logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 09/04/2017 lúc 10:23:21(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
WESTMINSTER (VB) -- Hội bất vụ lợi Ananda Việt Foundation vừa xuất bản hai tuyển tập truyện ngắn của nhà văn Phan Tấn Hải.

Tập truyện “Cậu Bé và Hoa Mai” in năm nay là lần thứ nhất tái bản. Lần đầu in cuốn này là do nhà xuất bản Nhân Văn ấn hành từ hơn ba thập niên trước.

Trong khi đó, tập truyện “Thiếu Nữ Trong Ngôi Nhà Bệnh” là tuyển tập nhiều truyện ngắn các năm gần đây của Phan Tấn Hải, phần lớn là các truyện ông viết trên các giai phẩm Xuân Việt Báo.

Nhà văn Phan Tấn Hải sinh năm 1952 tại Sài Gòn. Quê cha Hà Tĩnh, quê mẹ Nha Trang, hiện nay định cư tại quận Cam (USA).

Ông sáng tác đa dạng: Làm thơ, viết truyện, dịch thuật, nghiên cứu Phật học.... nhưng đang sống bằng nghề báo.

Với hai bút danh Phan Tấn Hải và Nguyên Giác, ông là tác giả, dịch giả một số sách về văn học và Phật Giáo: Vài Chú Giải Về Thiền Đốn Ngộ, Thiền Tập, Ba Thiền Sư, Chú Giải Về Phowa, Lời Dạy Tâm Yếu Về Đại Thủ Ấn, Cậu Bé Và Hoa Mai, Ở Một Nơi Gọi Là Việt Nam…, Teachings From Ancient Vietnamese Zen Masters, Teachings and Poetry of the Vietnamese Zen Master Tue Trung Thuong Si (1230-1291), Tran Nhan Tong The King Who Founded A Zen School…


UserPostedImage
Bìa của 2 tuyển tập truyện ngắn của Phan Tấn Hải.

Trong lần tái bản tập truyện “Cậu Bé Và Hoa Mai” năm nay, tác giả có lời trình bày như sau:

“Lời Thưa

Tập truyện Cậu Bé Và Hoa Mai in lần đầu vào năm 1986, do tạp chí Nhân Văn xuất bản.

Thời đó, chưa có máy điện toán, chưa có điện thư. Lúc đó, từ Virginia, tác giả viết truyện trên giấy và gửi qua bưu điện về tòa soạn Nhân Văn ở San Jose, trung bình mỗi tháng một truyện. Rồi tới một hôm, nhà văn Tưởng Năng Tiến thông báo rằng Nhân Văn sẽ in tập truyện cho Phan Tấn Hải, và nhờ họa sĩ Ngọc Dũng vẽ bìa. Đó là duyên cớ tập truyện hình thành. Và cũng là những ngày thơ mộng.

Bây giờ cũng đã qua hơn 30 năm. Sách tuyệt bản từ lâu. Tác giả dọn nhà cả chục lần, từ Virginia về Quận Cam, Calif. cư ngụ. May tìm được một bản, mới nhờ đánh máy lại, nhưng vẫn để trong máy cả nhiều năm nay. Thế giới đã và đang chuyển biến vô cùng tận. Gần đây, được bạn văn nhắc nhở, khuyên nên tái bản, đưa lên Amazon. Trong lần tái bản này, một số hiệu đính được thực hiện. Ngồi viết từ một thời tóc còn xanh: truyện đầu tiên viết khi tác giả còn trong trại tỵ nạn ở đảo Galang, Indonesia. Đó là một thời, khởi đầu những ngày tác giả hướng về quê nhà để viết; và cũng từ đó, cuộc đời gắn liền với giấy mực. Tập truyện này mang rất nhiều kỷ niệm.

Bên trời ngồi viết

tóc rối như mây

quê nhà mờ mịt

chữ lạnh đôi tay.

Phan Tấn Hải, 2017” (hết trích)

Nhà văn Phan Tấn Hải cho biết, ông hiến tặng bản quyền 2 tập truyện cho hội Ananda Việt Foundation để gây quỹ cho Giải thưởng văn học Ananda Việt Awards viết về Đạo Phật.

Trong bản văn Thông báo giải thưởng văn học Ananda Việt Awards viết về Đạo Phật, giải này được trình bày trích như sau:

“Hội Phật Học Đuốc Tuệ, Thư Viện Hoa Sen, và Ananda Việt Foundation đồng tổ chức cuộc thi viết về đạo Phật.

1. Mục đích

Mục đích của giải thưởng là khuyến khích việc sáng tác cá nhân, xuất phát từ nguồn cảm xúc đối với các hiện tượng thiên nhiên và đời sống xã hội, được miêu tả, bằng nhận thức, lý giải và thái độ sống động qua những lời dạy của Đức Phật. Bài tham dự có thể trình bày dưới nhiều hình thức như tác phẩm nghệ thuật, truyện ký, truyện ngắn, tạp bút, thơ… Người viết hoàn toàn tự dochọn đề tài, miễn có liên quan đến tư tưởng Đạo Phật và nội dung có thể chuyển tải được giáo lý thâm sâu, vi diệu mà rất gần gũi, giản dị của đức Phật trong đời sống hàng ngày.

2. Đối tượng dự thi

Các bài viết chưa từng được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng. Các luận văn tốt nghiệp đại học và học viện chuyên môn không thuộc đối tượng của cuộc thi. Không giới hạn số lượng bài viết của một tác giả và không giới hạn tuổi cũng như thành phần tham dự.

3. Giải thưởng

Hội đồng giám khảo sẽ lựa chọn và quyết định trao giải cho tối đa 08 người có sáng tác xuất sắc nhất. Giải thưởng sẽ bao gồm bằng khen và tiền thưởng tượng trưng với giá trị khoảng 7.000 USD, được phân bổ thành 8 giải như sau: một giải nhất $3000, một giải nhì $2.000, một giải ba $1.000, và năm giải khuyến khích, mỗi giải $200...”(ngưng trích)

Chi tiêt vê giải thưởng xin đọc ở:

http://anandavietfoundation.org/

Độc giả cũng có thể tìm hiểu về giải này qua mạng:

https://thuvienhoasen.org/ (sẽ thấy huy hiệu bên phải của "Ananda Viet Foundations”).

Nhà thơ Du Tử Lê đã nhận định về Phan Tấn Hải qua bài “Con đường mây trắng / Phan Tấn Hải?” năm 2015, trích:

“Tóm lại, dùng chỉ danh nào cho Phan Tấn Hải, cũng đều rất đúng. Không sai. Riêng tôi vẫn muốn dùng hai chữ “nhà thơ”, ngắn, gọn để chỉ danh ông. Vì, dù ở cương vị nào, dịch giả hay họa sĩ, thì tính chất thi ca nơi họ Phan vẫn tỏa, thấm trên từng luống chữ nghĩa hoặc đường nét. Với tôi, nó là căn để, là nguyên gốc của một con người đa năng, đa tài này.

...Tôi có cảm tưởng, khi làm thơ, dịch thơ, vẽ tranh hay bất cứ một công việc nào khác, liên quan tới văn học, nghệ thuật, ông đều muốn tận hiến sở năng, sở kiến của mình, như một cách đền đáp ơn đời, ơn người, trong tinh thần thí-pháp-ba-la-mật.

Cũng khởi từ tinh thần thí pháp vừa kể, họ Phan tuồng không muốn nhiều người biết đến mình. Cụ thể, tôi từng được đọc nhiều bài viết của ông về hội họa, mà ông không ký tên mình. Ông cũng chẳng cho những bài viết đó của ông một bút hiệu, dù ông cũng có bút hiệu. Thí dụ Nguyên Giác hay thản hoặc Nguyễn Thường Tâm, khi viết về Phật học…

Đặc tính này, khiến tôi liên tưởng tới hình ảnh của những “hành giả cô đơn”. Chỉ với duy nhất, chiếc bóng của mình, họ đi tiếp những dặm trường nhân thế. Đó là những “Con đường mây trắng” (?) Và, Phan Tấn Hải, ở giai đoạn này là, một thứ “con đường mây trắng” (?)...”(hết trích)

Độc giả có thể tìm mua hai tuyển tập truyện ngắn của Phan Tấn Hải để ủng hộ cho giải văn học Ananda Việt Awards bằng cách vào:

https://www.amazon.com/

và gõ chữ “phan tan hai”...

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.070 giây.