộc như Loretta Sanchez, Zoe Lofgren, Chris Smith, Frank Wolf, Alan Lowenthal, Ed Royce…, cùng vài chục nghị sĩ khác của cả hai đảng trong Quốc hội Mỹ, là một nhóm quan tâm đặc biệt đến chủ đề đối ngoại và nhân quyền ở Việt Nam trong nhiều năm qua như tự do tôn giáo, tự do báo chí, xã hội dân sự, thả tù nhân lương tâm. Nhưng đáng ngại hơn cả đối với giới lãnh đạo Việt Nam có lẽ là những dự luật liên quan đến nhân quyền mà các nhà lập pháp của Vietnam Caucus đã soạn thảo và vẫn tiếp tục thúc đẩy Quốc hội Mỹ thông qua, đó là các Dự luật nhân quyền Việt Nam, Dự luật chế tài nhân quyền Việt Nam, và gần đây nhất là một văn bản yêu cầu đưa Việt Nam trở lại Danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo.

Tình hình đang chuyển biến thuận lợi hơn hẳn cho Vietnam Caucus. Cuộc bầu cử năm 2016 ở Hoa Kỳ không chỉ mang về chiến thắng cho người của đảng Cộng hòa mà còn tạo ra thế chiếm lĩnh lưỡng viện của đảng này. Nhờ thế vai trò của Nhóm Vietnam Caucus - vốn thường gắn với đảng Cộng hòa - có thể sẽ nổi bật.

Khi đó, những dự luật vừa kể sẽ có nhiều khả năng được thông qua. Đặc biệt, nếu Dự luật chế tài nhân quyền Việt Nam được thông qua, sẽ tương tự tình trạng chế tài nhân quyền đối với Nga và Syria khi hàng loạt nhân vật cao cấp và kể cả trung cấp của giới lãnh đạo Việt Nam bị đưa tên vào “sổ đen nhân quyền” của Mỹ và Liên minh châu Âu, để từ đó những người này sẽ không được nhập cảnh vào Mỹ, cùng lúc tài khoản, tài sản của họ, kể cả của người thân của họ, sẽ bị Mỹ và Liên minh châu Âu phong tỏa tại bất kỳ ngân hàng hoặc địa điểm quốc tế nào mà nước Mỹ có thể với tay tới.

Sự thật là chưa cần Tân Tổng thống Trump chấp nhiệm chính thức vào ngày 20/1/2017, Nhóm Vietnam Caucus đã cất lên tiếng nói vào những ngày cuối cùng của nhiệm kỳ Obama. Có lẽ đây là một tín hiệu đặc biệt, báo trước cho giới lãnh đạo Việt Nam về giai đoạn “làm mình làm mẩy” đã qua hẳn, nhường chỗ cho một thời kỳ mà tù nhân lương tâm ở Việt Nam không thể bị xem là món hàng để mặc cả cho những lợi ích kinh tế và quốc phòng của chế độ.

Sau Luật Nhân quyền Magnitsky Toàn cầu, một khả năng có thể diễn ra là nhiều nhân vật trong giới lãnh đạo Việt Nam sẽ phải ngẫm lại xem họ đang ở khúc ngoặt lịch sử nào. Công an Việt Nam cũng bởi thế sẽ không còn dễ dàng nhận được “chỉ đạo từ trên” cho việc bắt người bất đồng chính kiến hay hành hạ những người hoạt động cho nhân quyền bằng đấm đá và mắm tôm.

Theo Blog của nhà báo Phạm Chí Dũng (VOA)
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.219 giây.