logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
co  
#1 Đã gửi : 08/03/2017 lúc 09:44:54(UTC)
co

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 30-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,345

UserPostedImage
Một biểu tượng của cuộc chiến vì phụ nữ. DR

Hôm nay 08/03, ngày Quốc tế nữ quyền, đây là sự kiện không thể thiếu trên các trang báo Pháp ra hôm nay. Với Libération đây không chỉ là ngày tôn vinh phái nữ, mà còn là ngày tiếp tục cuộc đấu tranh cho nữ quyền. Libération ghi nhận, « trong bối cảnh chính trị phản động, quyền nạo thai bị đe dọa và Donald Trump đắc cử tổng thống … Năm nay, hơn bao giờ hết ngày Quốc tế nữ quyền là ngày đấu tranh ». Trang nhất tờ báo chạy tựa « ngọn đuốc cháy lại » như một lời kêu gọi cuộc đấu tranh các quyền của phụ nữ không bao giờ tắt.

Theo Libération, « đòi quyền cho nữ giới, đó là cuộc đấu tranh bất tận ». Đó là cuộc đấu tranh đòi các quyền bình đẳng với nam giới trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội, đòi quyền được tôn trọng không phải bằng những lời ca tụng mà là bằng hành động thực tế.

Bởi vậy mà dịp kỷ niệm 8/3 năm nay, hàng loạt các công đoàn, hiệp hội phụ nữ tại Pháp kêu gọi tổng đình công bắt đầu chính xác từ 15h40. Cùng lúc, Tổng Liên Đoàn các Nghiệp Đoàn Quốc Tế, tổ chức quy tụ đa số các công đoàn trên thế giới, cũng ra lời kêu gọi biểu tình. Lời kêu gọi đã được phổ biến và hưởng ứng ở gần 35 nước. Không chỉ có ngày 8/3, cả một năm qua, trên thế giới đã chứng kiến hàng loạt các cuộc biểu tình đòi nữ quyền, Libération nhắc lại.

« Ngày 21 tháng Giêng vừa qua, tức là ngay sau ngày ông Donald Trump nhậm chức, hàng triệu phụ nữ ở khắp nơi trên thế giới, từ Washington đến Paris, từ Sydney đến Luân Đôn, đã nhất loạt xuống đường phản đối vị tổng thống có nhiều hành vi và phát ngôn coi thường phụ nữ. Trước đó, hồi mùa thu năm ngoái, tại Ba Lan, một phong trào rộng lớn của phụ nữ bảo vệ các quyền được nạo thai đã thu được thắng lợi, buộc chính quyền nước này rút lại các đạo luật về nạo thai ».

Cuộc đấu tranh vì quyền bình đẳng nam nữ đã có từ cả thế kỷ qua, giờ vẫn còn cả một chặng đường dài, cho dù người ta cũng ghi nhận không ít tiến bộ trong « cuộc đấu tranh bất tận » này.

Ngày Quốc tế phụ nữ bắt nguồn từ đâu?

Có lẽ ít ai biết chính xác ngày mùng 8/3, ngày vì nữ quyền, bắt đầu thế nào ? từ khi nào ? Nhà sử học nữ Mathilde Larrère, người Pháp, phó giáo sư, chuyên nghiên cứu về các cuộc cách mạng và quyền công dân, giải đáp các câu hỏi qua bài viết ngắn trên Libération « Ngày 8/3, một huyền thoại và một biểu tượng ».

Theo nhà sử học Pháp, nhiều người vẫn nghĩ xuất xứ của ngày Quốc tế phụ nữ là ngày 8/3/1857, tức ngày đánh dấu cuộc biểu tình của các nữ công nhân ngành dệt ở New York. Nhưng thực tế dự định lấy ngày phụ nữ quốc tế có từ năm 1910. Vào năm đó một nữ nhà báo cũng là nhà hoạt động chính trị người Đức Clara Zetkin đã đưa ra ý tưởng trong một hội nghị quốc tế về phụ nữ tại Copenhagen. Mục tiêu là đấu tranh để phụ nữ được quyền bỏ phiếu, quyền được làm việc và chấm dứt tệ kỳ thị nữ giới. Tháng 3 một năm sau đó, hàng triệu người cả nam và nữ đã xuống đường biểu tình đòi các quyền cho phụ nữ ở khắp nước Đức, Đan Mạch và Thụy Sĩ.

Thế nhưng, theo nhà sử học Mathilde Larrère, chính Lénine vào năm 1921 là người ấn định mùng 8/3 là ngày Quốc tế phụ nữ, nhằm tôn vinh điểm khởi đầu của cuộc cách mạng Nga 1917, ngày 23 tháng hai năm 1917, theo lịch của Nga, còn theo công lịch chính là ngày 8/3. Hàng loạt các nữ công nhân ở Saint-Pétersbourg ngày đó đã xuống đường đòi « bánh mỳ và hòa bình », lãnh đạo của cách mạng Xô Viết liền có sáng kiến lấy ngày đó là ngày phụ nữ quốc tế. Sau thế chiến thứ 2, mùng 8 tháng 3 trở thành ngày kỷ niệm chính thức của các nước Cộng sản rồi phong trào này lan rộng khắp thế giới trong những thập niên 1960 -1970. Đến năm 1977, Liên Hiệp Quốc kêu gọi các quốc gia hãy dành ngày 8/3 là ngày vì nữ quyền và hòa bình trên thế giới. Phải 5 năm sau đó Pháp mới chính thức hóa 8/3 là ngày Quốc tế nữ quyền.
Theo RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.033 giây.