logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 02/02/2017 lúc 10:22:11(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Tháng giêng, đầu năm Tây cuối năm Ta, tôi đi về tất bật trong mưa dầm gió giật, trong cái buồn lạnh của đất trời. Mưa ròng rã lê thê, có những việc cần mà phải hoãn vì không thể hoàn tất, chôn chân ở nhà mà lòng vẫn vui vẫn mừng vì thấy được mưa. Mưa, những năm đầu đến ở đất này trời cũng có những ngày mưa dai dẳng cả tuần lễ như năm nay. Những cơn mưa năm ấy đã là sự cứu rỗi cho kẻ lưu lạc bơ vơ trên xứ người, bởi đó là những lúc tôi tìm được quê nhà như Trần Trung Quân nói: “ở đâu cũng đất cũng trời thế gian.” Tôi đã qua bao cơn mưa nơi xứ người? Mối hận lòng bị bứt rời khỏi quê hương có bao giờ phai lạt? Gẫm lại, năm tháng tôi sống nơi đất này đã gần gấp đôi tuổi trẻ với quê hương. Tôi đã thôi buồn trước những cơn mưa dẫu quê nhà vẫn là hình ảnh ray rứt hoài trong buồng tim khối óc. Tôi có còn là một người dân Việt?


Câu hỏi nảy sinh khi đọc những dòng chữ của Trương Vấn:

Mỗi khi nghĩ và nhớ về buổi chiều Sài gòn với những cơn mưa bất chợt, tôi lại bùi ngùi tội nghiệp cho những người trẻ Việt Nam ở Hải Ngoại. Họ không có một thành phố của riêng mình, với những quán xá hò hẹn, những con đường bụi bậm đứng chờ nhau mong cho trời đừng đổ mưa để không ướt áo, hay buổi trưa hè chở nhau trên những chiếc xe đạp cũ kỹ, dừng lại bên đường cùng nhau uống chung ly nước mía. (Trương Vấn, Quê Nhà Quê Người, trang 23).

Câu nói tóm gọn cả một thời niên thiếu của tôi, cả một quê nhà của tôi khi bước chân đi.


Tôi rời nhà xa quê năm hai mươi tuổi. Đủ để biết mùi chiến tranh phân cách khổ đau, đủ để có tí tình còm mà thương mà nhớ, có nụ hôn dưới mưa và những lãng mạn ngu xuẩn ngọt ngào làm kỷ niệm cho tuổi vào thu. Nhưng quê nhà của tôi chỉ có vậy, không đầy ắp những hệ lụy và hạnh phúc như của bậc đàn anh, và nỗi đau bị bứt lìa quê hương cũng không đắng chát như những dòng hoài niệm của Trương Vấn.


Quê nhà của tôi ngoài những dòng đã trích cũng chỉ là những kỷ niệm học trò, những trang sách vàng ố, những buổi lang thang tìm mua sách vỉa hè khi những cuốn báo còn được kẹp bằng những cái kẹp gỗ trên dây thép như thể người ta phơi áo quần, những bi kịch mà tôi may mắn chỉ chứng kiến bên lề chứ không là nạn nhân khổ lụy. May mắn hay đáng tội nghiệp như Trương Vấn băn khoăn?


Trương Vấn khơi cho tôi nhìn lại mình những năm tháng trẻ nơi xứ người. Ở đâu cũng đất cũng trời thế gian, dẫu không có thành phố con đường quán xá của riêng mình, tuổi trẻ xứ người của tôi vẫn đầy ắp những gian nan và hạnh phúc, rất riêng, bởi lãng mạn không là của riêng một xã hội một vùng đất một sắc dân, và lãng mạn là điều bất chợt khởi lên tự mảnh đất mình đang sống tự hoàn cảnh mình đang đeo mang, không có gì cụ thể để phân định ngoài cái lòng bồng bột. Những mối tình của tôi là những mối tình mưa với những người trai cùng huyết thống cùng mang một nỗi đau buồn, không có vỉa hè quán nước đường bụi thì có những đêm biển lạnh căm bên vòng lửa nhảy múa lắt lay, không có tà áo quấn quít bên vòng bánh xe đạp cũ thì có những tấm áo khoác dầy cộm ấp ủ hai tấm thân gầy dưới bóng mưa đêm, không có quê nhà ba mươi năm trở lại thì cũng vẫn đau lòng bắt gặp người xưa nơi góc phố, quán hàng… Cùng với những mảnh hồn phiêu bạt, chúng tôi, những đứa trẻ bị đẩy ra khỏi quê hương không có cái lãng mạn dại dột xuống đường của Trương Vấn, nhưng có những đêm dài lăn tìm con chữ, níu những tiếng những lời của quê mẹ mong trường tồn một dòng giống lưu truyền một quê hương dù chỉ còn trong tâm tưởng, không lãng mạn lắm sao.


Bởi chính nơi con chữ lưu vong xứ người tôi biết rõ một quê hương, biết thương biết hận cho những gì đã mất. Tôi biết cảm kích những người chiến sĩ vô danh đã bỏ mình cho tôi, trong âm thầm quên lãng, tôi biết kính trọng và thương, thương những người “đã cởi bộ quân phục mặc trên người, đủ bình tĩnh để xếp chúng lại thật ngay ngắn phẳng phiu, cẩn thận cột giây đôi giầy trận theo đúng quy cách quân trường, rồi đặt chúng nằm cạnh bộ quân phục,”... “còn nhớ cái bóng của mình đã đứng thật nghiêm, bàn tay trái nắm chặt để ngón cái chạy xuôi theo đùi chân trái, tay phải đưa lên ngang tầm mắt, thật dõng dạc chào một lần cuối những thứ vừa cởi bỏ trên người ở chân cầu Bến Lức khi giọt nắng cuối cùng vừa biến mất…” (Trang 63). Họ là Hoàng Diệu, là Nguyễn Thái Học, là lịch sử, mà chính nơi tuổi trẻ xứ người tôi mới có cơ hội để biết. Tôi đã nên người, bằng văn hóa nhân bản xứ tạm dung, thứ văn hóa hội nhập và dung chứa, để dẫu không còn là con dân đất Việt tôi vẫn là người Việt nhờ những dòng lịch sử của đất nước mà tôi học được nơi đất này. Có để làm gì đâu, có được gì đâu hơn là một nỗi ngậm ngùi. Nhưng ở nơi mất gốc mà tuổi trẻ xứ người tôi đã tìm được bản sắc của mình, để như cây tre dẫu tách muôn ngàn gốc phân bủa khắp nơi trên mặt đất đều cùng lúc nở hoa khi tới kỳ và cùng với những lưu dân Việt khi nhắm mắt tôi vẫn nhớ về đất mẹ. Tuổi trẻ xứ người đã biến tôi thành một sắc dân pha giống, cung cách suy nghĩ của người Mỹ mà lòng tràn đầy một quê hương đã mất, rất buồn, nhưng cũng như Trương Vấn, tôi không quên cội nguồn – mà giờ đây biết đâu nguồn cội?


Bởi quê nhà khi tôi về lại không còn là một quê nhà chậm rãi bạc phai. Sắc màu và sự xa hoa quay tít chung quanh xóa nhòa quê cũ, tôi chỉ tìm thấy quê nhà nơi những buổi trưa chậm rầu của những bóng hình đơn lẻ, ăn chén cơm buồn trong thinh lặng giữa bốn bức tường xi măng cốt sắt của nhà cửa thời thoát xác. Tôi lạc trên quê hương mình như Từ Thức lạc trần. Dẫu canh cánh bên lòng mảnh đất quê hương, tôi không dám hay đúng hơn là không muốn, như Trương Vấn, gửi nắm xương tàn nơi đất mẹ, nơi quê nhà, dẫu nơi tôi sống vẫn chỉ là đất quê người.


Đất quê người, chính mảnh đất ấy đã khiến tôi chăm chú giữ gìn chút truyền thống. Những năm tháng ấy tôi phải nửa đêm tấn vào người năm ba lớp áo, bó con trai như bó giò, vặn vẹo với từng cơn gió thốc mà đến chùa đêm ba mươi để thắp một nén nhang bứt một trái quít mang về để trên bàn thờ cho ngày mới. Có khác gì đâu với cảnh anh dẫn vợ con vượt năm trăm dặm đường mang về một đóa quỳnh, mang về một hình ảnh một kỷ niệm của quê hương. Khi các con gái anh đặt chân lên mảnh đất quê mẹ, con trai tôi đã quanh lại hỏi tôi cái kỷ niệm đi chùa đêm ba mươi của năm xưa _ để nó dẫn bạn gái làm một cuộc hành hương. Tôi có thể gọi mảnh đất đã cho tôi sống cuộc sống cũ là đất quê người?


Chúng ta, dẫu đã phân trăm nhánh trăm dòng, vẫn mỗi người mang một mảnh hồn quê mà gieo mà trồng trên xứ lạ, và dẫu vẫn cùng mang một niềm khắc khoải về quê nhà, lại không cùng một cảm nghĩ về quê người. Ai đó đã nói, “ngoảnh lại không còn biết đâu là quê nhà…,” đọc Quê Nhà Quê Người của Trương Vấn chợt thấm thía cái điều “trong cõi riêng buồn thấy lại ta.” (Mai Thảo).

Lưu Na

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.050 giây.