logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 14/04/2017 lúc 05:48:39(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Từ trường Đại Học CTCT ra hai đứa tôi ghé lại quán ăn Thanh Phương, đối diện trường Trung học Bồ Đề, định kiếm cái bỏ bụng, gặp đúng lúc tan trường, học trò đang túa ra. Hắn nhanh nhẩu: “hehe… hên thiệt. Vừa no bụng vừa no cả mắt”. Tôi choảng lại “mày thì lúc nào cũng làm như dê cụ. Chỗ nào cũng ‘thả dê’…” Hắn phang lại “mày ngon… dê cụ đâu sánh bằng thằng ông nội của dê cụ”.
Vừa chống chưn xe bỗng loáng thoáng một tà áo dài tay ôm cặp trước ngực băng qua đường, chạy đến. Tôi sững sờ, sao mà nó lớn lẹ và đẹp đến không thể nào ngờ. Cô gái liến thoắng “em cũng đang đói có cho em ăn ké không hè?” Mắt tôi mở lớn, ồ lên “em đẹp đến như thế nầy thì có vô số thằng… chết mê chết mệt rùi”. Thảo An cười tươi rói “Híc, anh chỉ tổ nói bậy thôi ah!”. Thường hắn rất nhanh miệng thọt thẹc nhưng bỗng như bị đớ lưỡi, im phắt, nghe anh em tôi đốp chát. Quay nhìn hắn, tôi chọc quê “he… á khẩu rồi chắc, hay mày bị trúng gió?” Hắn cũng im. Thảo An nheo mắt “Lần đầu tiên gặp anh. Chắc anh thân với anh Nghĩa em?” Đến lúc nầy hắn mới lên tiếng nhưng ngôn ngữ khác hẳn bình thường. “Anh tên Triệu. Cùng trường cùng quê, mới gặp lại” “hèn chi” Thảo An lại cười tươi. Tôi kháy “chắc mày bị cảm cúm gì rùi, lát nữa phải đến quán cà phê đường Nhà Chung ‘trồng cây si’, chờ vắng khách giả bộ ho sù sụ nhờ con gì đó… cạo gió cho”. Hắn phản ứng “tổ nói bậy là mầy” rồi nhìn Thảo An “vô uống nước hay ăn gì với tụi anh không?” Tôi cười “he… chưa chi hết đã lo thanh minh!” Hắn giả lả “tụi anh đang đói” Thảo An lè lưỡi “giỡn chơi thôi. Em chạy theo tụi bạn cho kịp nghen”
Hồi nãy thì ú a ú ớ nhưng ngồi vào bàn chưa cầm đũa đã huyên thuyên. Hắn hỏi không ngớt. Tôi phán “Xin lỗi, anh muốn biết gì thì tại sao không hỏi trực tiếp ‘người ta’? Còn bây giờ hả, tui phải ăn đã”.
Bẵng đi khá lâu, lại gặp lúc quân trường mới bị Việt cộng đột kích vào hàng rào phòng thủ phía sau, một sinh viên chết. Tình trạng an ninh Đà Lạt khá căng thẳng. Lính cấm trại 100%, ít còn đi linh tinh được nữa. Một hôm hắn dè dặt hỏi tôi: “Lâu quá tao không thấy Thảo An” “hừưmm… có dám mò vô trường hỏi không?” rồi ngạc nhiên, nói tiếp “coi bộ mày bị ‘sét đánh’ thiệt rùi” “Tao có vô trường gặp được thầy Tiếp” “Thầy nói gì?” “Thảo An vắng mặt mấy tuần rồi. Hình như ở ngoài quê bị sao đó nên bỏ học. Thầy bảo con bé ngoan, chăm chỉ và học giỏi nhưng nếu vì hoàn cảnh quá khó khăn thầy sẽ đề nghị nhà trường giảm học phí mà chưa liên lạc được”. Tôi ngạc nhiên nhưng yên lặng. Hắn trố mắt chờ. Thật nhiều câu hỏi bất chợt đang lùng bùng trong đầu. “Để tao xem”.
Mãn khóa học Căn bản CTCT, trước khi chia tay về lại đơn vị, Triệu dặn dò tôi nhiều lần, cố gắng cho hắn biết tin. Nếu Thảo An học ở quê hắn sẽ tìm. “Góc biển chân trời nào tao cũng tìm ra”. Tôi cố giữ tự nhiên “mày tìm ra được thì chắc cũng muộn rùi em ạ. Đẹp và dễ thương như nó thì đã có vô số ‘con nhạn la đà’ ngay dưới gót chưn”. Triệu tự tin “nhầm rồi em. Mày không hiểu Thiên An bằng tao đâu.” “Ừa, mong vậy”!
Tôi tìm đến ấp Nam Thiên được người thân cho biết Thảo An đã về quê và sẽ xin vào học một trường gần nhà để đỡ tốn kém. Tôi phân vân nhưng cũng không có gì chắc chắn. Đầu óc cứ mông lung. Được học trường thật tốt tại Đà Lạt, một thành phố đẹp và hiền hòa còn sót lại trong chão lửa chiến tranh miền Nam, là giấc mơ của nhiều người nhưng tại sao nghỉ ngang xương như vậy? Chắc phải có cái gì đó chứ chuyển trường tại sao không rút học bạ?
Lan vừa giặt đồ vừa trao đổi với hai cô bạn. Nước suối vùng cao nguyên lạnh cắt da. Lan vốn đã trắng nhưng sống nơi rừng núi âm u, thiếu nắng nên càng nổi bật giữa màu xanh thiên nhiên. Hai cô bạn thì trắng xanh xao, nhợt nhạt do sốt rét lâu ngày thiếu máu. Một cô hỏi: “Chị Lan mới ra mà coi bộ quen ở đây rồi. Nhưng đang ở thành sao chị phải ra? Phải bị lộ không?” Cô kia thêm vào “ở trên chắc nắm rõ hơn tụi mình, chứ theo em thì đã quen với sinh hoạt thành phố nên về sức khỏe về lâu về dài e rằng chị không chịu đựng được như tụi em đâu. Là con dân lao động tụi em quen rồi” Lan cười “hai chị lớn tuổi hơn đừng gọi em là chị. Hai chị chịu được em chịu được mà. Mình động viên nhau” “Ờ, mà chị có nghe cô Hai Thê nói là sắp tới có phái đoàn về vùng mình để trực tiếp chỉ đạo công tác không?” Cô kia chen thêm “hèn chi cả tuần nay chị em mình tập hát cứ như văn công” “Cô Hai Thê có dặn em chuẩn bị trước, ý là ở trên muốn nghe báo cáo trực tiếp, đặc biệt về phong trào tranh đấu của học sinh, sinh viên. Đồng thời trong đoàn cũng có người mới ra cùng thảo luận đề tài nầy để nắm cho chắc tình hình”
Cả tuần sau “phái đoàn” đến nhưng chỉ có 3 người và 2 giao liên kiêm bảo vệ. Ông Tư Bền cỡ hơn 40, thủ trưởng. Bà Hai Thê nhỏ con, ốm tong teo loét choét, lớn tuổi nên ông gọi bằng chị. Trong đoàn có một thanh niên đeo kiếng cận chỉ thoáng nhìn cũng biết ngay là dân thành phố chưa quen lắm với núi rừng. Ông Tư Bền giới thiệu đó là Bác sĩ Tôn, từng hoạt động trong phong trào sinh viên tranh đấu miền Trung ngoài Huế.
3 ngọn đèn được thắp sáng. Đêm nay căn lán ẩn mình kín đáo dưới vòm cây âm u như vừa thức giấc và nhờ có thêm ánh trăng trong vắt soi bóng lỗ chỗ trước sân nên cảnh vật khá êm đềm. Có khoảng hơn 15 người tham dự. Lan được giới thiệu là một bạn trẻ thuộc gia đình cách mạng, nắm rõ tình hình Đà Lạt cũng như đã bắt liên lạc được với phong trào sinh viên tranh đấu ở Sài Gòn. Mở đầu, bà Hai Thê với chất giọng Quảng Nam nguyên thủy nói đôi điều rồi vỗ tay bắt nhịp bài Kết Đoàn. Tiếp theo, nhóm ‘văn công’ hát thêm mấy bài nữa. Rồi đến Bác sĩ Tôn báo cáo, sau đó cùng Lan nhận định tình hình chung tại các thành phố. Ông Tư Bền đặt câu hỏi hướng dẫn phần thảo luận. Sau giờ giải lao bà Hai Thê gây bất ngờ khi giới thiệu “dù không có đờn, không có loa nhưng đặc biệt tối ni có một giọng ca từ Đà Lạt ra sẽ góp vui bài Tự Nguyện.” Mọi người đang dáo dác thì Lan mặc bộ bà ba, quấn chiếc khăn rằn trên cổ từ phía sau bước tới. “Nếu là chim em sẽ là bồ câu trắng… nếu là hoa em sẽ là đóa hướng dương… nếu là người em sẽ chết cho quê hương…” Khi giọng Lan chùng xuống chấm dứt bài hát, mọi người chợt rơi vào yên lặng, thời gian như dài lắm, rồi sực tỉnh, đứng dậy vỗ tay cho đến khi bà Hai Thê nhắc về an ninh, sợ gây tiếng ồn. Ông Tư Bền rời khỏi ghế, đến ôm Lan thật chặt, khen ngợi “không ai có thể ngờ được Tổ chức của chúng ta có một ca sĩ xuất sắc như thế nầy. Không khí cách mạng quá, xúc động quá, đến muốn trào nước mắt. Tôi nhiệt liệt biểu dương tinh thần các đồng chí”. Riêng Lan, trong ánh đèn vàng vọt và ánh trăng huyền ảo bên ngoài chợt bắt gặp được một đôi mắt hơi tối ẩn sau cặp kính cận phản chiếu ánh đèn, có sức thu hút đến kỳ lạ. Ánh mắt đó cũng nhìn Lan không rời. Không thể không bâng khuâng.
Tan họp, ông Tư Bền nói bà Hai Thê là muốn gặp riêng Lan để tìm hiểu thêm. Vì bảo mật bà Hai Thê chọn địa điểm rất khuất.
Cái bén nhạy thiên phú tiềm ẩn của người nữ đã dấy lên. Đêm đó ông Tư Bền khen không tiếc lời rồi nói đến những khó khăn trong công tác nhưng cách ngồi kề cận, đôi lúc để tay lên đùi Lan như một thói quen, đặc biệt hơi thở phả ra một thứ hơi nóng khó chịu. Nó cục mịch, thô nhám, hôi hám khác hẳn sự ấm cúng tự nhiên như vài lần ngồi gần Triệu. Còn đôi mắt ai đó có sức quyến rũ kỳ lạ vẫn không thể không nghĩ đến. Nhưng sao lại có vẻ như xa vắng? Lan vẫn giữ viên sỏi hôm tiễn đoàn. Hôm đó Tôn cúi xuống nhặt một viên sỏi nhỏ trong lòng suối, dùng vạt áo lau khô rồi thả vào lòng bàn tay Lan. “Tặng Lan, viên sỏi nhặt được rất tình cờ nhưng có những cái thật tình cờ lại tròn trĩnh và đẹp. Nó đẹp như mơ, Lan có thấy vậy không?”
Được giao nhiệm vụ kinh tài, nhờ sự quyến rũ tự nhiên Lan thu phục được nhiều đầu mối ở thành phố, đặc biệt là giới chạy xe be kéo gỗ. Đi công tác một mình, cũng thường phải trực tiếp gặp ông Tư Bền để nhận chỉ đạo tại một số điểm hẹn. Rồi chuyện phải đến đã đến khi Lan một mình không thể chống đỡ nổi sức mạnh hung bạo và quyết liệt giữa núi rừng hoang vắng. “Lan có thể sử dụng tiền mà khỏi cần báo cáo anh nữa” Tư Bền vừa nói vừa mặc lại áo quần.
Thất thễu về đến đơn vị Lan cho biết bị bầy heo rừng bảo vệ con tấn công bất ngờ. Ngã bệnh. Rồi bệnh nặng.
Bà Hai Thê báo lên trên. Tư Bền dẫn theo Bác sĩ Tôn đến đơn vị, vào lán thấy Lan đang nằm thiêm thiếp không có biểu hiện gì lạ nên yên lòng. Trước mặt bà Hai Thê, với tư cách lãnh đạo, Tư Bền căn dặn “Tôi để Bác sĩ Tôn ở lại chăm sóc đặc biệt đồng chí Lan, nếu cần thêm thuốc men gì chị cho tôi biết ngay”.
Qua mấy ngày gần gũi chăm sóc Lan, những nghi ngờ về Tư Bền dần dần sáng tỏ.
Một hôm có mật báo Đại đội Trinh sát 302 của Tiểu Khu Tuyên Đức có thể sẽ đột kích nên đơn vị phải xé lẻ, sơ tán. Tôn đưa Lan vào một hốc núi ẩn trốn. Tựa lưng vào vách đá, ngồi gục đầu khá lâu, rồi bỗng dưng Lan ngã hẳn vào lòng Tôn khóc nức nở. Chỉ có giây phút nầy những dằn vặt bị đè nén mới có cơ hội tuôn trào. Tôn cũng xúc động mạnh. “Anh…?” “xin lỗi, anh không thể ghìm được nữa. Vì đã đoán được chuyện sẽ phải đến nhưng bất lực” “Anh biết Lan sẽ bị hiếp?” Tôn yên lặng. Buông tiếng thở dài thườn thượt. Dài như vô cùng tận. “Lan còn giữ viên sỏi không? Gặp Lan anh biết đã là định mệnh. Yêu em ngay từ phút đầu tiên nhưng chỉ biết lặng lẽ theo dõi thôi. Viên sỏi nó cứng lắm nhưng phải chịu dòng nước bào mòn mới trơn tru nhẵn bóng được” “thả tay em ra để em lục túi lấy viên sỏi ra cho anh xem liền. Nhưng tại sao phải chịu bào mòn?” “Bây giờ họ có súng có quyền lại đang giữa núi rừng, nếu không nhẫn nhục thì liệu mạng sống còn không?” Cả hai lại chìm trong suy nghĩ. “Bây giờ em là của anh nhưng muộn quá rồi” “không. Không quan trọng chuyện đó đâu” “hay là em có bầu rồi bảo là của lão để tìm cớ xin về thành?” Tôn nhìn sửng vào đôi mắt đang chờ đợi câu trả lời rồi vùi mặt vào ngực Lan khi hàng nút bung ra. “.. anh… em yêu…yêu anh đến chết đi được” giọng Lan ướt sũng, đứt quảng rồi im bặt.
Bà Hai Thê báo Tư Bền bệnh Lan rất nặng, cần có thuốc đặc biệt nếu không sẽ nguy hiểm. Đề nghị cho phép Tôn lẻn về Đà Lạt móc nối với mẹ Lan tìm thuốc.
Trước khi lên đường Tôn nói thật nhỏ vào tai Lan “Tin ở anh. Cơ hội nầy anh sẽ tìm mọi cách…” “gặp mẹ, đưa mấy dòng nầy mẹ sẽ nhận ra anh. Kể với mẹ tất cả sự thật, em tin mẹ giải quyết được”
Gặp lại Thảo An tại Sài Gòn thật bất ngờ. Bất ngờ đến độ không thể nào có thể tưởng tượng ra được. Tôi về phép, gõ cửa nhà chợt thấy Thảo An ra mở. “Ủa? Thế là thế nào? Nhà anh mà?” Tôi trợn mắt kinh ngạc. Mẹ tôi nói “vậy tụi bay biết nhau rồi hãy?” “dạ. Có gặp ở Đà Lạt” “nó ở ngoài mình mới vô, rứa mà tưởng tụi bay chưa biết” Thảo An bối rối, nháy mắt “Dạ. Con lên Đà Lạt chơi có gặp ảnh”. Má tôi tiếp “mi là anh, nó con gái lớn dì Hà. Má dì Hà là em cô cậu bà ngoại”.
Buổi tối tôi chở Thảo An xuống bờ sông Bạch Đằng hóng gió. Đây là khu vực sinh hoạt rất nhộn nhịp về đêm, có đủ các món ăn nhậu bình dân. Ban ngày bàn ghế được cất ở đâu đó đến khi chiều xuống mới bày ra. Chính hiệu nếp sống người Sài Gòn là đây. Xa xa một chút, phía bên phải, là nhà hàng Mỹ Cảnh, từng bị đặc công đặt chất nổ mấy năm trước. Vì trong thành phố oi bức nên chọn ngồi ở đây vừa nhìn ánh đèn nhảy nhót trên sóng, vừa nhìn mấy chiếc thuyền trôi chầm chậm với hai mái chèo, vừa đón từng cơn gió lành lạnh từ dòng sông đêm thổi vào, phải nói là không có gì tuyệt vời hơn. Bên kia sông là Thủ Thiêm sẽ dần dần chìm vào bóng tối cho đến khi chỉ còn lại leo lắt ánh đèn khuya.
Tôi vào chuyện “Anh ngạc nhiên tại sao em bỏ học?” “lúc đó mẹ biết em quen anh Triệu, mẹ không muốn em bị ảnh hưởng” “bỏ học ngang xương không bị ảnh hưởng? Cùng một chương trình giáo dục nhưng mỗi trường một thời khóa biểu khác nhau” “thì mẹ em chỉ nghĩ đơn giản là chuyển trường để mẹ yên tâm” “chuyển trường tại sao không rút học bạ đem theo?” “bộ anh có đến trường hỏi?” “em vắng mặt mấy tuần thì Triệu mò vô gặp được thầy Tiếp. Sau đó anh mới tìm hiểu kỹ hơn”
Ngừng một lát Thảo An nói “nhưng em đã tốt nghiệp. Vô đây tính tìm việc hoặc có thể em sẽ nộp đơn thi vào đại học nhưng coi bộ rắc rối quá” rồi tiếp “nếu không, em lên Đà Lạt, ở đó anh quen nhiều liệu giúp em được gì không?” Nhắc Đà Lạt tôi chợt nhớ đến Triệu nên hỏi “em nghĩ gì về Triệu?” “ảnh hiền lành nhưng em coi như anh thôi” “thế nhưng Triệu nói là em và nó hiểu nhau khá sâu đậm. Tình cảm đã…”
Thảo An ngắt ngang “dạ, đôi lúc vì tính lãng mạn mình nghĩ một cách khác, hoặc vì vụng dại tuổi học trò nên anh Triệu có thể hiểu lầm” “vậy anh viết thư cho Triệu được không?” “được chứ anh, có gì cần phải giấu đâu. Mà không chừng anh Triệu dám đã có vợ con rồi nữa. Đẹp trai, hào hoa như ảnh chắc có nhiều cô đeo lắm!”
Dù biết rõ gửi thư trong thời chiến theo địa chỉ KBC thường bị chậm trễ, có khi thất lạc nhưng không còn cách nào khác. Tôi gửi cho Triệu hai lá thư vẫn bặt vô âm tín. Cuối cùng đành gửi cho đơn vị Triệu hỏi thăm tin tức. Gần hai tháng sau nhận được tin Triệu đã hy sinh ở Quảng Trị cùng với Lương Sĩ Quyết, một bạn thân khác. Quyết là một lãng tử đàn hát thật hay. Là một nghệ sĩ tay súng tay đàn hơn là quân nhân dày dạn chiến trường! Tôi bước ra hiên nhà, bật hộp quẹt đốt lá thư thứ ba đang viết dở dang cho Triệu vì còn lóng ngóng chờ tin, trong đó có hình bóng Thảo An.
Đã xong một đời! Mày đã bỏ cuộc chơi. Lúc ra đi còn ‘may mắn’ mang theo được trọn vẹn hành trang, đó là túi hạnh phúc mang tên “hy-vọng”. Một hình bóng tuyệt vời của Đà Lạt ‘góc biển chân trời nào tao cũng tìm ra’ vẫn trong trái tim. Bây giờ ở một nơi nào đó chắc mày không còn tâm trạng bị dằn vặt về cuộc chiến phi lý, cốt nhục tương tàn. Nhưng người sống sót vẫn tiếp tục cưu mang!
Chiến cuộc càng ngày càng khốc liệt. Ban Mê Thuột mất. Quân Đoàn II di tản thảm hại. Tuyến đầu phía Bắc từ Quảng Trị, Đồng Hà bị bỏ trống. Vỡ trận. Dòng người ồ ạt hỗn loạn gồng gánh xuôi Nam. Đêm 29 tháng Ba lệnh của Tỉnh Trưởng Tuyên Đức bỏ trống Đà Lạt. Đánh mìn sập cầu Đại Ninh để chặn đường tiến quân của Việt cộng từ hướng Di Linh lên. Hai Quân trường Võ Bị Đà Lạt và Chiến Tranh Chính Trị cho sinh viên súng cầm tay di chuyển đường bộ về ngã Sông Pha xuống đèo đi Phan Rang. Quân dân Đà Lạt chỉ còn con đường duy nhất chạy về hướng Đơn Dương cùng với sinh viên quân trường.
Đà Lạt đang tương đối yên tĩnh bỗng xác xơ. Thành phố bị bỏ ngỏ. Những văn minh, những người, những áo quần, những sắc màu thời thượng dập dìu bỗng biến mất đột ngột. Trơ trụi. Thành phố chỉ còn là cái xác không hồn.
Bà Hà, mẹ Thảo An, là cán bộ hoạt động nội thành, tự động đứng ra cử nhân sự quản lý thành phố mấy ngày đầu. Hơn một tuần lễ sau các nhóm của Tư Bền và bà Hai Thê mới từ rừng sâu về đến. Công việc vô cùng bận rộn. Thảo An tận lực giúp mẹ nhưng lo lắng ra mặt. Bà Hà thì tự tin, an ủi con gái “lỗi của con chỉ là chịu đựng gian khổ không nổi nên bỏ trốn chớ dứt khoát không phải hồi chánh! Bọn hồi chánh mới phản Đảng, vì tụi nó hợp tác với Mỹ Ngụy để đánh phá hạ tầng cơ sở của ta” Biết con gái vẫn chưa yên tâm, bà tiếp “nếu đồng chí Tư Bền có nghi ngờ gì mẹ sẽ đấu tranh. Mẹ được trên rất tin tưởng” “còn chuyện con bị hiếp?” “mẹ mới thăm dò chị Hai Thê. Chị không hề biết gì. Chị là thủ trưởng trực tiếp mà không nghi ngờ gì thì Tư Bền chắc phải hiểu” “mẹ có tin tức gì về anh Tôn không?” “chưa có nhưng… chuyện đó không phải là tội hủ hóa” rồi tiếp “kháng chiến sắp thắng lợi hoàn toàn thì những chuyện nhỏ đó chẳng còn ai để ý đến nữa đâu” “nhưng nếu Tư Bền sợ bị lộ thì liệu có tìm cách để bịt miệng không?” Bà Hà chợt nhận ra vấn đề không đơn giản như đã nghĩ. Trầm ngâm mấy phút “thì tụi con xin ra công khai, viết kiểm điểm”.
Mệt lã nhưng không thể chợp mắt. “Tôn đang ở đâu mà một tuần qua vẫn im bặt? Em cần biết tin về anh. Nhờ anh sắp xếp em mới trốn được. Phần anh tự chọn ở lại để tránh bị nghi ngờ nhưng liệu có qua mặt được lão không? Dẫu gì Cách mạng đang thắng lợi mà lão đang là lãnh đạo cao cấp nên hy vọng chưa có chuyện gì xảy ra ngay lúc nầy. Chỉ mong gặp anh thôi, gần tròn 4 năm trời chứ ít gì” Thảo An nghĩ miên man.
Rồi tin của Tôn cũng đến. Ăn tối muộn vừa xong chợt có tiếng gõ cửa. Thảo An vừa mở thì một người đang đứng bên ngoài cho biết “đồng chí Tôn muốn gặp riêng chị chiều mai, 2 giờ, ở Thung Lũng Tình Yêu” vừa nói xong người đó đi ngay. Thảo An mừng quá, cứ lâng lâng hồi hộp đợi mẹ về để kể.
Đêm đã gần khuya, nghe tiếng xe honda vừa ngừng trước cửa, bà Hà về. Vừa bước vô bà nói ngay “Sài Gòn sắp được giải phóng rồi con. Ta bao vây rất chặt. Tàn dư Mỹ Ngụy đang tháo chạy. Họp chiều nay mẹ được Thành ủy biểu dương, mẹ sẽ làm đại biểu thành phố” Đợi mẹ kể xong Thảo An nói về cái hẹn. Bà Hà đang vui, nói “anh Tư Bền vừa khen mẹ nên chuyện của tụi con không có chi đâu. Cũng 4 năm rồi, chắc nó cần chút riêng tư” “con không yên tâm lắm. Tánh anh Tôn không như vậy. Sao không trực tiếp gặp con mà lại hẹn?” “thì tại con bỏ trốn bị nghi ngờ chi đó chừ muốn gặp con nhứt thời cũng nên tránh né chút đỉnh, rồi từ từ mới công khai, mẹ nghĩ đó là lý do”
Mới mờ sáng người bảo vệ đã đến đón. Trước khi ra khỏi nhà bà Hà nhìn vào mắt biết con gái bị mất ngủ. Bà vỗ vỗ vào lưng “suốt đêm không ngủ được hả? Mẹ cũng sốt ruột huống gì con. Bữa ni chắc sẽ về sớm, mẹ đợi con. Bận chi thì bận nói với nó cũng phải đến cơ quan gặp mẹ”. Bước ra khỏi cửa “chà bữa ni lạnh dữ hen, con đi nhớ mặc áo ấm. Thôi mẹ đi”. Cái lạnh làm Thảo An rùng mình, kéo cao cổ áo. Cả buổi sáng thời gian như dãn ra, dài vô tận. Cứ suy nghĩ mông lung, quanh quẫn quẫn quanh chẳng làm được gì. Thảo An lấy viên sỏi trong túi áo ra mân mê nghĩ nghĩ… “chắc Tôn sẽ xúc động lắm khi nhìn thấy nó”. Từ sáng đã không ăn gì nhưng không đói. Thảo An vào bếp đập trứng làm hai cái bánh mì ốp-la gói lại… “hai đứa sẽ vừa ăn vừa nói chuyện” Thảo An lột hết đồ trang sức để lại, lấy mảnh giấy nhỏ viết cho mẹ mấy dòng. Rồi phân vân sao đó nên cởi luôn cái đồng hồ đang đeo ở tay để trên bàn.
Bà Hà ở cơ quan cũng nóng ruột, kêu anh bảo vệ chở về định bụng dặn dò thêm con gái nhưng Thảo An đi rồi. Đọc mấy dòng của con xong bà gấp miếng giấy bỏ vào túi, ra huơ tay ra dấu cho anh bảo vệ chạy đi.
Đà Lạt mùa nầy đêm xuống rất nhanh nhưng vẫn chưa thấy con gái về. Bà nhấp nhỏm đi ra đi vào. Cuối cùng không đợi được phải gọi anh bảo vệ đến. “Cô đi đâu?” “chạy lên phía Thung Lũng Tình Yêu đi cháu?” “Rứa mà con tưởng cô có công tác đặc biệt. Lên đó thì trời tối quá rồi cô”. Đà Lạt đang là thành phố chết nên không một bóng người. “Cứ chạy đi cháu rồi cô tính” Ngồi sau xe bà Hà chỉ ao ước được trông thấy một người thì người đó nhứt định là Thảo An. “Cháu chạy hướng bờ hồ rồi dọc theo đường Đồi Cù lên viện Đại học” Đoạn đường bờ hồ thường có những cặp tình nhân đi lang thang và có đèn đường soi sáng nhưng lên đến ngã tư Đa Thiện đi Thung Lũng Tình Yêu thì tối đen. “Bây giờ tối quá rồi cô. Chẳng thấy gì cả và cũng chẳng ai đi đường giờ nầy nữa đâu, hay sáng mai con đến thật sớm chở cô đi?” Linh tính của người mẹ cho bà biết đã có điều chẳng lành! “Cháu chở lên cơ quan, cô muốn ở lại đó có đông người” rồi bà đổi ý ngay “thôi, chở cô về biết đâu nó đang đợi. Cháu ở lại với cô đêm nay được không?”
Những dòng nước mặt trào ra. Cái mưu mô, toan tính quỉ quyệt của một cán bộ nội thành không còn nữa. Bà Hà đang trở lại bản chất thật của người mẹ. Một người mẹ vô vọng, mềm yếu và nước mắt.
Đúng như bà lo sợ. Ở lưng chừng đồi Thung Lũng Tình Yêu có một ụ đất bazan mới, đỏ màu máu. Một chân Thảo An lòi ra trong nấm mộ cạn được lấp vội. Gói giấy 2 ổ bánh mì kiến bu đen đặc!
Bà gãy gục trong khi Cách mạng của bà đang trên đường chiến thắng!
Cái năng nổ quyết đoán trong công tác trước kia đang biến thành tính quyết liệt tìm cho ra thủ phạm giết con bà. Bà trực tiếp gặp công an, công an hứa sẽ cho điều tra. Bà chạy ngay qua gặp Bí thư Tỉnh kêu cứu. Ông Bí thư già đã biết tin đó trước nên đứng lên đón bà, rồi kéo ghế rất nhẹ nhàng mời ngồi. Không đợi bà Hà, ông lên tiếng “Tôi biết tin cháu Thảo An mất rồi. Mong chị bình tĩnh. Dù công việc đang rất dồn dập nhưng tôi sẽ cho điều tra làm rõ. Riêng chị nghi ngờ ai và biết nguyên nhân tại sao không?” “Có. Tôi có nghi ngờ. Đồng chí đó đang ở gần đây lắm” “ý chị?” “con gái tôi đã kể chi tiết trước khi bị giết nhưng bằng chứng giấy tờ thì không có” “con chị có phản Đảng không? Mà phản Đảng thì đương nhiên phải gánh hậu quả” Bà Hà nghiêm nét mặt “xin đồng chí Bí thư cho biết tính chất việc phản Đảng” “ra hồi chánh bọn Mỹ Ngụy!” “không. Con tôi trốn về chứ không hồi chánh! Cơ sở ta không một ai bị lộ bí mật. Trước khi đi nó để lại đầy đủ sổ sách giấy tờ, tiền bạc, không lấy theo một xu! Nó bỏ trốn chỉ vì bị Thủ trưởng hiếp dâm. Nói thẳng ra như vậy thì đồng chí biết người đó là ai rồi” bà tiếp “cứ hỏi vợ đồng chí sẽ rõ. Chị Hai Thê là Thủ trưởng của con gái tôi mà”. Ông Bí thư vốn điềm tỉnh nhưng mặt đổi sắc “nói như thế thì tôi biết là đồng chí đang nghi ngờ ai rồi nhưng đồng chí ấy đang thuộc diện Trung ương quản lý đấy” Ngưng chốc lát lấy lại bình tĩnh ông nói gần như gằn từng tiếng “Đây là chuyện vô cùng nghiêm trọng. Tôi sẽ cho điều tra tới nơi tới chốn nhưng nếu không đúng như thế thì đồng chí chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Đảng”. Không chần chờ, bà Hà đứng phắt dậy, nói dứt khoát “Tôi sẵn sàng chịu trách nhiệm trước Đảng”.
Một tháng, một năm, rồi hai năm liên tục kêu cứu tận Hà Nội nhưng nội vụ vẫn không đến đâu. Nhân việc có lãnh đạo tại Đà Lạt được điều về Trung ương phụ trách giải quyết việc khiếu kiện của cả nước, bà Hà có hy vọng mới. Lại tiếp tục ra Hà Nội. Gặp trực tiếp, bà nhận được câu trả lời rất thẳng thắn “Thưa chị, nói thẳng với chị là vụ án cháu Thảo An đã chấn động Đà Lạt nhưng so với toàn quốc thì không đáng kể vào đâu cả”!
Trước khi về hưu ông Bí thư gặp bà Hà, cố gắng giải quyết lần cuối. “Tôi biết chị không thể nào nguôi giận, dẫu là tôi cũng thế thôi. Nhưng vụ của cháu đã ngoài khả năng cấp Tỉnh. Bây giờ trước khi nghỉ hưu tôi gợi ý chị nhận 2 lô đất ở ngay thành phố. Chị đừng nghĩ đây là việc đền bù vì không thể xem như thế được nhưng phải đặt Đảng lên trên hết. Tôi cũng như chị, như bà Thê vợ tôi, chúng ta già cả rồi nên cố gắng bỏ qua các lỗi lầm quá khứ vì tình đồng chí”. Bà Hà vẫn quyết liệt “Tôi muốn nội vụ phải được đưa ra xét xử tại Tòa. Xử theo đúng luật pháp. Xử công khai chớ không thể chỉ chuyển công tác” “như chị đã biết, thuộc diện Trung ương thì chỉ có Trung ương quyết định. Còn luật pháp của xã hội nó khác”. Thấy bà Hà tuyệt vọng ông nói thêm “Mai mốt người thế tôi, họ không nắm vững nội vụ như tôi đâu, mong chị nghĩ lại.”
Cuối cùng bà Hà chấp nhận lấy hai miếng đất ở cuối đường Duy Tân. Sau đó bán lại, bỏ Đà Lạt về quê cũ.
Lúc còn ở Long Khánh, mẹ tôi lên thăm nuôi được một lần. Mẹ cho biết là sau khi tôi đi trình diện “học tập cải tạo” chỉ có mấy ngày, nhà nhận được thư Thảo An. Thảo An xin lỗi vì đã nói dối. “Nó nói bảo mật không những cho chính nó mà còn sợ vì vô tình liên hệ đến con nữa” mẹ tôi nói như vậy. Thảo An lúc đó đang sợ hãi như tôi. Và e rằng còn nguy hiểm hơn cả tôi. Lá thư không đề ngày nhưng có lẽ được viết vội chỉ một hay hai ngày trước khi bị giết.
Người, không thể hai lần tắm trên một dòng sông. Nhưng Thảo An, dù chỉ một lần, cũng hóa kiếp. Người yêu Thảo An, Bác sĩ Tô, cũng chết vì bị thi hành kỷ luật.
Nếu được hóa kiếp trở lại làm người thì xin đừng bao giờ làm người cộng sản.
Hồ Phú Bông (Danchimviet)
____________
(*) Truyện được viết nhân ngày giỗ thứ 42 của Thảo An 7/4/2017 (26 tháng Hai, Ất Mão, 1975)

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.160 giây.