logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 21/02/2017 lúc 09:07:54(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,168

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Ảnh tổng thống Mỹ Donald Trump và tổng thống Nga Vladimir Putin tại Danilovgrad, Montenegro, 16 tháng 11, năm 2016.
REUTERS/Stevo Vasiljevic

Đây là tựa bài phân tích trên báo Les Echos hôm nay 21/02/2017. Hiện tượng « đam mê » các nhà lãnh đạo độc tài đang lan rộng trên thế giới, kể cả ở những nước có truyền thống dân chủ như Hoa Kỳ, hay ở Hungary, Nga … và đang ngấp nghé trỗi dậy tại Pháp.

Đầu tiên hết, ông Jacques Hubert-Rodier, cây bút xã luận về ngoại giao của Les Echos cho rằng sau một tháng lên cầm quyền, ông Donald Trump đang gia nhập vào đội ngũ lãnh đạo độc tài. Những người muốn khẳng định uy quyền, bao gồm từ Vladimir Putin (Nga), cho đến Tập Cận Bình (Trung Quốc, cho đến Viktor Orban (Hungary), Recep Tayyip Erdogan (Thổ Nhĩ Kỳ) và một vài người khác rải rác trên thế giới – những người đã mê hoặc một phần lớn bộ phận dân chúng về quyền lực và một Nhà nước hùng mạnh.

Tuy nhiên, điều nghịch lý là biến dạng của thể chế độc tài đó đều dính đến tất cả các kiểu chế độ từ dân chủ (Hoa Kỳ, Hungary…), cho đến chuyên chế (Trung Quốc), đi qua cả những thể chế bán dân chủ (như Nga và Thổ Nhĩ Kỳ). Và điểm chung của hiện tượng « cá nhân hóa quyền lực » chính là kêu gọi tính tự quyết độc lập của người dân và một ý tưởng nào đó về một quốc gia vĩ đại.

Tại Trung Quốc, Tập Cận Bình đã thâu tóm trong tay gần như mọi quyền lực đang khơi dậy một sự sùng bái cá nhân vốn cho đến giờ chỉ dành cho Mao Trạch Đông. Rodrigo Duterte của Philippines khẳng định uy thế với chiến dịch bài trừ ma túy đẫm máu. Nước Nga có Vladimir Putin tự tạo dựng huyền thoại về mình bằng cách phô bày hình ảnh thân thể cường tráng khi đang cưỡi ngựa hay trong bộ võ phục judo.

Tương tự, tại Thổ Nhĩ Kỳ, Recep Tayyip Erdogan, sau cú đảo chính hụt hồi trung tuần tháng 7/2016, tung ra chiến dịch thanh trừng trong mọi ngành, với việc bắt giữ vô số nhà báo và nhà đối lập, và đang chuẩn bị củng cố thêm quyền hành tổng thống với cuộc trưng cầu dân ý sắp được tổ chức vào 16/4 tới đây.

Và ở một mức độ nào đó, thủ tướng Hungary Viktor Orban cũng đang tìm cách thâu tóm thêm quyền lực khi đưa đất nước theo hướng mà ông gọi là « nền dân chủ phi tự do » - một thuật ngữ phản ánh nghi kỵ của nhà nước đối với tư pháp và việc kiểm soát lập pháp.

40% người Pháp ủng hộ một chế độ độc tài

Hiện tượng tái khẳng định quyền uy tối thượng của các lãnh đạo nhìn chung đi cùng với một trào lưu mà ông Larry Diamond, giám đốc trung tâm nghiên cứu về dân chủ, trường đại học Stanford gọi là « suy thoái dân chủ ». Và sự suy thoái này diễn ra sau một làn gió dân chủ bắt đầu vào cuối thế kỷ XX, đầu tiên hết là tại châu Mỹ La-tinh và châu Á, rồi đến Trung – Đông Âu và cuối cùng là châu Phi.

Theo tác giả bài viết, tình trạng suy thoái trên thể hiện rõ nét trong năm 2016 tại các nước tại các nước dân chủ và bán dân chủ và đã làm nổi rõ một xu hướng khác đó là sự nổi dậy chống lại tầng lớp lãnh đạo và các định chế của các cử tri. Xu hướng này có liên quan đến một mối lo sợ : làn sóng nhập cư gia tăng và tình trạng khủng bố lan rộng.

Điều đó giải thích phần nào 40% người dân Pháp mong muốn trở lại với chế độ độc tài, theo một thăm dò của Ifof, được công bố trên trang mạng Politico năm 2015. Một chỉ số khác cũng cho thấy xu hướng trên, đó là chỉ số dân chủ trên thế giới, đã tụt giảm từ 5,55 trong năm 2015 xuống còn 5,52 năm 2016 trên bậc thang 10, trong khi chỉ số này là 5,62 trong năm 2006.

Dẫu sao thì vẫn còn một chút lạc quan. Tác giả ghi nhận sự biến dạng của thể chế độc tài đó ít nhiều gì cũng gặp phải sự phản kháng của người dân tại Hoa Kỳ, Hungary, Thổ Nhĩ Kỳ hay tại Nga, phản đối những sắc lệnh, chính sách hay dự luật « phản dân chủ ».

Cho dù có mạnh đến mấy như tổng thống Nga Vladimir Putin lúc này, cầm quyền lãnh đạo đất nước trong suốt 17 năm qua, lúc thì trong cương vị tổng thống, lúc ở vị trí thủ tướng, và rất có khả năng sẽ tái đắc cử vào năm 2018, do uy tín của ông vẫn còn cao, nhưng quyền lực của ông cũng đã trở nên mong manh hơn nhiều.

Cuối cùng, tác giả cho rằng, về phần ông Donald Trump, lịch sử sẽ cho biết là ông có thể giữ được nước Mỹ bằng bàn tay sắt hay không. Ngay lúc này đây, dường như ông đã thất bại.

Trump muốn tước bỏ tính chính đáng của tự do báo chí

Liên quan đến ông Donald Trump, việc tân chủ nhân Nhà Trắng không ưa giới báo chí, truyền thông không phải là chuyện gì mới mẻ. Nhưng điều đáng lo ngại, theo báo Le Monde, là « Trump muốn tước bỏ tính chính đáng của quyền tự do báo chí ».

Ngày 17/02, ông Trump tuyên bố báo chí là « kẻ thù của nhân dân Mỹ ». Vị tổng thống Mỹ gần đây nhất đã có những phát biểu thô bạo chống lại báo chí giống như Richard Nixon trong vụ bê bối Watergate.

Theo nhận định của Le Monde, trong suốt cuộc đời doanh nhân của mình, cho đến trước khi trở thành tổng thống, nhà tỉ phú Donald Trump ít khi phải giải trình về những lựa chọn của mình. Giờ đây, trên cương vị tổng thống – phục vụ đất nước, ông cũng không hề sẵn sàng chấp nhận sự soi xét đối trọng quyền lực.

Thái độ kém khoan dung đối với những chỉ trích không phải là do sự bực bội. Như các cố vấn thân cận của Donald Trump đã khẳng định, việc tước bỏ tính chính đáng của báo chí là nhằm áp đặt những thông tin một chiều duy nhất và những kiểu thông tin này lại được các mạng xã hội nhân bội lên, giam hãm cử tri trong những tín điều của mình.

Chính vì thế, ông Trump và nhóm cộng sự đã coi các phương tiện truyền thông như một đảng phái đối lập. Tờ báo cho rằng xu hướng này là nguy hiểm. Báo chí không làm thay đổi kết quả cuộc bầu cử, ông Trump biết rõ điều này hơn ai hết. Nhiệm vụ của báo chí hoàn toàn khác : đó là thông tin một cách tốt nhất có thể. Bác bỏ chức năng này của báo chí không phải là phục vụ cho người dân Mỹ.
Theo RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (3)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.047 giây.