logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 19/01/2017 lúc 10:31:44(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Tôi có một người bạn thân nhất, chúng tôi coi nhau như anh em ruột, lúc đó hai chúng tôi mới 12 tuổi, cùng học chung một lớp, cùng học chung một trường Dũng Lạc ở Hànội. Di cư vào Miền Nam 1954 và trong thời gian mới bắt đầu vào Sàigòn, hai gia đình chúng tôi cùng ở chung trong một trại tạm cư tỵ nạn cộng sản, chúng tôi lại có dịp học chung với nhau tại trường trung học Nguyễn Trãi, là nơi tạm thời mượn một trường tiểu hoc nằm trên đường Trần Hưng Đạo, Sàigòn, rồi sau khi gia đình anh rời khỏi trại tạm cư, mẹ của anh mở một cái quán nhỏ gần ngay cửa ra vào chợ Tân Định, một mình bà tự tay tráng bánh cuốn Thanh Trì và bánh cuốn nhân thịt, quán mở cửa từ 6 giờ sáng đến 5 giờ chiều và ngày nào cũng đông nghẹt khách đến ăn, vì bánh cuốn của bà làm vừa thơm ngon lại vừa tráng mỏng dính như tờ giấy, nên nổi tiếng khắp vùng chợ Tân Định, nhiều khi không kịp tráng đủ bánh cuốn, để cung ứng nhu cầu của khách hàng, đến mua hàng ngày mang về nhà ăn, Mỗi ngày bà phải thức khuya xào nấu nhân thịt bánh cuốn, pha chế nước mắm ăn bánh cuốn, bà phải dậy sớm từ 4 giờ sáng để chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng đem ra quán, cho kịp giờ mở cửa cho khách đến ăn lúc 6 giờ sáng sớm hôm sau. Nhờ kiếm được tiền nhiều bán bánh cuốn, nên mẹ anh có dư tiền trả tiền học phí trường tư cho anh, nên mẹ anh chuyển anh về học trường tư thục Đông Tây Học Đường, nằm trên đường Hai Bà Trưng, thuộc vùng Tân Định. Đây là một trong những hiện tượng rất thường thấy các bà mẹ Việt Nam, làm việc lao động chân tay vất vả cực nhọc, nhất là các bà mẹ dư cư từ Bắc vào Nam, để kiếm tiền nuôi dưỡng các con ăn học thành tài mai sau.

Vào tháng tư đen 1975, khi công sản xâm chiếm Miền Nam Tự Do Nước Việt Nam, cả hai gia đình chúng tôi đều may mắn được chính phủ Hoa Kỳ giúp đỡ, đưa chúng tôi ra khỏi Việt Nam đến Hoa Kỳ định cư cùng lúc với mấy trăm ngàn người Việt khác cũng được hưởng quy chế ty nạn công sản tại đất nước tự do Hoa Kỳ này. Thế là gia đình anh định cư một tiểu bang xa cách gia đình tôi hàng ngàn dặm, nhưng cứ vài năm chúng tôi lại hẹn hò gặp mặt nhau, để cùng nhau ôn lại những kỷ niệm xa xưa, mà bây giờ chúng tôi đã trở thành hai cụ ông 76 tuổi cả rồi, nhưng riêng người mẹ của anh bạn này, nay vẫn còn sống và cụ đã 98 tuổi, bị bệnh mất trí, đang sống trong viện dưỡng lão và anh bạn tôi là con trai cả duy nhất của cụ, anh có 3 cô em gái, cô em gái út cũng gần 70 tuổi, tất cả 4 anh em đều lập gia đình, nhưng riêng cô em gái thứ nhì và thứ ba đều đã trở thành góa phụ, chỉ riêng cô em gái út thì người chồng vẫn còn sống. Vì chúng tôi thân với nhau như anh em ruột, từ hồi còn thơ ấu cho đến khi chúng tôi lập gia đình, mọi chuyện gì lớn nhỏ xẩy ra trong 2 gia đình của chúng tôi, chúng tôi đều kể lại cho nhau nghe, hơn thế nữa bố mẹ anh cũng yêu quý tôi, coi tôi như con ruột của ông bà, nên tôi thường xuyên đến nhà ông bà ăn cơm và đôi khi ngủ qua đêm ở nhà ông bà nữa. Chính vì thế, ngoài những câu chuyện trong gia đình của anh do anh kể lại cho tôi nghe, tôi còn được chứng kiến tận mắt những công việc nội trợ của mẹ anh, như nấu ăn, thu dọn nhà cửa sạch sẽ ngăn nắp và được nghe tận tai những lời nói ngọt ngào, êm dịu của mẹ anh với bố anh và với các em gái anh. Tất cả những đức tính trân quí này của mẹ anh, tiêu biểu sâu đậm những nét đặc biệt của những bà mẹ Việt Nam thời xa xưa ở quê nhà, mà bây giờ chúng ta rất ít thấy trong một xã hội văn minh, đầy rẫy sự sa đọa cám dỗ cả về thể xác lẫn tinh thần tại Hoa Kỳ, là nơi đất khách quê hương thứ hai, mà chúng ta đang sinh sống. Sau đây tôi xin tiếp tục kể thêm những chi tiết sự thật về bà mẹ của anh bạn tôi, có thể điển hình cho những bà mẹ Việt Nam khác, khi bà đưa các con cái bà về Hànội sinh sống, mà tôi vừa mới chỉ kể lại sơ qua ở phần trên đây, để cống hiến đến quý độc giả hiểu rõ thêm về những bà mẹ Việt Nam, cả đời chỉ biết hy sinh thân mình làm những công việc vất vả cực nhọc, để lo cho chồng và cho con được sống hạnh phúc, dù có phải chịu đựng nhiều sự gian nan đau khổ thế mấy đi nữa, cũng không hề than thân trách phận, trái lại trong lòng các bà mẹ Việt Nam này luôn luôn cảm thấy hài lòng, thể hiện qua nét mặt vui tươi khi nhìn thấy chồng con mình sống hạnh phúc. Vì thế các bà mẹ này dược mọi người kính trọng, ca tụng các bà là những Bà Mẹ Việt Nam Tuyệt Vời và tôi xin đi sâu từng chi tiết diễn tiến về người mẹ tuyệt vời của bạn tôi như sau:

Ông bố của bạn tôi là cựu học sinh trường trung học Bưởi ở Hànội, sau này vào Sàigòn được đổi tên thành trường trung học Chu Văn An. Sau khi ra trường, ông được bổ nhiệm làm Phó Giám Đốc ngân hàng tỉnh Đáp Cầu, gần sát tỉnh Bắc Ninh, Bắc Việt. Gia đình ông có 3 chị em, ông là con trai út duy nhất, 2 người chị ông đều xinh đẹp, được mệnh danh là Thúy Kiều và Thúy Vân, còn ông được mệnh danh là Kim Trọng, nổi tiếng thời bấy giờ ở phố Tiền An Bắc Ninh, là các con của cụ Quế Hương thuộc một gia đình điền chủ tại làng Ngô Khê thuộc tỉnh Bắc Ninh, còn mẹ của anh là một cô gái trẻ đẹp, được liệt vào hàng hoa khôi tỉnh Nam Định, được sinh trưởng trong một gia đình, tất cả các anh em đều mang giòng máu âm nhạc. Trai tài gái sắc tình cờ gặp nhau trở nên duyên nợ vợ chồng và bà đã sinh hạ cho ông 4 người con, 1cậu con trai cả đầu lòng và 3 cô con gái như tôi vừa kể ờ phần trên đây. Khi ông bố của anh qua đời ở tuổi 33, thì người con trai cả là bạn tôi mới lên 9 tuổi, người con gái thứ nhì 6 tuổi, người thứ ba 4 tuổi và người con gái út mới 2 tuổi. Vì muốn sống tự lập, không muốn nhờ vả vào nhà chồng, mặc dầu gia đình nhà chồng rất giầu có, nhưng bà nhất quyết rời bỏ tỉnh Bắc Ninh, đem 4 đứa con theo bà lên Hànội sinh sống, nhờ sự giúp đỡ tận tình của người em trai ruột kế bà, là một nhạc sĩ nổi danh từ Bắc vào Nam. Ngoài sự giúp đỡ vật chất của người em trai nhạc sĩ này, trong những năm tháng ở Hànội, để có thêm lợi tức hàng tháng chi dùng cho 4 đứa con, bằng cách bà làm vài loại bánh ngọt theo công thức bánh của Pháp, hàng ngày tự tay bà dem đến giao hàng cho một tiệm chuyên bán bánh ngọt của Pháp làm chủ, nổi tiếng tại Hà Thành tiêu thụ. Rồi 2 ngày cuối tuần vào mỗi buổi tối, người con trai cả của bà, đeo trên vai một thùng bánh ngọt Caravát, đi theo người Cậu nhạc sĩ chơi đàn trong vũ trường của người Pháp làm chủ, để bán bánh mang tiền về cho mẹ.

Khi di cư vào Miền Nam Tự Do 1954, mấy năm đầu bà mở quán bán bánh cuốn ở chợ Tân Định, như đã được đề cập ở phần mở đầu của bài này, sau đó ít lâu, qua sự giới thiệu của Cha Bề Trên Trần Văn Hưng, Giám Đốc Dòng Chúa Cứu Thế Kỳ Đồng, Sàigòn, bà được tuyển chọn làm Quản Lý cho Viện Mồ Côi Hội Dục Anh, đường Nguyễn Tri Phương, Chợ Lớn. Trong rất nhiều năm, bà cai quản hơn một chục nhân viên và 2 cô giáo viên, trông nom săn sóc gần 200 trẻ em mồ côi, từ sơ sanh cho đến 18 tuổi và những em bé sơ sinh nào còn mẹ, thì được người mẹ đón về nhà ngủ qua đêm, đến sang sớm hôm sau lại mang con đến gửi. Trong suốt thời gian nhiều năm, 4 người con của bà cũng cùng sống chung với các trẻ em mồ côi ở trong cô nhi viện. Để phụ giúp thêm ngân khoản chi dùng cho viện trẻ em mồ côi, bà đã tổ chức những buổi trình diễn văn nghệ tại rạp hát Thống Nhất Sàigòn và đi lưu diễn tại một số các tình, như Cần Thơ, Vĩnh Long, Rạch Gía, Mỹ Tho, Châu Đốc để kiếm tiền gây quỹ cho viện mồ côi, tất cả các nghệ sĩ trình diễn trên sân khấu trong các buổi văn nghệ này, đều do 3 cô con gái của bà cùng với một số đông các em mồ côi lớn tuổi đã được huấn luyện đảm trách, phần ban nhạc do người con trai cả của bà phụ trách. Nhờ sự hy sinh, dạy dỗ và tích cực khuyến khích của bà trong vấn đề học vấn cho con cái, nên anh con trai cả của bà là bạn tôi, đã được Cơ Quan Cố Vấn Quân Sự và Viện Trợ Hoa Kỳ, gọi tắt là MACV đã tuyển dụng anh làm Phụ Tá Quản Đốc (Chief Quarterman) 18 Kho Tiếp Liệu Quân Sự Hoa Kỳ tại Tân Thuận Đông, Nhà Bè, trước khi 18 kho tiếp liệu này được di chuyển đến căn cứ Long Bình, Biên Hòa. Trong tinh thần nhất trí cầu tiến, ban ngày bà điều hành cô nhi viện Dục Anh, ban tối bà ghi tên học các lớp Anh Ngữ ở trường Khải Minh và bà còn thuê giáo sư dạy Anh Ngữ Mr. Singh, người Ấn Độ về tại nhà dạy cho cả gia đình và sau hơn 3 năm liên tục học Anh Ngữ, bà cảm thấy tạm đủ vốn sinh ngữ để có thể giao thiệp với người Mỹ, bà liền yêu cầu con trai bà giới thiệu bà vào làm việc cho sở Mỹ, cho đến tháng tư đen 1975.

Lại thêm một lần thứ hai nữa, bà cùng các con các cháu phải lên đường di cư sang Hoa Kỳ tìm tự do, vừa mới ra khỏi trại ty nạn tại Hoa Kỳ để đến người bảo trợ, vì sẵn biết tiếng Mỹ, nên bà nhờ người bảo trợ kiếm việc làm cho bà ngay, để bà đi làm Salad Maker cho nhà hàng của Sheraton Hotel để kiếm tiền gửi về Việt Nam, nuôi dưỡng gia đình người con gái út của bà có 4 con, vẫn còn kẹt lại Việt Nam. Vì ngày đêm quá lo lắng cho gia đình người con gái út này, bà sợ không đủ tiền để gửi về hàng tháng cho gia đình cô con gái út đông con ở Việt Nam, nên bà phải làm việc lao động vất vả mỗi ngày10 tiếng, để có nhiều tiền gửi về Việt Nam cho gia đình của cô con gái út này. Vào những ngày mùa đông giá rét, mưa tuyết rơi xuống đông thành đá trên đường phố, mặc dầu nhà hàng cho phép bà nghỉ ở nhà không lãnh lương, nhưng bà vẫn không chịu nghỉ làm ở nhà, bà nhất quyết đi làm kiếm tiền gửi về Việt Nam hàng tháng.

Cách đây 4 tuần lễ, anh bạn tôi điện thoại cho tôi biết là vào giữa tháng 10 sắp tới đây, cô em gái thứ nhì của anh sẽ tổ chức mừng Lễ Thượng Thọ 98 tuổi cho mẹ tại vùng Hoa Thịnh Đốn, với niềm hy vọng vào dịp này, các con cháu có thể về họp mặt đông đủ để chúc mừng tuổi thọ của cụ, mặc dàu hiện tại, cụ bị bệnh lãng trí, phải ngồi xe lăn và đang phải nằm điều trị trong viện dưỡng lão, nhưng hàng ngày các cô em gái của anh vẫn thay phiên nhau, vào thăm nom cụ, trong khi anh ở tiểu bang xa, nên không thường xuyên về thăm cụ được. Anh còn cho biết là ngày đầu tiên, trước khi con cháu họp mặt đông đủ, chỉ có một mình anh từ xa đã về DC trước mấy ngày, còn vợ anh vì sức khỏe không mấy khả quan nên xin kiếu vắng mặt hôm đó, không thể đi với anh được và tất cả các cô em gái đều thông cảm cho sự vắng mặt của chị dâu vào ngày hôm đó, nhưng khi nghe thấy cô em gái nói với tôi, là không biết trước được mẹ của chúng ta có thể sống được bao nhiêu lâu nữa và nhỡ biết đâu tổ chức Lễ Thượng Thọ cho mẹ lần này là lần chót cho cụ, vợ anh nghe nói thế nên ngày hôm sau tức tốc mua vé máy bay để kịp thời đến tham dự ngày ý nghĩa cao trọng này của mẹ chồng cùng với anh.

Sau khi vợ chồng anh đi tham dự ngày Mừng Lễ Thượng Thọ của mẹ anh tại vùng Hoa Thịnh Đốn và vừa về tới nhà, anh liền điện thoại tâm sự cho tôi nghe như sau: Suốt 2 tuần lễ ở đây, mỗi ngày tôi đều vào thăm mẹ tôi trong viện dưỡng lão, bón thức ăn đã được nghiền nát cho cụ ăn như cho em bé ăn, nhìn thấy cảnh tượng cụ nằm liệt trên giường, làm cho lòng tôi bồi hồi se thắt lại, với đôi mắt dướm lệ, hồi tưởng lại những sự hy sinh cao quí của một góa phụ trẻ đẹp ngày nào, giữ gìn tiết trinh, sống độc thân thờ chồng, nuôi dưỡng 4 đứa con còn thơ dại, cho đến khi 4 đứa con đã khôn lớn ra ngoài xã hội và tất cả đều lập gia thất. Chắc anh đã biết rõ gia đình của tôi, vì chúng ta là bạn thân thiết với nhau như anh em ruột sống trong một mái nhà, anh thường xuyên đến ăn ngủ ở nhà tôi khi chúng ta còn độc thân và mẹ tôi cũng rất thương mến anh như con trai của cụ (xin xem lại những nét đặc thù về người mẹ anh, mà tác giả đã miêu tả ở phần đầu của bài viết này). Nhiều lúc tôi ngồi thơ thẩn một mình, lắng đọng tâm hồn trong giây phút, để cảm nghiệm thấy riêng phần tôi, là một đứa con thiếu bổn phận là đứa con hiếu thảo đối với người mẹ Việt Nam Tuyệt Vời của chúng tôi trên cõi đời này, bà đã săn sóc cho chúng tôi từ miếng cơm manh áo, lo thuốc thang cứu chữa cho riêng tôi qua khỏi những căn bệnh hiểm nghèo, thập tử nhất sinh khi tôi còn thơ ấu, cũng như khi tôi trưởng thành, nhất là khi tôi bị tai nạn xe hơi đụng gẫy chân, phải bó bột nằm trên giường mấy tháng không đi được, mà bây giờ mẹ tôi nằm trên giường bệnh trong viện dưỡng lão, đáng lý ra tôi phải nên sống gần gũi bên cụ, để đến thăm nom an ủi cụ trong viện dưỡng lão, bón cơm cho cụ ăn ít nhất mỗi tuần vài ba lần, gọi là một chút báo hiếu công ơn sinh thành, dưỡng dục con cái của mẹ tôi mới phải đạo làm con, vì cụ đã nuôi nấng, tận tình giúp đỡ cho 4 anh chị em chúng tôi có được cuộc sống gia đình, con cái sung túc tốt đẹp như ngày nay.

Trước khi anh chấm dứt những lời tâm sự nhiệt thành trên đây của anh với tôi trong điện thoại là: Tôi mong ước sao cho các con cháu của chúng ta sau này, đừng trở thành những người cộng sản vô cảm đối với cha mẹ của chúng nó, nhất là cha mẹ là những bậc sinh thành ra chúng nó, nếu vì lý do cha mẹ bị bệnh tật hay sức khỏe yếu kém, con cái không thể trông nom, săn sóc cha mẹ ở nhà được, đành phải gửi cha mẹ vào viện dưỡng lão, như trường hợp của mẹ tôi, thì phận làm con cái, hãy nên nhớ vào thăm cha mẹ thường xuyên để an ủi tinh thần các Ngài, kẻo sau này sẽ phải hối hận về hành động bất hiếu của mình, hành động vô cảm đối với cha mẹ mình, nếu có hối hận thì cũng đã muộn, vì các Ngài bất chợt đã ra đi vĩnh viễn, mà chúng ta sẽ không bao giờ còn thấy các Ngài hiện diện trên trần gian này nữa và biết đâu một ngày kia, chính chúng ta cũng sẽ là những nạn nhân phải đau khổ, vì thái độ vô cảm, bất hiếu của con chúng ta đối với chúng ta, như chính chúng ta đã có thái độ vô cảm, bất hiếu đối với Ông Bà Nội Ngoại của chúng trước kia, mà các bậc tiền nhân thường nói: Hễ Gieo Gió Thì Sẽ Gặt Bão. Nghe anh bạn tôi nhắc đền câu châm ngôn này, làm tôi bất chợt nhớ lại cách 7 năm, khi tôi được Đức Tổng Giám Mục Công Giáo Oklahoma City, chỉ định tôi làm tuyên úy tình nguyện cho trại tù Oklahoma County Jail liên tục 21 năm, thì một trại tù tạm giam hơn 200 tù nhân hình sự, mà tất cả những tù nhân này 90% là người Việt, đã thi hành xong các bản án từ 10 năm cho đến 15 năm tù, nay họ bị tạm giam tại một trại tù ở tỉnh Waurica, thuộc tiểu bang Oklahoma, để chờ ngày bị trục xuất trả về Việt Nam, nếu chính quyền cộng sản Việt Nam bằng lòng chấp nhận họ trở về nguyên quán. Trong thời gian họ bị tạm giam ở đây, ông Quản Đốc trại tù (Sheriff) mời tôi mỗi tháng 2 lần đến thăm viếng an ủi anh em tù nhân vì ông biết tôi là người Việt Nam. Một hôm như thường lệ, tôi đến thăm anh em tù nhân tại đây, thì có một anh tù nhân khoảng ngoài 30 tuổi, tâm sự riêng với tôi là anh ta đã thi hành xong bản án ờ tù 10 năm, về tội gia nhập băng đảng đi cướp tiền bạc và nữ trang tại một tư gia để có tiền mua thuốc xì ke ma túy hút và anh đã kháng cự lại cảnh sát đang thi hành công vụ bằng vũ khí cá nhân của anh, anh kể tiếp hồi anh 15 tuổi, anh còn nhớ bố anh cư xử tệ bạc với bà nội của anh, ông nội anh chết sớm trước bà nội, khi bà nội bị tai biến mạch máu não (Stroke), không đi đứng được, bà nội phải vào ở trong viện dưỡng lão, hoàn toàn do chính phủ đài thọ tiền thuốc men, tiền bác sĩ khám bệnh, tiền ăn ở viện dưỡng lão, bố mẹ anh không phải tốn một đồng xu cắc bạc nào hết, trái lại khi bà nội còn đi làm cleaning up cho một khách sạn 10 tiếng mỗi ngày, 7 ngày mỗi tuần, về tới nhà, bà nội nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa cho sạch sẽ, bố mẹ chỉ biết đi làm kiếm tiền và về tới nhà bố mẹ ăn cơm xong là rủ nhau chui vào phòng ngủ coi phim bộ. Cứ cách 2 tuần bà nội lãnh lương, bà nội đưa hết số tiền lương cho bố mẹ, nói là để phụ trả tiền nhà, tiền ăn cho gia đình, thỉnh thoảng bà nội lại mua đồ chơi cho 2 đứa em nhỏ của con và mua bánh kẹo cho chúng con ăn, con có hỏi bà nội là bà nội lấy tiền ở đâu để mua đồ chơi và quà bánh cho chúng con, thì bà nội nói là tiền thưởng (tip) của những quan khách ngủ qua đêm tại khách sạn, trước khi họ rời khách sạn cho bà. Con còn nho71 rõ, có lần bố anh nói cho anh biết, bố mẹ và các con được ở căn nhà khang trang, mới xây cất này, là do tiền của bà nội bán vàng của bà nội cho bố mẹ, để bố mẹ có đủ số tiền down 50% mua căn nhà này, nên mỗi tháng chỉ phải trả tiền nhà rất ít. Rồi một tai nạn thảm khốc đau thương, bất ngờ xẩy đến cho bà nội, trong khi bà nội đang lau chùi nhà bếp, bị trượt chân té xuống sàn nhà bếp lát bằng đá hoa, bố con gọi 911 đưa bà vào nhà thương cứu cấp, sau đó như đã nói ở phần trên đây, vì không ai có mặt ở nhà để săn sóc bà nội, nên bố mẹ phải gửi bà nội vào trong viện dưỡng lão và bà nội sống ở đây gần 4 năm trời mới qua đời. mà anh không hiểu lý do tại sao bố mẹ anh chỉ vào thăm bà nội mỗi năm có 3 lần, nên có một lần anh vào thăm bà nội, có một điều làm anh ngạc nhiên nhất và thắc mắc, anh hỏi bà nội là bà nội có biết lý do tại sao bố mẹ anh không vào thăm bà nội thưòng xuyên không? Bà nội chỉ lắc đầu và những giọt nước mắt tuân tràn trên hai gò má chỉ còn da bọc xương của bà nội, nên từ đó mỗi lần anh vào thăm bà nội, anh không dám hỏi bà nội câu hỏi này nữa. Quay trở lại về lời của anh bạn tôi nhắc lại câu châm ngôn: Gieo Gió Thì Sẽ Gặp Bão quả thật rất đúng. Nhưng theo tôi nghĩ câu châm ngôn: Cha Ăn Mặn Con Khát Nước có lẽ còn đúng hơn, vì người bố của anh tù nhân này cư xử bất hiều với mẹ ruột mình như thế, thì nay người con lãnh hậu quả bị ở tù 10 năm và anh tù nhân này còn có thể bị ở tù thêm nhiều năm nữa, khi đương sự bị trục xuất trả về Việt Nam, nếu chính quyền cộng sản bằng lòng chấp nhận cho đương sự trở về nguyên quán.

Sau hết, tác giả xin chân thành đa tạ người bạn thân nhất của tôi, anh đã gợi lại cho tôi hồi tưởng lại những kỷ niệm của thời niên thiếu xa xưa giữa chúng tôi, từ thời gian chúng tôi còn ở Hànội, rồi di cư vào Sàigòn cho đến khi chúng tôi sang đến Hoa Kỳ tìm tự do, nhất là anh đã khéo léo nhắc nhở cho tôi một cách kín đáo, là tôi cũng đang có một người mẹ tuyệt vời như mẹ của anh, hiện vẫn còn sống trên trần gian này và tình trạng sức khỏe của mẹ tôi cũng tương tự giống như tình trạng sức khỏe của mẹ anh, mà hiện tại mẹ tôi đang sống trong viện dưỡng lão, làm cho tôi cảm thấy băn khoăn bối rối trong đáy lòng, tự hỏi lòng mình, không biết tôi có cảm thấy thiếu bổn phận là đứa con hiếu thảo với mẹ tôi, như trường hợp của bạn tôi không?

Hồi ký PT. Nguyễn Mạnh San
______________________

UserPostedImage
Bìa sách “A Book on U.S. Applicable Law”...

Đã in xong và phát hành tuần này bản Anh văn tuyển tập những bài viết về Pháp Luật Hoa Kỳ Thực Dụng của Thầy Phó Tế Nguyễn Mạnh San -- nguyên là một Phụ Tá Trưởng Phòng Tố Tụng thuộc Tòa Án Liên Bang Hoa Kỳ ở Oklahoma City, Oklahoma. Thầy Phó Tế Nguyễn Mạnh San cũng là Tuyên Úy Trại Tù cho các trại tù Liên Bang Hoa Kỳ, nhiều thập niên là Tuyên Úy Trại Tù tình nguyện cho Tổng Giáo Phận Công Giáo Oklahoma City, Oklahoma.
Độc giả muốn tìm đọc bản tiếng Anh hay tiếng Việt, có thể liên lạc với tác giả Nguyễn Mạnh San ở:
sanmnguyen@gmail.com
song  
#2 Đã gửi : 19/01/2017 lúc 10:34:20(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
THE MARVELOUS VIETNAMESE MOTHER (Người Mẹ Việt Nam Tuyệt Vời)

Memoirs of Deacon Nguyen Manh San

I have a best friend, we consider each other as brothers, at that time both of us were 12 years old, we were in the same class at Dung Lac School in Hanoi. Migration to the South in 1954, and during the time we first arrived in Saigon, our two families happened to stay in the same refugee camp reserved for people fleeing Communist regime from the North, then we again had the opportunity to go to the same high school, Nguyen Trai, temporarily located in an elementary school on Tran Hung Dao street, Saigon. After his family leaving the refugee camp, his mother opened a small shop near the entrance of Tan Dinh market place, where his mother made soft plain rice rolls (bánh cuốn) of Thanh Tri style and soft rice rolls with ground pork inside; the shop was open from 6 am to 5 pm and always crowded with customers, as her rolls were so delicious and the soft rice shell was as thin as a sheet of paper. Her shop was well known throughout the Tan Dinh area, sometimes she could not keep up with the high demand of the customers, as many of them also bought rolls to take home. Every day she had to stay up late and get up early to prepare and cook ground pork for the rolls, and to make fish dipping sauce (nước mắm) serving with the rolls; she had to get up early at 4 am to prepare everything ready to bring foods to the shop to serve the customers starting at 6 o'clock in the morning. Thanks to good earnings from the shop selling rolls, his mother could afford to send his son to a private school named Dong-Tay Hoc Duong (East-West School) located on Hai Ba Trung Street of Tan Dinh area. This is a very common practice of the Vietnamese mothers, especially those refuges migrated from the North, who work around the clock to earn enough money to nurture her children and send them to good schools longing for a bright future.

In the black April of 1975, when the Communist forces invaded the Republic of Vietnam in the South, a free and democratic country, both of our families were fortunate that the US government helped us to get out of Vietnam and resettle us in the United States (US) along with hundreds of thousands of other Vietnamese. All have been granted refugee status in the US. So our two families were settled in different States distant thousands of miles away from each other; but every few years we, my friend and I, met to recall the old memories. We now became old men at the age of 76. His mother is still living at age of 98, she got dementia and living in a nursing home. My friend is the only son and the eldest in his family; he has 3 sisters, the youngest one approaching 70 years old. All four of them were married, but the second and the third sisters had become widows; however, the youngest sisters husband is still alive. We, my friend and I, are close to each other like brothers, since our childhood until we got married, we shared all stories to each other of what happened in our families. Besides that, his parents also loved me, treated me like a son in the family, so I often went to his home to eat and sometimes spent the night at his house. Therefore, in addition to the stories he recounted to me, I also witnessed firsthand the domestic skills of his mother, like cooking, keeping the house clean and neat, putting things in order; and the sounds of sweet and soothing words that his mother communicated with his father and his sisters. All these virtues treasured in his mother typified the valued characters of Vietnamese mothers of years past in our homeland, but now we rarely saw in a civilized society full of temptation and corruption both physically and mentally, such as what happening in the United States, the new land and our second homeland we are living in. I would like to continue telling more details about my friends mother, who is also a typical Vietnamese mother; when she settled her family in Hanoi that I recounted briefly above. I will go deeply in details so the readers would understand more about Vietnamese mother; during their whole life she always sacrificed herself for the sake of others in the family; just like a buffalo pulling the plough, doing the drudgery to care for her husband and children and to make them happy, despite enduring hardships and sufferings; she would never complained to anybody, whereas she is always content with what she did, as expressed through her joyful expressions when she saw her husband and children happy. Thus, everybody always respects the Vietnamese mother and she is praised as the Marvelous Mother of Vietnam. The deeds of my friends marvelous mother are as follows:

My friend's father is a former high school student of Buoi High School in Hanoi, later in Saigon the school was renamed as Chu Van An High School. After graduation from Buoi High School, he was appointed as Deputy Director of the bank in Dap Cau province, which is close to Bac Ninh province, North Vietnam. His family has three children, he was the youngest and the only son, his two sisters were beautiful, people had named them as Thuy Kieu and Thuy Van, and he was named Kim Trong. They were all famous in the area of Tien An Bac Ninh Street at the time; they were the descendants of Mr. Que Huong, a landowner in the village of Ngo Khe, Bac Ninh province. While his mother was a beautiful young lady, and was considered as one of the Beauty Queens of Nam Dinh province; she was born into a family which all children possessing the music skill in their blood. A talented young man meeting a beautiful girl and they became husband and wife by fate. They brought to life four children: the eldest is a son and three daughters as mentioned in the paragraph above. When his father passed away at age 33, the eldest son, a friend of mine, was only 9 years old, the first daughter was 6 years old, the second daughter was 4 and the third, the youngest daughter, was 2 years old. Because his mother wanted to live independently, she did not ask for help from her in-laws, despite her in-law's family was very wealthy; she was determined to leave Bac Ninh province, bringing the 4 children with her and settled in Hanoi, where she got good help from her brother, who is a renowned musician from North to South. In addition to material support of this musician's brother during the years in Hanoi, she earned monthly income for nurturing her 4 children, by making some pastries of French recipes; she hand- delivered daily the pastries to a well-known French bakery store in Hanoi. Then during the two evenings of every weekend, her eldest son, carrying a bucket of “Cravate” cookies on his shoulders, followed the musician uncle, who was performing in the French discotheque, to sell the goods and bringing money back to his mother.

When migrating to the Free South Vietnam in 1954, for the first few years she opened a shop to sell Vietnamese soft rice shelled rolls in Tan Dinh market place, as mentioned at the beginning of this story. Some years later, through the introduction of the Father Superior Tran Van Hung, Director of the Redemptorist Ky Dong Church, Saigon, she was selected as the Manager of the Youth Nurturing Orphanage Center on Nguyen Tri Phuong street, Cholon. For many years, she directed more than a dozen employees and two teachers to take care of nearly 200 orphaned children, from birth to 18 years old; and if the newborn babies who still have their mothers, then the mothers were allowed to bring their babies home to sleep with them overnight, and returning their babies to the orphanage in the morning. During those years, her four children lived together with the children in the orphanage. To provide some funding source for the orphanage, she organized several art performances at Thong Nhat theater in Saigon and brought the performance on tour in a number of provinces, such as Can Tho, Vinh Long, Rach Gia, My Tho, Chau Doc to raise funds for the orphanage. All the amateur actors performing on stages in the shows were her 3 daughters, and a number of older children of the orphanage who had been trained by her; as for the band, her eldest son, who had been trained by his musician uncle was in charge. Thanks to her sacrifice, teaching and actively encouraging the children in learning, so her eldest son, who is a friend of mine, was hired by the US Military Advisory and Assistance Agency, MACV, to the position of Assistant Managing Director (Chief Quarterman) of 18 US military logistic warehouses in Tan Thuan Dong, Nha Be, before these warehouses were moved to Long Binh bases in Bien Hoa. In the spirit of learning to improve her knowledge, she operated the orphanage during the day, and she enrolled in English classes of Khai Minh School at night; she also hired an English professor, Mr. Singh, an Indian, for in home teaching for the whole family; and after over 3 years of continuous learning English, she felt like her English proficiency was adequate to be able to communicate with Americans, she requested her son to introduce her to work for an US agency, and she continued her career at that agency until the black April of 1975.

Once more, she, her children and grand children immigrated to the United States in seeking for freedom. Right after leaving the refugee camp in the United States and temporarily settled in the sponsors house, as she knows English, she asked the sponsor to find her a job right away. Then she went to work for Sheraton Hotel as the restaurants Salad Maker to earn money to send back to Vietnam for supporting the family of the youngest daughter who has 4 children, they all stayed behind in Vietnam. Worrying about the condition of the family of her youngest daughter, she was concerned that she might not be able to send enough money to the family every month, so she had to work hard 10 hours a day, to have more money to send to Vietnam for the family of the youngest daughter. On cold winter days, snow fell on frozen streets, even though the restaurant allowed her to stay home without pay, but she still refused to stay home, she was determined to go to work to earn money to send to Vietnam monthly.

Four weeks ago, my friend called and let me know that in the middle of October his second sister will celebrate the Great Longevity Day for their mother at the age of 98 in Washington, DC, hoping that on this occasion all descendants would come to celebrate her longevity, although presently she got the Alzheimer disease, confined to a wheelchair and stayed in a nursing home, but every day his sisters still take turns to come visiting her and taking care of her, while he was in a far away State, he could not frequently visit her. He also said that on the first day, before the descendants coming to celebrate the Longevity Day, he alone had arrived in DC a few days ago; because the health condition of his wife she begged for her absence; thus, she was unable to go with him, and all the sisters were sympathetic for her sister-in-laws absence on that day. However, when he heard his sister saying that, it is not foreseen how long their mother could live, and this celebration would be the last one for the mother. When his wife learned about this she immediately bought a ticket to fly to DC in time for the celebration.

After he and his wife attended the celebration of the Longevity Day of his mother in the Washington DC and they just got home, he immediately called me to tell the story: During the 2 weeks in DC, he visited his mother every day in the nursing home, fed her with soft and ground foods just like feeding a baby, seeing her in bedridden situation, making his heart palpitated and he felt so sorry for her, with tearful eyes he relived the noble sacrifice of a beautiful young widow some day long ago, keeping her faithfulness to her past husband, stayed single to take care of 4 young and innocent children until they grown up, got married and earned their own living. He continued talking to me: “you know my family, as we are good friends like brothers living in the same home, you often came to eat and sleep in my house when we were single and my mother also loved you like a son (please refer to the part talking about the mother, which the author has described at the beginning of this article). Several times I sat lounging alone, settled down myself in a moment, examining deeply my sentiment and my acts, I considered myself as a child lacking the duty of a filial child to the Marvelous Vietnamese Mother on this world, she has to take care of us on every aspects from food to clothing; particularly for myself, when I got infected with life-threatening diseases at young age she cared for me and gave me medication for the cure; and when I grew up, I got hit in a car accident and my leg was broken, I was in a cast and lay in bed for several months. Now my mother lying in a nursing home, I was supposed to live close to her so I can visit and comfort her in the nursing home, feeding her at least two or three times per week, that would be a tribute paid to her for rearing us and for her sacrifice in order to bring the happiness and success to her descendants as she always expected. Knowing that my mother is no longer conscious, on the last day when I came to say good bye to her before returning to my home State, I talked to her in an extreme emotional mood: “Dear mother, I kept deeply in my heart the sacrifice of your whole beautiful life for us, you gave us a good example of love to lead us in following your path; and in particular for me, your dearest son, since I joined in the society and independently took care of myself, I have been doing charity and social works, with no profit, to follow your foot steps of Loving and Serving Others. I am sure that you know what I did and doing, and should be proud of me, your only son; I want to thank God who gave the blessing to us for having a mother with a such a Loving Heart. Amen.”

Before he stopped the compassionate conversation with me on the phone he confided to me that: “I wish that our children and grandchildren do not become communists because they are insensitive to their parents. Especially parents are those who give life to the children; if for some reason the parents are ill or in poor health, and the children cannot take of them at home, they could be sent to a nursing home, such as the case of my mother; your children, please remember to visit parents regularly to comfort them spiritually; otherwise, the children will later regret about their disloyal and insensitive acts to their parents; even if regret would come about, it was already too late, because their parents were gone forever, and they will never again see their presence on earth again; and may be one day we too will be the victims of sufferings, because of our childrens insensitive and disloyal attitude to us, as we ourselves had insensitive and disloyal attitude to our parents or grand parents; as our ancestors used to say: “one sows the wind, he/she will reap the storm”. Hearing my friend mentioned this proverb, I suddenly remembered about 7 years ago, after the Catholic Archbishop of Oklahoma City, had appointed me to be a volunteer chaplain for the Oklahoma County Jail continuously for 21 years, then there was a prison detaining more than 200 criminals, and 90% of the inmates were Vietnamese, they have served the sentence from 10 to 15 years in prison, at that time, they were detained at a prison in the city of Waurika, in the state of Oklahoma, to await their deportation back to Vietnam if Vietnam's Communist government willing to accept them back. During their time in detention at the prison, the Warden of the prison invited me to visit the prison twice a month to comfort the prisoners as he knew I am from Vietnam. One day, as usual, I came to see the prisoners there, an inmate in his 30s wanted to talk to me in private, as he has already completed his 10-year sentence in prison, on charges of joining a robbery gang who took away money and jewelries from a house so that they can get money to buy drugs, and he resisted the arrest of police, who was on duty, using his personal weapon;” he continued telling me: “when he was 15 years old, he remembers that his father behaved badly with his grandmother, his grandfather died early before her grandmother, when her grandmother has a stroke, she could not walk, she was sent to a nursing home, all expenses including room and board, nursing care, and medical treatment were totally covered by the government-funded medical program, his parents did not have to spend a penny for the care and treatment at nursing home. Whereas the grandmother had a cleaning job at a hotel, she worked 10 hours a day, 7 days a week. When coming home, she cooked and cleaned the house. His working parents only knew how to make money; they came home and ate dinner, then they went to the bedroom and watching film sets. Every 2 weeks my grandmother received a pay check, she gave all the money to my parents for partially covering the rent and foods for the family; sometimes grandmother bought toys for my two younger siblings and buy candies for us to eat. I had asked my grandmother how she could get some money to buy toys and candies and cookies; she said that it came from tips of the guests staying overnight at the hotel, before checking out they left some tips for her. He said that he remembers clearly that his father once told him, the family could live in a new and spacious house like this as the grandmother had sold her gold and gave the money to his parents so that they can deposit up to 50% of the value of the house; this would lower the monthly mortgage payment a little. Then a tragic accident suddenly happened to the grandmother, while cleaning the kitchen, she slipped and fell to the floor of ceramic tiles, my father called 911 and they took her to the hospital, as mentioned in the paragraph above that because no one was at home to take care of the grandmother, his parents had to send her to a nursing home; and she had stayed there for nearly 4 years before she died. He does not understand why his parents came to visit his grandmother only once a month. Then one day he visited her, he was caught by surprise and wonder when he asked his grandmother why his parents did not visit her so often? Grandma just shook her head and tears running on her cheeks covered with only skin and bones. Since then, he never asked his Grandma the same question again when he visited his grandmother. Go back to the statement of my friend with the proverb: “one sows the wind, he/she will reap the storm”, it sounds to be correct. But I think the adage: “the father ate salty foods the son feels thirsty” perhaps would be more correctly, because his father behaved badly and disloyal to his mother, then his child get a bad consequence for being jailed for 10 years; and he could be in prison for several more years when he was deported back to Vietnam, if the Communist government willing to accept for the return.

After all, the author sincerely thanks very much his best friend, who reminded him for reliving his childhood memories between them, from the time they were in Hanoi, then settling in Saigon until they came to the United States in seeking for freedom, especially he has cleverly reminded the author discreetly that the latter also has a wonderful mother like his mother, who is still alive on this earth; and the health condition of the authors mother is the same like that of his mother; but the authors mother is now living in a nursing home, that makes the author feel anxious and confused from bottom of his heart; and the latter asked himself whether he feels like he was lacking the duty as a filial child with his mother, as in the case of his friends feeling regard to his mother.


(*)Trùng chủ đề
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.208 giây.