logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 06/07/2012 lúc 08:49:38(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Liên Hiệp Quốc ủng hộ quyền tự do bày tỏ cảm tưởng trên Internet
Cơ quan Nhân quyền LHQ lần đầu tiên ủng hộ quyền tự do bày tỏ cảm tưởng trên Internet sau khi mạng xã hội đã thực hiện vai trò trọng đại qua biến cố mệnh danh là Mùa Xuân Ả Rập.
UserPostedImage
Qua nghị quyết lịch sử, 47 quốc gia thành viên của Hội đồng Nhân quyền LHQ hôm thứ Năm đồng ý rằng quyền này phải được tất cả các nước bảo vệ cũng như việc người dân truy cập Internet phải được bảo đảm.
Đại sứ Eileen Donahoe của Hoa Kỳ - nước đồng bảo trợ kiến nghị do Thụy Điển dẫn đầu với những nước khác, kể cả Brazil và Tunisia, nói rằng nghị quyết vừa nói là thành quả trọng đại của Hội đồng Nhân quyền LHQ, lần đầu tiên xác nhận nhân quyền trong lãnh vực Internet phải được bảo vệ và xúc tiến cùng mức độ và cam kết như nhân quyền nói chung trên thế giới.

Source: RFA

Liên Hợp Quốc chính thức coi việc tự do truy cập Internet là một quyền cơ bản của nhân loại
Được truy cập Internet và tự do thể hiện suy nghĩ của mình trên Internet có nên được công nhận là một quyền cơ bản của con người? Trong một Nghị quyết được thông qua vào hôm Thứ năm vừa qua (5/7), Hội đồng Nhân quyền của Liên Hợp Quốc đã nhất trí ủng hộ quan điểm này. Theo đó, Nghị quyết này cho rằng tất cả mọi người, không phân biệt tầng lớp, tôn giáo, giới tính, độ tuổi, dân tộc….đều có quyền được truy cập Internet và tự do thể hiện suy nghĩ, quan điểm, góc nhìn của bản thân họ trên mạng thông tin toàn cầu này. Tất cả 47 thành viên của Hội đồng Nhân quyền, bao gồm cả những quốc gia nổi tiếng trong vấn đề kiểm duyệt nội dung cũng như việc truy cập vào các website của người dùng như Trung Quốc, Cuba đều đặt bút kí vào bản Nghị quyết đầy ý nghĩa này.
Tuy nhiên, sự ủng hộ của Trung Quốc đối với bản Nghị quyết này đi kèm với một điều kiện rằng “Tự do thông tin và an toàn thông tin trên mạng Internet là hai vấn đề có quan hệ mật thiết và phụ thuộc vào nhau”. Bên cạnh đó, đại biểu của Trung Quốc Xia Jingge cũng cho biết rằng việc đặt bút kí vào bản Nghị quyết này không phải là một dấu hiệu cho thấy quốc gia này sắp sửa phá bỏ cái gọi là “Vạn lí tường lửa” (Great Firewall of China) - một hình ảnh ví von cho sự kiểm duyệt Internet nghiêm ngặt của quốc gia này.

Vấn đề này lần đầu tiên được khẳng định bởi một cơ quan thuộc Liên Hợp Quốc, Liên minh Viễn thông quốc tế (UIT) vào năm 2003. Mới đây, UIT đã bị chỉ trích kịch liệt sau khi phát sinh tin đồn rằng những quốc gia thành viên của Liên minh đang chuẩn bị bản dự thảo cho phép Liên Hợp Quốc có quyền kiểm soát nhiều hơn tới việc truy cập Internet của người dùng trước một hội nghị được tổ chức vào tháng 12 tới đây. UIT đã bác bỏ những tin đồn này.

Bên cạnh đó, việc coi được truy cập Internet là một trong những quyền cơ bản của nhân loại cũng được nhận được sự ủng hộ từ nhiều người nổi tiếng trên Internet; chẳng hạn như Tim Berners – Lee, người đã phát minh ra World Wide Web.


Hội đồng Nhân quyền là một cơ quan trực thuộc Liên Hợp Quốc theo dõi sự tiến bộ về quyền con người cũng như phát hiện ra những hành vi vi phạm những quyền cơ bản này trên tất cả các nước thành viên. Trước đây, tổ chức này đã gọi quyền tự do thể hiện quan điểm của bản thân của con người là “một trong những nền tảng thiết yếu” của một xã hội dân chủ và công nhận tầm quan trọng của Internet trong việc “thúc đẩy và bảo vệ quyền con người được tự do đưa ra những ý kiến và quan điểm này”.
Vào tháng 6 năm ngoái, trong một báo cáo khác của mình, Liên Hợp Quốc cũng đã coi được truy cập Internet là một quyền cơ bản của toàn nhân loại.
Source: Mashable & GenK

Lần đầu tiên LHQ tuyên bố Tự Do Internet là một phần của Nhân Quyền
UserPostedImage
Ngày 5/7/2012 Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc công bố một nghị quyết mà hầu hết các nước thành viên ca ngợi là một dấu mốc lịch sử. Đó là tuyên bố Tự Do Internet là một phần của quyền tự do ngôn luận và tự do bày tỏ quan điểm, do đó Tự Do Internet là một trong các quyền căn bản của mỗi con người.

Cùng với đại diện của các nước tự do khác, đại sứ Hoa Kỳ, bà Eileen Donahoe, nhận định: “Đây là một thành quả đầy động lượng của Hội Đồng Nhân Quyền. Đây là lần đầu tiên có một nghị quyết LHQ khẳng định rằng nhân quyền trong thế giới mạng phải được bảo vệ và cổ xúy với cùng phạm vi và mức độ như nhân quyền trong thế giới thực.”

Ngược lại, đại sứ Trung Quốc Xia Jingge, đại diện một nhà nước đang tìm đủ cách ngăn chận Internet kể cả sử dụng tin tặc, lập tức viện lý do chống chế: “Chúng tôi tin rằng nguồn thông tin ’tự do’ phải tương ứng với nguồn thông tin ’an toàn’ trên mạng Internet. Khi Internet phát triển nhanh, bài bạc, báo dâm ô, bạo lực, lừa đảo, và tin tặc đang gia tăng mức đe dọa lên quyền luật pháp của xã hội và công chúng.”

Nhưng dù chống chế như vậy, TQ vẫn đành phải ký vào bản nghị quyết này để tránh mất mặt với thế giới. Ông Ken Roth, Giám đốc điều hành của tổ chức Human Rights Watch, xác định đây là một vũ khí đáng kể để tạo áp lực lên các chế độ đang xiết mạng Internet. Ông nói: “Sự kiện ngay cả TQ, dù với thái độ đạo đức giả quá hiển nhiên vẫn buộc lòng phải ký, cho thấy việc cố gắng duy trì chế độ kiểm duyệt Internet sẽ không còn cho họ thoải mái chường mặt ra trước công luận thế giới nữa.”

Sau đây là nguyên văn nghị quyết của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc do BBT-WebVT chuyển ngữ:

=========================

Cổ xúy, Bảo vệ Và Thụ Hưởng Nhân Quyền Trên Mạng Internet

Hội Đồng Nhân Quyền

Chỉ đạo bởi Hiến Chương Liên Hiệp Quốc,

Qua việc tái khẳng định nhân quyền và các quyền tự do cơ bản được nêu trong bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và các hiệp ước quốc tế về nhân quyền, bao gồm Công Ước Quốc Tế Về Quyền Dân Sự Và Chính Trị và Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội, Và Văn Hóa,

Qua việc nhắc lại tất cả nghị quyết liên hệ của Ủy Ban Nhân Quyền và Hội Đồng Nhân Quyền về quyền tự do ngôn luận và bày tỏ quan điểm, đặc biệt là nghị quyết 12/16 của Hội Đồng vào ngày 2 tháng 10 năm 2009, và cũng nhắc lại nghị quyết 66/184 của Đại Hội Đồng vào ngày 22 tháng 12 năm 2011,

Qua việc ghi nhận rằng việc thực thi nhân quyền, đặc biệt là quyền tự do bày tỏ quan điểm, trên mạng Internet là một vấn đề ngày càng được lưu tâm và quan trọng khi mà đà phát triển nhanh chóng của công nghệ giúp cho mọi người trên thế giới sử dụng các phương tiện thông tin và liên lạc mới,

Qua việc ghi nhận từ báo cáo của các Điều Tra Viên Đặc Biệt trong lãnh vực cổ xúy và bảo vệ quyền tự do ngôn luận và bày tỏ quan điểm, đệ nạp lên Hội Đồng Nhân Quyền trong kỳ họp thứ 17 [1], và lên Đại Hội Đồng trong kỳ họp thứ 66 [2], về quyền tự do bày tỏ quan điểm trên mạng Internet,

[Nay:]

1. Khẳng định rằng các quyền tự do con người có ngoài đời cũng phải được bảo vệ trên mạng, đặc biệt là quyền tự do bày tỏ quan điểm. Quyền này được áp dụng ở mọi nơi bất kể biên giới và xuyên qua bất kỳ phương tiện thông tin nào mà người ta chọn, theo đúng điều khoản 19 của bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và Công Ước Quốc Tế Về Quyền Dân Sự Và Chính Trị;

2. Công nhận bản chất mở rộng và toàn cầu của mạng Internet là động lực thúc đẩy phát triển ở nhiều dạng;

3. Kêu gọi mọi Quốc Gia hãy cổ xúy và tạo điều kiện cho việc truy cập vào Internet và cho các hợp tác quốc tế nhằm phát triển các phương tiện truyền thông, thông tin, và liên lạc ở mọi nước;

4. Khuyến khích các thủ tục đặc biệt nhằm đưa các vấn đề này vào khuôn khổ các sứ mạng hiện hành, nếu có liên quan;

5. Quyết định tiếp tục mối quan tâm của hội đồng đến việc cổ xúy, bảo vệ và thụ hưởng nhân quyền, bao gồm quyền tự do bày tỏ quan điểm, trên mạng Internet và trong các lãnh vực công nghệ khác, cũng như quan tâm đến mức hệ trọng của công cụ Internet trong việc phát triển và thực thi nhân quyền, thể theo chương trình làm việc của hội đồng.
[1] A/HRC/17/27.
[2] A/66/290.
(BBT-WebVT chuyển ngữ)

Sửa bởi quản trị viên 12/07/2012 lúc 11:52:24(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

phai  
#2 Đã gửi : 10/07/2012 lúc 08:30:17(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Thấy gì qua việc LHQ khẳng định quyền con người trên Internet?
Internet ra đời đã làm thay đổi cách người ta sống và làm chính trị. Và bây giờ, nó có thể sẽ làm thay đổi cách người ta định nghĩa về nhân quyền
UserPostedImage
RFA graphic. Internet (ảnh minh họa)
Quyền tự do ngôn luận từ lâu đã được Liên Hiệp Quốc bảo vệ như một quyền cơ bản của con người. Mới đây, cơ quan này thông qua một nghị định khẳng định quyền con người phải được bảo đảm cả trên mạng. Mời quý vị theo dõi Quỳnh Chi tường trình trong phần sau:

Ý nghĩa quan trọng
Nghị định có tên “Phát triển, bảo vệ và hưởng thụ nhân quyền trên Internet”, được Hội đồng Nhân quyền, trực thuộc Liên Hiệp Quốc thông qua hôm 5 tháng 7. Đây là lần đầu tiên Hội đồng mở rộng định nghĩa nhân quyền trên một thế giới ảo. Ông Phil Robertson, phó giám đốc phụ trách khu vực Châu Á của tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch cho biết việc thông qua nghị định này là một dấu hiệu tốt:

“Nó dĩ nhiên là một tin tức tốt lành vì nó nói rằng tự do ngôn luận mà chúng ta thực hiện trên TV, radio, báo chí…cũng được áp dụng đối với Internert. Nó chứng minh rằng Internet là một phần thông tin mà nó được bảo vệ bởi quyền quan trọng: quyền tự do ngôn luận”.

Nghị định này khẳng định rằng những quyền mà con người được hưởng “ngoại tuyến” phải được bảo vệ “trực tuyến” và kêu gọi các quốc gia tạo điều kiện cho tự do Internet phát triển. Đây có thể nói là một dấu mốc mở rộng định nghĩa về quyền con người trong một thế giới ảo và có thể nói điều 19 của Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền (được thông qua năm 1948) và Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị (thông qua năm 1966) là các phạm vi bị ảnh hưởng trực tiếp nhất từ nghị định này. Việc thay đổi định nghĩa quyền con người được nói đến trong khoảng 10 năm trở lại đây, khi internet bắt đầu trở nên phổ biến nhằm tạo điều kiện cho con người bày tỏ ý kiến trên mạng. Năm 2003, Liên minh Viễn thông quốc tế (UIT), thuộc LHQ, là cơ quan lần đầu đưa ra định nghĩa mới này.
UserPostedImage
Ông Phil Robertson tại một cuộc họp báo ở Indonesia, ảnh chụp trước đây. AFP PHOTO.
Nghị định “Phát triển, bảo vệ và hưởng thụ nhân quyền trên Internet” được khoảng hơn 80 nước bảo trợ, trong đó có 30 nước không nằm trong trong Hội đồng Nhân quyền. Các nước lại bảo trợ lại nằm ở nhiều vùng khác nhau trên thế giới cho thấy nhu cầu được sử dụng và tự do bày tỏ trên Internet đã trở thành một phần trong cuộc sống của nhiều người. Sau khi nghị định được thông qua, bà Hillary Clinton, người từng có nhiều phát biểu kêu gọi tự do Internet viết trong một thông cáo đánh đi từ Washinghton tỏ ý hoan nghênh và khẳng định đây là một điểm “được thêm vào trong cuộc chiến phát triển và bảo vệ nhân quyền và tự do trên mạng”.

Hoa Kỳ là một trong những quốc gia ủng bộ tự do Internet và quyền này cũng bắt đầu làm hay đổi chính sách đối ngoại của nước này. Hồi giữa tháng 5 vừa qua, tại Washington, trong buổi hội thảo mang tên “Tự do Internet: Một chính sách đối ngoại bắt buộc trong thời đại kỹ thuật số” với sự tham dự của trợ lý ngoại trưởng về vấn đề Dân chủ, Nhân quyền và Lao động Michael Posner cùng các dân biểu, các giới chức Hoa Kỳ cũng bàn đến việc mở rộng định nghĩa nhân quyền. Ông Michael Posner khẳng định “tự do Internet là sự mở rộng của những gì mà Hoa Kỳ đã làm xét về khía cạnh thúc đẩy Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền”.

Không ràng buộc pháp lý
Nghị định của Hội đồng Nhân quyền LHQ thông qua mà không vấp phải sự phản đối nào. Mặc dù vậy, việc nghị định không mang tính ràng buộc pháp lý có thể trở một mối quan tâm của nhiều người. Trên nguyên tắc, một nghị định không ràng buộc chỉ có thể gia tăng sức ép lên các quốc gia kiềm chế Internet nhưng không thể bắt ép họ thay đổi cách thức quản lý Internet của mình. Điều này làm người ta quan ngại rằng tính khả thi của nghị định này rồi cũng trở thành “đồng sàn dị mộng” khi một số nước lại đặt ra quy luật riêng cho mình. Blogger Người Buôn Gió chia sẻ:

“Theo tôi biết thì quốc tế có rất nhiều điều luật nhưng trong nước Việt Nam lại ra những nghị định để đối phó với những gì họ ký kết với LHQ. Lý do thường được đưa ra là họ cho rằng mỗi nước có một đặc thù và luật lệ riêng. Cho nên tôi nghĩ là nghị định này cũng chỉ phần nào giảm áp lực lên người viết blog hoặc sử dụng Internet chứ cũng không có gì khả quan”.

Việt Nam và Trung Quốc không nằm trong số các quốc gia bảo trợ cho nghị định về nhân quyền trên mạng này của Hộ đồng Nhân quyền. Hồi tháng Tư vừa qua, bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam đưa ra dự thảo mới về việc quản lý dịch vụ Internet và nội dung thông tin mạng. Trong đó, điều 5, chương I quy định một số điều bị cấm khi sử dụng Internet. Và một trong những điều cấm lợi dụng Internet chống lại Nhà nước, gây mất trật tự xã hội, phá rối khối đại đoàn kết dân tộc, gây mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo… Theo ông Phil Robertson, đây là những quy định “cực kỳ rộng” và “mơ hồ”, “không phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế”. Ông còn nhấn mạnh rằng điều quan trọng là các blogger có được sự hậu thuẫn của quốc tế:
“Tôi nghĩ rõ ràng nhân quyền là không thể phân chia, là phổ quá mà cả Việt Nam hay Trung Quốc đều nói rằng họ phải tôn trọng. Dĩ nhiên là những nước này có thể viện cớ này nọ nhưng điều đó không có nghĩa là họ đúng hay họ được hậu thuẫn bởi tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế. Nghị định này được thông qua mặc dù không có tính ràng buộc pháp lý nhưng nó cũng là một thông điệp quan trọng của cộng đồng quốc tế cho thấy tự do Internet là quan trọng và các blogger được sự hậu thuẫn của quốc tế”.

Trong thời gian nghiên cứu dự thảo, một số blogger Việt Nam đã bị mời lên cơ quan an ninh và bộ Thông tin - Truyền thông Việt Nam làm việc, có thể kể đến những blogger nổi bật như TS Nguyễn Xuân Diện, nhà văn Nguyễn Tường Thụy, blogger Người Buôn Gió.… Điều này đã làm dấy lên một số đồn đoán rằng nghị định về nhân quyền của LHQ không làm giảm nhẹ đi tình hình kiểm soát Internet tại Việt Nam. Tuy nhiên, blogger Người Buôn Gió khẳng định sự hậu thuẫn của quốc tế hay sự kiểm soát của chính quyền không phải là yếu tố quyết định cho sự lớn mạnh của các trang mạng xã hội:

“Cho dù không có nghị định của Ủy ban Nhân quyền LHQ hoặc cho dù nghị định 97 (về kiểm soát Internet) được kiểm soát chặt chẽ đi nữa thì những blogger Việt Nam sẽ tìm một cách nào đó để họ có thể viết được. Tôi nghĩ rằng không có gì có thể ngăn cản được sự thông tin, tuyên truyền của những người viết blog”.

Ba năm trước, khi việc sử dụng blog có xu hướng tăng lên nhanh chóng, một số blogger như Mẹ Nấm, Người Buôn Gió và nhà báo Đoan Trang… bị cơ quan an ninh điều tra bắt đi thẩm vấn trong vài ngày. Sau đó, người ta vẫn còn nhớ những giọt nước mắt của blogger Mẹ Nấm khi bị ép buộc ngưng viết blog; còn blogger Người Buôn Gió cũng khẳng định sẽ viết “một cách khác đi”. Tuy nhiên, ba năm sau, người ta vẫn thấy mạng xã hội tại Việt Nam phát triển mạnh và những blogger từng bị bắt ngày xưa chưa bao giờ thôi viết. Việc này cho thấy nhận xét của blogger Người Buôn Gió không phải không có cơ sở.
Source: RFA
phai  
#3 Đã gửi : 10/07/2012 lúc 09:14:43(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton ủng hộ Việt Nam trong vấn đề Biển Đông nhưng bày tỏ quan ngại về tình trạng thiếu tự do internet ở Việt Nam
UserPostedImage
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton và Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh tại Hà Nội, ngày 10/7/2012
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton cho biết bà ủng hộ những nỗ lực của Việt Nam nhằm góp phần giải quyết các vấn đề ở Biển Đông đang có tranh chấp, nhưng bà tin rằng quốc gia theo chủ nghĩa Cộng Sản này cần làm nhiều hơn nữa để bảo vệ nhân quyền.

Theo tin của AP, sau cuộc hội kiến Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh hôm thứ ba tại Hà Nội, bà Clinton nói rằng bà tiếp tục quan tâm một cách đặc biệt về tình trạng thiếu tự do internet, cùng với việc các nhà báo, blogger, luật sư và những người bất đồng chính kiến bị cầm tù vì bày tỏ ý kiến một cách ôn hòa.

Việt Nam lâu nay vẫn khẳng định chỉ có những người vi phạm pháp luật mới bị cầm tù.

Ngoại trưởng Clinton cũng cho biết bà hy vọng Diễn đàn Khu vực ASEAN tổ chức ở Campuchia trong tuần này sẽ có được tiến bộ trong việc hình thành một bộ qui tắc hành xử để giúp giải quyết các vụ tranh chấp Biển Đông một cách hòa bình.

Vùng biển có nhiều tài nguyên thiên nhiên và có tầm quan trọng cao về mặt chiến lược này là nơi đang có tranh chấp chủ quyền giữa 6 nước Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, Malaysia và Brunei.

Hôm qua, Quốc Vụ Khanh Bộ Ngoại giao Campuchia Kao Kim Hourn cho biết ngay trong ngày thứ nhất của cuộc họp ở Phnom Penh các vị ngoại trưởng của các nước ASEAN đã đồng ý với nhau về bộ qui tắc hành xử Biển Đông, thường được gọi tắt là COC.

Ông Kao Kim Hourn nói rằng “Chiều nay các vị ngoại trưởng đã họp và thông qua những yếu tố then chốt của COC, chỉ trong nội bộ các nước thành viên, và từ nay họ sẽ bắt đầu thảo luận với Trung Quốc.”

Ngoại trưởng Malaysia Anifah Aman cũng cho báo chí biết rằng các nước ASEAN đã đồng ý với nhau về COC sau cuộc thảo luận có nhiều thành quả. Ông nói thêm rằng đây là một cuộc thảo luận rất suôn sẻ giữa tất cả các nước thành viên và nước thành viên nào cũng có quyền bày tỏ ý kiến của mình.
Source: AP, Xinhua


phai  
#4 Đã gửi : 10/07/2012 lúc 09:39:05(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Wikipedia phản đối kiểm duyệt ở Nga
Bản tiếng Nga của trang bách khoa toàn thư mở Wikipedia đã tự động ngừng các hoạt động trong vòng 24 giờ hôm thứ Ba 10/7/2012 để phản đối dự luật của nhà nước Liên bang Nga nhằm hạn chế tự do Internet.UserPostedImage
Trang Wikipedia tiếng Nga tự ngưng 24 giờ để phản đối dự luật mới về thông tin
Viện Duma tức Hạ viện Nga có buổi làm việc thứ nhì để nghe về dự luật này vốn được soạn để chỉnh sửa luật liên bang.

Dự luật chính thức có tên là ‘Luật bảo vệ trẻ em khỏi thông tin độc hại’ nhưng những biên tập viên của trang Wikipedia tiếng Nga nói đó chỉ là cách chính quyền lập ra “Vạn lý Trường Thành’ trên mạng theo kiểu Trung Quốc để ngăn chặn web.

Nếu được thông qua, luật này sẽ cho nhà chức trách lập sổ đen ghi tên các trang web và cả địa chỉ ISP để thanh lọc.

Chính thức mà nói, các trang khiêu dâm và giới thiệu cách tự sát sẽ bị chặn nhưng giới đấu tranh tại Nga lo ngại chính quyền có thể lấy cớ đó để ngăn cả tin về tham nhũng hoặc các vụ án có liên quan đến giới an ninh hoặc xã hội đen.
Theo đài Ekho Moskvy, Wikipedia lo ngại rằng hiện tượng kiểm duyệt mạng tại Nga “đang đe dọa tự do kiến thức cho nhân loại”.

Tuy trang Wikipedia của Nga trên mạng không hoạt động nhưng dịch vụ cho điện thoại di động của họ vẫn hoạt động.

Các trang luận trên truyền thông Nga về dự luật cho thấy ngay trong chính giới nước này cũng chưa có ý kiến đồng nhất về quy định kiểm soát mạng.

Trang Vedomosti nói bản thân Bộ trưởng Thông tin Truyền thông Nikolay Nikiforov cũng không thích thú với ý định lập ra danh sách đen các trang web để chặn.

Thủ tướng Dmitriy Medvedev cũng từng tỏ ý không đồng tình với việc lập sổ đen theo dõi web.

Tuy thế, theo BBC Monitoring chuyên theo dõi các tin công khai từ Nga, các cơ quan dưới quyền Tổng thống Vladimir Putin đang nỗ lực đẩy dự luật này qua Hạ viện để đưa vào áp dụng.

Đây không phải là lần đầu tiên trang Wikipedia tỏ thái độ trước chính sách kiểm soát mạng của chính quyền.

Hồi tháng 1 năm nay, Wikipedia tạm ngừng hoạt động trang tiếng Anh một ngày để phản đối dự luật về chống vi phạm bản quyền của Mỹ.
Source: BBC
phai  
#5 Đã gửi : 10/07/2012 lúc 09:48:18(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Cuộc cách mạng trên không gian ảo
UserPostedImage
Các nhân vật vận động dân chủ như bà Vương đang có thêm công cụ để đấu tranh
Thoáng nhìn qua, chùa Long Tuyền tọa ở chân một ngọn núi ngay ngoại ô Bắc Kinh khó có thể là nơi tìm kiếm dấu ấn của thế giới hiện đại.

Hơn một nghìn năm nay, hành lang và sân chùa phủ mùi hương trầm vốn vẫn là nơi mà các nhà sư Phật giáo thực hiện những nghi lễ phức tạp.

Nhưng ngôi chùa này đang trải qua giai đoạn phục hưng bằng một công cụ công nghệ cao: internet. Vị sư trụ trì thậm chí còn có riêng một trang blog.

Sư thầy Tiết Thành chỉ là một trong số hai trăm triệu người có trang cá nhân trên Weibo, dịch vụ ứng dụng microblog nổi tiếng nhất Trung Quốc, của công ty internet Sina.

Điều này tạo ra sự thay đổi cơ bản trong cách con người giao tiếp với nhau, mang đến cơ hội chia sẻ thông tin và bộc lộ ý kiến.

Microblog thậm chí còn có thể biến đổi Trung Quốc – và các nhà lãnh đạo của đất nước này biết rõ điều đó. Vì thế, họ đang bàn cãi xem làm sao kiểm soát được cuộc cách mạng này.

‘Chào đón những điều mới’Microblog đã và đang bùng nổ ở Trung Quốc trong vòng vài năm trở lại đây. Twitter bị cấm, nhưng những ứng dụng ‘tự tạo’ thay thế lan tràn.

Giống như Twitter, mỗi tin chỉ được hạn chế trong 140 chữ, mặc dù người dùng có thể biểu đạt nhiều hơn với chữ tượng hình của Trung Quốc so với các chữ cái tiếng Anh.

Các trang blog của Trung Quốc cũng cho phép người sử dụng post ảnh và tài liệu, làm tăng thêm khả năng trao đổi thông tin.

Thành phần xã hội sử dụng ứng dụng này là vô kể: đạo diễn phim, vận động viên, người dẫn chương trình truyền hình, và tất nhiên, cả những người bình thường.

Giống như bất kỳ nơi nào khác trên thế giới, họ sử dụng trang này để nói về tất cả mọi thứ, phần lớn là những chuyện tầm phào, một số chuyện khác nghiêm chỉnh hơn.

Sư thầy Tiết Thành nói rằng, trang blog của ông cho thấy “Phật tử có khả năng tiếp nhận những điều mới mẻ.”

Trang của ông thường xuyên cập nhật thông tin về các hoạt động của chùa Long Tuyền và những câu nói liên quan đến tư tưởng đạo Phật.

“Một người hạnh phúc không phải vì anh ta sở hữu thật nhiều thứ, mà bởi đối với anh ta, chỉ một vài thứ là thật sự quan trọng”, đây là một trong những câu nói của nhà sư được đưa lên gần đây.

Những tin nhắn ngắn gọn lan tràn trên các trang blog trở thành vũ khí cho các nhà hoạt động Trung Quốc để đấu tranh chống lại nhà nước.

Thông tin về các cuộc biểu tình, các kiến nghị và các cuộc khủng bố chính phủ đang được rì rào bàn tán trên mạng.

Người đã từng tham gia rất nhiều chiến dịch vận động, nay đã nghỉ hưu, Vương Lệ Hồng nhận thấy giá trị của phương tiện truyền thông mới này, đang sử dụng nó để hỗ trợ cho công việc của mình. Bà giúp những người bất đồng với chính phủ.

Các nhà chức trách đã ‘làm việc’ với bà, kết án người phụ nữ 56 tuổi này chín tháng tù trong một phiên tòa ở Bắc Kinh vào tháng Chín vừa rồi. Bà bị buộc tội ‘gây rối’.

Nhưng thông điệp của bà thì khó bị dìm tiếng hơn. Khi đang bị dẫn đi, bà nói với con trai của mình là Tề Kiến Tường rằng, hãy nhớ đến bà trên internet.

Câu nói của bà đã được cập nhật lên blog trước khi bà rời phòng xử án.

Cần suy nghĩ?Người Trung Quốc nhận thấy những trang blog kết nối với nhau mang tới sức mạnh mới để truy cập thông tin và thể hiện quan điểm riêng của mình.

Đây là thứ tự do mà họ hiếm khi có được trong hơn sáu mươi năm qua, kể từ khi đảng Cộng Sản Trung Quốc cầm quyền.

Tôi dùng Weibo của chính mình để hỏi xem mọi người nghĩ sao về việc microblog làm thay đổi Trung Quốc.

Câu trả lời đầu tiên là một biểu tượng đơn giản, hình một khuôn mặt với bị băng dính dán miệng. Thỉnh thoảng, cái băng dính này rơi ra và miệng lại mở ra, như đang nói. Ẩn ý ở đây khá rõ ràng.

Một người khác lại viết: “Microblog nghĩa là mọi người đã dám nói – và có thể nói. Tất cả thay đổi khi mọi người bắt đầu nói lên sự thật.”

Một người đàn ông tên Lý Khai Phúc hiểu rất rõ sức mạnh của microblogs. Ông đã từng là chủ tịch của Google ở Trung Quốc và là tác giả của một cuốn sách viết về hiện tượng xã hội này. Ông nói microblog có khả năng thay đổi cách Trung Quốc trị dân, và ít nhất là sẽ khiến cho Chủ tịch đảng Cộng sản phải ‘băn khoăn’.

Đây chính là điều họ đang làm.

Họ muốn kiểm soát dòng thông tin thông qua những kênh truyền thông truyền thống để định hướng suy nghĩ của người dân – một trong những phương tiện đảm bảo quyền lực.

Những tin nhắn tức thời của microblog lại ngầm phá sự kiểm soát đó.

Để đáp lời, nhà nước bắt đầu kiểm duyệt nội dung của microblog, cũng như điều họ vẫn làm với các ứng dụng internet khác. Điều này cũng khiến các nhà chức trách lập nên các trang cá nhân, để trực tiếp xuất hiện trước công chúng.

Lúc này, họ đe dọa những ai mà họ cho là lạm dụng hệ thống.

Vương Thần, Chủ tịch Phòng Thông tin Internet Trung Quốc, gần đây nói rằng, microblog nên được dùng để ‘phục vụ’ xã hội thay vì đe dọa sự an toàn của xã hội.

Chu Vĩnh Khang, một đảng viên thuộc Ủy Ban Chấp hành Trung ương Đảng, có nhắc đến một cuộc họp tương tự sau phiên họp đảng một tuần sau đó.

Nhưng đóng lại, hay hạn chế một công cụ xã hội vốn thu thập được rất nhiều đệ tử, không phải là điều đơn giản, ngay cả đối với một tổ chức hoàn toàn chỉ dành cho việc kiểm soát như đảng Cộng sản.

Như con trai của nhà hoạt động Vương Lệ Hồng nói: “Blog giống như một chiếc điều hòa nhiệt độ: một khi đã dùng rồi, bạn chẳng còn biết làm thế nào sống sót được mà thiếu nó.”
Source: BBC

Sửa bởi người viết 10/07/2012 lúc 09:49:30(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

phai  
#6 Đã gửi : 10/07/2012 lúc 10:14:21(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Bà Clinton bày tỏ quan ngại về mức độ phát triển tự do ngôn luận tại Việt Nam
UserPostedImage
Photo: EPA
Hôm thứ Ba, Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Hillary Clinton đã kêu gọi Việt Nam cải thiện tình hình tự do ngôn luận trong nước, bởi theo bà, đó là sự đảm bảo cho kinh tế phát triển thành công.

Để phát triển khu vực tư nhân "cần mở thêm không gian đáp ứng trao đổi tự do ý tưởng," - bà Ngoại trưởng nói trong một tuyên bố với các phóng viên. Bà Clinton bày tỏ lo ngại về việc các luật sư và blogger bị bắt giữ, về những hạn chế tự do ngôn luận trên mạng. Bà lưu ý rằng, hi vọng tăng trưởng kinh tế nhờ cải cách chính trị là một chiến lược thiển cận.

Bà Clinton đã ký một số thỏa thuận về giáo dục giữa hai nước và gặp gỡ các nhà lãnh đạo chính trị Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng và ông Nguyễn Tấn Dũng. Bà cũng hội đàm với đại diện giới doanh nghiệp Việt Nam và Mỹ. Kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Mỹ năm 2011 đạt con số 22 tỷ USD.
Source: Tiếng nói nước Nga
song  
#7 Đã gửi : 11/07/2012 lúc 10:21:05(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Thủ tướng LB Nga: Internet phải tự do, nhưng được dọn sạch "các yếu tố nguy hiểm" UserPostedImage
Photo: RIA Novosti
Nhà lãnh đạo đảng cầm quyền "Nước Nga thống nhất", Thủ tướng Dmitry Medvedev nhận định rằng, Internet tự do nhưng phải tuân thủ loạt quy tắc. Thủ tướng Nga phát biểu như vậy tại cuộc họp với đại diện đảng đoàn "Nước Nga thống nhất" hôm thứ Tư. Đồng thời theo ý kiến của ông, "mọi yếu tố nguy hiểm phải được dọn sạch bằng các phương pháp đã chuẩn y." Tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh cuộc tranh luận nóng bỏng về dự luật sửa đổi Luật Thông tin, gây xôn xao xã hội Nga.

Cộng đồng Internet Nga bày tỏ phản ứng trước khả năng cho phép cơ quan chức năng đưa các trang web và cổng thông tin vào danh sách thông tin bị cấm ở Nga. Trong trường hợp này, nhà cung cấp dịch vụ sẽ phải chặn truy cập các tài nguyên “xấu”. Theo qui định hình thức, chỉ có thể bổ sung các trang web khiêu dâm trẻ em, thông tin về ma túy và tự tử nếu thiếu lệnh tòa án. Ngoài ra, chủ sở hữu site phải chứng minh trước tòa là việc chặn trang điện tử thiếu cơ sở. Trong khi chờ tòa phán quyết, tài nguyên không thể truy cập. Để thu hút sự chú ý tới vấn đề, bộ phận Wikipedia tiếng Nga đang ngừng làm việc. Dự luật đề nghị lập danh sách đen các tài nguyên Internet chứa nội dung bất hợp pháp đã được trình lên Duma Quốc gia vào đầu tháng Sáu năm nay và duyệt lần đầu vào ngày 6/07.
Source: Tiếng nói nước Nga
xuong  
#8 Đã gửi : 05/11/2012 lúc 05:47:26(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
TS MAI LIÊM TRỰC - NGƯỜI VẬN ĐỘNG ĐƯA INTERNET VÀO VIỆT NAM

15 năm Internet VN: Hành trình thuyết phục ròng rã
Tiến sĩ Mai Liêm Trực, nguyên Thứ trưởng Bộ Bưu chính viễn thông, chia sẻ rằng mỗi ngày thấy chị bán rau, anh xe ôm... trước nhà cũng có điện thoại, cũng bàn chuyện trên Internet, ông lại xúc động và thấy may mắn vì đã mạnh dạn vận động mở cửa Internet.


Được mệnh danh là người có ảnh hưởng số một đến Internet Việt Nam và có tên trong danh sách 50 Người tiên phong do VnExpress.net tổ chức bầu chọn, tiến sĩ Mai Liêm Trực không giấu được sự bồi hồi khi nhớ lại quãng thời gian không thể nào quên - những ngày đầu Việt Nam hoà mạng Internet toàn cầu cách đây 15 năm và quá trình vận động nhằm thay đổi quan niệm về quản lý Internet kéo dài xuyên qua hai thế kỷ.
UserPostedImage

- Cách đây 15 năm, không phải ai cũng có thể hiểu được tầm quan trọng của Internet. Trong hoàn cảnh nào ông đã nhận thấy sự cần thiết phải triển khai Internet ở Việt Nam?


- Năm 1991, tôi sang Mỹ dự hội nghị thông tin vệ tinh của thế giới và bạn bè quốc tế giới thiệu với tôi về Internet. Tôi cảm thấy rất hấp dẫn bởi khi đó chúng ta đã có điện báo, điện thoại, fax nhưng cùng với Internet là sự phát triển của thư điện tử. Cũng trong năm đó, World Wide Web ra đời đã tiếp sức mạnh và làm tăng triển vọng của mạng kết nối toàn cầu. Khi về nước, tôi cùng các nhà khoa học hỗ trợ nhau về viễn thông và công nghệ để làm sao kết nối Internet ra nước ngoài. Những bức thư điện tử đầu tiên của các lãnh đạo và chuyên gia Việt Nam với một số nước, như e-mail của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt gửi cho lãnh đạo Thụy Điển chính là chất xúc tác lớn cho khát vọng của những người làm khoa học công nghệ và viễn thông là sớm triển khai Internet ở Việt Nam.


Chúng ta biết rằng, nhiều công nghệ đã xuất hiện muộn tại Việt Nam như điện thoại chậm khoảng 50 năm, truyền hình chậm 30 năm so với thế giới. Ngành viễn thông may mắn đã được số hóa (hướng đi được giới chuyên môn đánh giá là táo bạo vì lúc đó, đa số mạng viễn thông thế giới vẫn là analog) song song với sự phát triển của Internet cuối những năm 80 đầu 90 của thế kỷ trước. Cho nên chúng tôi quyết tâm rằng cùng với sự hiện đại hóa của viễn thông, Internet sẽ là nhu cầu, sức ép của thời đại mới.


- Ông và các chuyên gia gặp khó khăn gì khi thuyết phục các nhà lãnh đạo?


- Khi lãnh đạo Đảng và Chính phủ lắng nghe đề xuất đầu tiên, nhiều lo ngại được đề cập như nguy cơ lộ bí mật Nhà nước hay liệu có quản được thông tin độc hại trên Internet không. Những lo ngại đó hoàn toàn chính đáng. Chúng ta đã hy sinh, mất mát quá lớn trong chiến tranh nên phải thận trọng. Nhưng chúng tôi đặt vấn đề là không kết nối Internet thì Việt Nam không thể hội nhập. Thế giới đang bước vào thời kỳ mà Internet sẽ đóng vai trò rất quan trọng. Khi Việt Nam tham gia Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á năm 1995, người ta đã bắt đầu nói đến ASEAN điện tử. Việt Nam không mở Internet thì làm sao gia nhập được ASEAN điện tử. Đây là vấn đề cấp bách, không làm không được, không làm thì Việt Nam bị cô lập và lạc hậu.


- Vậy ông và các chuyên gia đã làm thế nào để "trấn an" cấp trên và đâu là cú hích khiến Internet được mở cửa?


- Trong nhiều năm, Tổng cục Bưu điện (tiền thân của Bộ Bưu chính Viễn thông Việt Nam) nơi tôi làm Tổng cục trưởng được lãnh đạo Đảng và Nhà nước yêu cầu làm sao để báo chí Việt Nam, như Nhân Dân, Quân Đội và các báo kinh tế có thể tuyên truyền ra nước ngoài. Tuy nhiên, chi phí một cân báo gửi tới châu Âu hoặc châu Mỹ mất khoảng 10 USD, chưa kể sau khi chuyển lại không có ai đi phân phối. Internet chính là câu trả lời cho vướng mắc đó. Đây là một trong những yếu tố khiến các nhà lãnh đạo đồng ý mở Internet, nhưng tôi nghĩ, tác động mạnh nhất tới quyết định cuối cùng chính là sự tin cậy vào những con người trực tiếp triển khai.


Chúng tôi cũng học hỏi kinh nghiệm nhiều nước đồng thời áp dụng biện pháp riêng để ngăn ngừa mặt tiêu cực như triển khai tường lửa hay ký thông tư liên tịch giữa Tổng cục Bưu điện và Bộ Công an... Thế nhưng, ở giai đoạn sơ khai với nhiều nhạy cảm, các nhà lãnh đạo đã ra quyết định rằng quản lý Internet được đến đâu thì mở đến đó. Tuy không ủng hộ quan điểm này, tôi cho rằng đó là điều hợp lý trong thời kỳ đầu của Internet.


- Cảm xúc của ông thế nào vào thời khắc Internet được mở cửa?


- Thở phào nhẹ nhõm. Trước đó, tôi cùng một số chuyên gia đã có cuộc gặp gỡ tại nhà riêng của Thủ tướng Phan Văn Khải. Khi về, Thủ tướng vỗ vai tôi nhắn nhủ: "Trực ơi, quản lý cho tốt vào nhé". Tôi bỗng hiểu rằng, đó vừa là lời động viên, là sự thể hiện quyết tâm chính trị của lãnh đạo trong thời mở cửa và hội nhập nhưng cũng vừa là lời nhắc nhở về trách nhiệm của mình, rằng mình cần thận trọng, theo dõi sát sao khi Internet ra đời.


Ngày 19/11, lễ ấn nút mở cửa Internet đã diễn ra. Mở cửa Internet không chỉ mang lại lợi ích cho đất nước mà còn tác động lớn đến niềm tin của các nước rằng chúng ta đang tích cực hội nhập. Nhưng sau khoảng 6 tháng, trong cuộc họp của ban chỉ đạo quốc gia, một vài cơ quan chức năng đề cập đến một loạt bài viết có nội dung tiêu cực trên mạng. Lắng nghe báo cáo, tôi giật mình nhớ tới câu nói của Thủ tướng Phan Văn Khải rằng nếu mở Internet ra rồi mà còn đóng lại thì không biết ăn nói thế nào. Làm sao yên lòng tiếp tục tham gia, tiếp tục phát triển trên Internet? Lại phải thuyết phục thôi. Tôi nói báo chí quê hương đã lên mạng, người ta nói sai thì Internet mang đến cho mình cơ hội nói lại. Nếu chúng ta không có Internet, người ta vẫn nói những điều không đúng và cả thế giới vẫn đọc được trong khi mình không có điều kiện phản bác. Thời đó, các báo chính thống như Nhân Dân, Quân Đội, truyền hình... đều không tiếp cận được hoặc tiếp cận rất hạn chế với đồng bào ở nước ngoài. Internet không chỉ giúp chúng ta phản biện trên mạng mà còn khiến Việt Nam không bị cô lập về mặt thông tin.


- Mở Internet đã khó, thay đổi quan điểm "quản đến đâu mở đến đó" còn khó hơn. Ông và các chuyên gia đã làm thế nào để thuyết phục các nhà lãnh đạo?


- Với quan điểm quản đến đâu mở đến đó, Việt Nam chưa có đại lý Internet nên số người sử dụng rất hạn chế. Giới khoa học và chuyên gia tiếp tục thực hiện cuộc vận động mới với mong muốn có nghị định mới về Internet. Rào cản lớn nhất là sự độc quyền viễn thông. Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt từ năm 1995 đã có chủ trương mở cửa thị trường viễn thông nhưng nhiều năm không thực hiện được vì cái gọi là "sự độc quyền tự nhiên". Đây là vấn đề nhạy cảm, khó thực hiện ở hầu hết tất cả các nước chứ không riêng gì Việt Nam. Như Mỹ, Australia cũng mất đến 10 năm mới có thể phá bỏ độc quyền.


Từ năm 1997 đến năm 1999, Việt Nam bắt đầu các phiên đàm phán hiệp định thương mại Việt - Mỹ, trong đó có lộ trình mở cửa thị trường viễn thông. Đến giờ chót, trước khi ông Vũ Khoan, khi đó là Bộ trưởng Bộ Thương mại, đặt bút ký Hiệp định tại Washington (Mỹ) vào năm 2001, Ban Thường vụ Bộ chính trị đã gọi trực tiếp cho tôi và ông Lê Đức Thúy, Thống đốc ngân hàng, yêu cầu giải trình lần cuối để cân nhắc có gọi sang cho Vũ Khoan ký hay không. Nói vậy để thấy quyết định mở cửa viễn thông nhạy cảm tới mức nào. Mở Internet chủ yếu là thuyết phục cấp trên nhưng với viễn thông thì còn là sự thuyết phục ngay bên trong nội bộ. Tôi động viên mọi người rằng mình cạnh tranh sòng phẳng thì thành tích của mình mới xứng đáng, chứ độc quyền thì sẽ liên tục bị xã hội lên án. Như hiện nay người ta kêu ngành điện lực thu nhập cao thế sao cứ kêu lỗ, người làm điện lực hẳn thấy tự ái, nếu là tôi thì tôi cũng cảm thấy tự ái. Nhưng nếu cạnh tranh bình đẳng, anh có thu nhập cao anh sẽ càng tự hào. Quan trọng hơn, nó tạo ra sức ép trong nội bộ, còn không tư duy bao cấp, ỷ lại sẽ còn tồn tại mãi.


Chúng tôi cương quyết thay đổi quan niệm, không phải quản đến đâu mở đến đấy mà là quản lý phải theo kịp sự phát triển. Vì thế, khi Nghị định 55 về quản lý Internet được ban hành năm 2001, các đại lý Internet, như thể bấy lâu bức bí không thoát ra được, nở rộ như nấm mọc sau mưa. Cũng chỉ sau một năm có quyết định cho phép doanh nghiệp cùng cạnh tranh Internet, FPT đã chiếm được 30% thị phần. Tôi rất mừng và thở phào bởi từ lúc này, không ai có thể đóng Internet vì cả xã hội đã thấy được sức mạnh quá lớn của nó. Nhiều doanh nghiệp cảm ơn Tổng cục Bưu điện và tôi, nhưng tôi mới phải cảm ơn lại FPT, Viettel vì nếu họ không thành công tức là chính sách của tôi thất bại. VNPT có công rất lớn trong quá trình số hóa, nhưng phá bỏ độc quyền nghĩa là chúng ta không cản trở sự phát triển của đất nước.


Sau 15 năm nhìn lại, có thể khẳng định Việt Nam đã thành công khi có thị trường viễn thông - Internet vào loại hàng đầu của khu vực và thế giới trên ba tiêu chí. Thứ nhất, công nghệ tương đồng không thua nước nào từ cáp quang, 3G và sắp tới là 4G. Đứng về giá cả, cước phí dịch vụ trong nước thấp hơn so với nhiều quốc gia khác. Nhiều người đi nước ngoài về nói Internet Việt Nam là "thiên đường". Thứ ba là về mức độ phổ cập, Internet hiện chiếm hơn 30%, thuê bao di động chiếm 130% trên tổng số dân.


- Chứng kiến Internet ngày càng phát triển, cảm xúc của ông - người số một của Internet Việt Nam - như thế nào?


- Tôi rất vui vì mình đã đóng góp cho sự phát triển của Internet và được xã hội tôn vinh, nhưng đó chỉ là một phần. Điều tôi mừng nhất là khi chứng kiến công nghệ và Internet đang thay đổi cuộc sống xung quanh. Mỗi ngày nhìn ra cửa thấy mọi người từ già đến trẻ đều cầm điện thoại bấm bấm, thấy chị bán rau, bác đồng nát cũng bàn chuyện mới diễn ra trên mạng, mình xúc động lắm chứ. Và trên hết, tôi thấy may mắn vì Việt Nam đã không chậm chân trước vào con tàu Internet, bởi nếu lúc đó chúng ta không mạnh dạn mở cửa với lý do an ninh, nhạy cảm... thì giờ sẽ cảm thấy có lỗi với dân vì đã cản trở sự phát triển của đất nước.

UserPostedImage
- Ông cảm thấy thế nào khi giới trẻ dành quá nhiều thời gian trên mạng xã hội và diễn đàn hiện nay?


- Diễn đàn, mạng xã hội không chỉ là nơi giới trẻ yêu thích mà ở đó, người tham gia tự điều chỉnh những cái lệch lạc. Những quan điểm vô văn hóa sẽ bị "ném đá", có người tưởng mình giỏi, mình hay nhưng khi đưa quan điểm lên mạng, được góp ý, phân tích thì hóa ra mình sai, mình ngộ nhận. Chính những phản ứng xã hội trên mạng giúp nâng cao dân trí. Vì thế, chúng ta nên tích cực trao đổi và đối thoại. Giới trẻ lọc thông tin rất tốt. Tôi rất cảm động khi chứng kiến mọi người chung tay giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn được chia sẻ trên mạng. Tôi cũng rất vui khi thấy mọi người cùng phản đối những câu nói vô cảm trên diễn đàn.


Ở đâu cũng có mặt hạn chế, tiêu cực, phải coi đó là chuyện không thể tránh. Nếu thấy thông tin sai thì các nhà lý luận, chính trị - xã hội... có thể lên mạng xã hội để đối thoại một cách quang minh chính đại chứ không nhất thiết phải lên tiếng trên mặt báo hay các kênh chính thống. Chúng ta không nên lo ngại mà cần tăng cường trao đổi (tôi không thích dùng từ tuyên truyền) để hướng đến giá trị chân chính.


Với sự phổ biến của smartphone, tablet, băng rộng..., chắc chắn Internet còn tác động mạnh hơn nữa đến con người. Rồi đây, ranh giới giữa cuộc sống online và offline sẽ bị xóa nhòa. Người ta hay nhắc đến cuộc sống ảo nhưng không phải, đó là cuộc sống thật. Thực ra, cuộc sống online còn thật hơn offline vì người ta có thể thẳng thắn nêu quan điểm mà chưa chắc đã dám nói khi đối mặt.
- Đang làm giám khảo của cuộc thi "Internet thay đổi cuộc sống của bạn như thế nào", ông có thể chia sẻ Internet đã thay đổi cuộc sống của gia đình ông ra sao?


- Thế hệ trẻ ngày nay coi Internet như một nỗi đam mê. Tôi có 4 đứa cháu (17 tuổi, 12 tuổi, 8 tuổi và 3 tuổi) đều lên mạng cả. Bé nhỏ nhất cũng đã biết tự mở FaceTime (dịch vụ chat hình trên iPhone và iPad) để gọi về cho ông và đôi khi tôi bị đánh thức lúc 1h đêm vì cháu đang ở nước ngoài và chưa hiểu về chênh lệch múi giờ.


Tôi đi du học ở Đức lúc 17-18 tuổi, ấn radio còn sợ điện giật. Thế mà giờ một em bé cũng có thể sử dụng thiết bị thành thạo. Trước tôi cũng lo lắng sợ mấy đứa trẻ trong nhà nghiện chơi game vì mình bận rộn công việc còn bọn trẻ lại thiếu không gian chơi nên chỉ có thể tiêu khiển bằng xem phim hoạt hình và vào mạng. Thống kê những năm đầu cho thấy 30-40% lưu lượng Internet đến từ game nên tôi cũng sốt ruột nhưng hóa ra, nhiều nước khác thời kỳ đầu cũng na ná như vậy. Bên cạnh đó, tiếng Anh của các cháu khá hơn hẳn, rèn luyện trí thông minh và quen làm việc tốc độ cao. Cháu tôi lúc 10 tuổi lần đầu đi trại hè quốc tế nhưng nhập cuộc rất nhanh. Ngôn ngữ có thể bất đồng nhưng chỉ cần vào mạng hay dùng chung iPad là chúng hiểu nhau ngay, không có Internet thì làm sao được như vậy?


Hiện mỗi ngày tôi vẫn online ít nhất là 3 tiếng. Từ bé tôi đã mê đọc nên giờ tôi tải rất nhiều sách trong iPad. Tôi vẫn trò chuyện với con cháu qua FaceTime và giờ không còn đọc báo giấy.

Bài và ảnh: Châu An
Source: VNE.
xuong  
#9 Đã gửi : 16/06/2013 lúc 08:00:14(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Nhật báo Quân đội Giải phóng Nhân dân của Trung Quốc hôm qua cho rằng chương trình theo dõi Internet của Hoa Kỳ, vốn bị cựu chuyên viên vi tính Edward Snowden của cơ quan an ninh Mỹ phanh phui, là “khủng khiếp”, và cáo giác Washington là kẻ vi phạm thường xuyên khi theo dõi hệ thống mạng.

Nhật báo này chỉ trích Hoa Kỳ khi ám chỉ rằng việc theo dõi công dân nước ngoài là chính đáng, và nói thêm rằng chương trình theo dõi của Mỹ có tên PRISM có lẽ từng được dùng để thu thập số lượng lớn dự kiện không liên quan gì đến hoạt động khủng bố cả.

Bài báo cũng cáo giác Hoa Kỳ theo dõi cả công dân Mỹ, chứ không phải chỉ theo dõi người nước ngoài.

Những nhận xét vừa nói về chương trình này thuộc trong những bài chỉ trích gay gắt nhất trên báo chí nhà nước Hoa Lục sau khi Bắc Kinh chưa lên tiếng chính thức về vụ Edward Snwoden vốn đang lẫn trốn ở Hồng Kông vì tố giác hoạt động của an ninh tình báo quốc gia Hoa Kỳ theo dõi điện thoại, điện thư của công dân Mỹ.
Source: RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.441 giây.