logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 06/03/2017 lúc 06:46:16(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Bản phúc trình nhân quyền năm 2016 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tiếp tục ghi nhận Việt Nam là một nhà nước “độc tài cai trị bởi một đảng duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam” và “tiếp tục đàn áp nhân quyền” dưới nhiều hình thức.

Phần viết về nhân quyền Việt Nam trong phúc trình năm 2016 dài 33, so với năm 2015 dài 57 trang, cho rằng: “chính quyền giới hạn nghiêm trọng quyền tự do chính trị của người dân, đặc biệt quyền thay đổi chính quyền bằng các cuộc bầu cử tự do và công bằng.”

Bản phúc trình ngày 3/3 nói thêm rằng: “chính quyền giới hạn về tự do dân sự của công dân, trong đó có tự do hội họp, lập hội và bày tỏ; và không bảo vệ đầy đủ các quyền lợi trong xét xử của công dân, không bảo vệ người dân khỏi việc giam giữ tùy tiện.”

Báo cáo cho biết "công an cấp tỉnh và địa phương thường xuyên duy trì quyền hành đáng kể trong hoạt động của mình... Trong số 19 thành viên của Bộ Chính trị hiện tại có 4 thành viên đang hoặc từng làm việc ở Bộ Công an, so với con số 3 trong số 16 thành viên Bộ Chính trị là quan chức công an trong nhiệm kỳ trước.”

Báo cáo cho biết thêm chính phủ Việt Nam bổ nhiệm các quan chức đương nhiệm hoặc cựu quan chức của Bộ Công an vào một loạt các vị trí cấp cao, trong đó có Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, Chủ nhiệm Văn phòng Trung ương Đảng Nguyễn Văn Nên, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình, quyền Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ Bùi Thanh Hà. Các cựu quan chức an ninh của bộ Công An cũng giữ vị trí lãnh đạo chủ chốt trong chính quyền cấp tỉnh, thành trong đó có Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung và Bí thư tỉnh ủy Thái Nguyên Trần Quốc Tỏ.
Báo cáo có nhắc đến việc chính quyền ngăn chặn các nhà hoạt động không cho gặp gỡ với một vị nguyên thủ quốc gia nước ngoài đến Việt Nam vào 25/5/2016: “Nhân viên cảnh sát và an ninh thường phục giam cầm hay quản thúc tại gia rất nhiều nhà hoạt động trong những ngày trước chuyến thăm của một nhà lãnh đạo nước ngoài đến Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.”

Báo cáo viết: “Vào ngày 24/5 an ninh thường phục của Bộ Công an và cán bộ công an của Hà Nội ngăn cản và câu lưu người ủng hộ nhân quyền Nguyễn Quang A gặp gỡ với một nhà lãnh đạo nước ngoài… Tương tự, các quan chức an ninh bắt giữ blogger và là nhà hoạt động Phạm Đoan Trang ở tỉnh Ninh Bình trong khi cô đang trên đường đến gặp nhà lãnh đạo nước ngoài này. Vào ngày 25/5, cơ quan chức năng ở Thành phố Hồ Chí Minh bắt giữ Trần Hoàng Phúc và câu lưu tại đồn công an đến 8 giờ nhằm ngăn chặn anh tham gia vào một sự kiện thanh niên với một nhà lãnh đạo nước ngoài. Cảnh sát được cho là đã lục soát túi xách của anh Phúc và tịch thu điện thoại di động cùng tài liệu cá nhân của anh.”

Bộ Ngoại giao Việt Nam chưa lên tiếng về bản phúc trình nhân quyền 2016 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.

Năm ngoái, Bộ Ngoại giao Việt Nam cho rằng báo cáo nhân quyền của Mỹ năm 2015 “dựa trên thông tin không chính xác, không phản ánh đúng thực tế thực thi quyền con người ở Việt Nam.”
UserPostedImage
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình.


Khi đó người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình cho biết: “Việt Nam luôn sẵn sàng trao đổi thẳng thắn và cởi mở với các nước, trong đó có Mỹ, về những vấn đề còn có sự khác biệt, qua đó thu hẹp bất đồng, tăng cường hiểu biết và góp phần thúc đẩy quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước.”

Báo cáo nhân quyền hàng năm do Quốc hội Mỹ chỉ đạo thực hiện, ghi nhận tình hình nhân quyền ở gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ và do các nhân viên của Đại sứ quán Mỹ soạn thảo. Báo cáo năm nay phần lớn được hoàn thành trong nhiệm kỳ của Tổng thống Barack Obama.

Bộ Ngoại giao Mỹ hôm thứ Sáu, 3/3, đã công bố báo cáo hàng năm về tình hình nhân quyền toàn thế giới nhưng việc công bố đã bị lu mờ bởi những chỉ trích nói rằng Ngoại trưởng Rex Tillerson đã không dành nhiều sự chú ý và không tổ chức rầm rộ như truyền thống.
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.035 giây.