logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 11/02/2017 lúc 11:24:03(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,168

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Chính quyền Trump tố cáo Trung Quốc, Đức và Nhật phá giá đồng bạc để hỗ trợ xuất khẩu khiến dân Mỹ mất việc. Không chỉ các nền kinh tế lớn mà nhiều nước đang phát triển cũng bị nêu tên – trong đó có Việt Nam.

Mục tiêu của Nhật khi nới rộng chính sách tiền tệ nhằm nâng lương bổng và mức tiêu thụ nội địa để thoát ra khỏi tình trạng giảm phát nan giải kéo dài trong nhiều thập niên, nhưng hậu quả khiến đồng Yen hạ giá so với đô-la. Nếu Nhật không thể siết chặt tiền tệ trong lúc này thì sẽ phải mở cửa nhập cảng khí đốt, nông phẩm, máy bay từ Mỹ – những thứ mà Nhật cần và Hoa Kỳ có thể cung cấp để giảm thặng dư mậu dịch và tạo việc làm ở Mỹ.


Đức xuất khẩu hàng thứ ba trên thế giới lại là nước hưởng lợi từ khủng hoảng Euro: số là kinh tế các nước Nam Âu suy sụp khiến đồng Euro mất giá thành ra giúp hàng Đức bán ra quốc tế giá rẻ tạo nên lợi thế so với Hoa Kỳ. Ước tính cho rằng nếu Đức còn giữ tiền riêng thì Đức Kim phải tăng 30-40% để điều chỉnh cán cân mậu dịch. Dù đồng Euro do Ngân Hàng Trung Ương Âu Châu ECB quyết định nhưng Đức là nền kinh tế lớn và nặng cân nhất trong khu vực, cho nên chính quyền Trump mới tố cáo rằng Đức đã thao túng đồng Euro trục lợi.


Trường hợp Trung Quốc phức tạp hơn, vì Bắc Kinh trong vòng hai năm nay đang nâng giá NDT (Nhân Dân Tệ) thay vì hạ giá đồng bạc, bán ra 1000 tỷ USD nhằm ngăn tình trạng chảy máu ngoại tệ khi kinh tế yếu kém nên tư bản đỏ muốn chuyển tiền ra nước ngoài. Tình hình này trái ngược với thời điểm năm 2000 khi Bắc Kinh hạ giá NDT nhằm hỗ trợ xuất cảng nên nhiều chuyên gia cho rằng Trump lỗi thời khi tấn công Hoa Lục. Nhưng ngược lại cánh theo Trump cho rằng trước đây Trung Quốc đã “mượn” (khiến hàng triệu dân Mỹ mất việc) thì nay phải “trả” nhất là khi ngân khố còn nắm giữ 3500 tỷ USD. Nói cách khác đây là lúc Trump bắt chẹt Bắc Kinh để tìm lợi thế khi thương lượng.


Sang đến các nước đang phát triển thì cánh chống TPP đưa ra lý do TPP không có điều khoản về hối suất, trong khi các nước Đông Á nằm trong TPP đều thao túng đồng bạc khiến Hoa Kỳ mất đi 2 triệu việc làm [1]. Nhật, Mã Lai, Singapore bị gọi đích danh, còn Việt Nam cũng bị nhắc đến 6 lần trong tài liệu [1] dưới đây. Lý do chính khiến Obama vận động cho TPP nhằm ngăn chận ảnh hưởng của Trung Quốc, còn lợi ích kinh tế đến cho Hoa Kỳ rất ít (0,5% GDP) so với Việt Nam hưởng lợi nhiều nhất. Sang đến Trump, chủ trương nước Mỹ trước tiên (America first) nên dù các quốc gia bạn như Đức-Nhật hay đối thủ như Trung Quốc đều bị cảnh giác thì những nước đang phát triển cũng không thể trông cậy vào thị trường Hoa Kỳ sẽ mở rộng như trước. Mỹ thâm thủng mậu dịch với Việt Nam hàng thứ 5 (sau Trung Quốc, Đức, Nhật, Mễ Tây Cơ) [2] nên Việt Nam cũng đang lọt vào tầm nhắm.

Tiền VND (Việt Nam Đồng) định giá theo USD nhưng mỗi lần NDT hạ giá thì VND theo đó xuống giá, như vậy là hưởng lợi hai đầu để vừa cạnh tranh với Trung Quốc lại bán thêm hàng rẻ sang Hoa Kỳ. Lẽ ra Việt Nam thặng dư mậu dịch với Mỹ nhảy vọt từ 500 triệu USD năm 2000 lên 32 tỷ USD năm 2016 [3] thì tiền đồng cũng phải tăng so với đô la.


Chỉ riêng trong năm 2015 khi Việt Nam thặng dư với Mỹ 31 tỷ USD lại thâm thủng với Trung Quốc 32 tỷ USD [4] tức là tiền Mỹ chạy vào Việt Nam rồi luồng sang Hoa Lục. Nhiều người cho rằng Trung Quốc sẽ dùng Việt Nam làm cánh cửa hậu thâm nhập thị trường Hoa Kỳ thông qua TPP để trốn thuế (chẳng hạn như doanh nghiệp Trung Quốc ồ ạt đầu tự vào sản xuất vãi sợi). Có tự do mậu dịch thì dân chúng Việt Nam được thêm công ăn việc làm nhưng lợi ích chính về tay doanh nghiệp Trung Quốc và các đại gia trong nước khiến tham nhũng, bất công và khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng vọt. Các quyền hạn dân sự và công đoàn được hứa hẹn nhưng có thể bị siết chặt trở lại như đã từng xảy ra sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Về ngoại giao thì Việt Nam sẽ tiếp tục đu dây chớ không thể chọn nghiêng thêm về phía Hoa Kỳ vì lệ thuộc về kinh tế và chính trị vào Bắc Kinh. Cho nên theo cách tính toán lời lỗ của doanh nhân tỷ phú Donald Trump Hoa Kỳ bị thiệt hại do chẳng thu được lợi ích thực tiễn nào từ TPP, nên Tổng Thống Donald Trump mới chủ trương thay vào đó những hiệp ương thương mại song phương để chận không một nước nào có thể lợi dụng ăn ké.


Hai nhân vật chủ chốt khi thương thuyết các hiệp định thương mại gồm Giáo Sư Peter Navarro – tác giả quyển Chết Vì Trung Quốc (Death by China) nay được Donald Trump cử làm Hội Đồng Thương Mại Quốc Gia – và nhà tỷ phú Wilbur Ross - hiện đang chờ Quốc Hội phê chuẩn vào chức vụ Bộ Trưởng Thương Mại. Riêng ông Wilbur Ross đã đầu tư vào ngành may mặc tại Việt Nam từ năm 2015 [5] nên hiểu rỏ cách thức làm ăn trong nước, trước đây ông là nhà kinh doanh rất phấn khởi về triển vọng phát triển của Việt Nam nhưng nếu trở thành Bộ Trưởng Thương Mại không biết sẽ nhìn theo góc cạnh nào phù hợp cho quyền lợi của nước Mỹ và cho quan điểm của ông Trump.

Đa số vẫn cho rằng Mỹ cần hàng hóa rẻ từ các nước đang phát triển như Việt Nam. Nhưng ai sống ở Hoa Kỳ đều biết khoảng 20-30% đồ dân Mỹ mua vào là thừa thải không hề xử dụng đến, nên nước Mỹ bớt nhập cảng 20-30% cũng chẳng mất mát gì.

Đoàn Hưng Quốc
_____________________
Tài liệu tham khảo:

[1] Trans-Pacific Partnership, currency manipulation, trade, and jobs – Economic Policy Institute, March 2016

[2] US Merchandise Trade Deficit with China hit record in 2015 – cnsnew.com, February 9, 2016

[3] US trade goods with Vietnam – census.gov

[4] Trade deficit with China rises – Viet Nam News, January 06, 2016

[5] The US billionaire who pours money into Vietnam’s garment industry – Vietnamnet, 17/07/2015


Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.056 giây.