logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 10/04/2017 lúc 08:42:12(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Mấy hôm rồi, một hôm tới giờ ăn trưa, tôi hỏi cô đồng nghiệp trẻ, “Trưa nay em ăn món gì, có đem được kha khá không, cho anh ăn với. Vì anh không có thời giờ nấu, sáng nay anh chẳng còn gì để đem cơm trưa nên anh lấy đại hộp cá bống kho tiêu trong tủ lạnh. Nhưng nghĩ lại thì không dám hâm cá kho Việt nam trong phòng ăn Mỹ, và cũng không nên ăn cá kho bé tẹo như thế trong hãng Mỹ…”

Cô bạn làm chung của tôi trả lời sao, bạn hiền biết không? Cô ấy nói: “Trời ơi! Em mới nghe anh nói tới cá bống kho tiêu là em thèm chảy nước miếng. Như vầy hen! Chút nữa anh đi ăn cơm trước thì lấy thịt bò xào đậu trong giỏ cơm trưa của em mà ăn. Nhớ bỏ hộp cá bống kho tiêu của anh lại giỏ cho em. Anh ăn xong thì hâm dùm em hộp cơm, không cần hâm cá kho. Em chỉ cần cơm nóng là ăn với cá kho được rồi, không cần hâm cá.”

Tôi nói: “Thôi đi. Đừng ăn cá kho trong hãng. Kỳ quá! Thôi để anh nhờ thằng bạn Mỹ của anh mua pizza cho anh ăn đỡ bữa trưa cũng được.”

Cô em tôi nói: “Vậy thì anh nói tới cá bống kho tiêu làm chi cho em thèm chảy nước miếng, rồi không cho ăn. Anh cứ làm vậy cho em đi, rồi em đem ra xe em, em ăn…”

Ai ngờ cô bạn nhỏ của tôi trong hãng giữ luôn hộp cá bống kho tiêu. Cô ấy ăn cơm trưa ba ngày với hộp cá kho ấy, tôi tính cô nhỏ ăn rất dè vì sợ hết. Tôi thì ăn thức ăn của cô ấy dỡ cơm đi làm cũng ba hôm. Điều tôi muốn kể bạn nghe về con cá bống dừa trong ký ức người bạn hải ngoại của tôi không nhỏ nhoi như con cá bống mà thương hoài ngàn năm như người tình. Tôi nghe cô bạn nhỏ của tôi vừa làm vừa tỉ tê kể chuyện…,

“Hồi nhỏ em ở dưới quê với bà ngoại em, đâu có chợ búa gì đâu. Vậy là sáng, ngoại nấu cơm cho ba anh em của em ăn rồi đi học. Đến trưa tụi em đi học về thì ngoại em đi cấy thuê, nhổ cỏ lúa thuê cho người ta rồi. Ba anh em lật nồi cơm nguội ra, ăn với niêu cá bống dừa kho tiêu, ăn quên thôi vì bà ngoại em kho cá bống với nước màu dừa thơm thiệt là thơm vậy đó!

Hai người anh của em thì cũng còn nhỏ xíu mà, đâu biết nhường cho con nhỏ Út này đâu! Hai anh giành ăn với nhau tới đánh lộn, làm em phải nhường mấy con cá bống chút xíu của em cho anh Ba em. Em trộn cơm vô niêu cá kho còn dính có chút nước màu dừa, vừa ăn vừa khóc vì tức hai ông anh vừa ăn vừa chọc quê em, ‘tụi tao đánh lộn giả bộ để mày nhường hết cá cho tụi tao ăn. Con Út ngu nên ăn cơm trộn niêu là phần của chó’. Em nhớ hoài những chuyện lặt vặt hồi nhỏ vậy đó…

Vậy chứ, xế chiều nước lớn là ba anh em lại lần theo bờ mương, bờ rạch. Mỗi đứa cái rổ, men theo mấy bụi dừa nước mà xúc cá bống dừa con về cho ngoại kho tiêu. Tại cá lớn thì ở ngoài xa, phải có lưới, có đăng thì mới bắt được. Tụi em có gì đâu ngoài mấy cái rổ cũ thì vớt được cá con thôi. Cứ mỗi lần nhớ tới khi xưa là em khóc, tại ngày nào được bụm cá hai tay bụm không hết là mừng, mà hai bàn tay em hồi nhỏ thì như hai cái lá chùm ruột. Nhớ thường ngày hai anh của em mê tắm sông với đám con trai, bỏ em xúc cá bống một mình. Nhiều bữa hụt chân, té xuống rạch, uống nước thấy mồ tổ em luôn. Bà ngoại em giận quá nên tự ngoại tập cho em lội, vậy mà em biết lội. Về sau, em lội như rái luôn.”

Rồi người bạn nhỏ của tôi, hai tay vẫn làm việc đều đều. Nhưng ánh mắt cô ấy xa xôi lắm, đôi chân mày giãn giãn, co co, tới cô ấy gắn lộn phụ tùng, xài không đúng ốc vít… Tôi lại không cự nự thường tình theo công việc được vì ánh mắt xa xăm kia đã ngân ngấn nỗi niềm. Tôi hỏi, “Em đang nhớ quê, nhớ bà ngoại của em lắm phải không?”

Trời ơi! Câu hỏi của tôi như cây kim chích vào bọc nước mắt căng tròn. Nước mắt bạn nhỏ của tôi trong veo nỗi nhớ quê xa, làm tôi cũng xót xa theo…

“… anh hay thiệt đó! Anh đoán được trong bụng người ta nghĩ gì! Tức cái ông xã nhà em. Ông ấy sanh đẻ ở thành phố, lớn lên ở thành phố. Đi vượt biên là qua Mỹ luôn, hổng biết gì chuyện dưới quê em hết. Em không trách chuyện đó, chỉ tức hồi em nhớ quê, nhớ bà ngoại của em thì em khóc kệ em. Mắc gì nạt em… ‘nhớ chi mấy chuyện nghèo khổ rồi khóc hoài!’ Tức dữ nữa là hồi nhớ quá, em kể chuyện cho con em nghe. Ông xã em cũng nạt, ‘kể chi mấy chuyện đói nghèo đó cho con nít nghe. Làm cho tụi nó sợ!’ Thử hỏi, chuyện kể của em cho con nít nghe không tốt hơn ông xã em toàn kể cho con em nghe chuyện đá gà ăn tiền bên Việt nam, máu gà chưa đủ còn kể tới máu người đâm chém nhau khi không chung độ đủ. Rồi kể chuyện ổng trốn học đi đá banh, phá làng phá xóm… ông xã em hư quá xá luôn!”

Tôi hỏi tiếp người bạn nhỏ cho cô ấy xổ lòng! “Vậy, có lẽ bà ngoại em thì mất rồi. Nhưng hai ông anh qua Mỹ chưa? Còn ba mẹ em đâu, anh không nghe em kể?”

“Anh quên rồi đó! Ba em là lính Nghĩa quân ở quê em, ba em tử trận. Má em chết đạp mìn của Việt cộng gài lính quốc gia ngay trên cầu khỉ trước nhà, tại má em đi cấy sớm nên chết tức tưởi vậy đó!”

“Xin lỗi, đúng là anh quên chuyện này em đã kể anh nghe. Nhưng còn hai người anh của em bây giờ ra sao?”

“Thì hai anh lớn lên, lấy vợ, làm ruộng. Bà ngoại em vui cháu được vài năm thì chết. Ông xã em là Việt kiều về thăm nhà, em là bạn của em gái ổng nên mới gặp nhau. Em chỉ tiếc là hai đứa con em sanh bên Mỹ, chưa bao giờ về Việt nam, và sẽ không bao giờ về vì ba tụi nhỏ không cho về. Còn em thì đâu dám bỏ con em cho ba nó coi chừng mà đi Việt nam…”

“Tức là em cũng chưa bao giờ về thăm bà ngoại em trước lúc ngoại em mất?”

“Không. Hồi ngoại em chết, em chưa lấy chồng, chưa đi Mỹ.”

“À! Vậy sao em không lo bảo lãnh mấy ông anh của em qua đây cho có anh em?”

“Đâu phải dễ đâu anh. Em tiến hành hồ sơ bảo lãnh gia đình hai người anh ruột thì cũng phải chờ đợi, tốn kém, trong khả năng vợ chồng em lo cho hai đứa con em thôi cũng vừa đủ là may…”

“Cũng khó cho em khi con em còn nhỏ mà lo bảo lãnh mấy cậu của tụi nó thì…”

“Buồn lắm anh ơi!

… cũng hai, ba năm rồi anh. Anh Hai của em bệnh quá! Em gởi tiền về giúp anh Hai thuốc men. Gặp chị Hai em, chị dâu em đàng hoàng lắm! Lúc nào chị cũng nói: Cô Út qua Mỹ được thì ráng lo cho con của cô Út học hành thiệt cao cho vong linh bà ngoại tụi nhỏ được vui lòng. Bên đây chị lo được cho anh Hai, cho xấp nhỏ nhà chị. Chị dâu em nói vậy chứ thiệt ra khó khăn lắm! Mà sức em giúp cũng đâu được bao nhiêu. Anh Hai em bị ung thư bên Việt nam thì anh biết biết bao nhiêu tiền cho đủ. Hôm như anh Hai em trối trăng, bắt con nhỏ cháu em phải làm sao cho anh Hai em nói điện thoại được với em. Em gởi cho cháu em mấy trăm đô la thì được hết thôi. Bây giờ dưới quê cũng xài điện thoại được mà. Anh Hai gọi anh Ba qua nhà để cùng nói điện thoại với cô Út. Ba anh em em khóc không chứ có nói được gì đâu! Anh Hai em nói chuyện lần cuối với em: ‘Út ơi! Em ráng về một lần đi nghe Út. Ba anh em mình đi xúc cá bống dừa về cúng bà ngoại một bữa. Rồi anh Hai có chết cũng không tiếc… anh Hai bịnh quá rồi Út ơi! Anh Hai em nói vậy được có mấy ngày là anh Hai em chết. Em cũng đâu có về được.”

“… Anh xin lỗi! Thôi em đi rửa mặt đi. Để việc đó anh làm cho…”

Tôi nói vậy với cô bạn nhỏ vì lòng tôi cũng đã như tơ chùng, nhất là thấy cô ấy chậm nước mắt bằng cái khăn lau tay lúc làm việc một cách vô thức, cô ấy kể tiếp cho tôi nghe về con cá bống dừa…

“Em qua Mỹ hai chục năm rồi. Chừng mười năm đổ lại đây, đi chợ em có thấy bán nhiều loại cá bống Việt nam đông lạnh. Nhưng làm em nhớ quê, nhớ bà ngoại em nhiều hơn thèm, muốn ăn. Nói gì nói, em đâu sợ chồng con em tới không dám mua về ăn, dù biết là chồng con em sẽ chống đối kịch liệt thì cũng kệ. Nhưng nuốt làm sao nổi hả anh? Hộp cá anh cho có bao lớn, vậy mà em ăn ba ngày không hết vì em có ăn được miếng nào đâu! Ba buổi trưa em ra xe ăn cơm trắng chan nước mắt, vì cứ nhìn mấy con cá bống dừa kho tiêu là em nhớ bà ngoại em, thương anh Hai với anh Ba em… thì làm sao nuốt nổi.”

Bạn hiền ơi!

Người bạn nhỏ của tôi khuất dần trên hành lang dài dẫn tới nhà vệ sinh nữ. Tôi nhớ mình đã nói: ‘Thôi em đi rửa mặt đi. Để việc đó anh làm cho…’Nhưng tôi làm được gì đâu bởi bồi hồi chỉ thua cô là tôi không khóc ra ngoài được như đàn bà vì nước mắt đàn ông chảy vô trong. Những con cá bống dừa mà lúc nhỏ tôi chiều buông trên sông quê nước lớn, tôi cũng đi lưới với bạn bè bằng cái mùng của lính. Rồi đem về cho các chị trong xóm tôi làm món ăn chơi buổi tối. Xung quanh nhà tôi thuở nhỏ có căn cứ lính Nhảy dù, và căn cứ lính Mỹ đóng quân để bảo vệ Thủ đô Sài gòn sau tết Mậu thân 1968.

Các chị nhào bột mì rồi chiên dầu nổi như miếng chuối chiên để đêm đêm mấy anh lính chiến đàn hát với dân và ăn chơi chút tình em gái hậu phương…

Đến mắt tôi xa xăm như cô bạn nhỏ khi nãy, những anh lính thần tượng của tôi thuở bé giờ nơi đâu? Ai còn ai mất? Các chị tôi đâu? Ai mất ai còn? Bạn bè tôi đâu, những mái đầu tóc cháy nắng đỏ hoe chập chùng ký ức. Con cá bống dừa tôi kho cho thỏa đêm khó ngủ vì nỗi nhớ xóm làng tôi. Thật tình tôi cũng chưa ăn qua miếng nào vì không thấy thèm mà chỉ nhớ thôi. Mấy người bạn già của tôi ghé qua nhà, họ có ăn thử và khen ngon như ăn lại một đoạn đời chân quê.

Tôi kể ra chuyện này để hỏi bạn hiền cũng như bạn đọc về một suy nghĩ rất cá nhân tôi. Tôi nghĩ: Cho dù ta là ai trong hiện tại xa nhà, xa quê tới cùng trời cuối đất thì cội nguồn, gốc rễ vẫn không nhạt phai trong thâm tâm người viễn xứ chúng ta. Có đúng không những ai đã từng ăn con cá nơi chôn nhau cắt rốn rồi biền biệt xa quê vì muôn ngàn lý do mà góp lại chỉ một là lãnh đạo quốc gia không lo cho dân nên người Việt mới phải đi muôn phương vì sinh tồn.

Và, những người ngư dân nơi quê nhà cũng đang rời bỏ bờ biển quê cha đất tổ vì thảm hoạ Formosa. Những người viễn xứ ngay trên quê hương mình còn đau lòng tới đâu vì trôi dạt về thành phố làm nghề bán rong quà vặt, rửa bát nhà hàng… Người viễn xứ chưa về được quê hương nhưng lái xe hơi, ở nhà có máy điều hoà không khí ở hải ngoại. Nhưng ngư dân bỏ biển về thành phố lắt lay đời viễn xứ trên những vỉa hè ngay trên quê hương mình… thì tội ác này không thể quên về một tập đoàn; một thời kỳ đen tối của lịch sử dân tộc Việt nam.

Phan
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.076 giây.