logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 26/04/2017 lúc 07:13:14(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Ở nơi ấy, có còn nghề nào chân chính?

Người ta khi đến tuổi trưởng thành phải làm việc để nuôi thân. Cha mẹ chỉ nuôi dưỡng khi còn thơ ấu. Công việc kiếm tiền gọi là nghề. Tiếng Anh chỉ có một chữ: Career hay job. Nhưng tiếng Việt thì dùng tới hai chữ: Nghề nghiệp.
Theo quan niệm của đạo Phật, nghề của mỗi người chính là cái nghiệp của họ. Có người suốt ngày phải chui dưới ống cống, làm việc ở những nơi tối tăm hôi hám. Còn có những người chỉ tay năm ngón, nghĩa là chẳng làm gì cả, mà vẫn ngồi mát ăn bát vàng. Có những người cứ như con ve sầukêu ve ve suốt mùa hè. Đó là những cô ca sĩ hay các kịch sĩ, cuộc đời gắn liền với ánh đèn màu. Trong khi người khác cuộc đời cũng gắn với ánh đèn, nhưng mà loại đèn không hắt bóng: Đó là các Bác Sĩ tận tuỵ miệt mài làm ở nhà thương. Những người làm việc trong ngành Y, quên ăn quên uống, quên cả bản thân mình, để cứu lấy sinh mạng của người khác.
Cuộc đời có muôn ngàn muôn vẻ, thì nghề nghiệp cũng có vô vàn phương hướng khác nhau.
Ngày xưa đi học, thày cô đã dạy nghề nào cũng quí. Mọi người trong xã hội đều cần đến nhau trong đời sống.
Tuy nhiên do mang sẵn thành kiến, nhiều cha mẹ chỉ muốn con mình trở thành bác sĩ, để hãnh diện với mọi người chung quanh.
Hoặc coi trọng trí thức hơn những người lao động tay chân. Chẳng thế mà từ thời xưa, người ta đã xếp hạng nhất sĩ nhì nông. Đó là thời bình, chứ khi đói kém thì có chữ cũng chẳng ích gì, nên hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sĩ.
Nói thì nói vậy thôi, chứ có chữ vẫn hơn. Vì một ông bác sĩ, lúc kẹt vẫn đi làm ruộng được. Khi hết kẹt thì lại trở về chuyên môn của mình, để chữa bệnh giúp đời. Đó là hình ảnh của người có chữ, sau ngày mất nước bị bắt vô trại cải tạo, gánh phân hốt cứt. Còn mấy ông cán cuốc, sau khi vớ được mảnh giang sơn gấm vóc, vì ít chữ nên họ đã phá tan tành mọi thứ. Biến giang sơn gấm vóc thành giang sơn điêu tàn. Cũng bởi vì ngu dốt.
Tôi nhớ ngày xưa thày dạy Sử có kể câu chuyện vào thời thế chiến. Có hai đội quân của hai nước chiến thắng, cùng đổ bộ vào một nước có nhiều nhà bác học. Một đội quân lo vơ vét của cải vật chất, vì thấy nhiều thứ quý giá, lòng tham làm họ mờ mắt. Đội quân kia không thèm hôi của, mà đi thẳng tới chỗ các nhà bác học làm việc, bắt làm tù binh. Sau đó các nhà bác học này làm ra biết bao món đồ quí giá khác. Việc gì phải ì ạch tha về một cái xe, mang một bộ óc về chế ra muôn vàn cái xe khác.
Đó là cách hành xử thông minh của những người thông thái.
Còn kẻ có tiền mà không có chữ thì bị chê là trọc phú. Vì thế ngày xưa các cô vẫn nói : Chẳng tham ruộng cả ao điền, chỉ tham cái bút cái nghiên anh đồ.
Hoặc phi cao đẳng bất thành phu phụ.
Tóm lại lấy chồng hay chữ, vẫn hãnh diện hơn lấy chồng dốt đặc cán mai.
● Có điều bây giờ chủ nghĩa thực dụng, trí thức mà không kiếm ra tiền cũng khó lấy vợ!
Không như những trẻ nhỏ khác, không biết mình sẽ làm gì khi lớn lên. Riêng tôi thì từ khi còn rất bé, mỗi lần được mẹ đưa đi khám bệnh, hay đi chữa răng. Tôi cứ mê mẩn nhìn hình ảnh của những người áo trắng mà mơ ước sau này mình cũng sẽ là một bác sĩ. Lúc đó tôi hoàn toàn không nghĩ nghề thày thuốc kiếm nhiều tiền hay danh giá hơn nghề khác. Tôi chỉ mơ ước mai kia mình sẽ thành bác sĩ để chữa bệnh cho mọi người.
Ước mơ của tôi đến rất sớm, ngay từ lúc còn học tiểu học. Vì tôi nhớ cô giáo lớp năm đã đọc cho các bạn trong lớp nghe bài luận tôi được chấm hạng nhất. Tôi muốn thành bác sĩ để chữa cho những người ăn xin bị cùi hủi, lê la đầu đường xó chợ với tấm thân tàn phế. Hay những em bé bị sốt tê liệt đi đứng khó khăn.
Khi lên trung học, đọc truyện tôi cũng chọn các tác giả là nhà văn, nhưng lại là bác sĩ ngoài đời, như A.J Cronin với The Citadel, đèn không hắt bóng. Hay những tác phẩm của Bác Sĩ Trang Châu.
Hết bậc trung học, để theo đuổi ước mơ, tôi ghi tên học chứng chỉ SPCN ở đại học Khoa Học Sàigon. Vì điều kiện để thi vào trường Y, đòi hỏi phải có chứng chỉ này.
Người ta thường nói, qua được cửa ải đầu tiên của trường KH, thì mấy năm sau sẽ không lo. Vì năm thứ nhất chương trình khá nặng, rất khó, nhất là với học sinh vừa xong trung học. Cứ mỗi một lần qua một đoạn đường học vấn, quay nhìn trở lại, thấy chặng vừa đi qua dễ như ăn cơm sườn, còn chặng sắp tới sao mà nhiêu khê.
Một năm trời mình đâu có lớn thêm bao nhiêu, mà sao bài vở chất đống tới chóng mặt. Đã thế các môn học, ngoài giờ ngồi trong giảng đường nghe giảng, còn phải thực tập. Giảng sư không có in sách như dưới trung học, mà chỉ có một ít tài liệu in ronéo do sinh viên tự phát hành. Học hành vất vả bở hơi tai.
Gần tới giai đoạn thi cuối khóa, thì chiến sự miền Nam tới hồi khốc liệt: mùa Hè đỏ lửa 1972. Trực thăng mang về thành phố biết bao hòm kẽm chứa thân xác của các quân nhân tử trận từ khắp các chiến trường.
Chúng tôi sống ở thành phố nên chỉ biết chiến tranh qua hình ảnh những trái hỏa châu đêm đêm soi sáng cả một góc trời, hay tiếng đại bác xa xa vọng về.
Mùa Hè năm cuối của trung học cho tới kỳ thi sắp tới của năm thứ nhất đại học 1972 chưa tới 10 tháng. Thế mà các bạn nam sinh trong lớp của tôi, thi rớt Tú Tài II, vào trường Sĩ quan Thủ Đức 9 tháng, và đã trở về nhà trong hòm kẽm cài hoa. Tôi cứ lên nghĩa trang quân đội trên Biên Hoà, đưa tiễn các bạn nam sinh ngày xưa cùng lớp trong nỗi ngậm ngùi thương tiếc.
Năm đầu đại học, chúng tôi chưa học hết chương trình, nhưng chính phủ đã quyết định cho thi sớm, gọi là kỳ thi đặc biệt. Chỉ có một khoá thi duy nhất, chứ không có kỳ thi thứ nhì như thường lệ. Bài thi cũng không khó, thế mà đám con trai suốt ngày ngồi ở quán cà phê, không chịu vào giảng đường nghe giảng nên rớt như sung rụng. Thầy cho bài thi chủ yếu vào những bài giảng, nên đám con gái chuyên cần đậu dễ dàng. Còn con trai cứ tưởng tà tà như lúc trước, đợi đến khi gần thi, năn nỉ con gái cho mượn tập về tóm tắt để làm bài. Mặc dù ngồi quán cà phê, nhưng khi treo bảng, số đậu lại nghiêng về phía con trai nhiều hơn con gái. Người ta thường nói con gái chỉ cần cù, chứ không thông minh hơn con trai, dù ở lãnh vực nào.
Thây kệ cần cù bù thông minh. Nhưng mùa Hè 72 đám bạn nam sinh trong lớp tôi rớt như rạ. Chính phủ cho thi gấp gáp để bổ sung quân số. Các chàng trai giã từ trường học, đi thẳng vào trường đào tạo sĩ quan trong nỗi nhớ, với những giọt nước mắt tuôn rơi của đám bạn gái. Chúng tôi sẵn sàng hoán đổi kết quả này cho các bạn nam được ở lại. Con gái muốn rớt bao nhiêu lần cũng không sao. Con trai trong thời chiến chỉ được thi một lần. Hễ rớt là phải nhập ngũ. Rớt tú đơn vào Đồng Đế học khóa hạ sĩ quan, rớt tú kép vào Thủ Đức, ra mang lon chuẩn úy, thành sĩ quan trừ bị, khi hết hạn được giải ngũ.
Rớt đại học vào trường sĩ quan Đà Lạt, sau 4 năm ra trường mang lon trung úy, nhưng phải chọn nghiệp lính suốt đời, gọi là hiện dịch.
Có tú đôi cũng có thể vào hải quân, trở thành sĩ quan hải hành tức là những thuyền trưởng.
Tuy nhiên do nhu cầu của đất nước lúc đó, hầu như đa số các nam sinh thi rớt kỳ thi đặc biệt 1972, đều phải vô trường đào tạo Sĩ quan bộ binh Thủ Đức. Vì trường này thời gian học ngắn, hình như lúc đó chỉ rút lại còn 6 tháng. Đồi Tăng nhân Phú của quân trường Thủ Đức chẳng xa lạ gì với đám con gái chúng tôi.
Thoát được chứng chỉ hóc búa của năm thứ nhất đại học, để thi vào trường Y, không phải là chuyện dễ dàng. Bài thi chú trọng phần ngoại ngữ. Sách Y Khoa phần nhiều viết bằng tiếng Anh hay tiếng Pháp. Ngay cả một số giảng sư người Pháp từ thời Pháp thuộc, vẫn còn giảng dạy một số môn ở trường.
Các bạn học chương trình Pháp có nhiều ưu thế hơn những người học chương trình Việt nhờ môn ngoại ngữ, qua mặt được đám học trò nghèo. Ngày xưa học trường Tây toàn con nhà giàu. Con nhà nghèo thì ráng đậu vào trường công, để khỏi lo phần học phí suốt 7 năm trung học. Chỉ khi lên đại học thì Ta, Tây gì cũng chỉ có đại học công. Về sau này mới có vài đại học tư như Minh Đức, Vạn Hạnh, Cửu Long…
Không vào được trường Y, tôi tiếp tục học tiếp các chứng chỉ chuyên khoa. Hi vọng sau khi hoàn tất có thể đi làm ở các nhà máy, như một số người đi trước. Gọi là kỹ sư sinh hoá.
Sau mùa Hè đỏ lửa 1972, trường học vắng vẻ, mọi người lại bắt đầu niên học mới trong nỗi hoang mang về tình hình chiến sự.
Rồi lại tới Hoà Đàm Paris 1973, quân đội Mỹ rút quân, thay đổi màu da xác chết…
Và cuối cùng là cuộc tháo chạy 1975. Một nỗi thất vọng ê chề. Đoàn người chiến thắng vào thành phố với dép râu nón cối. Một sự hỗn loạn, hoang tàn đổ nát từ sông Bến Hải tới mũi Cà Mau.
Nhà máy đóng cửa vì không còn nhân viên và nguyên liệu. Trong tất cả mọi sinh hoạt thì mở cửa trường học là cách dễ nhất, để làm cho sinh hoạt có vẻ trở lại bình thường. Nhưng chỉ có học sinh phổ thông được trở lại trường học, sinh viên các trường đại học trong miền Nam tạm ngưng.
Tháng Sáu 75, khi các anh Sĩ Quan của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà bị gom vô trại tập trung cải tạo. Thì đám sinh viên chúng tôi cũng phải vào trường điểm danh để học chính trị và đi lao động.
Trường đại học Văn Khoa và Luật Khoa, dĩ nhiên phải dẹp vì lý thuyết giảng dạy hoàn toàn khác với chủ nghĩa duy vật biện chứng của cộng sản.
Sinh viên năm thứ nhất cho về vườn. Sinh viên từ năm thứ hai trở lên, cho học khoá sư phạm cấp tốc thành giáo viên tiểu học.
Khoa học thì luôn luôn trung thực, dù ở chủ nghĩa nào, nên học sinh các trường đại học được giữ lại, dù chỉ là sinh viên năm thứ nhất. Nhưng tất cả đều bị mất một năm học, đó là không có kỳ thi cuối năm cho niên học 74-75.
Phân khoa khoa học của trường đại học Đà Lạt giải thể, dồn vào học chung với trường KHSG.
Có một điều kỳ cục, tất cả các thầy cô giáo dạy trung học đệ nhất và đệ nhị cấp đều được gọi là giáo viên. Sinh viên thì gọi là học sinh đại học. Họ chỉ trích việc dùng tiếng Hán Việt, với mục đích thoát Trung.
Bỏ tiếng Hán Việt làm sao được, khi chúng ta đã là thuộc địa 1000 năm của Tàu. Bỏ chữ giáo sư, dùng chữ giáo viên, chữ viên vẫn là nghĩa Tàu. Chứ nói theo tiếng quốc ngữ thì phải gọi viên làtròn, hay hòn mới đúng chứ.
Vậy thì cớ gì phải gọi là máy bay lên thẳng, tên lửa, xưởng đẻ…
Tôi là đứa phát biểu hăng nhất về những chuyện chướng tai gai mắt khi bị gom vô học chính trị. Tên riêng của mỗi người phải được viết hoa, không được thay đổi và không có diễn nghĩa. Đó là qui luật bất thành văn. Ông tổng thống của Mỹ thời bấy giờ tên là Ford, thì cứ viết là Ford. Cớ gì đổi tên ông thành Pho? Cũng như người tên Tuất, bạn có dám gọi là ông Chó không?
Tên tiếng Mỹ không có nghĩa như tên Việt Nam. Michael, Michelle, Bill, Bob… tên là tên, không có tên đẹp tên xấu.
Trái lại tên tiếng Việt có thể là danh từ, động từ, tĩnh từ.
Bố mẹ ít chữ quê mùa thì chọn tên quê mùa: Sỏi, Đá,Thúng, Nia…
Thời đệ nhất và đệ nhị cộng hòa người ta có thể gọi tên Paris là Ba Lê, Cựu kim Sơn hay San Francisco, Nữu Ước là NY.
Chứ không có quái đản phiên âm ra như Niu ót(NY), Sếc pia( Shakespeare) , hót môn( hormone) …
Mấy ông nón cối dép râu bảo rằng: Vì các bạn không ở trong lập trường giai cấp của những người ít học, viết ra tiếng Việt cho người bình dân ít học dễ đọc dễ hiểu.
Dễ hiểu? Mà bà bán rau ở trong xóm tôi, mỗi năm bà đi ra đi vào bệnh viện Từ Dũ một lần. Cho tới khi mấy ông vào thì bà đã sản xuất ra được 10 đứa con, hoàn toàn miễn phí. Bà bán rau mà cũng còn nói tại sao lại gọi bệnh viện Từ Dũ là xưởng đẻ. Người chứ bộ đồ vật đâu mà gọi là sản xuất từ xưởng (máy). Tôi cười hì hì bảo rằng bác ơi chữ mới bây giờ người ta gọi vậy.
Những thày cô giáo ngày xưa được cho tiếp tục dạy lại, coi như một ân sủng của chế độ mới. Họ được gọi là lưu dung, giữ lại để dùng. Dịch ra tiếng Việt chỉ được vài chữ, còn đa số là bí, vẫn phải dùng tiếng Hán Việt như thường. Họ toàn làm chuyện trống đánh xuôi kèn thổi ngược. Hoặc làm những chuyện đội đá vá trời, dưới sức người sỏi đá cũng thành cơm. Đất phèn mà đào kênh dẫn nước vào để rửa phèn, biến đất vô dụng thành hữu dụng. Lý thuyết nghe thì hay lắm. Có điều đánh trống bỏ dùi, có làm được đâu.
Trường của chúng tôi phải đào con kênh đó. Gọi là lao động vô ích thì đúng hơn là lao động công ích.
Có điều sau khi lao động, trở về trường. Chúng tôi trở thành có giá. Mỗi sinh viên được mua 13 kg gạo theo giá tiêu chuẩn, tức là giá rẻ và nửa kg đường mỗi tháng.
Ngày xưa chỉ có trường sư phạm, giáo sinh mới có trợ cấp, mức độ trợ cấp khác nhau cho trường Cao Đẳng hay trường Đại Học.
Bây giờ học sinh đại học (không gọi là sinh viên lúc đó) coi như một công nhân viên tương lai. Không có tiền phụ cấp, nhưng có nhu yếu phẩm hàng tháng. Dù chẳng thấm tháp gì, nhưng có còn hơn không.
Vẫn còn được đi học coi như không phải làm những việc lao động ở địa phương. Bố thất nghiệp, mẹ cũng ra buôn bán ở chợ, nên anh em chúng tôi phải làm bất kỳ cái gì để kiếm ra tiền.
Mấy ông con trai thì lên chợ Tân Thành mua phụ tùng xe đạp về ráp. Xong chiếc nào mang ra chợ trời bán cho bộ đội. Ba món là đài đổng đạp: radio, đồng hồ, xe đạp là những món ưa chuộng của mấy ông nón cối. Các anh có con nhỏ thì mua thêm búp bê nhựa giắt vào ba lô đeo sau lưng.
Bạn tôi buôn bán vải ở chợ Cũ, tẩu tán hàng mang giấu ở những nhà không buôn bán. Là dân Bắc Kỳ di cư chính gốc, ông bà cha mẹ chúng tôi sống với CS đã lâu nên thừa kinh nghiệm. Chứ không ngây thơ thật thà như người miền Nam. Kinh nghiệm của chiến dịch tiêu thổ kháng chiến, đi đến đâu đốt nhà đến đó. Những tuần lễ vàng tuần lễ bạc, bắt người dân nộp từ vàng bạc nữ trang, cho đến nồi đồng mâm thau.
Người Bắc không chuộng kim cương hột xoàn, mà chỉ mua vàng lá 24 cara dễ cất giấu trong những hộp bánh bằng thiếc, rồi đem chôn dưới gốc cây, hay gạch lót nhà.
Mọi tiên đoán không sai, chỉ một tháng sau là đổi tiền, sau đó đánh tư sản mại bản.
Thời gian đã chứng minh cho mọi thứ, để xây dựng nên một cây cầu, kỹ sư phải học 16 năm. Nhưng để phá tan tành chỉ cần 16 phút.
Cộng sản vào, họ phá tan tành mọi thứ. Tất cả đều do lòng tham vô đáy. Đến độ dân miền Nam gọi họ vào vơ vét về. Họ dùng thuần tuý tiếng miền Bắc, để mỉa mai cảnh hôi của ở các nhà vắng mặt chủ nhân.
Thầy nào thì tớ nấy. Ngày xưa có nạn đấu tố địa chủ, thì bây giờ đổi chữ khác đánh tư sản mại bản.Tức là người giàu nhờ buôn bán, còn người giàu do cướp bóc lường gạt thì không nói đến.
Đổi tiền và đánh tư sản mục đích vơ vét tài sản và tiền bạc của người dân. Sau khi mọi thứ hết sạch thì tới tài nguyên quốc gia. Hết tài nguyên thì bán nốt mảnh đất còn lại.Vì lòng tham không giới hạn, còn tài nguyên quốc gia thì chỉ có bấy nhiêu.
Mọi thứ cứ tuần tự tiếp diễn. Có điều từ bao nhiêu đời cha ông ta đã dạy con cháu: Đừng bán lúa giống. Vì đó là đi vào đường cùng.
Quê hương tôi còn lại gì sau 42 năm CS cầm quyền? Biển, rừng, đất, sắp tới là con người. Thực sự ra chuyện bán phụ nữ cho bọn ma cô thì đã có từ lâu. Chỉ không công khai thôi. Thế kỷ 21 không còn chuyện mua bán nô lệ, chứ nếu còn chắc cũng đóng thùng người đem bán. Biết đâu được. Các cô thiếu nữ bị lột trần truồng cho người mua ngắm nghía như một món hàng. Lại còn có lời hứa của môi giới, không chịu được quyền đổi hay đem trả.
Tên gọi thì khác nhưng thực chất cũng như nhau. Buôn nô lệ thời mới.
Bây giờ điểm qua các nghề trong nước, xem nghề nào không bị áp lực của đồng tiền. Đầu tiên là nghề dạy học, coi như nghề trong sạch nhất trong các nghề. Còn nghề buôn bán coi như phải gian lận vì phi thương bất phú, vi phú bất nhân.
Vế thứ hai nói về chuyện buôn bán, đã được người ta dùng để phân bua cho cái chuyện không làm như vậy thì không có lời.
Khuất mắt trông coi, chẳng biết trước mắt và sau lưng khác nhau như thế nào.
Môi trường đầu tiên đứa trẻ nào cũng phải trải qua, trước khi đến tuổi trưởng thành là trường học. Nơi đó người ta dạy chúng những điều hay lẽ phải, phân biệt tốt và xấu.
Không có nhiều nhà máy thì được đi dạy cũng không than thở.
Mấy năm đầu sau ngày 30/4 hầu hết sinh viên KHSG sau khi học xong đều phải đi dạy học. Có ba nơi được phân bổ:
– Dạy thực hành ở các trường cao đẳng hay đại học. Nhưng phải làm việc 6 ngày/ tuần. Trước kia phải đi làm thứ Bảy.
– Dạy cấp3, tức là trung học đệ nhị cấp: 16 tiết/ tuần.
– Dạy cấp2, trung học đệ nhất cấp: 20 tiết/ tuần.
Lương bằng nhau theo chỉ số 370.
VC luôn luôn dùng chữ mập mờ. Họ gọi tiết, chứ không phải tiếng. Một tiếng đồng hồ nhưng một tiết học.
Lúc trước một tiết là 55’, sau này một tiết chỉ còn 45’.
Luật lệ thay đổi xoành xoạch, địa phương hóa giáo viên và học sinh. Học trò và thầy cô ở đâu thì học và dạy ở đó.
Khi các anh Sĩ Quan của Quân Lực VNCH bị giam giữ trong các trại cải tạo. Thành phố vắng hẳn đàn ông và thanh niên. Nhiều gia đình chỉ còn phụ nữ và trẻ nhỏ. Lúc đó đám cán bộ ngoài Bắc vào, bắt đầu theo đuổi các cô thiếu nữ miền Nam.
Tâm lý của bạn gái chúng tôi, khi có kẻ theo đuổi mình, mà thuộc loại cán cuốc răng đen mã tấu,hay diện mạo Trương Chi thì chẳng có gì hãnh diện, nếu không muốn nói là xấu hổ với chúng bạn cùng trang lứa.
Cả nhà tôi là dân di cư chính hiệu, vào Nam các chú các bác toàn ở trong quân đội. Bạn bè cũng có mặt đủ loại binh chủng. Bản thân tôi cũng là học trò có chút chữ nghĩa, tại sao lại bị một ông không đọc thông tiếng Việt quấy rầy thật là vô lý.
Đám cán ngố đánh giá con gái miền Nam thấp quá. Họ tưởng rằng thời thế thay đổi, chúng tôi dễ xiêu lòng.
Các bạn gái chúng tôi thà ở vậy, chứ nhất định không giao du với đám VC.
Không thể tới nhà bạn chơi, tôi tức muốn điên lên. Vì mỗi lần thấy cái xe đạp của tôi, dựng trước hàng rào nhà cô bạn, là y như rằng tên công an khu cực mon men đi vào, hỏi trống không : Nhà ta có mấy người?
Chẳng biết hỏi ai. Ta là ai? Miệng thì hỏi, mắt thì liếc, làm tôi phải ra về, và không còn được ghé vào xóm nữa. Mẹ của bạn tôi năn nỉ: “ cháu thông cảm, vì nhà bác buôn bán( vàng) chui”.
Quả thật, không ai muốn công an khu vực ghé nhà, họ chỉ đến để rình rập mà thôi.
Muốn làm người lương thiện sao khó quá. Bạn tôi buổi sáng buôn bán chui, buổi chiều đi dạy. Người nào cũng có hai bộ mặt, thay đổi như con cắc kè, tuỳ nơi tuỳ lúc.
Cuối cùng thì tôi cũng phải đi dạy. Có điều kết quả phân công cũng hơi bất ngờ.
Trong khi các bạn tôi ngoan hiền thì bị đổi tới những nơi khỉ ho cò gáy, rất xa thành phố( nên rất nhiều người bỏ việc). Còn tôi công kích chỉ trích đủ thứ, thì cho về trường cách nhà đúng 5’ đi bộ. Thiệt là dở khóc dở cười, chắc là để nhờ địa phương kiểm soát con nhỏ phản động này kỹ hơn.
Ngôi trường tôi dạy vốn là trường tiểu học nằm trong khuôn viên nhà thờ. Do cha xứ mở ra cho con em giáo dân họ đạo.
Trường mở ra cũng khá lâu, thầy cô dạy cũng không tốt nghiệp khóa sư phạm nào, chỉ do quen biết với cha xứ.
Khi nước nhà chuyển qua chủ nghĩa xã hội, nghĩa là người dân không còn tư hữu. Các cha tự động giao trường cho chính quyền.
Hiệu trưởng của trường nơi tôi đến nhận việc, tốt nghiệp bổ túc văn hóa cấp 2 miền núi. Mọi người phải khai lý lịch trích ngang, nghĩa là ghi văn tắt mọi chi tiết về mình theo một hàng ngang, vào một cuốn sổ có mỗi trang to như tờ nhật báo ngày xưa.
Vì được cha nhận cho dạy tiểu học. Sau khi giao cho nhà nước, trường trở thành cấp 2, vài thầy giáo già chỉ học xong lớp 3 thời Pháp Thuộc.
Học hết lớp 3, nhưng dạy lớp 9. Lại dạy Anh Văn mới là điều đáng nói,
Tôi hỏi chị hiệu trưởng. Bổ túc văn hóa thì tôi biết, dạy sơ xài chỉ có vài môn, chứ không dạy đầy đủ chương trình như các lớp chính thức. Cấp 2 thì có 4 lớp: 6,7,8,9.
Tại sao lại có thêm chữ miền núi. Câu trả lời làm tôi hỡi ôi. Học sinh miền núi được học rút ngắn 6+7 và 8+9.
Hai lớp dồn thành một. Hèn chi có bớt điểm thi cho học sinh miền núi.
Ngay từ lúc đó tôi đã nhận ra chế độ của họ nặng về hình thức. Khua chiêng gõ trống chứ không có thực tài.
Giáo viên miền Bắc và giáo viên do quen biết dạy học sinh sai kiến thức trầm trọng.
Học 16 năm ròng rã, và là sản phẩm của chế độ VNCH, chúng tôi được dạy dỗ rất kỹ. Từ trí dục, đức dục cho tới kiến thức chuyên môn. Học qua cái gì là nắm vững cái đó.
Bởi vậy hiện nay có 30 ngàn tiến sĩ mà mọi chuyện toàn đi giật lùi. Hóa ra toàn chuyện hữu danh vô thực.
Ngày xưa Tiến sĩ chỉ là bậc cao học. Còn Thạc Sĩ là bậc cao nhất. Số Thạc sĩ thời đệ nhất và đệ nhị cộng hòa rất ít.
Bây giờ trong nước người ta xếp Thạc Sĩ thấp hơn Tiến Sĩ.
Bất kỳ ông lớn nào cũng có bằng đại học, từ cử nhân cho tới tiến sĩ. Chẳng biết họ học ở đâu lúc nào?
Ngay từ khi bước vào nghề dạy học là tôi đã biết quê nhà đang đứng trên đầu dốc. Ngày xưa chỉ có một khẩu hiệu duy nhất, gắn ở bên trên tấm bảng:
Tiên học lễ hậu học văn.
Chỉ cần theo đúng lời khuyên đó thôi, là sẽ có tất cả. Bởi vì chữ “lễ” bao gồm đủ thứ cho một người có văn hóa (hậu học văn).
– Hiếu đễ với cha mẹ ông bà và các bậc trưởng thượng.
– Lễ phép,tôn kính thầy cô và những bô lão
– lịch sự với bạn bè hay những người ngang hàng.
Chỉ cần như vậy xã hội sẽ có tôn ti trật tự, sau đó mới cần tới kiến thức.
Chẳng cần ai nhắc nhở mà hết thế hệ này nối tiếp thế hệ khác, mọi người đối xử nhân nghĩa với nhau.
Có đâu mà bây giờ sau 42 năm. Chúng ta toàn nghe những chuyện vô đạo đức tràn lan khắp nơi khắp chốn.
Thời VNCH cũng có giáo sư hướng dẫn, nhưng vai trò của giáo sư này không ảnh hưởng tới chuyện ở lại hay lên lớp của học sinh. Tất cả đều tùy thuộc vào điểm của các môn học.
Trái lại giáo viên chủ nhiệm của nhà trường XHCN có quyền quyết định học sinh lên lớp hay ở lại dựa vào điểm hạnh kiểm. Chỉ tính 2 môn : Văn & Lý.
Thế là sự mánh mung bắt đầu hé màn. Sự trao quyền cho một thiểu số đã gây ra vấn nạn cho tất cả mọi hạ tầng.
Đó là mầm mống của tham nhũng. Mà chữ trong nước bây giờ gọi là tham ô móc ngoặc.
Cô giáo Văn và Toán dạy lớt phớt trong lớp. Phần quan trọng mang về dạy thêm ở nhà. Học sinh nào không học thêm, không có thiện cảm với giáo viên chủ nhiệm sẽ bị trù dập. Rồi lại tới chuyện được học lớp Anh Văn, hay Nga Văn khi lớp5 chuyển lên lớp 6.
Hiệu Trưởng nhúng tay vào việc này.
Nhận việc rất sớm sau ngày 30/4. Chỉ trong môi trường trường học, tức là nơi chẳng có gì béo bở, thế mà đã có bao nhiêu điều sai trái trước mắt.
Thế thì ở những nơi có các nguồn dễ hưởng lợi, không có tham nhũng mới là chuyện bất thường. Người ta chạy chọt đút lót để vào những nơi có thể kiếm chác thêm, ngoài tiền lương. Phần này gọi là bổng. Từ đó chữ lương luôn luôn được gọi bằng hai chữ: lương bổng.
Đó là khái niệm hoàn toàn khác với ở Mỹ. Chẳng có ai kiếm chác được gì khi đi làm.
Ở VN bất cứ công việc nào cũng cần phải có tham ô móc ngoặc, để lấy lại vốn đã bỏ ra lúc trước mới có công việc này. Vì vậy phải đánh nhanh rút mạnh, trước khi bị thay thế.
Bạn thử tìm xem chỗ nào không có tham nhũng? Xây cầu xây cống thì bớt xén vật liệu. Ít lâu sau: Sập, xây cái khác. Mọi thứ cứ chạy vòng vòng, không có chỗ chấm dứt.
Từ năm 1954 – 1975 chúng ta ít khi thấy có hỏa hoạn mức độ kinh khủng xảy ra thời VNCH.
Tại sao từ năm 1975 tới giờ chúng ta thấy quá nhiều đám cháy kinh hồn, tiêu hủy của cải hay tài nguyên quốc gia trong nháy mắt.
Có khi nào bạn đặt câu hỏi, hay bạn nghe chuyện rỉ tai. Dù tài sản đó có đáng giá hàng trăm triệu, nhưng đã có kẻ đút túi 10 triệu, thì cách tốt nhất để phi tang chứng cớ là đốt cho mọi thứ ra tro.
Thà giết lầm chứ không tha lầm. Chính sách phi nhân đã đưa quê nhà tới chỗ lầm than.
Mọi thứ băng hoại phát sinh từ sự thiếu vắng đạo đức.
Đó là sự khác nhau giữa con người và con vật.
Tuy nhiên nói thế, chúng ta đã nghĩ sai vì các con thú sống bầy đàn, chúng nào có cắn giết nhau đâu, chẳng qua do bản năng ăn thịt, nên con cọp mới ăn thịt con nai. Chứ thật sự chúng có phải kẻ thù của nhau đâu.
Chúng nào có trí óc như con người.
Còn chúng ta mang hình hài con người, mà sao đối xử với nhau như ngoài quỉ dữ.
Xin bạn chỉ dùm tôi chỗ nào còn trong sạch cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.
Lương y như từ mẫu.
Luật pháp bất vị tình thân.
Cầm cân nảy mực.
Quê tôi là cái xe đang tuột dốc, dưới kia là vực thẳm.
Còn cái gì để gởi lòng tin cho hậu thế mai sau.
Biết đâu vẫn còn một nụ mai hé nở ở cuối vườn, trong tiết trời Đông giá.
Đừng tưởng Đông tàn hoa rụng cả
Đêm qua hé nở một cành mai.
Một cánh mai đang run rẩy vươn lên trong cảnh Đông tàn của vườn hoa.
Hoa mai tượng trưng cho người quân tử. Liệu có người quân tử nào giúp cho quê hương tôi một chút hi vọng. Như những tia sáng le lói cuối đường hầm u tối.
Một con én có làm nổi một mùa Xuân không?

LTM
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.273 giây.