logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 08/04/2017 lúc 08:29:29(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Ông Kim Jong Nam tại sân bay Bắc Kinh. Ảnh tư liệu chụp ngày 11/02/2007.
Kyodo/via REUTERS

Bị ám sát tại sân bay Malaysia hôm 13/02/2017, người anh cùng cha khác mẹ với ông chủ Bình Nhưỡng có nhiều người quen tại Paris. Tuần báo L’Express đã lần « Theo dấu vết Kim Jong Nam », gặp gỡ một số người từng tiếp xúc với ông.

L’Express nhắc lại khung cảnh hôm ấy tại phi trường quốc tế Kuala Lumpur. Một người đàn ông mặc bộ vét xám nhạt, đang chờ làm thủ tục để bay sang Macao. Bỗng dưng hai phụ nữ lao đến, úp một mảnh vải đen lên mặt ông. Vụ tấn công, được caméra an ninh ghi lại, chỉ diễn ra trong vài giây đồng hồ, hai hung thủ nhanh chóng lẩn vào đám đông. Người đàn ông kêu cứu, nhưng chỉ vài phút sau, mắt bỗng mờ đi, nổi cơn ho, nghẹt thở…và tử vong trên đường đến bệnh viện. Các bác sĩ cho biết nạn nhân bị đầu độc bằng chất VX, một chất cực độc đối với hệ thần kinh.

Hộ chiếu của nạn nhân mang tên Kim Chol, nhưng cảnh sát sau đó phát hiện nhân thân : Kim Jong Nam, cháu nội của « chủ tịch vĩnh hằng » Kim Il Sung. Các nhà điều tra bắt giữ hai hung thủ, và chú ý đến bốn người Bắc Triều Tiên lúc đó đang uống cà phê tại sân bay và vội vàng bỏ đi sau vụ tấn công, trong đó có một người là tình báo của Bình Nhưỡng. Người ta cho rằng đây không phải là một vụ giết người đơn thuần, mà là vụ án tầm cỡ quốc gia.

Kim Jong Nam, cái tên cấm kỵ
Cuộc điều tra càng khó khăn khi các dấu vết mà ông Kim Jong Nam để lại nhanh chóng bị xóa đi. Chỉ mới nhắc đến tên nạn nhân là những khuôn mặt bỗng đổi sắc. Ngay cả tại Paris, nơi ông Jong Nam thường xuyên đến, các bạn bè của ông cũng yêu cầu ẩn danh. Cứ như là chất VX khủng khiếp có thể đầu độc tất cả những ai quen biết ông.

Từ lâu, « Fat Bear » (Gấu Bự) - tên thân mật mà các bạn thường gọi - Kim Jong Nam là con trai cả được dự định sẽ cho lên ngôi. Mẹ ông, bà Song Hye Rim là nữ nghệ sĩ nổi tiếng ở Bắc Triều Tiên trong thập niên 70, khi Kim Jong Il, lúc ấy 29 tuổi, đem lòng yêu bà. Nhưng cha bà Hye Rim lại là địa chủ Hàn Quốc, nên Jong Il không thể thú thật với cha là muốn cưới một đối tượng « tư sản ». Cuộc tình diễn ra trong bóng tối, cũng như sự ra đời của Kim Jong Nam năm 1971.

Những năm đầu đời, Jong Nam sống trong một tòa nhà bí mật ở thủ đô Bình Nhưỡng, sau đó được gởi sang « đất nước anh em » Liên Xô, đến đầu thập niên 80 đi học trường quốc tế ở Genève. Chàng thanh niên sử dụng thành thạo tiếng Anh và tiếng Pháp, năm 1988 quay về nước, vì người cha chuẩn bị cho Jong Nam kế thừa. Kim Jong Nam vào làm việc tại bộ Công An năm 1996, nổi tiếng đàn áp đối lập, rối lên lãnh đạo Ủy ban tin học mang tính chiến lược, chuẩn bị trở thành « lãnh tụ tối cao » trong tương lai.

Nhưng đến tháng 5/2001, cuộc đời ông bỗng rẽ sang ngã khác. Kim Jong Nam cùng với hai phụ nữ và một trẻ em bị bắt giữ tại sân bay Tokyo do mang hộ chiếu giả Cộng hòa Dominica. Ông giải thích với cảnh sát Nhật do muốn tham quan Disneyland với gia đình. Bị mất mặt, Kim Jong Il hủy chuyến thăm chính thức Trung Quốc, và không bao giờ tha thứ cho Jong Nam. Người em Kim Jong Un được đôn lên làm lãnh đạo năm 2012 sau khi Jong Il qua đời.

Cuộc sống lưu vong xa hoa của "Fat Bear"

Thế là Jong Nam bắt đầu cuộc sống lưu vong. Dưới những cái tên khác nhau : Lee, Kim Chol, Pang Xiong, ông lưu lạc đến Bắc Kinh, Bangkok và cuối cùng định cư tại Macao. « Fat Bear » sống phong lưu, đặc biệt thích đến các hộp đêm, ông có hai vợ và rất nhiều tình nhân. Jong Nam cũng thường bay sang châu Âu, tạm trú tại các căn hộ Airbnb ở Genève. Những nơi chốn ăn chơi sang trọng ở Paris không hề xa lạ với ông, từ khách sạn Four Seasons trên đại lộ George-V đến Ritz ở quảng trường Vendôme. Một phóng viên tờ Dong A Ilbo còn gặp ông ở Méridien Etoile gần đại lộ Champs-Elysées.

Báo chí Hàn Quốc và nhất là Nhật Bản đều thích theo dõi ông. « Nhật Bản quan tâm đến tất cả những gì liên quan đến Bình Nhưỡng, vừa vì lý do địa chính trị, vừa do các vụ người Nhật bị tình báo Bắc Triều Tiên bắt cóc trong thập niên 80 » - Eva Morletto giải thích. Nữ nhà báo Ý từng theo sát gót Kim Jong Nam tại Paris, năm 2008 phát hiện Jong Nam đến bệnh viện Sainte-Anne ở quận 14. Ông tìm bác sĩ Roux, trưởng khoa giải phẫu thần kinh vì người cha bị đột quỵ, muốn kiếm một chuyên gia chấp nhận đến Bình Nhưỡng.

Tuy nhiên, bác sĩ François-Xavier Roux từ chối nói về Jong Nam, cũng như một nha sĩ ở Paris từng chữa răng cho nhân vật bí ẩn này. Các bạn người Triều Tiên của Jong Nam cũng thế. Anthony Sahakian, bạn học cũ thân thiết ở Genève, chỉ cho biết, Jong Nam luôn bị ám ảnh và trốn tránh chế độ.

Người thừa kế bị truất quyền tuy vậy không còn tham vọng chính trị, tránh chỉ trích Bình Nhưỡng. Ngoại trừ một lần trả lời nhà báo Nhật Yoji Gomi năm 2012, ông tỏ ý tiếc sự thiếu vắng cải cách, có thể dẫn đến « sự sụp đổ chế độ ». Nhất là ông phản đối chế độ cha truyền con nối…đúng lúc Kim Jong Un lên nối ngôi. Phải chăng khi ấy Jong Nam đã tự ký vào bản án tử hình của mình ? Cách đây vài năm, ông đã thoát được hai âm mưu ám sát, trong đó có một vụ tại Trung Quốc.

Bởi vì tại Bình Nhưỡng, tân lãnh tụ tối cao muốn trừ khử mọi mối đe dọa tiềm năng : cuối 2013, người chú dượng Jang Song Thaek, nhân vật số hai của chế độ đã bị hành quyết. Nhưng Kim Jong Nam biết trốn đi đâu ? Người chị em họ là Jang Kum Song được tìm thấy đã tử vong vào mùa hè 2006 ở Paris. Vài ngày trước đó, cô từ chối quay về Bình Nhưỡng. Về mặt chính thức thì cô gái đã « tự sát ».

Kim Han Sol liệu có thoát được lời nguyền ?

Trong một lá thư viết năm 2012, Jong Nam yêu cầu người em cùng cha khác mẹ chừa ông và gia đình ra. Còn có thể làm gì khác hơn ? Ông di chuyển bằng taxi, không có vệ sĩ, nhưng cũng tổ chức bảo vệ gia đình mình, nhất là con trai Kim Han Sol. Sinh tại Bình Nhưỡng năm 1995, cậu trai lớn lên ở Macao rồi sang châu Âu du học ; đầu tiên ở Mostar (Bosnia), sau đó tại Havre (vùng Seine-Maritime, Pháp) và đại học Khoa học Chính trị (Science Po).

Trên những tấm ảnh hiếm hoi, cậu con trai của Jong Nam trong chiếc áo khoác đen, tai trái bấm khoen mang dáng vẻ tinh nghịch. « Cậu ấy học giỏi, rất ngoan và tiếu lâm » - Elisabeth Rehn nhận xét. Năm 2012, người nữ trợ lý tổng thư ký Liên Hiệp Quốc đã thực hiện cuộc phỏng vấn có ghi hình duy nhất với Han Sol. Chàng thanh niên mô tả tuổi thơ cô độc, và bày tỏ hy vọng một ngày nào đó có thể « cải thiện được tình hình đất nước ». Anh cũng không ngần ngại gọi ông chú Kim Jong Un là « nhà độc tài ».

Những phát biểu nguy hiểm này khiến Han Sol được cảnh sát bảo vệ cẩn mật tại Havre, trong căn hộ sinh viên nhỏ bé trên đường Aviateur-Guérin. Một cựu sinh viên không muốn nói tên cho biết : « Trong trường đại học, cậu ấy còn bị các sinh viên Trung Quốc giả hiệu giám sát ».

Từ khi người cha bị đầu độc ở Malaysia, Kim Han Sol đã biến mất, mẹ và em gái cậu cũng vậy. Có thể họ đang được tình báo Trung Quốc bảo vệ, nhưng một số người cho rằng họ đã sang Hà Lan tị nạn. Han Sol, người nối dõi cuối cùng của họ nhà Kim, liệu có thể thoát được lời nguyền ?


Theo RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.097 giây.