logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 17/05/2017 lúc 09:17:03(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Cành Cọ Vàng năm 1979 Ảnh : Wikipedia
Là bệ phóng cho những đạo diễn trẻ, Liên hoan phim quốc tế Cannes cũng là đấu trường giữa các vì sao trên bầu trời điện ảnh. Trong 70 năm, festival danh tiếng này, đôi khi lỡ hẹn với một vài bậc thầy trong làng điện ảnh.
Năm 1989, đạo diễn người Mỹ, Steven Soderbergh được trao tặng Cành Cọ Vàng, giải thưởng cao quý nhất của Liên hoan Cannes. Đáng bất ngờ hơn cả, bộ phim được giải là tác phẩm đầu tay của nhà làm phim trẻ tuổi này.
Tương tự như vậy, Quentin Tarantino, năm 32 tuổi cũng có tên trên bảng vàng nhờ « Pulp Fiction » (1994). Đây là lần thứ nhì Tarantino thử lửa. Nhìn lại chặng đường lịch sử đó, Tarantino thừa nhận nhờ có Liên hoan Cannes, ông đã đốt giai đoạn được 10 năm.
Cannes là bệ phóng cho những tài năng trẻ : không chỉ riêng với Tarantino hay Soderbergh, mà còn phải kể đến những trường hợp như đạo diễn Canada Xavier Dolan, Đan Mạch Lars Von Trier…
Ống Kính Vàng
Sứ mệnh đi tìm những tài năng mới ấy của liên hoan Cannes càng rõ nét với giải thưởng Ống Kính Vàng, được trao tặng lần đầu năm 1978. Đây là phần thưởng dành cho những tác phẩm đầu tay, mà đạo diễn gốc Việt Trần Anh Hùng là một trong những người đã để lại dấu ấn trên bảng vàng của Liên hoan Cannes qua « Mùi Đu Đủ Xanh » năm 1993.
Một đóng góp rất lớn khác của Liên hoan Cannes là tạo sân chơi cho các nhà làm phim vươn ra thế giới : từ hai anh em nhà Dardenne đến Vương Gia Vệ, từ David Lynch đến Francis Ford Coppola… đều phải đi qua cánh cổng của cung Liên hoan Cannes bên bờ biển xanh biếc.
Cuộc vui chưa nở đã tàn
Trong ấn bản đầu tiên, năm 1946, ban tổ chức đã đề ra mục tiêu « phát triến công nghệ điện ảnh thế giới ». Một sứ mệnh mà Cannes luôn làm tròn. Cho dù, trong 70 năm hoạt động, Liên hoan uy tín này đôi khi cũng bỏ lỡ nhiều cơ hội : trong lúc mà các Liên hoan Venise và Berlin vinh danh những gương mặt tiêu biểu của « làn sóng mới » trong nghệ thuật thứ bảy, thì không một ai trong số ấy được vinh dự nhận Cành Cọ Vàng.
Nhiều tên tuổi bậc thầy như Alfred Hitchcock hay đạo diễn Ấn Độ Satyajit Say đã bị lãng quên. Thậm chí, Stanley Kubrik còn chưa từng được mời đến Cannes ở bất kỳ hạng mục nào.
Ngược dòng thời gian để cùng nhìn lại lịch sử của Liên hoan Cannes : 1946 là điểm khởi đầu viết nên huyền thoại Cannes. Sau bảy năm thai nghén, Liên hoan điện ảnh quốc tế Cannes ấn bản đầu tiên mới được chào đời. Được dự trù khai mạc lần đầu vào tháng 9 năm 1939. Khi thảm đỏ và cung liên hoan đã sẵn sàng, khi một số những ngôi sao điện ảnh Hollywood bắt đầu « đổ bộ » đến thành phố Cannes nắng ấm thì cũng là lúc Đại Chiến Thế Giới lần thứ Hai mở màn. Cuộc vui chưa nở đã tàn.
Liên hoan sinh muộn
Một năm sau chiến tranh, những người khởi xướng dự án cạnh tranh với Liên hoan Venise, quay trở lại với ý tưởng ban đầu. Sau những năm tháng chiến tranh, bức rèm sắt đang từng bước manh nha, Festival Cannes ngoài góc độ nghệ thuật, vô hình chung còn mang ý nghĩa chính trị và ngoại giao.
Vào thời điểm đó những bộ phim được mời tham gia là những vị « khách mời của Nhà nước Pháp », như lời nhà phê bình phim Robert Chazal kể lại.
Liên hoan khi đó cho phép rút lại những tác phẩm « có thể làm tổn hại đến tinh thần dân tộc của những nước được mời đến Cannes ». Chính điều khoản ấy khiến một bộ phim của Liên Xô khi đó đã ba lần bị gián đoạn trong buổi công chiếu ra mắt ban giám khảo.
Phái đoàn Liên Xô tố cáo ban tổ chức « cố tình phá hoại » và dọa bỏ ra về. Cuối cùng, trong ấn bản đầu tiên này, để làm vừa lòng tất cả mọi người, ban giám khảo đã trao tặng 11 giải thưởng đủ loại cho 11 bộ phim tranh tài, đại diện cho nghệ thuật thứ bảy của 11 quốc gia.
Cũng trong ấn bản đầu tiên của Liên hoan Cannes năm đó, thay vì tuyên bố « khai mạc Liên Hoan Điện Ảnh », thì bộ trưởng Công Nghiệp và Thương Mại lại nói nhầm là ông « tuyên bố khai mạc Liên hoan Nông Nghiệp ».
Vạn sự khởi đầu nan
Nước Pháp sau những năm tháng chiến tranh, điện ảnh cũng vất vả. Năm 1948, do không có đủ phương tiện tài chính, Liên hoan Cannes không thể khai mạc. Chính vì thế mà 2017 mới là năm Festival Cannes mừng sinh nhật 70 tuổi.
Phải đợi đến năm 1951, Liên hoan Cannes mới bắt đầu cất cánh. Cung liên hoan sau bốn năm xây dựng mới thực sự hoàn tất chỉnh tề, xứng đáng là tủ kính của nghệ thuật thứ bảy.
Không thể nói đến Liên hoan Cannes mà không nhắc đến « chiến tranh giữa các vì sao trên bầu trời điện ảnh ».
Nữ diễn viên đầu tiên được giải thưởng của liên hoan Cannes là cô đào Michèle Morgan với đôi mắt xanh lơ đến làm xiêu lòng những pho tượng đá. Đến cuối thập niên 1950, hai minh tinh của làng điện ảnh Ý với thân hình nẩy lửa là Sophia Loren và Gina Lollobrigida lao vào một cuộc chiến bất phân thắng bại trước ống kính truyền hình và của các nhà nhiếp ảnh tên tuổi thế giới đến Cannes « săn ảnh ».
Năm 1961, Sophia Loren ghi một bàn thắng, khi bà đoạt giải nữ diễn viên xuất sắc nhất nhờ thủ vai người vợ góa trong tác phẩm « La Ciociara » của Victorio de Sica.
Năm 1953, khi cô đào Brigite Bardot còn chưa nổi tiếng, trên bãi biển của thành phố Cannes, cô duỗi đôi chân dài trong bộ áo tắm hai mảnh bikini, để cho tài tử người Mỹ Kirk Douglas đùa vui với mái tóc dài, vàng óng đã khiến công luận Cannes lên cơn sốt. 14 năm sau, Bardot viết nên huyền thoại BB.
70 tuổi, Liên hoan Cannes vẫn tiếp tục đi tìm những chân trời mới. 70 tuổi, Liên hoan Cannes không một nếp nhăn.
Theo RFI
phai  
#2 Đã gửi : 17/05/2017 lúc 09:20:43(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Thảm đỏ, Cành Cọ Vàng : Mừng Liên hoan điện ảnh Cannes tròn 70 tuổi

UserPostedImage
Cành Cọ Vàng sẽ được trao tại Liên Hoan Cannes ngày 28/05/2017. REUTERS/Regis Duvignau

Cả thế giới điện ảnh đang hướng về thành phố Cannes niềm nam nước Pháp, nơi một trong những liên hoan phim uy tín nhất thế giới khai mạc đêm nay 17/05/2017. Chủ tịch ban giám khảo Pedro Almodovar cùng 8 thành viên sẽ là những người đầu tiên bước lên 24 bực thang, trải thảm đỏ trước cung liên hoan.
Nữ diễn viên người Ý Monica Belluci điều khiển buổi lễ khai mạc liên hoan Cannes lần thứ 70.
An ninh được tăng cường dưới nhiều hình thức, kể cả để đối phó với các vụ tấn công tin học. 550 camera thu hình, hơn 300 đơn vị an ninh được bố trí khắp mọi nơi trong thành phố, và kể cả ở ngoài bờ biển, các nhóm người nhái, tàu lặn dò mìn được huy động, 80 « cảnh sát chìm » kín đáo quan sát cảnh đông người qua lại quanh cung liên hoan.
Gần cổng vào mỗi phòng chiếu phim, là hàng chục chậu hoa rất, rất lớn, vừa để làm cảnh vừa được trưng ra đề phòng khủng bố lao xe tải vào đám đông, tương tự như hôm lễ Quốc khánh Pháp 14/07/2016 ở thành phố Nice.
Đó là về mặt an ninh.
Trở lại với sự kiện văn hóa được cả thế giới chú ý này, đêm nay, « Les fantômes d’Ismael - Những bóng ma trong cuộc đời Ismael » của nhà làm phim người Pháp Arnaud Desplechin không tranh giải, sẽ là bộ phim đầu tiên ra mắt công chúng Cannes, trước khi nhường chỗ cho 60 bộ phim đại diện cho nghệ thuật thứ 7 của 36 nước trên thế giới ra mắt công chúng và ban giám khảo ở nhiều hạng mục khác nhau, trong hơn một chục ngày, từ 17 đến 28/05/2017.
19 tác phẩm được chọn để tranh Cành Cọ Vàng. Trong số này có bốn bộ phim Mỹ (Sofia Coppola, Todd Haynes, Noah Baumbach, Benny&Josh Safdie) ; bốn đại diện cho nghệ thuật thứ bảy của Pháp (Michel Hazanavicius, François Ozon, Jacques Doillon, Robin Campillo). Ba bộ phim của châu Á được mời tranh Cành Cọ Vàng : hai của Hàn Quốc và một của Nhật Bản.
Cannes là một thế giới còn khép kín với nữ giới, năm nay có đến ba nữ đạo diễn được mời tranh Cành Cọ Vàng.
Bên cạnh những hạng mục quen thuộc như Nhãn Quan Độc Đáo - Un Certain Regard hay Tuần Lễ Phê Bình - La Semaine de la Critique, Cannes 2017 còn mở ra với một số sự kiện đặc biệt mừng liên hoan Cannes tròn 70 tuổi.
Chẳng hạn như buổi ra mắt công chúng bộ phim truyền hình Twin Peaks đang rất ăn khách của đạo diễn người Mỹ David Lynch (Cành Cọ Vàng năm 1990, Giải thưởng dành cho đạo diễn xuất sắc nhất của liên hoan Cannes năm 2001 và chủ tịch ban giám khảo Cannes 2002), và buổi công chiếu Top of the Lake của nữ đạo diễn người New Zealand Jane Campion (phụ nữ duy nhất tới nay đoạt Cành Cọ Vàng, chủ tịch ban giám khảo Cannes 2014).
Nhưng nói đến liên hoan điện ảnh Cannes, hình ảnh đầu tiên mọi người liên tưởng tới là thảm đỏ và Cành Cọ Vàng.
Thảm đỏ tại Cannes, rực rỡ trải từ lề đường lên mỗi bậc thềm dẫn vào cung liên hoan. Quý vị có biết là thảm đỏ ấy mỗi ngày được thay từ hai đến ba lần, để lúc nào cũng lộng lẫy, đỏ thắm như nhung. Một ngày trước khi khai mạc liên hoan, bộ phận kỹ thuật đã chuẩn bị sẵn đến 8.000 mét thảm để phục vụ hơn một chục ngày trong mùa liên hoan.
Còn về Cành Cọ Vàng, năm nay, để mừng liên hoan uy tín này bước vào tuổi thất tuần, hiệu kim hoàn Chopard của Thụy Sĩ nạm 167 hạt bụi kim cương lên cành cọ, kèm với lời giải thích : những hạt kim cương lóng lánh ấy là « bụi của sao trời, là hạt sương ban mai của nghệ thuật thứ bảy còn đọng lại trong 70 năm hoạt động của liên hoan Cannes ».
Theo RFI
song  
#3 Đã gửi : 18/05/2017 lúc 09:14:47(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,104

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Festival Cannes 2017: Lễ khai mạc ngắn gọn

UserPostedImage
Ba khuôn mặt nổi bật nhân lễ khai mạc Liên Hoan Cannes 2017 ngày 17/05/2017 (từ trái qua phải): Monica Bellucci, người dẫn chương trình, Pedro Almodovar, chủ tịch ban giám khảo, và Lily-Rose Depp, diễn viên phim được chiếu trong lễ khai mạc REUTERS/Eric Gaillard
Wonderstruck là bộ phim đầu tiên trong số 19 tác phẩm tranh Cành Cọ Vàng ra mắt ban giám khảo ngày 18/05/2017. Cannes 2017 được đặt dưới sự chủ tọa của một nhà làm phim luôn xưng tụng phái đẹp : Pedro Almodovar. Thời sự chính trị Pháp với thành phần chính phủ mới chi phối Liên hoan Cannes.
 
Sau lễ khai mạc đêm hôm qua, liên hoan phim quốc tế Cannes 2017 thực sự mở màn vào sáng sớm nay với buổi ra mắt báo giới bộ phim Wonderstruck của đạo diễn Mỹ Todd Haynes. Lần đầu ông được mời đến Cannes là năm 1995 ở hạng mục La Quinzaine des Réalisateurs- Hai tuần lễ dành cho các nhà làm phim với Safe. Cách nay hai năm, Haynes trở lại thành phố biển biếc để tranh Cành Cọ Vàng. Nữ diễn viên chính trong phim, Rooney Mara ra về với giải thưởng nữ diễn viên xuất sắc nhất ấn bản Cannes 2015.
Đặc phái viên Thanh Hà, từ Liên Hoan Cannes:
Wonderstruck là câu chuyện của hai đứa bé, Ben và Rose, về mối duyên nợ của họ với thành phố New York. Năm 1977, Ben bị khiếm thính, đến New York đi tìm cha. Trước đó đúng nửa thế kỷ, Rose một đứa trẻ câm điếc bỏ nhà đến New York để gặp cho bằng được thần tượng điện ảnh của làng Hollywood. Tác phẩm này được giới phê bình đáng giá rất cao.
Tâm hồn tuyệt đẹp của Cannes
Trở lại với lễ khai mạc Liên hoan Cannes 2017 tối hôm qua : Nữ diễn viên Lily-Rose Depp cùng với đạo diễn người Iran Asghar Farhari có trọng trách tuyên bố khai mạc lễ hội điện ảnh Cannes lần thứ 70. Trước đó người điều khiển chương trình, ngôi sao điện ảnh Ý Monica Belluci trong lời mở đầu, đã nhấn mạnh : điện ảnh không có giới tính, không có màu cờ, hay biên giới.
Liên hoan Cannes, tròn 70 tuổi và như lời người đẹp Belluci, nét đẹp không gắn liền với tuổi tác, mà nét đẹp chân thật nhất là cái đẹp của tâm hồn.
Để vinh danh vị chủ tịch ban giám khảo năm nay là đạo diễn Tây Ban Nha, Pedro Almodovar, Monica Belluci đã rất lả lướt trên sân khấu trong một màn khiêu vũ, trước khi tặng cho nam diễn viên Alex Lutz nụ hôn cháy bỏng trên nền nhạc Piensa En Mi, mà Almodovar đã chọn cho bộ phim Tacones lejanos /Talons Aiguilles/Giầy cao gót.
Lễ khai mạc Liên hoan Cannes năm nay diễn ra một cách ngắn gọn. Chủ tịch ban giám khảo Almodovar hứa ông sẽ cống hiến hết sức mình để bảng vàng 2017 xứng đáng đi vào lịch sử của Liên hoan.
Tuy nhiên, có thể nói lễ khai mạc hôm qua có phần bị « nhiễu » vì sự kiện Pháp vừa có thành phần chính phủ mới. Ở đây, trong 24 giờ qua, mọi người bình luận nhiều về tân bộ trưởng Văn Hóa, Françoise Nyssen.
Chủ tịch Liên hoan, ông Pierre Lescure chuẩn bị đón bà bộ trưởng trong một vài giờ sắp tới và ngay từ tối hôm qua, ông đánh giá việc bà Nyssen, tổng giám đốc nhà in Actes Sud đứng đầu bộ Văn Hóa là một tin vui với tất cả những người yêu nghệ thuật.
Theo RFI
chung  
#4 Đã gửi : 18/05/2017 lúc 06:32:26(UTC)
chung

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,773

Desplechin, con cưng của Liên hoan Cannes

UserPostedImage
Đạo diễn Arnaud Desplechin và diễn viên Marion Cotillard. REUTERS/Regis Duvignau

Bộ phim Pháp, Les Fantômes d’Ismaël của đạo diễn Arnaud Desplechin được vinh dự khai mạc Liên hoan Cannes 2017 trong đêm 17/05/2017. Câu chuyện tình tay ba với rất nhiều ẩn dụ, đi về giữa quá khứ và hiện tại, của đạo diễn Arnaud Desplechin gây thất vọng.
Chuyện tình tay ba
Les Fantômes d’Ismaël là một câu chuyện tình tay ba giữa một người đàn ông và hai người đàn bà. Ismaël là một đạo diễn đang hoàn tất một bộ phim. Anh sống với Sylvia nhưng luôn bị hình bóng người vợ cũ ám ảnh. Carlotta mất tích hơn 20 năm trước. Câu chuyện bắt đầu với cảnh Ismaël tạm rời xa thành phố, về ở ẩn vài ngày trong căn nhà ven biển để hoàn tất kịch bản, thì cô vợ cũ của anh trở về.
Tình cảnh éo le và khó xử đó được thể hiện qua trích đoạn sau đây : khi Sylvia báo cho Ismaël hay vợ cũ của anh đã trở về. Cô ấy đang đứng đợi ở dưới nhà. Sự xuất hiện đột ngột của Carlotta khiến Sylvia ngạt thở, và ở đây ống kính của Desplechin khiến ta liên tưởng đến bộ phim kinh điển của ông trùm ở thể loại suspens là Alfred Hitchcock.
Carlotta trở về, Ismaël sống giữa hai người đàn bà, một tưởng chừng đã thuộc về quá khứ, một của hiện tại. Quá khứ, hiện tại không còn biên giới. Ismaël bị giằng xé giữa hai mối tình đúng vào lúc anh cần gấp rút hoàn tất kịch bản.
Câu chuyện không chỉ đơn thuần là một mối tình tay ba cổ điển. Đây thực sự là nhiều câu chuyện được tác giả lồng vào làm một : Les Fantômes d’Ismaël có thể xếp vào thể loại trinh thám, khi nhân vật chính là Ismaël dựng phim về cậu em trai, một tên gián điệp làm việc cho bộ Ngoại Giao Pháp.
Chúng ta cũng có thể xem tác phẩm này như câu chuyện bí mật của Carlotta, nguời mà Ismaël yêu say đắm thủa trẻ. Một ngày kia Carlotta bỏ nhà ra đi, không để lại một vết tích. Câu chuyện thứ ba nói về nỗi khốn khổ của những người sáng tác khi cạn nguồn cảm hứng.
RFI : Tại sao giới phê bình lại không mấy hào hứng với bộ phim này, trong lúc mà tác giả, Arnaud Desplechin lại luôn được công chúng Cannes dành cho rất nhiều ưu ái ?
Thanh Hà: Trước hết phải nói qua về dàn diễn viên : nhân vật chính là Ismaël do nam diễn viên Mathieu Amalric thủ vai. Anh là diễn viên trung thành nhất với Desplechin, đã có sáu lần cộng tác với đạo diễn này. Hai vai nữ là Sylvia và Carlotta được dành cho hai nữ diễn viên rất nổi tiếng của điện ảnh Pháp là cô Charlotte Gainsbourg và Marion Cotillard. Nhìn chung, cả bộ ba này đã thể hiện các vai diễn của mình rất tốt.
Người xem cảm nhận được những đợt sóng ngầm trong ánh mắt của Sylvia, khi cô phải chia sẻ tình yêu với một phụ nữ khác. Carlotta, khi cảm thấy bắt đầu bước vào tuổi già, cô trở về lối cũ, mong tìm lại chính mình trong đôi mắt của người xưa. Còn Ismaël qua ống kính của Arnaud Desplechin nhận lấy một bài học quý giá đó là những bóng ma trong cuộc đời anh, không nhất thiết phải là những người đã khuất.
Thế nhưng bộ phim bị chê trên nhiều điểm : thứ nhất là đạo diễn Desplechin thiếu một sợi chỉ đỏ để Những bóng ma trong cuộc đời Ismaël có thể là một bộ phim trinh thám hấp dẫn. Thứ hai là, tuy tác phẩm này muốn khẳng định là một câu chuyện tình, là một bộ phim nói về lòng ghen tuông, sự tranh giành giữa hai người đàn bà để có được tình yêu, nhưng mạch phim như bị đứt quãng.
Desplechin dựng phim rất công phu, ông sử dụng một ngôn ngữ điện ảnh khá cầu kỳ, mượn rất nhiều điển tích trong văn học, chịu ảnh hưởng của các đạo diễn bậc thầy như Alfred Hitchcock, Ingmar Bergman và nhất là François Truffaut. Chỉ tiếc là tác phẩm của ông thiếu một chút hồn.
Les Fantômes d’Ismaël được soạn như một vở kịch, mà ở đó mỗi chương hoàn toàn có thể độc lập với phần còn lại của tác phẩm. Người xem có cảm giác đứng trước một tác phẩm không cân đối. Hay nói một cách khác, trong bộ phim này, Arnaud Desplechin đã quá tham lam, muốn kể một câu chuyện trong một câu chuyện, để rồi cuối cùng khán giả cảm thấy như bị đánh lừa.
RFI: Đạo diễn Arnaud Desplechin có vị trí như thế nào trong làng điện ảnh Pháp ?
Thanh Hà: Đây là lần thứ 6 ông được mời đến Cannes, 5 lần với tư cách đạo diễn và 1 lần với tư cách diễn viên. Desplechin đã hai lần được đề cử tranh Cành Cọ Vàng và trước đó thì ông đã gây nhiều chú ý ở hạng mục Un Certain Regard-Nhãn Quan Độc Đáo.
Được mệnh danh là “đứa con cưng” của Cannes, các nhà phê bình Pháp xem Desplechin là một trong những người kế thừa của trào lưu “Sóng mới-Nouvel Vague” của điện ảnh Pháp, mà một trong những gương mặt tiêu biểu nhất là đạo diễn Truffaut.
Một số các tờ báo uy tín của Paris trong lĩnh vực điện ảnh không ngần ngại xếp Desplechin vào danh sách những nhà làm phim nghệ thuật, mệnh danh ông là một “thiên tài ” mà mỗi tác phẩm mới đều được đón chờ. Nhưng trong mắt các nhà phê bình quốc tế, thì nhà làm phim này có khuynh hướng chỉ “nhì vào lỗ rốn của Paris” và dòng phim đó rất khó đến gần với công chúng ngoài phạm vi kinh đô ánh sáng !
Theo RFI
song  
#5 Đã gửi : 19/05/2017 lúc 08:55:58(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,104

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
LHP Cannes : Okja bị gián đoạn trong buổi ra mắt báo chí

UserPostedImage
Áp-phích Liên hoan điện ảnh quốc tế Cannes 2017
Tranh cãi về nhà phân phối phim làm lu mờ nội dung của Okja - tác phẩm mới nhất mà đạo diễn Hàn Quốc Bong Joon Hoo đem đến Liên hoan Cannes 2017.
Thật gian nan để được xem Okja. Trong buổi ra mắt báo chí sáng ngày 19/05/2017, khán giả đã phản đối mạnh mẽ, la ó, khi logo của nhà phân phối phim trên internet Netflix xuất hiện trên màn ảnh lớn.
Buổi công chiếu Okja đã bị gián đoạn sau chưa đầy phút đầu. Trong suốt những phút đầu tiên, không ngớt những tiếng reo hò, vỗ tay và cả những lời phản đối. Vài phút sau, bộ phim được chiếu lại một cách bình thường.
Trong buổi họp báo của đoàn làm phim, ban tổ chức liên hoan cố gắng giải thích bộ phim bị gián đoạn vì một lý do kỹ thuật.
Sự cố hiếm hoi này cho thấy tranh cãi gay gắt chung quanh Okja. Bộ phim tranh Cành Cọ Vàng đầu tiên tại Liên Hoan Cannes có thể không bao giờ đến được với công chúng một cách rộng rãi : Netflix độc quyền phân phối, và dành ưu đãi đó cho những khách hàng thuê bao dịch vụ.
Ngay từ tháng Tư 2017, thông báo Okja là một trong số 19 tác phẩm được chọn ở hạng mục chính thức đã làm dấy lên tranh luận giữa các nhà phân phối truyền thống - các hệ thống rạp chiếu phim và Netflix của Mỹ.
Tranh luận đã tiếp diễn cho đến hôm khai mạc liên hoan 17/05/2017. Trong buổi họp báo trước lễ khai mạc, bất đồng nổ ra ngay trong nội bộ ban giám khảo về câu hỏi nên hay không vinh danh một bộ phim mà không bao được chiếu ở các rạp.
Theo RFI
song  
#6 Đã gửi : 19/05/2017 lúc 08:58:37(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,104

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Điện ảnh Việt Nam tại Liên hoan Cannes 2017

UserPostedImage
Đạo diễn Phan Đăng Di trả lời phỏng vấn RFI tại Cannes, ngày 19/05/2017. RFI/Thanh Hà
Một bất ngờ lớn khi hai dự án của điện ảnh Việt Nam được quỹ Cinéfondation của Pháp mời đến Liên hoan phim quốc tế Cannes 2017. Với mục đích là nhịp cầu giữa các tài năng trẻ với các nhà tài trợ, với các hãng phân phối, l’Altelier chọn ra 15 dự án đến Cannes, trong đó có hai dự án của Việt Nam.
Phạm Ngọc Lân và Lê Bảo là hai người có may mắn, được giám đốc quỹ Cinéfondation Georges Goldenstern chú ý nhân cuộc hội ngộ tại Đà Nẵng năm 2016, trong khuôn khổ chương trình Gặp Gỡ Mùa Thu, mà đạo diễn Phan Đăng Di là một trong hai người đồng tổ chức.
Phan Đăng Di vừa đến Cannes tối hôm qua 18/05/2017, với tư cách là nhà sản xuất của dự án « Cu Li không bao giờ khóc ». RFI Việt Ngữ mời tác giả của « Cha và Con và », « Bi, Đừng Sợ » … giới thiệu về hai dự án điện ảnh Việt Nam tại Cannes lần thứ 70.
Theo RFI
song  
#7 Đã gửi : 20/05/2017 lúc 09:54:05(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,104

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Đạo diễn Kornél Mundruczó "sóng mới" của điện ảnh Hungary

UserPostedImage
Nhóm làm phim Jupiter's Moon trên thảm đỏ Liên Hoan Cannes 2017 ngày 19/05/2017. Đứng giữa là đạo diễn Kornél Mundruczó.
REUTERS/Regis

Liên Hoan Phim Cannes luôn là diễn đàn cho những nhà làm phim dấn thân. Jupiter's Moon - Vầng trăng của Jupiter- không phải là một ngoại lệ. Đây là quà tặng của đạo diễn Hungary Kornél Mundruczó dành cho người tị nạn Syria tại Liên Hoan Phim Quốc Tế Cannes.
Rúng động trước thảm cảnh của người nhập cư, trước sự tàn bạo của lính biên phòng ngay trên xứ mình, trước bất công xã hội, trước sự thờ ơ của tình người, Mundruczó hoàn tất bộ phim trong thời gian ngắn kỷ lục.

Lần thứ 5 đến Cannes, đạo diễn người Hung này chọn kể câu chuyện về hành trình của Aryan, một thanh niên Syria đi tìm đất sống. Định mệnh đưa chân anh đến Hungary. Aryan bị cảnh sát bắn bốn viên đạn vào ngực. Hắn không chết. Aryan khám phá ra một phép lạ : anh có thể bay bổng như một vị thiên thần.

Bác sĩ Stern, gốc Do Thái, tuổi đã xế chiều, mải mê kiếm tiền để mua chuộc sự im lặng về một lỗi lầm trong quá khứ. Ông chỉ biết đến tiền và rượu. Với Stern, Aryan là con gà đẻ trứng vàng. Ông khai thác « phép lạ » của thằng bé để kiếm tiền.

Đó là « phép lạ » ? Aryan là thiên thần ? Làm sao thằng bé biết bay ? Với bác sĩ Stern, điều đó không quan trọng. Đột nhiên Ayrian bị cảnh sát nghi ngờ là một tên khủng bố gài bom trong xe điện ngầm ở Budapest. Stern ân hận vì biết rằng Aryan bị nghi oan, chính ông mới là người có tội : Stern đã nhận tiền của một kẻ khủng bố. Nhờ ông, hắn trốn thoát khỏi trại nhập cư ở biên giới giữa Hungary với Serbia.

Stern trút hết hơn tàn để cứu Aryan. Ông cứu một kẻ vô tội hay đang tìm cách tự cứu lấy mình ? Vị bác sĩ già muốn tìm lại lòng tự trọng vốn đã bị chính ông từ quá lâu nay chôn vùi.

Phẫn nộ trước sự mù quáng, lòng bất vị tha, trước những thành kiến với những kẻ xa lạ, Kornél Mundruczó đã soạn và dựng Jupiter’s Moon. Qua tác phẩm này, đạo diễn người Hungary lên án chính sách nhập cư trên đất nước ông, khuynh hướng cai trị đất nước với bàn tay sắt của chính quyền Budapest.

Hai năm sau khi László Nemes nhận Giải Thưởng Lớn của ban giám khảo Liên Hoan Cannes, Kornél Mundruczó tiếp tục khẳng định hướng đi mới cho nền điện ảnh Hungary.
Theo RFI
song  
#8 Đã gửi : 20/05/2017 lúc 09:57:38(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,104

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Huyền thoại samurai : Thanh gươm bất tử

UserPostedImage
Đoàn làm phim Thanh gươm bất tử (Blade of the Immortal) tại LHP Cannes, ngày 18/05/2017. Từ trái qua: đạo diễn Takashi Miike, nữ diễn viên Hana Sugisaki và diễn viên Takuya Kimura.
REUTERS/Eric Gaillard

Đạo diễn Nhật Bản, Miike Takashi, đưa một tập truyện tranh rất nổi tiếng về những chàng hiệp sĩ samurai lên màn ảnh lớn. Blade of the Immortal - Thanh gươm bất tử không tranh giải, nhưng phim của ông được công chúng khen tặng hết lời, còn giới phê bình không hào hứng bằng.

Nhật Bản vào thế kỷ thứ 17, thời kỳ mà các trường võ sĩ samurai tranh hùng. Manji là một tay kiếm bất tử. Trong cơ thể của chàng hiêp sĩ này, là hàng trăm ngàn con đỉa, bất diệt. Với hiệp sĩ samurai Manji, tính trường sinh bất tử ấy là tai họa, là địa ngục nơi trần gian.

Cha mẹ của Rin bị môn phái Ito sát hại. Cô thiếu nữ con nhà võ này nung nấu chí phục thù. Cô gái tuyển Manji làm cận vệ. Mỗi nơi Manji đi qua đều có bóng hình của kẻ thù, người chết như rạ. Cốt truyện khá cổ điển, xoay quanh nỗi ám ảnh về mục tiêu báo thù. Nhân vật chính, Manji, không gây nhiều thiện cảm.

Trong hơn hai giờ đồng hồ, những cảnh máu chảy, đầu rơi, những màn chém giết liên tục nối đuôi nhau. Nhưng khán giả không bao giờ chán, bởi mỗi cảnh quay của Miike được xếp đặt như một bức tranh nghệ thuật. Từ màu sắc đến các màn nhào lộn, từ sự tàn bạo cho đến các loại vũ khí cổ sử dụng trong phim, càng về cuối phim càng phong phú và đẹp mắt.

Đây là lần thứ tư Miike được mời đến Cannes, sau những Hara kiri (Cái chết của hiệp sĩ Samurai), Shield of Straw (Lá chắn bằng rơm) và For Love’s Sake. Lần này phim của ông không tranh giải. Nổi tiếng là đạo diễn bậc thầy trong thể loại phim đổ máu, Miike Takashi không phụ lòng người hâm mộ với Blade of Immortal.

Mọi người còn nhớ năm 2001, tại Liên Hoan Phim Toronto, Canada, trong buổi ra mắt phim Ichi the Killer, ban tổ chức đã phải phát sẵn túi nôn cho khán giả.

Miike Takashi, 57 tuổi, cũng là một nhà làm phim có nhịp độ sáng tác ngoại hạng. Trung bình ông dựng từ 4 đến 7 phim một năm. Từ năm 1991 tới nay, ông đã thực hiện tổng cộng 100 phim đủ loại, từ kiếm hiệp đến khoa học giả tưởng, từ phim hài cho đến phim quảng cáo…

Tới nay, mỗi tác phẩm của Miike Takashi được xem như một « thử nghiệm » về điện ảnh. Chính vì thế mà ông được mệnh danh là « vật thể lạ » của nghệ thuật thứ bảy xứ Phù Tang.
Theo RFI
phai  
#9 Đã gửi : 21/05/2017 lúc 11:20:44(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
« Thầy W. », hay bộ mặt của sự hận thù

UserPostedImage
Barbet Schroeder, đạo diễn người Thụy Sĩ với bộ phim "Thầy W.", tại Liên Hoan Phim Cannes 2017.
W. như Wirathu, tu sĩ Phật giáo Miến Điện, lãnh đạo phong trào 969 chủ trương diệt chủng người Hồi giáo trên đất nước ông. Đạo diễn Thụy Sĩ Barbet Schroeder đến tận Mandalay thực hiện bộ phim tài liệu « Le Vénérable W.- Thầy W. » bộ mặt của sự hận thù. Nạn nhân là người Rohyngya.
Phải chăng Miến Điện đang đối mặt với nạn diệt chủng đầu tiên của thế kỷ 21 ? Chân lý bất bạo động trong Phật Pháp đang bị một nhà tu chà đạp không thương tiếc. « Thầy W. », không biết đến hai chữ « vị tha ». Mở đầu câu chuyện khi tiếp đạo diễn Schroeder, nhà tu này hỏi : « Ông có biết giống cá của châu Phi không ? Chúng ăn khỏe và mau lớn lắm. Có điều, để phát triển, chúng hủy diệt tất cả môi trường chung quanh. Bọn Hồi giáo cũng vậy ».
Cứ như thế trong đúng 100 phút đồng hồ, nhà tu này không chút ngại ngùng khẳng định : « Người Hồi giáo mắn đẻ như thỏ », « sự phát triển của họ đe dọa đến sự tồn tại của dân tộc Miến Điện (…) Bọn họ làm ăn giàu có, mua đất, xây nhà, cướp hết của cải của chúng ta ».
Mỗi bài thuyết pháp của « Thầy W. » sặc mùi kỳ thị. Là người của thời đại, tu sĩ này sử dụng mạng xã hội, video, khai thác chiến thuật phao tin thất thiệt để kích động quần chúng, khuyến khích các cuộc tàn sát người Hồi giáo để « giống nòi được tinh khiết ».
Ở gần cuối bộ phim là cảnh « Thầy W. » trong một bài thuyết pháp, thóa mạ đặc sứ Liên Hiệp Quốc về nhân quyền Miến Điện, với những lời lẽ tục tĩu nhất tưởng chừng không bao giờ được thốt lên từ cửa miệng của một người tu hành.
Với « Thầy W. », Barbet Schroeder vừa khép lại bộ ba phim tài liệu trải dài trong hơn 40 năm, mà ông dành để nói về cái « Ác » dưới muôn hình vạn trạng. Bởi theo ông, đây là một đề tài vô tận, gắn liền với nhân loại.
Hai tập phim trước, đạo diễn người Thụy Sĩ từng dành nói về tướng Idi Amin Dada, tên bạo chúa Ouganda, và luật sư Jacques Vergès, người luôn bào chữa cho những tên khủng bố hay kẻ đã nhúng tay vào tội ác thời Đức Quốc Xã, Barbie.
Tương tự như hai bộ phim trước, không bình luận hay thêm thắt, Schroeder chỉ mở camera và micro, để cho chính những nhân vật này tự giãi bày. Bộ phim của ông được bổ sung bằng những phóng sự truyền hình, hay bài báo nói về tình hình Miến Điện. Đó là hình ảnh đền thờ Hồi giáo bị đốt cháy, là cảnh người Hồi giáo bị đánh hội đồng, quân đội khoanh tay đứng nhìn.
Xem xong « Thầy W. », khán giả đến lạnh người, sực nhớ lại rằng, sự cuồng tín không có biên giới, không phân biệt màu da, không chừa bất kỳ một tôn giáo nào. « Thầy W. » sao mà gần gũi với phương pháp nhồi sọ và tuyên truyền ở nửa đầu thế kỷ 20 thời cộng sản hay Đức quốc xã !
Theo RFI
song  
#10 Đã gửi : 22/05/2017 lúc 08:31:08(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,104

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Dự án « Vị » của đạo diễn Lê Bảo tại Liên hoan Cannes

UserPostedImage
Đạo diễn Lê Bảo. @internet
« Vị » là một trong số 15 dự án được quỹ Cinéfondation mời đến Liên hoan phim Cannes 2017 trong khuôn khổ chương trình L'Atelier, mở ra từ ngày 19 đến 25/05/2017. Đạo diễn Lê Bảo là một trong hai nhà làm phim đại diện Việt Nam. Trong những ngày làm việc tại Cannes, Lê Bảo cùng hai nhà sản xuất ráo riết thuyết phục các đối tác về sức mạnh của dự án.
 
Trả lời đặc phái viên Thanh Hà từ Cannes, đạo diễn Lê Bảo giới thiệu về « Vị », tác phẩm đầu tay mà anh đang kỳ vọng có đủ điều kiện để thực hiện đến nơi đến chốn. Trước hết Lê Bảo trở lại với điểm khởi đầu cho dự án «Vị » mà anh hằng ấp ủ.
Theo RFI
song  
#11 Đã gửi : 22/05/2017 lúc 08:55:05(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,104

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Happy End của Haneke, tác phẩm được mong đợi nhất ở Canne

UserPostedImage
Affiche phim Happy End de Michael Haneke @Festival de Cannes
Liệu Michael Haneke có phá kỷ lục, đoạt thêm Cành Cọ Vàng thứ ba của Liên hoan Cannes? Còn quá sớm để trả lời câu hỏi này. Nhưng chắc chắn một điều : Happy End của ông trình diện ban giám khảo hôm nay, 22/05/17 là tác phẩm được mong đợi nhất Festival Cannes 2017.
 
Một ngày trước khi ra mắt ban giám khảo, Happy End đã dành đến hai buổi cho báo giới. Trong cả hai xuất chiếu, đều không đủ chỗ cho khán giả vào xem. Điều đó cho thấy công luận chờ đợi tác phẩm mới của đạo diễn người Áo Haneke đến mức độ nào. Đơn giản, bởi sau một chục lần đến Cannes, ông đã hai lần đoạt Cành Cọ Vàng, giành những giải thưởng quan trọng nhất của liên hoan này từ Giải Thưởng Lớn của Ban Giám Khảo đến giải đạo diễn xuất sắc nhất.
Nhưng không chỉ có thế.
Với Happy End, đạo diễn Michael Haneke đưa khán giả vào cơn ác mộng trong một gia đình trưởng giả, sống ở thành phố Calais, miền bắc nước Pháp. Anne là cô con gái lớn của một ông thầu có tiếng trong vùng. Cô là người đứng mũi chịu sào, trông nom cơ nghiệp. Anne ly dị chồng, có một đứa con trai và một vị hôn phu người Anh. Thomas, em của Anne, sống với người vợ thứ nhì, với cô con gái 13 tuổi anh đã có với người vợ trước, và ông bố già. Đằng sau lớp sơn bóng bẩy này, mỗi cá nhân trong đại gia đình ấy đều che giấu bất hạnh của riêng mình.
Một lần nữa Haneke trở lại với những chủ đề quen thuộc từng được ông mổ sẻ trong những tác phẩm lớn trước đây : từ ẩn ức xác thịt, cho đến liên hệ giữa các thành viên trong cùng một nhà, từ những xung đột không thể nói thành lời, đến những bí mật mà người ta muốn chối bỏ, hay vùi thật sâu trong ký ức, đến sự giả dối. Các nhân vật trong tác phẩm này chọn lấy sự im lặng, để cố cứu vãn lấy cái vỏ bọc bên ngoài.
Năm nay đã 75 tuổi, đạo diễn Haneke không biết sẽ còn làm thêm bao nhiêu phim nữa trước khi rửa tay gác kiếm. Chỉ biết là ông gọi tác phẩm mới nhất của mình là một « Hồi kết có hậu », mà ở đó Haneke như mượn lại ở phim Amour, giải Cành Cọ Vàng của Liên hoan Cannes 2012, nỗi ám ảnh về cái chết, về sự sa sút cả thể chất đến tinh thần của tuổi già.
Ông khai thác trở lại đau khổ về tình dục không được thỏa mãn của bà giáo dậy dương cầm trong La Pianiste – Giải Thưởng Lớn của Ban Giám Khảo Cannes 2001. Cũng Michael Haneke với Happy End đã đào sâu thêm ám ảnh về tội lỗi từng được ông thổi vào Le Ruban Blanc-Giải lụa trắng- Cành Cọ Vàng 2009.
Theo RFI
song  
#12 Đã gửi : 22/05/2017 lúc 08:57:26(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,104

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Cannes 2017 : Điện ảnh Pháp gieo áp lực cho các đối thủ

UserPostedImage
Đạo diễn và diễn viên Phim "Le redoutable" (Redoubtable) tranh giải Cành Cọ Vàng: Đạo diễn Michel Hazanavicius (P) bên cạnh Berenice Bejo, Louis Garrel và Stacy Martin. REUTERS/Eric Gaillard

Là hai bộ phim Pháp đầu tiên ra mắt ban giám khảo Cannes, Le Redoutable và 120 battements par minute được đánh giá cao. Michel Hazanavicius soi rọi vào một quãng đời của nhà làm phim Jean-Luc Godard, một trong những người khai mở trào lưu điện ảnh Nouvelle Vague. Robin Campillo trở lại với nước Pháp những năm đầu trước làn sóng HIV/Sida.
Đạo diễn Pháp Hazanavicius đã hai lần được đề cử tranh Cành Cọ Vàng. The Artist năm 2011 được khen tặng hết lời, đoạt giải nam diễn viên xuất sắc nhất của Liên hoan Cannes, 2 giải Oscar và nhiều phần thưởng cao quý khác. Ngược lại The Search (2014) bị chê đến tột cùng. Lần này, ông cùng đoàn làm phim bước lên thảm đỏ với Le Redoutable ( Kẻ đáng sợ ), kể về cuộc đời đạo diễn Thụy Sĩ Jean-Luc Godard ở vào thời điểm 1967, khi nữ diễn viên Anne Wiazemsky là nguồn cảm hứng của tác giả A bout de souffle và Mépris.
Không dễ để dựng phim về quãng đời của một gương mặt hàng đầu trong số những trí thức cánh tả, một nghệ sĩ dấn thân và là ngọn cờ của trào lưu Sóng Mới trong điện ảnh của Pháp.
Có điều quan hệ giữa nghệ sĩ tài hoa này với Cannes không hề đơn giản. Từ nhiều năm qua, người từng tiến hành một « cuộc cách mạng cho ngôn ngữ điện ảnh » đã sống rất xa hành tinh của nghệ thuật thứ bảy. Năm 2014 Gordard không đến Cannes để nhận Giải Thưởng Lớn của Ban Giám Khảo dành cho tác phẩm Adieu au Langage.
Tuy nhiên, theo nhận xét của giới trong ngành, Louis Garrel đã nhập vai Godard đến mức tài tình. Anh đã làm rúng động Anne Wiazemsky, vợ cũ của Jean Luc Godard.
Cuộc chạy đua giữa tình yêu và tử thần
Nhưng bộ phim đã thực sự làm rúng động Liên hoan Cannes trong hai ngày cuối tuần là tác phẩm 120 battements par minute- tạm dịch là 120 nhịp tim trong 1 phút. Robin Campillo nhìn lại cuộc đấu tranh của tổ chức Act Up vì những người bị nhiễm HIV/Sida, ở vào thời kỳ mà xã hội Pháp còn đầy rẫy thành kiến về những nạn nhân của siêu vi HIV.
Năm 1989. Hàng ngàn người chết vì HIV. Xã hội xa lánh những người bị lây nhiễm. Truyền thông im lặng trước « một căn bệnh mới ». Các tập đoàn dược phẩm chỉ lo che chắn những quyền lợi của họ.
Trước tình trạng khẩn cấp đó, Act Up nhập cuộc : một cuộc chạy đua với tử thần để giành lại mạng sống cho những người bị lây nhiễm. Sức sống mãnh liệt là keo sơn của mỗi thành viên trong nhóm, là nền tảng của mối tình giữa Sean và Arnaud. Một chuyện tình mà cả hai thanh niên này cùng biết trước hồi kết.
Gần như là một bộ phim tài liệu, 120 battements par minute là một cột mốc quan trọng của Liên hoan Cannes 2017 và có thể là một đối thủ đáng gờm của 18 phim còn lại cùng muốn chiếm Cành Cọ Vàng của Cannes lần thứ 70.
Theo RFI
song  
#13 Đã gửi : 23/05/2017 lúc 11:03:04(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,104

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Naomi Kawase, "Ánh sáng" của Liên Hoan Cannes

UserPostedImage
Đạo diễn Nhật Bản Naomi Kawase tại Liên hoan điện ảnh Cannes, Pháp, ngày 18/05/2017 REUTERS/Stephane Mahe

Ngày 23/05/2017, Cannes dành một đêm đặc biệt để tổ chức trọng thể sinh nhật lần thứ 70 của Liên hoan điện ảnh quốc tế uy tín nhất. Hikari-Hướng về ánh sáng của đạo diễn Nhật Bản, Naomi Kawase, là bộ phim duy nhất trong ngày trình diện ban giám khảo.
"Không có ánh sáng, thì sẽ không có sắc màu, không có hình ảnh, không thể làm phim. Điện ảnh là ánh sáng". Có thể nói phim Hikari- Hướng về ánh sáng là một lời tỏ tình của nhà làm phim người Nhật Naomi Kawase dành cho nghệ thuật thứ bảy, dành cho Liên hoan Cannes.
Trong tác phẩm mới nhất này, đạo diễn Nhật Bản kể về mối tình giữa Misako với một nhà nhiếp ảnh nổi tiếng mắc một chứng bệnh hiểm nghèo, đang mất dần thị giác.
Giữa nữ đạo diễn Nhật Bản Naomi Kawase và Cannes là cả một "bản tình ca" như chính lời tác giả hằng tâm sự. Năm 1997, cô là đạo diễn trẻ tuổi nhất được trao giải Ống Kính Vàng cho tác phẩm đầu tay Suzaku. Đúng 10 năm sau, Giải Thưởng Lớn của Ban Giám Khảo được dành cho Khu Rừng của Mogari. Hikari là bộ phim thứ 7 của Kawase được mời đến Cannes.
Tuy nhiên, sự kiện được chú ý nhất là đêm sinh nhật 70 tuổi của Festival Cannes. Dưới sự chủ tọa của ngôi sao điện ảnh Isabelle Huppert, hàng trăm quan khách từng làm nên tên tuổi của Liên hoan Cannes cùng nhìn lại quãng đường 70 năm đã đi qua.
Trong số những vị thượng khách của Liên hoan phải kể đến những nhà làm phim từng đoạt Cành Cọ Vàng : Martin Scorsese, Quentin Tarantino, Ken Loach, Roman Polanski, Emir Kusturica, Michael Haneke, Terrence Malick, Steven Soderbergh, Wim Wenders, Francis Ford Coppola, Gus Van Sant, Nanni Moretti, Lars von Trier, Michael Moore, Joel Coen, David Lynch, anh em Dardenne, Jacques Audiard, Claude Lelouch, Abdellatif Kekiche hay Laurent Cantet đại diện cho điện ảnh Pháp trong câu lạc bộ rất khép kín này.
Theo RFI
song  
#14 Đã gửi : 25/05/2017 lúc 09:35:36(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,104

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Cannes 2017 : Khi Rodin tranh giải Cành Cọ Vàng

UserPostedImage
Đạo diễn Jacques Doillon (P) cạnh các diễn viên Severine Caneele, Izia Higelin, Vincent Lindon (ngoài cùng bên trái) của phim Rodin, tranh giải Cành Cọ Vàng, Cannes, Pháp, 24/05/2017 Reuters
Hôm nay, 24/05/2017, một trong những bộ phim Pháp tranh giải Cành cọ vàng, « Rodin », được trình chiếu tại Liên hoan điện ảnh Cannes 2017. Như tựa của nó, tác phẩm của đạo diễn Jacques Doillon nói về điêu khắc gia nổi tiếng của Pháp Auguste Rodin ( 1840-1917 )
Nam tài tử Vincent Lindon, 57 tuổi, thủ vai Rodin, một nghệ sĩ mà trong một thời gian dài bị xem thường, bị nhục mạ và mãi đến năm 40 tuổi, tài năng mới được thừa nhận. Để nhập vai Rodin cho thật hoàn hảo, Lindon đã phải học nghề điêu khắc, tìm đọc nhiều tài liệu và tham quan nhiều viện bảo tàng. Bộ phim cũng nói về mối tình đầy sóng gió giữa ông với cô học trò Camille Claudel, do nữ ca sĩ Itzia Higelin thủ vai.
Thật ra thì ban đầu đạo diễn Jacques Doillon được yêu cầu làm một bộ phim tài liệu về Rodin, nhân 100 năm ngày giỗ của điêu khắc gia Pháp, tác giả của những tác phẩm nổi tiếng như « Le Penseur » hay « Le Baiser ». Nhưng dần dần Doillon cảm thấy có nhu cầu viết một kịch bản phim truyện về Rodin, mà theo ông là một điêu khắc gia « nổi tiếng nhưng chưa được biết nhiều ».
Như vậy là 33 năm sau khi dự tranh giải Cành Cọ Vàng với bộ phim « Le Pirate », đạo diễn Doillon trở lại Cannes với một tác phẩm mà ông đã đặt nhiều tham vọng, mà một trong những tham vọng đó là quay cận cảnh Rodin khắc tượng và khai sinh ra nền điêu khắc hiện đại.
Ngoài Liên hoan Cannes, bộ phim « Rodin » cũng được trình chiếu tại các rạp chiếu phim trên toàn nước Pháp hôm nay.
Theo RFI
song  
#15 Đã gửi : 25/05/2017 lúc 07:08:28(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,104

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Cannes 2017: 7 cô gái khát tình trong "The Beguiled" của Sofia Coppola

UserPostedImage
Đạo diễn Sofia Coppola (váy đen) và các diễn viên trong phim The Beguiled tại Cannes 2017. Từ trái sang phải Elle Fanning, Nicole Kidman, Kirsten Dunst, Colin Farrell, Angourie Rice và Addison Riecke. REUTERS/Regis Duvignau
Sau ba lần được chọn giới thiệu phim tại Liên Hoan Điện Ảnh Cannes, nữ đạo diễn người Mỹ Sofia Coppola trở lại tranh giải tại Cannes năm 2017 với tác phẩm The Beguiled (tựa Việt: Những Kẻ Khát Tình) được trình chiếu ngày 24/05/2017.
Với The Beguiled, nữ đạo diễn nổi tiếng 46 tuổi, đưa khán giả phiêu lưu tới những vùng đất hoang sơ, đầy sương mù ở miền nam Hoa Kỳ trong thời gian nội chiến. Bối cảnh chính của bộ phim là một ký túc xá dành cho nữ sinh, nơi các cô vẫn ở lại dưới sự hướng dẫn của nữ hiệu trưởng (do diễn viên Nicole Kidman thủ vai) bất chấp chiến tranh đang diễn ra bên ngoài.
Cuộc sống của các cô gái trẻ đột nhiên thay đổi khi họ đón và điều trị cho một quân nhân phương bắc (kẻ thù) bị thương. Sự xuất hiện của kẻ lạ mặt khiến trái tim của các cô thổn thức và tâm trí rối bời. Người khác giới duy nhất cũng khiến ham muốn tình dục của các cô gái trỗi dậy và giằng xé giữa các âm mưu cạnh tranh nguy hiểm.
Được làm lại từ bộ phim năm 1971 của Don Siegel và Clint Eastwood vào vai người lính bị thương, nữ đạo diễn cho biết ban đầu bà không có ý định làm bộ phim này, nhưng sau đó bà thấy lý thú khi nói về lịch sử dựa theo cách nhìn của những thiếu nữ, chứ không phải trên quan điểm của người lính nhưg bộ phim năm 1971.
Cũng như hai bộ phim trước, Virgine Suicides và Lost in Translation, người xem thấy trong The Beguiled sự thức tỉnh về đam mê thể xác ở những thiếu nữ « sống trong giai đoạn nơi tiếng nói của họ, ham muốn của họ bị kiềm chế », theo giải thích của đạo diễn.
Theo AFP, trong số bẩy nữ diễn viên góp mặt trong bộ phim, có một số gương mặt nổi tiếng thế giới như Kirsten Dunst, Elle Fanning, Nicole Kidman và nam diễn viên chính là Colin Farrell. Bộ phim được công chiếu tại Pháp từ ngày 23/08/2017.
Theo RFI
phai  
#16 Đã gửi : 26/05/2017 lúc 10:03:40(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Giải phê bình Cannes 2017 : « Malaka », hay những mảnh đời cơ cực

UserPostedImage
Cung Liên hoan Cannes. Reuters
Hôm qua, 25/05/2017, Giải thưởng tuần lễ các nhà phê bình của Liên hoan Cannes 2017 được trao cho bộ phim tài liệu của đạo diễn Pháp Emmanuel Gras. Bộ phim « Makala » đưa khán giả đến với cuộc đời của một người bán than nghèo khó tại đất nước Congo, châu Phi.
« Makala » trong tiếng địa phương có nghĩa là than. Ý tưởng làm bộ phim này đến với đạo diễn Pháp khi ông chứng kiến những người Congo lầm lũi đạp xe, chở những túi than nặng về thành phố. Tác giả tâm sự ông cảm thấy có một điều gì vô cùng mạnh mẽ đằng sau hình ảnh ấy.
Hình ảnh đầy ám ảnh trên những con đường bụi mù ở Conggo nhắc đến huyền thoại Sisyphe, nhân vật nổi tiếng trong thần thoại Hy Lạp cổ đại, bị thánh thần buộc phải suốt đời thực hiện một công việc vô ích và vô vọng, là đẩy một tảng đá nặng lên đỉnh đồi.
Người cha 28 tuổi, nhân vật chính trong phim, có ba con. Hàng ngày đốn củi trong rừng, để làm than, rồi vượt hơn 50 km đưa than vào bán tại thành phố, người nông dân ấy hy vọng sẽ kiếm đủ tiền giúp cho gia đình một tương lai sáng sủa hơn.
« Makala », nghề làm than tại Congo, là một bộ phim về thân phận con người.
Sự trở lại gây xúc động của đạo diễn Twin Peaks
Cũng tại Liên hoan Cannes hôm qua, sự trở về của đạo diễn người Mỹ David Lynch, 71 tuổi, đã gây xúc động. Người đoạt giải Cành cọ vàng năm 1990 với « Sailor và Lula » đã không dự Cannes từ 15 năm nay.
Lần này David Lynch trở lại với tập ba bộ phim trinh thám truyền hình « Twin Peaks ». Hai tập đầu của phim từng gây xôn xao công luận trong những năm 1990. Tài tử Kyle MacLachlan, thủ vai thám tử Dale Cooper, cũng có mặt. Đây là bộ phim đầu tiên của David Lynch sau hơn 10 năm gác máy.
Đại diện ban tổ chức Cannes, Thierry Frémaux, tuyên bố : David Lynch chỉ cần đến Cannes với một đoạn phim hoạt hình hai phút là đủ, việc ông trở lại với ống kính là cả một sự kiện.
David Lynch, chủ tịch ban giám khảo Cannes 2002, từng nói : « Nếu điện ảnh phải chết, thì chính là tại Pháp môn nghệ thuật thứ bảy sẽ trút hơi thở cuối cùng ».
Theo RFI
song  
#17 Đã gửi : 27/05/2017 lúc 08:39:35(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,104

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
« Người tình đôi » khuấy động Liên hoan Cannes

UserPostedImage
Đạo diễn "L'Amant Double" và các diễn viên. Từ phải sang trái: Marine Vacth, Jeremie Renier, đạo diễn Francois Ozon và Jacqueline Bisset. Reuters
Hôm qua, 26/05/2017, đạo diễn Pháp François Ozon đã khấy động Liên hoan điện ảnh Cannes với bộ phim mới nhất của ông, « Người tình đôi » ( L’amant double ). Bộ phim dự tranh giải Cành Cọ Vàng này khai thác đề tài về ham muốn tình dục ở nữ giới, với một kịch bản phim theo thể loại hồi hộp ( thriller ).
Thủ vai Chloé, nhân vật chính trong phim, là nữ diễn viên trẻ Marine Vacth, từng được đao diễn François Ozon giao đóng vai chính trong phim « Trẻ và xinh » ( Jeune et jolie ) năm 2013, nói về một thiếu nữ làm nghề mãi dâm.
Chloé nhiều lần đến chữa trị tại phòng mạch của Paul, một bác sĩ tâm thần ( do nam tài tử Jérémie Renier thủ vai ). Dần dà hai người yêu nhau và dọn về sống với nhau. Cho đến một hôm, Chloé phát hiện Paul có một người em sinh đôi, Louis, cũng là một bác sĩ tâm thần, mà anh đã cắt đứt liên lạc từ lâu. Vì tò mò, Chloé cũng đến khám bệnh ở phòng mạch của Louis và rồi cũng dan díu với Louis, một nhân vật có cá tính khác hẳn người anh sinh đôi, tức là rất nham hiểm, tinh quái.
Nói chung, « Người tình đôi » là một bộ phim ít thấy trong điện ảnh Pháp và không phải ai cũng tán thưởng, vì có người cho rằng đạo diễn François Ozon hạ thấp phụ nữ qua bộ phim này. Thật ra thì « Người tình đôi » đặt ra rất nhiều câu hỏi : Ta biết gì về người mà mình chung sống ? Những ham muốn thầm kín nào mà ta muốn thỏa mãn ? ….
Phim « Người tình đôi » cũng đã được công chiếu tại các rạp chiếu toàn nước Pháp kể từ hôm qua.
Theo RFI
song  
#18 Đã gửi : 28/05/2017 lúc 10:23:14(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,104

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Cannes : Phim chống tham nhũng Iran đoạt giải ‘‘Nhãn quan độc đáo’’

UserPostedImage
Đạo diễn Iran Mohammad Rasoulof, Cannes, 19/05/2017. REUTERS/Regis Duvignau

Tối qua, 27/05/2017, giải Nhãn quan độc đáo « Un Certain Regard », một trong những giải thưởng lớn của Liên hoan điện ảnh Cannes, đã được trao tặng cho bộ phim « Lerd » (tạm dịch là Một người chính trực) của đạo diễn Iran Mohammad Rasoulof. Ông là một cái gai đối với chính quyền Iran. Mohammad Rasoulof bị quản thúc tại gia trong nhiều năm và hiện một án phạt khiến ông có thể bị vào tù vào bất cứ lúc nào.
Bộ phim truyện dài hai giờ, mang tên « Một người chính trực », thuật lại cuộc chiến chống tham nhũng của một người dân Iran bình thường, một người nuôi cá, đã quyết định chống lại đến cùng mưu toan cướp đất của một doanh nghiệp tư nhân lớn, với sự đồng lõa của chính quyền địa phương.
« Một người chính trực » phơi bày nạn tham nhũng phổ biến tại Iran, nơi những ai dám đứng lên chống lại sẽ phải đối mặt với hết khổ nạn này đến khổ nạn khác. Nhân vật Reza, người nuôi cá trong phim, phải nghi ngờ chính người thân đồng lõa với những kẻ cướp đất.
Trong một cuộc trả lời tạp chí điện ảnh Pháp Telerama, tác giả nói nạn tham nhũng tại Iran bắt rễ sâu xa trong xã hội, bởi đã hòa vào một thứ « văn hóa chung ». Dân chúng không có con đường nào khác, họ phải khuất phục, chấp nhận trả tiền để được yên thân. Rất khó để thay đổi thực trạng văn hóa này, bởi cái gốc là giáo dục. Mà giáo dục, đài báo, phim ảnh đều nằm trong tay chính quyền.
Kiểm duyệt tại Iran : "Ánh sáng" trở lại khi nào cũng do người làm phim
Theo trang mạng đài ici.Radio-Canada, đạo diễn Mohammad Rasoulof được phép quay bộ phim này trong nước, nhưng buộc phải ký một cam kết, hứa hẹn không cho ra phim « bôi đen ». Rất ít hy vọng là khán giả tại Iran được xem « Một người chính trực ». Trước đó, năm phim truyện của đạo diễn Mohammad Rasoulof đã không được cấp phép.
Đạo diễn Mohammad Rasoulof có một quan điểm rất rõ ràng về vấn đề kiểm duyệt. Vẫn trong cuộc trò chuyện với tạp chí Pháp Telerama, ông mô tả tình trạng kiểm duyệt tại Iran giống như « một căn phòng lớn lờ mờ, trần rất cao, rất tối, ở đó người ta cho phát ra một thứ âm nhạc kinh dị…. Thứ âm nhạc đó khiến chính những người quen biết cũng trở nên sợ hãi lẫn nhau… Họ không biết lúc nào ánh sáng sẽ trở lại, bởi rất có thể toàn bộ nỗi sợ hãi đang ngự trị trong chúng ta là do chúng ta tạo ra. Người trong cuộc sợ tiến lên trong bóng tối và không dám làm gì để thay đổi ».
Theo đạo diễn Iran, « Không phải là những kẻ kiểm duyệt chịu trách nhiệm về tình hình này. Chúng ta (tức những người làm phim) phải chịu trách nhiệm nhiều hơn họ ».
Đạo diễn Iran được vinh danh tại Cannes năm 2011, với một giải thưởng cũng nằm trong hạng mục « Nhãn quan độc đáo » (cho phim « Tạm biệt »), nhưng không đến được Pháp để nhận giải. Lần này ông đã tới được Cannes.
Theo RRI
song  
#19 Đã gửi : 28/05/2017 lúc 10:25:13(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,104

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Nín thở chờ Cành Cọ Vàng 2017 : Ba bộ phim nhiều hy vọng

UserPostedImage
Nữ diễn viên Adele Haenel, Cannes, 20/05/2017. Adele Haenel thủ vai chính trong phim « 120 battements par minute », có nhiều hy vọng đoạt giải. Phim của đạo diễn Pháp Robin Campillon có nhiều hy vọng đoạt giải Cành Cọ Vàng REUTERS/Regis Duvignau.
Chiều nay, 28/05/2017, giải thưởng Cành Cọ Vàng của Liên hoan điện ảnh Cannes lần thứ 70, cùng sáu giải khác, sẽ được công bố. Ai sẽ kế tục đạo diễn Ken Loach, Cành Cọ Vàng 2016, với « Tôi, Daniel Blake », bộ phim lên án xu hướng tự do kinh tế cực đoan tại Vương Quốc Anh ?
Ban giám khảo gồm bốn nhà điện ảnh nữ, bốn nhà điện ảnh nam nổi tiếng thế giới, dưới sự chủ tọa của đạo diễn Tây Ban Nha Pedro Almodovar, sẽ bỏ phiếu để chọn ra bộ phim xứng đáng nhất trong số 19 phim chính thức dự thi, cùng với sáu giải thưởng quan trọng khác, như kịch bản xuất sắc nhất, dựng phim xuất sắc nhất, giải thưởng lớn của ban giám khảo, hay giải cho các diễn viên nam, nữ xuất sắc nhất…
Theo đại diện ban tổ chức, toàn bộ ban giám khảo đã bắt đầu làm việc tại một địa điểm bí mật, từ 9 giờ sáng, giờ địa phương, tức 7 giờ sáng, giờ quốc tế.
Trong 12 ngày vừa qua, không có bất cứ thông tin nào về quan điểm của các thành viên ban giám khảo lọt ra ngoài. Nhưng chủ tịch ban giám khảo Pedro Almodovar, vào lúc Liên hoan khai mạc, đã tuyên bố Cành Cọ Vàng sẽ khó được trao cho những bộ phim nào không có hy vọng ra rạp. Điều này có nghĩa là sẽ rất ít cơ hội cho hai bộ phim do tập đoàn Mỹ Netflix phát hành, « Okja » của đạo diễn Hàn Quốc Bong Joon Ho và « The Meyrowitz Stories » của đạo diễn Mỹ Noah Baumbach, theo kế hoạch sẽ không được công chiếu tại Pháp.
Ba bộ phim nhận được nhiều tán thưởng từ phía giới phê bình, có hy vọng lọt vào mắt xanh của ban giám khảo.
Bộ phim Nga « Thiếu tình yêu » được xếp đầu bảng trong mục bình luận điện ảnh của Screen, tạp chí Anh nổi tiếng chuyên về điện ảnh và truyền hình. Phim của đạo diễn Andrei Zviaguintev, khốc liệt và căng thẳng, thông qua câu chuyện về một cặp vợ chồng người Matxcơva mất con, đưa khán giả đến với một xã hội cạn kiệt nhân tính.
Cũng trong bảng xếp hạng nói trên ngày hôm qua, phim « You were never really here » (tạm dịch là Bạn chưa từng thực sự ở đây) của nữ đạo diễn Anh Lynne Ramsay, đã vươn lên như một ứng cử viên sáng giá của giải Cành Cọ Vàng. Nếu bộ phim về những đứa trẻ bị ngược đãi và câu chuyện báo thù này đoạt giải, thì đây sẽ là lần thứ hai, một phụ nữ đoạt giải thưởng điện ảnh sáng giá này.
Một bộ phim có nhiều hy vọng khác là « 120 battements par minute » (tạm dịch là Đập 120 lần phút) của đạo diễn Pháp Robin Campillon, thuật lại cuộc chiến cam go chống Sida của hiệp hội Act Up vào thời kỳ đại dịch kinh hoàng mới nổi lên. Phim gây xúc động, giới phê bình nhất loạt ca ngợi một tác phẩm táo bạo, diễn xuất ấn tượng, dàn dựng hết sức công phu.
Theo đạo diễn Pháp Gilles Jacob, một cựu chủ tịch kỳ cựu của Cannes, thì ngày làm việc cuối cùng của ban giám khảo là rất căng thẳng. Theo quy định, các thành viên ban giám khảo không có quyền ăn trưa, trước khi kết thúc công việc.
Trả lời AFP, cựu chủ tịch Cannes nhắc lại kỷ niệm năm 1997, khi các thành viên không quyết định nổi ai là người xứng đáng nhất. Giải thưởng năm ấy đã được trao cùng một lúc cho hai đạo diễn.
Theo RFI
phai  
#20 Đã gửi : 29/05/2017 lúc 10:08:43(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Liên hoan Cannes 2017: Phim "The Square" đoạt Cành Cọ Vàng

UserPostedImage
Đạo diễn Thụy Điển Ruben Ostlund (G) nhận giải thưởng Cành Cọ Vàng cho phim "The Square", Cannes, Pháp, ngày 28/05/2017. REUTERS/Stephane Mahe
Liên hoan phim quốc tế Cannes lần thứ 70 khép lại đêm qua (28/05/2017). Giải thưởng cao quý nhất về tay đạo diễn Thụy Điển, Ruben Östlund với bộ phim châm biếm "The Square". Pháp ra về với Giải Thưởng Lớn. Nữ đạo diễn Mỹ Sofia Coppola nhận giải thưởng dành cho người dựng phim tài hoa nhất.
Bốn phụ nữ được xướng tên trên bảng vàng Liên hoan Cannes 2017, nhưng trong 70 năm hoạt động, Jane Campion vẫn là nữ đạo diễn duy nhất được trao tặng Cành Cọ Vàng, giải thưởng cao quý nhất của Cannes.
Lần đầu tiên từ 56 năm qua, giải thưởng dành cho nhà làm phim xuất sắc nhất về tay nữ đạo diễn người Mỹ, Sofia Coppola với tác phẩm "Những con mồi". Nữ đạo diễn người Anh, Lynne Ramsay, với "You Were never really here", chia sẻ giải thưởng dành cho kịch bản độc đáo nhất với đạo diễn người Hy Lạp Yorgos Lanthimos.
Diane Kruger được ban giám khảo vinh danh là nữ diễn viên xuất sắc nhất. Phụ nữ sau cùng nhận được giải thưởng đặc biệt của Liên hoan Cannes lần thứ 70 là cô đào người Úc Nicole Kidman.
Giải Ống Kính Vàng, khen tặng bộ phim đầu tay "Jeune Femme" của Léonor Serraille.
Trở lại với các giải thưởng quan trọng nhất của Cannes lần này, ngoài Cành Cọ Vàng, Giải Thưởng Lớn về tay nhà làm phim Pháp Robin Campillo, qua tác phẩm "120 nhịp đập mỗi phút". Đây là một bộ phim nói về hoạt động của hiệp hội Act Up bảo vệ những người bị nhiễm HIV.
Phần thưởng dành cho nam diễn viên xuất sắc nhất là ngôi sao điện ảnh Mỹ Joaquin Phoenix với tác phẩm "You Were Never Really Here".
Theo RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (11)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.493 giây.