logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 18/05/2017 lúc 09:19:32(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Sáng hôm nay tôi có hẹn tới phòng lab để thử máu định kỳ mỗi sáu tháng theo lệnh của bác sĩ. Tuần lễ trước, ông cho cô y tá gọi nhắc, cho biết tôi đã để trễ hai tháng rồi, lẽ ra phải làm từ Tháng Ba. Ông muốn giúp tôi kiểm soát tình hình sức khỏe, xem thử đã tới lúc tôi phải uống thuốc cho ba cao, một thấp chưa?
Ngày mẹ tôi còn sống, cụ hay cười và nói với tôi: “Tuổi 50 thì chưa hề hấn gì cả con ạ! Tuổi 60 bắt đầu mỗi năm mỗi khác. Tuổi 70 mỗi tháng mỗi khác. Tuổi 80 mỗi ngày mỗi khác.” Mẹ tôi nói một cách dung dị, tựa như cụ kể một câu chuyện không vui, không buồn, vốn xảy ra tự nhiên trong đời thường và chẳng có gì hệ trọng. Có lẽ vì vậy, tôi cũng chỉ nghe tai này ra tai kia, không mảy may suy nghĩ hay bận tâm về điều bà muốn chia sẻ.
Bây giờ nhớ lại, tôi hết sức ngạc nhiên, bố mẹ tôi hàng mấy chục năm từ khi tôi lớn khôn và trưởng thành, không hề đi bác sĩ, cũng không phải nằm nhà thương. Cả đời, bố tôi chỉ ốm hai trận kịch liệt, trận đầu tiên khi bố tôi đã ngoài 60.
Sau này nghe bố tôi mô tả triệu chứng và cơn đau chết người, tôi biết bố tôi bị sạn túi mật nhưng những năm 40 thế kỷ trước, y khoa không tìm ra bệnh mà chỉ chích thuốc giảm đau. Lần đó khỏi bệnh, bố tôi đâm ra nghiện thuốc phiện, một thứ tệ đoan bình sinh bố tôi rất ghét, không ngờ có lúc chính mình lại vướng vào.
Trận thứ hai xảy ra hơn 20 năm sau, có vẻ như cũng cùng nguyên nhân như trận thứ nhất, lúc gia đình đã nhận lễ hỏi của đàng trai để tôi về làm dâu nhà họ Lê và chị cả tôi sợ bố tôi không qua khỏi nên đã đánh tiếng với bên ấy cho cưới chạy tang. Thế nhưng bố tôi đã nhờ thuốc phiện mà qua được những cơn đau, chỉ yếu sức đôi chút rồi hồi phục.
Mẹ tôi cũng vậy, bà chỉ nằm nhà thương hai lần trong đời. Lần thứ nhất vì sinh nở mà làm việc nặng nên bị sa dạ con, cần phải giải phẫu. Lần thứ hai sau 30 Tháng Tư, 1975, mẹ tôi bị kiết lỵ có lẽ vì ăn rau bẩn, phải vào bệnh viện Chợ Quán một tuần lễ để được chữa trị, xong là về nhà.
Ôn lại chuyện cũ, tôi mừng thấy anh em chúng tôi quả là những đứa con may mắn, có cha mẹ già khỏe mạnh nên không phải ngược xuôi lo lắng, hầu hạ vất vả.
Giờ đây, đặt chân vào cuộc hành trình đi về hoàng hôn của đời người mới thấm ngấm tuổi già ngày xa xưa của cha mẹ. Không biết thực sự bố mẹ tôi đã nghĩ gì, cảm nhận như thế nào thời gian ấy, tuy không bệnh tật nhưng cũng không có nghĩa là sức khỏe không bị hao mòn. Ấy thế mà xử sự của cha mẹ tôi, ngày qua tháng lại, tứ thời bát tiết, lúc nào cũng êm như nhung, mượt mà như lụa, yên ả như dòng Hương Giang những ngày bầu trời quang đãng, không một chỉ dấu của muộn phiền, ai oán. Thậm chí gả tôi lấy chồng xa để giây phút bất ngờ lâm chung trong ngôi nhà quạnh quẽ, mẹ tôi kể lại bố tôi mở mắt lần cuối, hỏi vào hư không: “Con Bích đâu?”
Hồi tưởng cuộc sống neo đơn của cha mẹ tôi trong tuổi già, khi con cái như chim ra ràng, đập cánh bay theo đường bay khổ đau riêng của chúng, lòng tôi quặn thắt, thầm nghĩ giá còn cơ hội trở lại quãng đời này, tôi nhất định chọn lựa ở lại cùng cha mẹ. Nghĩ vậy thôi, tôi vẫn biết nghiệp lực đẩy con người vào những hoàn cảnh mù lòa bất khả chối từ.
Sáng hôm nay, Lễ Mẹ. Soi vào gương đánh chút má hồng, lần đầu tiên tôi nhận ra tôi có bàn tay ngón giống mẹ, khớp xương bên dưới móng lộ rõ. Tuy nhiên, hình ảnh bàn tay mẹ trong trí nhớ tôi không phải lúc bà cầm cây cọ để tô phấn hồng lên má (mẹ tôi suốt đời không biết tới chút hạnh phúc nhỏ nhoi này) mà lúc bà đã ngoài 80, sống lặng lẽ với mấy mẹ con tôi trong căn nhà cuối cùng ở Phú Nhuận chờ xuất cảnh.
Hầu như hằng ngày, tôi thấy bàn tay có những đốt cong của bà thận trọng bưng cái ruột nồi cơm điện lúc nào bà cũng lau thật khô nước bên ngoài trước khi đặt nó vào cái vỏ và bấm điện. Mẹ tôi hay nói “Của bền tại người.”
Tôi cũng nhớ rõ bàn tay có mấy khớp ngón nhô ra ấy ở một cử chỉ khác của mẹ tôi, trong vài buổi trưa Hè hây hẩy gió nồm ở Huế, khi bà ngồi thần mặt nghỉ mệt trên thềm nhà, một bàn tay vuốt mãi mấy sợi tóc đẫm mồ hôi bên thái dương. Ngày ấy, có lẽ tôi nhìn mẹ như ngắm một bức tượng hay tại tôi còn bé quá nên không có liên tưởng nào khác về nỗi lòng buồn vui của mẹ?
Vẫn trong buổi sáng lễ mẹ này, trong khi lái xe đến phòng lab của Kaiser và chờ đèn lưu thông ở ngã tư Lampson-Euclid, tôi tình cờ để mắt nhìn lên vòm cây mộc lan đang nở hoa bên vệ đường. Những búp hoa trắng thấp thoáng giữa các tán lá xanh rậm rạp, trông giống như những búp sen vừa hé nở ai đem treo lơ lửng trên cành, khiến tôi lại nhớ mẹ.
Nhớ tất cả những bà mẹ từ thế hệ mẹ tôi trở xuống đến tôi và sau tôi một, hai thập niên, những bà mẹ vào đời với thân phận lạ lùng của những bông sen bị treo trên cành khô thay vì la đà soi bóng xuống mặt hồ.
Lan man, tôi nhớ cuốn phim “Steel Magnolias” xem hồi tôi mới tới Mỹ, có lẽ đã ngoài 20 năm. Cuốn phim để lại trong tôi ấn tượng sâu đậm về sự kiên cường và tình bạn gắn bó giữa những người phụ nữ thuộc hai thế hệ, biết nhau, kết thân với nhau trong một tiệm làm tóc và móng tay ở một thành phố nhỏ của tiểu bang Louisiana. Bằng tình bạn không thiếu những lúc nghịch ý và hung hãn đối chọi nhau nhưng khi một người trong bọn gặp khó khăn, họ lập tức quây quần nâng đỡ nhau vượt qua sóng gió.
Có thể nói những nhân vật đàn bà trong phim đều là nạn nhân của các ông chồng họ, cách này hay cách khác. Có người khi được hỏi về gia thế, có chồng chưa thì cúi đầu bối rối, không biết phải trả lời thế nào vì người đàn ông cô tưởng là chồng đã thình lình bỏ cô, lấy hết tiền bạc, tư trang, cả chiếc xe hơi với nhiều quần áo của cô bên trong, ra đi không một lời từ giã.
Ngay cả vị nữ lưu đảm đang, tốt bụng, làm chủ cái mỹ viện nhỏ nơi tất cả thường gặp nhau, cũng bị chê cười là có điên không mà lấy ông chồng hiện nay của bà, suốt ngày dài lưng tốn vải ăn no lại nằm giường xem TV và uống bia, không màng thế sự,…
Vai chính do Sally Field thủ diễn không khá hơn, bị mỉa mai là được Trời cho sức mạnh để thi hành sứ mạng trời giao khi bước vào hôn nhân, có ông chồng như con nít, không giành banh với hai đứa con trai nhóc tì thì bày trò bắn chim, hết bằng súng lại đuổi chim bằng cung tên mồi lửa làm kinh động cả hàng xóm. Nhân vật hai lần góa chồng do Shirley MacLaine thể hiện, vì có của nên nghi ngờ, nhìn đàn ông bằng nửa con mắt, nuôi con chó làm bạn tánh khí cũng cộc cằn, hung hăng giống in chủ.
Bốn bà nội tướng và cô con gái sắp lên xe hoa của một trong bốn bà, do Julia Roberts vào vai, làm thành cái vòng tròn những người phụ nữ tỉnh nhỏ với thói quen thông thường ngồi lê đôi mách cho qua thời giờ nhưng bản chất họ vừa đa cảm vừa kiên cường, cho phép họ một tay chèo chống cả gia đình hay riêng mình.
Julia Roberts, Shelby trong phim, bị tiểu đường nặng, được bác sĩ căn dặn không nên sinh con. Thế nhưng tình yêu chồng, bản năng làm mẹ khiến cô vượt hết mọi lo sợ và ngăn trở. Cả hai mẹ con, cả hai người đàn bà chấp nhận trả cái giá cao nhất cho ước muốn và hạnh phúc của ông bố trẻ. Họ trấn an lẫn nhau, khuyên nhủ nhau tin vào phép lạ.
Phép lạ không xảy ra. Bà mẹ cho con gái trái thận của mình. Những người đàn ông trong cuộc sẵn sàng đứng ôm ngực, bối rối nhìn qua cửa sổ phòng bệnh viện lo lắng cho sinh mệnh người thân yêu của mình nhưng không sẵn sàng nói không với sự hiểm nghèo đe dọa mạng sống của những người thân yêu ấy, ngay từ đầu.
Ra khỏi nhà thương, đang một mình chơi đùa với đứa con thơ ba tuổi, đứa con trai xinh đẹp như ước muốn của chồng, Shelby ngã lăn ra sàn nhà, bất tỉnh. Cơ thể cô từ chối trái thận mới. Bệnh viện nói không còn hy vọng nào nhưng mẹ cô không ăn, không ngủ, không rời cô nửa bước, cầm tay cô, thì thầm chuyện trò với cô, này con, này chồng, van xin cô mở mắt ra và cãi với bà như lúc cô báo tin thai nghén mà bà lặng người, không thốt lên nổi lời chúc mừng, biết rằng niềm vui đã nằm trong tai ương.
Tất nhiên, Shelby sẽ không bao giờ tỉnh dậy nữa và gia đình làm thủ tục tháo máy trợ sinh. Bất cứ giờ khắc nào, bên cái giường bệnh chìm sâu vào tịch lặng vì máy móc đã thôi hoạt động, bên huyệt mộ chỉ còn chiếc áo quan phủ đầy hoa chờ toán nhân công nhà đòn, không có ai khác ngoài bà mẹ như hòn núi đá đứng dưới mưa.
Phép lạ không xảy ra với người mẹ trẻ nhưng cái chết bi thương của cô làm phép lạ cho cả cái cộng đồng nhỏ bé mà cô trở thành tâm điểm. Những người đàn ông vốn được coi là sắt thép đã tôi trong huyền thoại, hỏi nhau: “Trời ơi, nếu lâm vào hoàn cảnh này, tôi thực sự không biết phải làm sao?” Và họ bắt đầu quan tâm đến người bạn đời, biết yêu quý cuộc sống bên nhau.
Ngay cả hai đứa em trai nhóc tì của Shelby, tinh nghịch như ranh, cũng lớn lên cùng nghịch cảnh và sớm hiểu rằng đời sống không dễ dàng với những mất mát bất ngờ. Cái vòng tròn tình bạn bao gồm mấy người phụ nữ thường lui tới tiệm làm đẹp, với cố tật hay trêu ghẹo, mỉa móc nhau, cũng trở nên gần gũi, mạnh mẽ và chan hòa hơn sau những thử thách nghiệt ngã mà họ đã cùng nhau trải qua, sẻ chia, cả trong lẫn ngoài sàn quay.
Sự ngẫu nhiên ngoài đời là cả nhóm diễn viên phụ nữ này phải là những bông mộc lan bằng thép, có mối đồng cảm ràng buộc thì họ mới vượt qua được kinh nghiệm làm việc chua cay dưới quyền đạo diễn Herbert Ross, xuất thân là biên đạo múa, tính tình lạnh lùng, thô lậu, khắc nghiệt, hay nói vào mặt họ là họ không biết diễn xuất! Bị chê bai nhiều nhất, nặng nhất nhưng phần thưởng lớn chứng minh tài năng của Julia Roberts là cô nhận được giải thưởng Quả Cầu Vàng cho vai diễn phụ trong cuốn phim này.
Giữa mẹ tôi và các đại minh tinh xuất hiện trong Steel Magnolias là một đại dương khác biệt nhưng khổ đau mẹ tôi trải qua không chỉ trong một cuốn phim, một truyện phim mà cả cuộc đời bà như một giấc mơ buồn. Mẹ tôi không chỉ mất một đứa con, một đứa cháu. Mẹ tôi mất cả cha, cả mẹ, cả anh chị em, cả làng quê thời con gái khi cất bước ra đi trong hoang mang, không biết sẽ về đâu.
Mẹ tôi bị tước đoạt tình mẫu tử với những đứa con bà rách ruột sinh ra, bị tước đoạt tự do, danh nghĩa, nhân phẩm. Mẹ tôi không có giải thưởng Quả Cầu Vàng và không bao giờ được bố tôi “nhìn lại.” Vậy nhưng mẹ tôi vẫn sống, cho hai bàn tay trơn lam lũ, cho cái có và cái không cũng như nhau trong mắt bà với chẳng một lần hé môi thở than.
Mẹ tôi là núi, là sông, là biển cả nuốt sóng dữ vào đáy lòng để anh em tôi được sống bình an. Là Bồ Tát Quán Thế Âm phủ bóng chở che đời chúng tôi trên mỗi bước chân dù sai, dù đúng. Là một bông sen không bằng thép bị treo trên cây Mộc Lan.

Bùi Bích Hà
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.067 giây.