logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
co  
#1 Đã gửi : 02/01/2017 lúc 11:25:38(UTC)
co

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 30-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,345

Tháng Chạp rồi. Trời đã vào Đông. Mấy đợt tuyết nối nhau đến. Đêm có tuyết rơi, đất trời cùng sáng trắng. Lớp tuyết mới nằm yên tĩnh, phủ dày kín một lớp trắng tinh lên trên các lớp tuyết chồng chất, gặp lạnh giá không tan được, đã thành băng đá suốt cả hai ba tuần dài. Nghe dự đoán thời tiết sẽ có thêm tuyết rơi cuối tuần này.

Bà đặt lòng bàn tay lên cửa kính theo thói quen, để đoán chừng nhiệt độ bên ngoài. Ông chồng mà thấy bà đoán thời tiết như thế, lại phải nhắc bà nên xem độ trên cái hàn thử biểu ông treo trên vách. Nhìn bầu trời hôm nay xanh thật xanh, không thấy gợn mây nào hết. Chưa hết mùa đông, trời trong xanh, thường lạnh hơn lúc có mưa. Bà nghĩ vậy. Khoát thêm cái áo len rồi bước ra sân trước, để xem qua mấy chậu cây dọc theo hàng rào.

Gọi là sân trước để nghe cho có vẻ sang trọng với người ta, chớ thực ra chỗ ở của vợ chồng bà có cái sân sau nào đâu, mà dỏm dáng phân biệt sân trước với sân sau. Lại thêm, cái sân gọi là trước ấy cũng chẳng có khoảnh đất nào hết, chỉ là một mảng xi-măng nhỏ hẹp; còn gọi là balcony đấy. Ở chung cư mà. Cái khoảnh balcony con con, từ cửa bước ra chỉ hơn một bước là đụng hàng rào cản rồi. Để chưa được chục cái chậu trồng hoa, rau… thì đã hết chiều ngang của balcony và ông chồng của bà đã đứng khoanh tay, nhíu mày lo ngại rằng hàng xóm sẽ quở là cây cối um tùm…

Mấy hôm nay tiết trời mùa đông có ấm bớt, không còn quá lạnh như tuần cuối thu. Thỉnh thoảng có tuyết rơi lưa thưa. Sáng ra thấy màng tuyết trắng mới trên mặt đường. Đến trưa, nhìn lại tuyết đã tan mất.

Cây Rosacea bị cơn bão tuyết nằm rạp dưới lớp băng đá, suốt hơn hai tuần. Biết loài hoa này chịu được lạnh dưới 20 độ âm, nhưng ngày ngày nhìn cành lá eo xèo, bà lo lo, áy náy lắm. Sáng nay bà xem chừng thì thấy loài cây có giòng họ với hoa hồng này đã vươn dậy, lá xanh mướt với cả chục bông trắng mơn mởn. Rosacea có hoa năm cánh, nhuỵ vàng trông cũng giống như hoa mai trắng trên đất nước Việt Nam mình lắm. Mấy chậu rau thơm bị tàn lụi vì giá lạnh của mùa đông, bây giờ có mầm lá non nho nhỏ, trông dễ thương quá.

Đúng là vùng “tropical” của xứ tuyết lạnh Canada!

Có năm trời ấm, như năm trước. Mới đầu tháng Hai, vấp cá, húng lủi, tía tô… bị tàn lụi vì giá lạnh của mùa đông, đều sống lại, có lá non mơn mởn; mấy cây hoa của mùa xuân như Uất Kim Cương (Tulip) cũng đã đâm chồi, thân cao đến hơn hai gang tay rồi.

Bà thích hoa Tulip lắm. Nụ hoa tròn trĩnh thật xinh xắn. Cuống hoa thon đứng thẳng dáng uy nghi nhưng vẫn có nét duyên dáng dịu dàng. Thân hoa màu xanh mướt, mềm nhưng không ẻo lả. Tulip không cầu kỳ kiêu sa đòi hỏi bà phải nhiều công chăm sóc; cứ vươn lên để sống, vẫn đứng thẳng, dù tàn lụi trong mùa đông băng giá.

Loài hoa nhiều sắc màu rực rỡ này khởi nguồn từ Trung Đông, nhưng lại trở thành một trong những di sản gắn liền với nước Hoà Lan. Thấy Tulip, người ta thường nghĩ đến Hoà Lan. Tulip tuy không quá sang trọng và lãng mạn như nhiều loài hoa khác, nhưng cũng được xem như là nữ hoàng của tình yêu, tượng trưng cho tình yêu, tình yêu hoàn hảo, perfect love; với mỗi sắc hoa là tâm tình trao tặng khác nhau: “As the redness of this flower, I am on fire with love.” Hoa tulip đen còn được tặng cho tước hiệu “Queen of the night” và mang ý nghĩa của tình yêu bất diệt.

Có nhiều truyện kể về Tulip. Nhưng bà thích truyền thuyết của người xứ Uzbekistan, một nước thuộc miền Trung Á, kể lại lòng can đảm tìm về với tự do của cô gái tên Tulip.

Truyện xưa kể rằng:

Tulip là cô con gái út của một người chăn cừu thuê cho Hamit.

Trong một lần rời nhà mang thức ăn trưa cho cha, cô bị tên chủ gian ác Hamit bắt mang về dinh thự của hắn ở bên kia đồi. Cô gái trẻ bị tống vào toán nô lê dệt thảm cho hắn. Suốt ngày đêm, các cô gái nô lệ này bị nhốt trong một căn hầm kiên cố.

Mùa hạ đã qua. Rồi mùa thu và mùa đông giá buốt cũng hết. Khi mùa xuân đến thì uất ức thân phận nô lệ cùng nỗi buồn thương nhớ cha mẹ, và quê hương dày vò và thúc dục Tulip phải chọn quyết định: hoặc là chết hoặc là trở về với tự do.

Tulip ghé mắt qua khe cửa thông hơi duy nhất trên căn hầm, nhìn ra bên ngoài để dò tìm lối thoát; nàng kinh hoàng khi thấy ngay dưới chân cửa sổ và khoảng sân rộng bên dưới cửa, tên Hamit gian ác đã dát vô số những mảnh chai, kính vỡ, để sát hại bất cứ ai dám liều mạng phá cửa thông hơi bỏ trốn.

Thế rồi một hôm, nàng đã cùng tất cả cô gái nô lệ khác cương quyết lén trốn đi. Họ giúp nhau chui qua khung cửa thông nhỏ hẹp. Họ can đảm vượt qua lối thoát duy nhất đầy mảnh chai, mảnh kính sắc bén để chạy lên sườn núi. Nhưng Hamit đã theo vết máu, cưỡi ngựa đuổi theo sát phía sau. Tulip gầy ốm bị đuối sức, nàng bị rớt lại phía sau. Không mấy chốc, ngựa của Hamit đã kề sát sau lưng nàng. Quyết không chịu bị bắt làm nô lệ một lần nữa, Tulip lao mình vào chân ngựa làm cho con ngựa bị vấp té nhào. Hamit bị ngựa đè gãy chân, không chạy đưổi theo được, nên các cô gái nô lệ đã trốn thoát về quê hương. Riêng Tulip bị vó ngựa dày đạp, thương tích quá nặng. Nàng cố sức, gượng đứng lên để chạy tiếp, nhưng không còn sức để chạy qua đồi. Tulip ngã sấp xuống tuyết, máu chan hoà trên tuyết trắng…

Nàng đã tìm thấy tự do!

Tự do ở bên kia thế giới!

Hôm sau, khi gia đình cùng dân làng của nàng tìm đến sườn đồi nơi Tulip nằm thì chỉ còn thấy tuyết phủ dầy kín sườn đồi. Nhưng sáng nay, thật là huyền bí, trên vùng tuyết trắng lạnh mênh mông bổng dưng có những bông hoa lạ mọc san sát nhau, thân hoa xanh mướt thon tròn, trông như ốm yếu mà vươn cao đứng thẳng với bông hoa to màu đỏ rực rỡ, uy nghi ngự bên trên….

Từ đó, loài hoa này được mang tên nàng: Tulip, hoa Uất Kim Cương.


Huyền thoại mà!

Chắc gì có thật đâu, nhưng sao bà vẫn mường tượng cô Tulip có thật!

Thật sự, chắc cũng có rất nhiều cô Tulip mộc mạc nhưng khí khái; không chịu cúi đầu làm nô lệ, can đảm đạp lên tất cả những đớn đau cùng nguy hiểm để được sống trong tự do hay là phải chết vì tự do!

Có lẽ, vốn là thuyền nhân, làm người tỵ nạn cộng sản, nên bà thấm thía và cảm tình với cô Tulip này hơn các truyền thuyết khác!

Bà vẫn nhớ nỗi hãi hùng kinh khiếp khi bốn chị em trẻ dại phải rời xa vòng tay đùm bọc của mẹ cha, vượt biển tìm tự do. Bà cũng không quên là anh Hai, em Sáu cùng Ba Mẹ của bà đã trốn đi vào dịp Tết năm sau đó và đã bỏ mình đâu đó trên đảo hoang hay trong lòng biển sâu. Bốn cái tang cùng lúc cũng quá hãi hùng cho tuổi trẻ bơ vơ trên xứ người…

Bà chợt nhớ ra, thắm thoát cũng gần tới ngày Tết mình rồi!

Hôm tuần rồi bà đã xin nghỉ phép vào dịp Tết như hàng năm, để lo cúng kiến cuối năm, như ngày xưa Ba Mẹ vẫn làm. Có khác là, mâm cơm cúng Rước Ông Bà nơi xứ người cũng còn là cúng giỗ cho Ba, cho Mẹ cùng anh Hai và em Sáu của bà, cho những người đã chết khi vượt trốn chế độ cộng sản bạo tàn.

Thời gian qua mau quá, nhớ lại đã ba mươi bảy năm xa quê hương rồi; thế mà cộng sản vẫn còn hoài, cho nên bà và ông chưa bao giờ về Việt Nam.

Bà nhớ Việt Nam lắm Nhớ Việt Nam khi Tết đến!

Bà nhớ Tết ở Sài Gòn, nhớ chợ hoa Nguyễn Huệ, … Nhớ khi gia đình còn đầy đủ, yên ấm đoàn tụ đón xuân sang; năm nào, Ba cũng chở gia đình đi chợ Tết và quay phim. Ông vui lắm, nói là “để xem mỗi năm mấy con lớn như thế nào!”. Bà nhớ nồi thịt kho nước dừa, nhớ món cá cóc Mẹ kho với nước dừa tươi thơm mềm thật hấp dẫn, nhớ cái rộn rịp vui vẻ của Mẹ và chị Ba giúp việc quây quần làm củ kiệu, dưa giá, bánh, mứt… Công việc của Ba có vẻ nhàn hơn, nhưng không kém phần quan trọng; ông ra chợ hoa tìm mua cành mai còn đầy những nụ xanh để chưng trong lộc bình và ngắm nghía với hy vọng cây mai sẽ nở hoa đúng vào ngày mồng một Tết. Thêm cái thú vị của Tết là bà được đọc báo Xuân. Ba mua về nhiều cuốn báo Xuân lắm!

Tết đến!

Nghe sao buồn trong lòng, khi sắp phải đón thêm một cái Tết tha hương.

Bà ngồi xuống cái ghế thấp, ông chồng đóng cho bà ngồi làm vườn, để tâm trí vun xới đất trong các chậu rau cho khuây khoả. Ở đây, ít người Việt sinh sống, nên phải chạy xe sang thành phố lớn kế bên mới có tiệm người Việt mình bán rau thơm. Lắm lúc, chỉ cần nhúm rau thơm nhỏ, bửa cơm cũng đỡ nhớ Việt Nam!

Có tiếng điện thoại reo, Bà vội buông cây xẻng nhỏ xuống để cầm lấy điện thoại. Tiếng Mai, cô con gái lớn, ríu rít:

– Mẹ! Mẹ khoẻ không Mẹ?!

– Mẹ khoẻ, cám ơn con…. có chuyện gì không con?

Bà hồi hộp trả lời con. Chẳng biết sao, lúc nào nghe con gọi điện thoại, bà cũng lo lo và hỏi y câu đó. Hai đứa con của bà đều biết ý mẹ. Cô con gái cười vui và trả lời cho bà yên tâm:

– Dạ không có gì đâu Mẹ ơi!… Con chỉ hỏi thăm về Tết mà thôi. Con nhớ, Mẹ nói sắp Tết mình. Thứ Sáu 27, con ra Mẹ phải không Mẹ?

Nghe thế, Bà yên tâm, vui mừng nói chuyện với con:

– Đúng rồi con. Thứ Sáu ngày 27 tây sẽ là Ba Mươi Tết mình rồi đó con… Năm nay mình có ngày 30. Đi làm về, vợ chồng con ra Ba Mẹ nghe?

– Dạ!… hai con sẽ đi rước em Nam và ghé lấy bó bông Freesia cho Mẹ. Mẹ đừng mua nghen Mẹ!

Con gái bà biết mẹ thích Freesia màu vàng. Năm nào, cô lớn cũng dành phần mua hoa cúng Tết.

Hoa Freesia có hương thơm nhẹ, có cánh hoa màu vàng thật tươi đẹp như hoa mai. Tên hoa nhắc nhớ ước vọng tự do và Freesia còn mang ý nghĩa của niềm tin. Ông chồng bà thích cái tên Freesia của loài hoa này. Năm nào ông cũng bảo, đấy là niềm tin sẽ có ngày Việt Nam mình đón xuân trong ánh cờ vàng tự do!

Ông ấy lúc nào cũng vậy, chỉ thích nghĩ ngợi và mơ mộng như thế!

Nói chuyện với con về Tết, bà nghĩ đến bửa cơm chay cho ngày Tết. Từ lúc mới đến Canada, chỉ có bà và ba đứa em trai, bà vẫn giữ tục lệ gia đình ngày Tết; bà nấu cơm chay để cúng rước ông bà vào chiều ba mươi và mấy chị em ăn chay hai ngày, ngày ba mươi và ngày mùng một. Sau này, có gia đình rồi bà vẫn giữ y như vậy đến nay. Hai cô con gái của bà rất thích thức ăn chay. Bà biết ý, nấu thật nhiều để con có thức ăn chay mang về nhà.



Vun xới và thay đất xong, bà đứng ngắm nghía chậu hồng vàng ông mua cho bà hồi ba năm trước thêm một lúc. Định dọn dẹp sân, thì nghe tiếng cửa mở. Bà biết ông đi uống cà phê với mấy ông bạn già về. Cuối tuần, từ sáng sớm, mấy ông lính già đã hẹn hò, rủ rê nhau vô quán nhâm nhi cà phê, chuyện trò hơn cả giờ mới chịu về nhà.

Có lần bà nói với ông: … ông mê mấy ông bạn già hơn vợ!

Ông biết bà nói đùa. Bà hiểu ông lắm, tình lính tráng mà, bà còn hỏi thăm và nhắc ông đi uống cà phê cuối tuần với bạn bè. Tuần nào, cần mua đồ ở bên ấy, bà theo ông đi uống cà phê, nhưng ngồi riêng ở góc khác trong quán; để đọc sách cho thư thái và để mấy ông nói chuyện với nhau tự nhiên hơn. Thấy ông và bạn bè quây quần chuyện trò, bà cũng thấy ấm lòng lắm.

Ngó vào trong nhà, bà vui lắm khi thấy ông ôm về cho bà chồng báo tiếng Việt, nhất là có tờ Thời Báo mới nằm ngay bên trên. Ở vùng này, chẳng biết sao, không có báo tiếng Việt. Nhà hàng Việt Nam, cũng không có báo Việt Nam. Có lẽ, họ không cần đăng quảng cáo chi với người Việt nơi đây.

Để báo xuống bàn, ông bước ra sân:

– Em có cần anh giúp gì không?

– Cũng xong hết rồi anh… anh đi uống cà phê vui không anh?

– Thì lúc nào cũng vậy, đông người gom lại là có chuyện để bàn và nói, chuyện già, chuyện đời… Thôi, em vào nghỉ đi, để anh dọn dẹp cho. … để bao đất đó cho anh, nặng em lắm!

– Vậy,… anh giúp em ngoài này, em vào xem mấy chậu cây trong nhà, rồi làm thức ăn trưa!



Trong nhà, ngoài mấy chậu hoa lan lớn nhỏ của bà, còn có cây Hoàn Ngọc của một niên trưởng từ bên Cali gởi sang cho ông, ông quý cây này lắm.

Thấy ông giúp bà dọn dẹp sân xong, trở vào nhà, đứng xem bà chăm sóc cây, bà gợi chuyện:

– Hồi sáng, Mai có điện thoại hỏi thăm để ra nhà mình cúng Tết…

– Ờ… sáng này bạn bè cũng có nhắc đến Tết… mau quá, lại… Tết đến!

– Sáng thứ Bảy tuần gần Tết, em sẽ theo anh đi uống cà phê …

Nghe bà nói thế, mắt ông sáng lên:

– Được, em!

Bà vui vẻ nói thêm:

– Luôn tiện mình kiếm mua trái cây để cúng Rước Ông Bà.

Tết đến!

Tết nơi đây, không sao bằng lúc bà còn ở Việt Nam; khi Sài Gòn còn mang tên Sài Gòn!

Niềm vui thấy còn hai con sum họp ngày Tết, ông và bà càng nhớ đến những năm Tết xưa kia khi còn đón Xuân sang với gia đình ở Việt Nam mình.

Bà ước mong sao, đóa hoa Freesia đón Tết năm nay sẽ cho bà và ông càng vững niềm tin chóng được về ăn Tết, cái Tết tự do, trên quê hương Việt Nam.


Những ngày cuối năm ở Canada…

Bích Phượng

Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.155 giây.