logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 30/04/2017 lúc 09:15:55(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Bìa tập Tùy Bút "Quê Nhà Quê Người".

Đó là những trang văn, khi được lật ra đọc từng trang, như xem lại một phần cuốn phim về cuộc đời của nhà văn T. Vấn -- và tận cùng, cũng là những cảm xúc chung của một thế hệ Miền Nam VN, một thời đi học, một thời tòng quân, một thời chinh chiến, một thời vào trại cải tạo, và rồi may mắn còn sống để rồi trôi dạt xứ người.

Ngôn ngữ tùy bút của T. Vấn nhẹ nhàng, dịu dàng, như không nỡ làm hư vỡ đời này, bất kể khi anh ghi lại chuyện phải giữ thế thủ, vì “thủ thế trước mọi lời đường mật gởi ra từ trong nước” như một “con chim đã một lần bị tên, nay thấy cành cong cứ tưởng đó là cây cung.”

Nhà văn T. Vấn kể lại những thâm cảm về dòng sống vô thường, khi viết về “những người quen biết đã lần lượt theo nhau rơi rụng xuống đồng đất xứ người.”

Anh có lúc nhớ lại hình ảnh “ở một nơi xa lạ giữa rừng già Việt Bắc, mấy chục năm về trước...” nơi anh ở chung với những “mái tóc họ còn màu xanh. Thân xác họ tuy có gầy gò ốm yếu vì đói rét và lao động cực khổ... Họ vẫn hiên ngang ngửng đầu.”

Trong một cơ duyên về thăm quê nhà, T. Vấn nhìn thấy bên đường những cuốn sách cũ, và nhà văn xúc động, “tay mân mê những quyển sách giấy đã ố vàng, mắt nhắm lại mà như thấy hết những ngày ấy Sài Gòn, mũi hít sâu cái mùi giấy cũ ẩm mốc.”

Tập Tùy Bút "Quê Nhà Quê Người"của T. Vấn gồm 25 bài viết, mang theo cả một đất trời mênh mông của một nhà văn xa xứ và bâng khuẩng nhìn về quê nhà, nơi anh đã một thời bước vào cuộc nội chiến, và trở thành một trong những ngừời chiến bại. Và rồi, trở thành một nhà văn, khi anh tâm sự rằng “rất nhiều khi tôi đã vịn chữ nghĩa mà đứng dậy”...

Những gì đã giúp anh đứng dậy. Sau đây là các trích đoạn từ tập Tùy Bút "Quê Nhà Quê Người"của T. Vấn.



Từ bài “Quê nhà, Quê người”:

...Tôi có trở lại nơi tôi bỏ ra đi một lần. Căn nhà xưa, nơi tôi sinh ra, không còn là căn nhà của tôi nữa. Thành phố ấy, nơi tôi lớn lên, trưởng thành, có mối tình học trò đầu tiên, không còn là thành phố của tôi nữa. Những người sống ở đó, không còn ai là bạn của tôi nữa. Tôi có đến những nơi chốn trước đây tôi thường lui tới. Những khu bán sách cũ. Những quán xá. Những ngã tư hò hẹn. Những con đường lá me bay ngày ngày tôi đi học. Tất cả đều dửng dưng với tôi. Như với một người lạ. Như với một du khách. Từ quê nhà, tôi lủi thủi quay lại quê người với tâm trạng của một người tình bị hắt hủi...


Từ bài “Lưu đầy, Quê nhà”:

...Ngày hôm ấy, phía bên Phương Đông, nơi mặt trời đi ngủ rất muộn, những đóa quỳnh nở rực rỡ, kiêu sa giữa những bàn ghế chỏng chơ và một người già ngồi nhắm mắt nhìn về hôm qua, miệng khò khè hát chờ nhau hoài cố nhân ơi. Phía bên Phương Tây, một người già khác ngồi vỗ những dòng chữ nhạt nhòa trên trang giấy ố vàng cho rơi xuống chậu quỳnh mới cắm, miệng cũng khò khè ư ử nhìn về đường cố lý cố lý xa xôi...


Từ bài “Trôi xuôi một mảnh hồn lưu lạc”:

...Chớm thu thì trời chưa lạnh lắm, buổi sáng dậy sớm, pha xong ly cà phê đầu ngày, có thể mang ra ngồi trước hiên nhà, vừa nhấm nháp cà phê, vừa nhìn những chiếc lá đang từ từ thay màu giữa không gian thật im ắng không có đến cả tiếng xe chạy vọng về từ ngòai con lộ chính, im ắng đến độ có thể nghe được tiếng chiếc lá rơi xuống trên mặt sỏi xào xạc. Tôi lại nghĩ đến những người quen biết đã lần lượt theo nhau rơi rụng xuống đồng đất xứ người. Không biết tâm tư họ lúc ấy có "rơi" nhẹ nhàng như chiếc lá nửa xanh nửa vàng đầu mùa thu vừa rơi xuống trước mặt tôi hay không. Nhưng mùi cà phê thơm phức lại khiến tôi đâm sợ hãi ý nghĩ ấy, không dám nghĩ tiếp. Tôi nhận ra sự liên hệ giữa mùi cà phê đầu ngày và âm thanh chiếc lá rụng đầu thu. Một bên là mùi ngào ngạt của sự sống và bên kia là âm thanh của cái chết...


Từ bài “Tuổi trẻ, Tuổi già”:

...Mỗi khi nghĩ và nhớ về buổi chiều Sài Gòn với những cơn mưa bất chợt, tôi lại bùi ngùi tội nghiệp cho những người trẻ Việt Nam ở Hải Ngoại. Họ không có một thành phố của riêng mình, với những quán xá hò hẹn, những con đường bụi bậm đứng chờ nhau mong cho trời đừng đổ mưa để không ướt áo, hay buổi trưa hè chở nhau trên những chiếc xe đạp cũ kỹ, dừng lại bên đường cùng nhau uống chung ly nước mía. Những hình ảnh rất đơn sơ nhưng dấu ấn của chúng thì mãi 30 năm sau, khi tôi ngồi trong căn Patio của một người bạn ở Florida - nơi mà vào những tháng mùa hè oi ả, cứ chiều xuống, lại có những cơn mưa bất chợt y hệt Sài Gòn – chúng vẫn có thể hiện ra trước mắt tôi, rõ mồn một như vừa mới xẩy ra hôm qua...


Từ bài “Nước Non Ngàn dặm”:

...Có phải vì chúng tôi mỗi người đứng ở về hai phía đối nghịch nhau của một lằn ranh vô hình? hay tâm trạng của tôi là tâm trạng của con chim đã một lần bị tên, nay thấy cành cong cứ tưởng đó là cây cung nên co mình ẩn náu? hay cái não trạng thủ thế trước mọi lời đường mật gởi ra từ trong nước?...


Từ bài “Tết quê nhà, Tết quê người”:

...Đã bao năm rồi nhỉ, tôi đã không được hưởng cái tết quê nhà. Gần 10 năm trong các nhà tù tiền sử. Mười mấy năm trên mảnh đất lưu vong. Tính ra thời gian của những cái tết quê nhà cộng lại cũng đâu có hơn những cái tết... không ở quê nhà nhiều đâu, mà sao mỗi năm cứ đến cái khỏanh khắc cùng tận của năm tháng, tôi cứ bồn chồn, khó ở. Cáo chết ba năm cũng quay đầu về núi. Người chết rồi thân xác cũng hòa với dòng nước ngầm dưới đất mà chảy về cố hương....

Từ bài “Tôi sợ bóng mình”:

...Thực ra, từ ngày rời nước ra đi, tôi đã có lần quay về lại thành phố xưa, và đi trên những con đường cũ. Nhưng không còn ai quen thuộc ở những nơi tôi quen thuộc ấy. Những con đường, những quán xá đã đổi tên. Dù vậy, ký ức còm cõi của tôi vẫn có thể nhận ra được từng gốc cây, từng mặt đường, từng bầu trời cũ. Tôi cũng có về ngồi lại chỗ tôi và em chia nhau chai bia 33 cuối cùng lần cuối cùng của buổi chiều cuối cùng ấy trên vỉa hè Lê Lợi. Phía cuối đường, cũng vẫn một đám đông, cái đám đông đã nuốt chửng em buổi chiều hôm ấy. Và trời Sài Gòn vẫn những cơn mưa vội vã, vẫn những chiếc dù xanh đỏ, vẫn những đôi trai gái đứng trú mưa dưới hàng hiên, vẫn những bàn tay nắm chặt lấy nhau hạnh phúc.

Qua làn nước mưa nhòe nhọet trên mặt, tôi thóang thấy cái bóng tôi và em trong số những đôi trai gái ấy...


Từ bài “Xin trân trọng quá khứ để xứng đáng là người sống sót”:

...tôi nhớ đến cũng một nơi rộng lớn như thế này, cũng những con người như thế này, nhưng ở một nơi xa lạ giữa rừng già Việt Bắc, mấy chục năm về trước. Ngày ấy, mái tóc họ còn màu xanh. Thân xác họ tuy có gầy gò ốm yếu vì đói rét và lao động cực khổ nhưng trên khuôn mặt vẫn đôi mắt sáng rực của tuổi trẻ. Ngày ấy, cái vô vọng của một viễn ảnh không có ngày về vẫn không đủ sức đánh gục họ. Họ vẫn hiên ngang ngửng đầu, vẫn dũng cảm chiến đấu với cái khắc nghiệt của thời tiết, với sự độc ác của kẻ thù...


Từ bài “Sài Gòn và những trang sách cũ”:

...Thế còn cuộc đốt sách, tiêu diệt hết những văn hóa phẩm, "những tàn dư, nọc độc của nền văn hóa Mỹ Ngụy đồi trụy" của những Tần Thủy Hoàng tân thời thì sao?

Đừng tưởng rằng sau một cuộc phần thư, cái còn lại chỉ là đống tro tàn của quá khứ!

Đó là ý nghĩ cứ chập chờn trong đầu tôi trong những ngày tháng 7 nắng cháy da (năm rồi), có mặt ở Sài Gòn, mỗi ngày đều say mê bước vào những cửa hàng sách cũ trên đường Hồng Thập Tự cũ (nay là Nguyễn thị Minh Khai), tay mân mê những quyển sách giấy đã ố vàng, mắt nhắm lại mà như thấy hết những ngày ấy Sài Gòn, mũi hít sâu cái mùi giấy cũ ẩm mốc, và tâm tư là của anh học trò nghèo gần 40 năm về trước, mê sách hơn bất cứ thứ gì trên đời...


Từ bài “Vịn chữ để đứng dậy”:

...rất nhiều khi tôi đã vịn chữ nghĩa mà đứng dậy. Rất nhiều khi, tôi đã tự an ủi mình rằng, mình không bất nhân với chữ nghĩa, thì chẳng có con chữ nào nỡ phủi tay bỏ mặc, những khi mình cần chúng nhất. Bội bạc vốn là một thuộc tính của con người, không phải của con chữ. Mỗi khi tôi ngồi xuống, đối diện màn hình trắng lóa, tôi luôn nhủ lòng mình rằng, nếu người nông dân đổ mồ hôi trên mảnh ruộng là để tạo ra cơm gạo cho đời thì người cầm bút, rỉ tâm tư của mình trên mỗi đầu ngón tay, cũng phải tạo ra được chút gì cho đời, hay nói như ông nhà văn nông dân, ít nhất cũng "cố gắng xây dựng cái thiện đế làm đối trọng cái ác". Nếu không, thế giới này sẽ mất cân bằng. Và khi ấy, cái ác sẽ chỉ biết sợ cái ác... hơn...


Tùy Bút "Quê Nhà Quê Người" phát hành miễn phí trên trang mạng văn học T.Vấn & Bạn Hữu (http://t-van.net/).
Có thể tải về từ: http://t-van.net/?p=30159

Phan Tấn Hải
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.096 giây.