logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 28/03/2017 lúc 10:41:17(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Sông Đào trong bài này không phải là dòng sông tên là sông Đào, như sông Hồng, sông Hương, mà là dòng sông do người đào lên. Như Nhuệ Giang, dòng sông chẩy qua tỉnh lỵ Hà Đông, thành phố thời thơ ấu của tôi, là sông đào, sông nhân tạo, sông do người đào làm thành sông.

Đời tôi có hai con sông đào, một là sông Nhuệ, ở Hà Đông, sông thứ hai là con sông chẩy qua cánh đồng làng quê tôi – làng Linh Quy, tổng Kim Sơn. Phủ Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh – sông này bắt nguồn từ đâu, kết thúc ở đâu, tôi không biết. Tôi chỉ biết nó là dòng sông nhỏ, nhiều chỗ nông người có thể sắn quần lội qua được.

Viết rõ hơn: người ta có thể sắn quần mà lội qua sông, nước sông có chỗ chỉ đến đầu gối. Vì sông là sông đào nên sông không có tên, hay sông ngày xưa có tên mà tôi không nhớ.

Không phải thời gian đã qua 50 năm mà là 70 năm kể từ lần cuối cùng tôi lội qua con sông đào này để sang làng Trân Tảo gặp anh bạn tôi năm xưa ấy.

Người bạn tôi năm xưa ấy nay là Nhà Văn Xuân Cang, nhân viên tòa soạn báo Lao Động, Hà Nội.

Muốn tắm mát thì lên ngọn con sông Đào.
Muốn ăn sim chín thì vào rừng xanh.

Lần cuối cùng tôi lội qua con sông đào tôi 14 tuổi.Năm ấy là năm 1947.

Năm nay, sống những ngày cuối đời – ông bà tôi thường gọi là những ngày “gần đất, xa trời” – năm 2017, tôi 84 tuổi.

Tôi có trí nhớ tốt. Năm nay tuổi đời Tám Bó Lẻ 4 cây, tôi nhớ những chuyện xẩy ra trong đời tôi năm tôi 10 tuổi. Như chuyện năm tôi học Lớp Ba Trường Tự Đức Hà Đông. Trong lớp có em học trò tên là Xuân. Em trạc tuổi tôi. Bọn bạn trong lớp gán cho Xuân là vợ tôi.

Một hôm trên bảng đen có hàng chữ phấn:

Xuân Hạ Thu Đông

Tên bạn tinh nghịch nào đó sửa chữ Hạ ra chữ Hải. Xuân Hạ thành

Xuân Hải.

Em Xuân mách thầy giáo:

– Thưa thầy, anh Hải anh ấy cứ viết bậy tên con với tên anh ấy trên bảng.

Tôi bị thầy Giáo Kiên véo tai.

Thưở nhỏ tôi không khôn ranh tí ti ông cụ nào. Không những tôi không khôn ranh, tôi đần, dzốt, ngu, ngớ ngẩn, chậm hiểu. Bị oan tôi không biết kêu oan, tôi không biết cãi, chỉ có nói:

– Con không viết bậy, thằng nào nó viết.

Chỉ nói thế thôi với ông thầy giáo tôi cũng không nói được. Bị oan, bị thầy véo tai, tôi mếu rồi tôi ấm ức khóc.

Năm 1960 tôi gặp lại cô bạn học tên Xuân ở Sài Gòn. Nhìn vóc dáng bồ tượng của cô, bộ mặt tròn xoe của cô, cặp má bánh đúc cũng của cô, tôi bùi ngùi. Tôi nghĩ tôi với cô mà thành vợ chồng, chắc tôi cực kỳ đau khổ.

Năm 1944 ở Bắc Kỳ có bệnh dịch gọi là “đau màng óc” – dường như tiếng Pháp là bệnh Meningitis – năm xưa ấy bệnh đau màng óc không có thuốc chữa. Có thể nói năm ấy mười người đau màng óc, sưng màng óc, bị chết cả mười.

Những ngày như lá, tháng như mây
Dòng Thời Gian dài một ánh bay.

Bệnh đau màng óc ở Bắc Kỳ năm xưa ấy toàn đánh vào những thiếu niên trên dưới 15 tuổi. Tôi nhớ tôi không thấy những người lớn bị đau màng óc. Bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đến nỗi những nhà thương công phải dành một nhà riêng cho người đau màng óc nằm. Chỉ có bố mẹ người đau, và người nhà mang cơm nước, được vào nhà bệnh này.

Lúc ấy 5 giờ chiều tôi còn tỉnh, chị tôi cho tôi một su, tôi mua kẹo kéo ăn. Bỗng tôi thấy tôi ngất ngư, tôi chóng mặt. Tôi vào giường nằm. Chiều ấy mẹ tôi lên nhà ông ngoại tôi. Khi mẹ tôi về, nằm trong giường tôi rấm rứt khóc.

Bẩy mươi năm qua hôm nay tôi nhớ lời nói của mẹ tôi khi bà đưa tay sờ trán tôi:

– Con trai gì mà hơi một tí là khóc.

Đó là câu nói cuối cùng tôi nghe, tôi hiểu trước khi tôi mê.

Nhà Thương Hà Đông năm ấy có ông docteur người Pháp, và ông medecin phụ tá người Việt. Thầy tôi mời ông y sĩ Việt đến nhà. Ông y sĩ quyết định đưa tôi vào nhà thương ngay.

Nhà thương khi đó đã có một gian riêng dành cho bệnh nhân đau màng óc. Khi tôi được đưa vào phòng này, phòng đã có chừng 10 bệnh nhân. Mẹ tôi vào chăm nom tôi. Mẹ tôi nằm ngủ cùng giường với tôi. Tất nhiên là cả đêm mẹ tôi ngủ chập chờn.

Bên giường bệnh của tôi là giường một thiếu nữ trạc tuổi tôi. Cô là con ông bác sĩ Thú Y trong tỉnh. Người trông nom cô là bà mẹ cô. Hai bà – bà mẹ cô và bà mẹ tôi – làm thân với nhau. Mẹ tôi kể hai bà hứa hẹn – bà mẹ cô và bà mẹ tôi – nếu hai trẻ sống sẽ cho chúng làm vợ chồng.

Hai trẻ cùng sống, nhưng không có chuyện vợ chồng chi cả – cùng sống ra khỏi nhà thương, không một lần chúng tôi gập lại nhau.

Sống sót tôi phải nghỉ học ba tháng. Tôi phải sống một minh trong một căn phòng nhỏ, để khỏi làm các em tôi bị lây bệnh.

Sau ba tháng nghỉ học, thầy tôi hỏi tôi:

– Le soleil là gì? La terre là gì??

Tôi không trả lời được.

Một bạn đọc của tôi, bạn DHD, ở Toronto, gửi I-Meo cho tôi:

– Tôi muốn mua lại tủ sách của ông. Ông cho tôi biết giá tiền. Nếu tôi mua được tôi sẽ gửi tiền ông trước, ông cứ giữ sách. Khi nào ông bảo tôi đến lấy sách, tôi sẽ đến lấy.

Thư của bạn DHD làm tôi cảm khái.

Tôi gọi tủ sách của tôi là Phong Lâm Tàng Kinh Các. Phòng của vợ chồng tôi trong một nhà dành cho những ông bà già nghèo tiền – văn huê là “ thu nhập thấp” – không có đủ chỗ để nhiều sách – trong 20 năm sống trong nhà này đã hai lần tôi phải cho đi, bỏ đi một số sách

Tôi không thể đánh giá tiền tủ sách của tôi. Tôi không biết số sách tôi hiện có ở Kỳ Hoa trị giá bao nhiêu tiền.

Cùng đi với bài này quí vị thấy trang bìa hai quyển sách. Quyển Notre Dame de Paris tôi mua ở Sài Gòn năm 1952, quyển Truyện Thúy Kiều tôi mua ở Sài Gòn cùng năm 1952.

Mấy tháng cuối năm 1988, ở Nhà Tù Chí Hòa, tôi đã ra tòa, đã có án, tôi nằm ở phòng tù chờ đi trại khổ sai. Vợ tôi gửi vào tù cho tôi quyển Truyện Thúy Kiều. Quyển này theo tôi lên Trại Tù Khổ Sai Z 30 A, theo tôi sang Mỹ. Hiện nó nằm bên computer của tôi khi tôi viết những dòng chữ này. Sách ra đời năm 1950, đến nay nó đã 70 tuổi. Sách đã ở bên tôi 68 năm.

Tôi có quyển Truyện Thúy Kiều này trước khi tôi có Alice. Truyện Thúy Kiều đến với tôi năm 1952, Alice đến với tôi năm 1954. Nay Truyện Thúy Kiều và Alice cùng sống với tôi trong một căn phòng ở Kỳ Hoa Đất Trích.

Tôi cho phép tôi kiêu hãnh: trên đời này chắc không có người tù Nhà Tù Chí Hòa nào có quyển Truyện Thúy Kiều để đọc trong Nhà Tù, rồi mang quyển Kiều đó theo anh tù sang Kỳ Hoa Đất Trích.

Hai mươi năm sống và viết ở Kỳ Hoa Đất Trích, từ năm 1995 cho tới nay – Tháng Ba 2017 – tôi đã viết khoảng một ngàn bài Viết ở Rừng Phong – 1000 bài VoRP – nay nhiều hôm tôi thấy tôi muốn viết về một chuyện văn thơ, lát sau tôi nhớ ra tôi đã viết về đề tài ấy rồi. Nay có viết lại, tôi viết bài mới nhạt hơn bài xưa.

Hoàng Hải Thủy
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.068 giây.