logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 16/02/2017 lúc 06:42:47(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Các nhân viên chấp pháp của cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan (ICE) đang bắt giữ một nghi phạm tại Los Angeles, ngày 07 tháng 02 năm 2017.



Vào năm 1966, Tổng thống Bill Cliton ký ban hành Luật có tên là “Antiterrorism and Effective Death Penalty Act” (tạm dịch là ‘Luật Chống Khủng bố và Thi hành Án Tử hình có hiệu lực’). Luật này quy định những cư dân chỉ có thẻ xanh, chưa phải là công dân Mỹ, bị kết án về những tội phạm trên đất Mỹ, bao gồm một số tội nhẹ, vẫn có thể bị cầm giữ không được kháng cáo dù đã thi hành hoàn toàn bản án.

Luật mà Tổng thống Clinton trong lễ ký kết gọi là một “đòn giáng” chống lại chủ nghĩa khủng bố bị nhiều người xem là “ác độc”, như nhận xét của luật sư Tiến sĩ Tạ Văn Tài, nguyên giảng viên trường Luật thuộc Đại học Havard (Hoa Kỳ). Ông nói: “Luật này rất ác độc vì lúc đó ông Clinton phải nhượng bộ đảng Cộng hòa và đảng Cộng hòa rất khắc nghiệt đối với những di dân chỉ có thẻ xanh. Không những chỉ có luật đó mà còn có luật khác gọi là Illegal immigration reform and immigation responsibility act qui định những thường trú nhân không được hưởng welfare một cách dễ dàng.”

Về phạm vi áp dụng của luật cũng như những đối tượng chịu ảnh hưởng, luật sư Tài giải thích: “ Luật Chống Khủng bố và Thi hành Bản án Tử hình Có Hiệu lực, muốn trục xuất những thường trú nhân mắc tội đại hình, thứ hai là tội có khí giới, thứ ba là những tội về đạo đức như là ăn trộm ăn cắp hai lần. Riêng tội đại hình gồm một loạt những tội đại hình không phải là tội đại hình khi trước nhưng luật di dân định nghĩa là tội đại hình như ăn trộm, làm giả hồ sơ, giấy tờ, buôn lậu xe hơi, đổi số xe, lái xe cẩu thả gây thương tích cho người khác, đánh vợ đánh con, nhưng bị tù trên một năm mới bị trục xuất.”

Luật sư Nguyễn Hoàng Duyên tại San Francisco cho biết thêm về trường hợp phạm tội liên hệ đến ma túy: “Những người bị kết tội ở các tiểu bang do sử dụng ma túy không thôi thì chưa phải tội bị trục xuất, nhưng giữ ma túy trong người với mục đích buôn bán, phân phối để kiếm lời thì tội đó thuộc diện bị trục xuất nhưng để rõ chi tiết luật sư phải nghiên cứu hồ sơ và đối chiếu với danh sách do cơ quan di trú đề ra mới biết tội đó thuộc diện bị trục xuất hay không.”

Dù luật được ban hành vào năm 1996, nhưng Washington phải thương thuyết về những thỏa thuận trục xuất với từng nước một, chẳng hạn như Campuchia đã ký thỏa thuận với Hoa Kỳ vào năm 2002.

“Riêng về trường hợp Việt Nam thì có thỏa ước ‘Hồi hương’ ngày 22 tháng 1 năm 2008 phân biệt hai loại: loại một là những người qua Mỹ trước ngày bình thường hóa ngoại giao tức là trước ngày 12 tháng 7 năm 1995. Những người qua Mỹ trước năm này được xem là trốn chế độ cộng sản, là người tị nạn. Sau đạo luật này họ vẫn là người tị nạn chính trị nên không bị trục xuất về Việt Nam tuy rằng có thể trục xuất sang nước khác. Số người này khoảng 5.000 người, còn những người sang sau khi Mỹ Việt bình thường hóa, khoảng 1.500 người thì có thể bị trục xuất,” luật sư Tài cho biết.

Về thủ tục trục xuất những thường trú nhân phạm tội, luật sư Nguyễn Hoàng Duyên tại San Francisco diễn giải chi tiết:“Những người có thẻ xanh phạm tội thì tùy theo loại tội có thể thuộc diện bị trục xuất, nhưng nói bị trục xuất không có nghĩa là vì người ta phạm tội thì tống người ta đi. Không phải như vậy. Trước khi trục xuất những người đó, Sở Di trú phải đưa những người đó ra tòa án di trú và luật sư của họ trình bày là tội của họ có phải thuộc loại bị trục xuất hay không, và có những điều khoản nào, những tiền lệ nào họ được giữ lại không bị trục xuất hay không. Nếu họ thắng họ vẫn là người có thẻ xanh và nếu thua thì thẩm phán sở Di trú sẽ tuyên bố người này bị trục xuất và người này vẫn có quyền kháng cáo lên tòa trên.”

Vẫn theo lời luật sư Duyên, sau hiệp định hồi hương ngày 22 tháng 1 năm 2008, những người có thẻ xanh qua Mỹ trước ngày 12 tháng 7 năm 1995 không bị trục xuất về Việt Nam nhưng tình trạng di trú của họ không ổn định, nhất là trong những ngày sắp tới vì chính sách cứng rắn đối với di dân của chính quyền Tổng thống Donald Trump:

“Bây giờ trong cộng đồng Việt Nam mình hiện giờ như thành phố San Francisco cũng có vài ngàn người Việt Nam đã bị tòa di trú Mỹ trục xuất rồi nhưng vì họ đã đến Mỹ vào năm 1991, 1992 chẳng hạn thì theo thỏa ước đó Việt Nam không nhận họ lại, nên họ vẫn được ở lại San Francisco, họ vẫn được cấp giấy phép đi làm để kiếm sống. Chỉ có điều là tình trạng của họ không phải là thẻ xanh và vĩnh viễn họ không vào được quốc tịch,” luật sư Duyên tiếp lời.

Những người chỉ trích cho rằng luật căn cứ trên ‘những định nghĩa mơ hồ’ về ‘sự sa đọa đạo đức’, nới rộng những tiêu chuẩn về tội phạm để có thể trục xuất người có thẻ xanh.

Giáo sư Hiroshi Motomura, một chuyên gia về di trú và quốc tịch thuộc trường Luật trường đại học California-Los Angeles, nói luật này không chỉ nới rộng phạm vi trục xuất, mà còn hạn chế khả năng của thẩm phán di trú cho phép di dân được ở lại Mỹ căn cứ trên hoàn cảnh cá nhân.

Hoàn cảnh cá nhân đó có thể bao gồm việc người bị trục xuất chưa hề có mặt tại quốc gia sắp bị trục xuất về vì những người này sanh ra tại các trại tị nạn, đến Mỹ khi còn nhỏ, và ngay cả không nói được tiếng mẹ đẻ của mình nữa, nghĩa là sẽ gặp nhiều khó khăn để thích ứng với môi trường xung quanh, theo lời dân biểu Keith Ellison thuộc tiểu bang Minnesota.
Theo VOA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.040 giây.