logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 30/05/2017 lúc 08:24:50(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,168

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Ông Phúc đi Mỹ là 'cơ hội kết thân với ông Trump'
UserPostedImage
Đón Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại sân bay John F. Kennedy, New York sáng 29/5 (giờ địa phương)
Chuyến đi Washington của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong ngày 30-31/5/2017 giúp làm tăng vị thế ngoại giao của Việt Nam và là cơ hội tốt để nhà lãnh đạo Việt Nam nâng cao vai trò cá nhân, theo một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) từ Hoa Kỳ.
"Ông Phúc là lãnh đạo đầu tiên của các nước ở Đông Nam Á được mời sang [Washington D.C. ]. Điều đó làm tăng uy tín ngoại giao và vai trò của Việt Nam," Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng nói với BBC hôm 27/5.
Điểm đáng chú ‎ý ở đây, theo Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, là ông Phúc chỉ là một trong nhiều lãnh đạo thế giới nói chuyện qua điện thoại với ông Trump, nhưng lại là một trong số ít những người được ông Trump mời gặp.
Thêm vào đó, tùy viên báo chí của ông Trump ra thông cáo nói rằng vị tổng thống "rất vui lòng tiếp đón một trong những đối tác quan trọng của Mỹ ở Á châu", Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng nhận xét, khiến cho tầm quan trọng của chuyến đi càng được nhấn mạnh.
Trong cuộc trao đổi với BBC ít hôm trước ngày ông Phúc đi Mỹ, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng cũng cho rằng việc cá nhân ông Trump không mặn mà với Đông Á không có nghĩa là chính quyền Mỹ lơ là khu vực này, và dẫu cho phía Việt Nam có thể không đạt được nhiều kết quả trong mảng kinh tế, thương mại như mong muốn, nhưng ít nhất cũng sẽ đạt được những "thắng lợi ngoại giao" nhất định.
'Cơ hội xây dựng quan hệ cá nhân'
Không chỉ ở vị thế đại diện quốc gia, chuyến đi còn trao cho ông thủ tướng Việt Nam một cơ hội tốt để nâng cao vị thế cá nhân, theo nhà nghiên cứu đồng thời là giáo sư về bang giao quốc tế tại Đại học George Mason.
UserPostedImage
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc theo kế hoạch sẽ gặp ông Trump vào ngày 31/5/2017
"Ông [Phúc] có cơ hội tiếp xúc riêng với ông Trump, thân mật với ông Trump, [qua đó] có thể tạo một ấn tượng nào đó đối với ông Trump, để thăm dò xem chính sách của ông ấy đối với Trung Quốc, đối với Việt Nam," Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng nói.
"Mỹ có chính quyền mới, ông [Phúc] muốn sang để tìm hiểu. Đây là cơ hội tốt để ông ấy thiết lập đường dây cá nhân, mối liên hệ cá nhân, thăm dò tìm hiểu để tìm cách gây ảnh hưởng đến chính sách của ông Trump, nếu có thể được."
Khác với các nhà lãnh đạo khác, ông Trump là người "thích ngoại giao cá nhân", Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng nói.
"Vấn đề là làm sao để ông Phúc tạo ra được ấn tượng với ông Trump, để ông ấy thích mình. Nếu ông ấy thích mình thì sẽ có lợi cho đất nước."
"Làm được vậy thì đó chính là thắng lợi của ông Phúc."
Vai trò của Việt Nam trong chính sách an ninh vùng
Trong thời gian qua, Việt Nam đã nỗ lực tìm kiếm những thế lực có thể giúp tạo đối trọng với Trung Quốc, như Nhật Bản, Ấn Độ và ở khối ASEAN, nhưng rõ ràng, cho đến lúc này thì "đối trọng quan trọng nhất là Mỹ", Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng nói.
"Cơ cấu an ninh vùng đang hình thành trước sự lớn mạnh của Trung Quốc. Nếu Mỹ rút ra thì Trung Quốc sẽ độc quyền, bá quyền mà không ai cưỡng lại được. Cho nên các nước nhỏ muốn Mỹ hiện diện để tạo đối trọng an ninh, tạo sức cân bằng nhất định để các nước nhỏ còn có thể 'thở' được."
Từ phía nước chủ nhà, tuy ông Trump "lơ là Đông Nam Á", nhưng các chiến lược gia và bộ máy cố vấn của ông tổng thống "đều hiểu tầm quan trọng chiến lược của Việt Nam trong cơ cấu an ninh vùng", và chính sách chung của Mỹ luôn muốn có "thế cấu trúc an ninh đa cực" trong khu vực.
"Sẽ còn có cả Nhật, Ấn Độ, và có những quốc gia Đông Nam Á như Indonesia, Việt Nam," Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng nói, trong đó "Việt Nam có vai trò quan trọng đối với các nhà chiến lược Mỹ."
Trong lúc chính quyền Mỹ ở cấp cao chưa đưa ra được một chính sách ngoại giao có hệ thống đối với Á châu để thay thế cho chính sách xoay trục trước đây, thì một trong những điều ông Phúc có thể làm được khi gặp gỡ trực tiếp với ông Trump là "cần chứng tỏ là mình hiểu biết, nước mình có một vai trò quan trọng trong nền an ninh Á châu-Thái Bình Dương", Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng bình luận.
UserPostedImage
Cảnh sát biển Việt Nam vừa tiếp nhận từ Hoa Kỳ tàu tuần duyên CSB 8020
Mặt khác, bất chấp khoảng trống ở phần thượng tầng, hệ thống hành chính cấp dưới vẫn "có sự liên tục về chính sách" bởi "như ông Trump nói ông trao rất nhiều quyền cho các tướng lĩnh để họ tự làm", Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng nói.
"Cho nên chúng ta thấy vẫn xảy ra việc [Mỹ] vừa trao tàu tuần duyên [cho Việt Nam], bởi đó chỉ là sự tiếp nối của chính sách cũ, là điều mà những người trong bộ máy hành chính có thể làm được, họ tiếp tục thực hiện, miễn là đảm bảo quyền lợi của nước Mỹ," Giáo sư Hùng nêu ví dụ.
Thách thức lớn cho VN trong chủ đề kinh tế, thương mại
Một trong những thách thức chính của chuyến đi là việc đàm phán song phương với Hoa Kỳ trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, theo Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng.
Trọng tâm thương mại khi ông Phúc gặp ông Trump?
"Ông [Trump] chỉ thích điều đình song phương thôi, nếu Việt Nam muốn hưởng những quyền lợi mà đáng lẽ Việt Nam được hưởng nếu có TPP (Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương), thì đây cũng là dịp Việt Nam phải điều đình song phương với ông ấy, thành ra đây cũng vừa là một cơ hội, mà cũng vừa là thử thách đối với Việt Nam," Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng nói.
"Ông [Phúc] sang vào thời điểm không được thuận lợi như trường hợp của những ông thủ tướng khác."
"Ông sang vào lúc Tổng thống Trump rất lơ là với vấn đề Đông Nam Á và Á châu, không coi [khu vực] đấy là quan trọng."
"Điểm thứ hai là ông ấy đã quay lưng lại với TPP, là một xương sống, cột trụ của chính sách xoay trục của Mỹ ở Á châu."
"Điểm thứ ba là ông ấy đang phải đối phó với rất nhiều vấn đề nội bộ, liệu ông ấy có thể làm được cái gì quan trọng, lớn hay không?"
"Đó là những thách thức lớn, nhất là khi Việt Nam đặt trọng tâm chuyến đi là vấn đề thương mại."
UserPostedImage
Tổng thống Donald Trump đã nhận lời tham dự Hội nghị thượng đỉnh APEC tháng 11 tới tại Đà Nẵng
"Thắng lợi ngoại giao"
Tuy nhiên, có một điều chắc chắn, theo Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, là cả ông Nguyễn Xuân Phúc lẫn ông Donald Trump đều muốn có thắng lợi ngoại giao.
"Sẽ có sự dàn xếp trao đổi nào đó, để ông nào cũng có thể tuyên bố thắng lợi với những người ủng hộ mình."
"Có nhiều chuyện có thể xảy ra, như có thể là tuyên bố đạt được một số hợp đồng mua hàng nào đó, hoặc hai bên có thể đạt được một số đồng ý về nguyên tắc nhằm đưa tầm quan trọng của quan hệ hai nước lên một bậc cao hơn."
"Có thể là hai bên sẽ đặt ra một số nguyên tắc điều đình, tạo cơ chế để tiếp tục liên hệ với nhau. Có thể giống như cơ chế khi ông Tập Cận Bình gặp ông Trump để giải quyết những vấn đề khó khăn giữa hai nước..."
Tuy nhiên, kết quả cụ thể có đạt được gì hay không, hay đạt được tới mức nào, sẽ "phụ thuộc rất nhiều vào sự điều đình, chuẩn bị" của ban tham mưu của hai nhà lãnh đạo.
Theo BBC
song  
#2 Đã gửi : 30/05/2017 lúc 08:27:12(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,168

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Chuyến đi thất bại của ông Phúc

Quan sát những gì đang diễn ra, có thể rút ra một nhận xét rằng, kế hoạch chuyến đi sang Mỹ của ông Nguyễn Xuân Phúc, thủ tướng Việt Nam được công bố từ 29-31/05, cố làm như một chuyến thăm viếng quan trọng có nội dung phong phú cần tới 3 ngày, thực chất chỉ xảy ra trong phạm vi ngày 31/05/2017.

Mỹ chỉ tiếp chuyện thủ tướng Việt Nam trong không hơn một nửa ngày, và theo tập quán ngoại giao của Mỹ, ông Phúc chỉ được chính thức là khách mời của chính phủ Mỹ trong ngày 31/05.


Nội dung chính của chuyến đi chỉ có hai việc là cuộc gặp nói chuyện với tổng thống Donal Trump có thể chỉ kéo dài một tiếng đồng hồ, và sau đó là vài cuộc gặp với các nghị sĩ, một buổi nói chuyện tượng trưng tại Quỹ Di sản.


Báo chí cả của chính phủ Việt Nam lẫn của quốc tế, có vẻ tránh không đề cập nội dung chi tiết, có lẽ do sự nghèo nàn và nhạt nhẽo của nội dung mà chính phủ Việt Nam đã lỡ cố gắng thổi phồng ngay từ đầu.


Ông Phúc đã phải đáp xuống một góc của sân bay quốc tế John F. Kennedy, New York ngày 29/05/2017 là chương trình nội bộ Việt Nam, do người Việt Nam tự tổ chức với nhau. Người đón ông Phúc tại sân bay chỉ gồm các quan chức của chế độ làm việc tại Mỹ, trong những người này, cao cấp nhất là đại sứ Việt Nam tại Mỹ Phạm quang Vinh và bà Đại sứ tại Liên Hiệp Quốc Nguyễn Phương Nga.


Như vậy, chuyến viếng thăm này được hình thành không do nhu cầu từ phía Mỹ. Thực chất người ta cũng thấy ưu tiên quan tâm của tổng thống Trump chưa phải là quan hệ kinh tế với Việt Nam, và Biển Đông chưa phải là lúc được đặt lên bàn cân, mặc dù cả hai nội dung này không phải là nằm ngoài chiến lược của Mỹ.


Mỹ đã chấp nhận mời ông Phúc, trong chuyến thăm vội vã của phó thủ tướng kiêm bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh ngày 21/04/2017, có lẽ chỉ vì không đành lòng làm Việt Nam thất vọng.


Đấy là chưa kể tới một thông tin đặc biệt có thể được ông Phạm Bình Minh tiết lộ với bộ trưởng ngoại giao Mỹ, ông Tillerson, về tình huống có thể bị đảo lộn theo hướng xấu trong nội tình đảng cộng sản Việt Nam, nếu ông Phúc không được hỗ trợ kịp thời.


Ngay từ những ngày đầu sau khi trúng cử tổng thống Mỹ, ông Trump đã không giấu diếm thái độ dứt khoát với thủ đoạn lợi dụng Mỹ bằng chính sách đi dây giữa Mỹ và Trung Quốc của lãnh đạo cộng sản Việt Nam. Ông đã từng nói sẽ không có TPP và FTA nào cả, nếu nhà cầm quyền cộng sản vẫn tiếp tục vừa kêu gọi Mỹ giúp đỡ, vừa “phục tùng, vâng lời Trung Quốc như một sứ giả chư hầu thời phong kiến”.


Ông Phúc biết rất rõ điều đó và sức ép tạo ra tăng trưởng, hoặc ít nhất duy trì ổn định kinh tế, có ý nghĩa sống còn với cuộc đời chính trị của ông, đã buộc ông phải tìm cách có được hậu thuẫn từ Mỹ.


Tăng trưởng gắn với thực chất kết cấu thị trường đích thực của nền kinh tế, tuân thủ nghiêm khắc các quy luật của thị trường, nền kinh tế phải được giải thoát khỏi mọi loại ý chí chủ quan của ý thức hệ tư tưởng. Ông Phúc nhìn thấy TPP, cũng như nhìn thấy trong kết cấu của xã hội Mỹ có những chỗ dựa và những động lực cần thiết cho những cải cách thể chế mà ông cùng với chính phủ của ông đang phải mạo hiểm cả sự nghiệp.


Ông Phúc cũng không thể không biết rằng, nhân quyền sẽ có một trọng lượng rất lớn đối với kết quả các thương lượng, nhưng một thế lực nào đó đã cố gắng phá hoại, ngay tận sát nút ngày đi, và chính phủ đã bất lực. Chính vì vậy mà bộ trưởng Công an Tô Lâm được cơ cấu như nhân vật thứ ba trong đoàn, chỉ sau ông Phạm Bình Minh.


Tiếc rằng sự cấp bách trong các diễn biến trên sân khấu chính trị Việt Nam đang lệch pha với sự quan tâm của chính phủ Mỹ.


Mặc dù vậy, dù kết quả của chuyến đi sẽ không có gì đáng kể nếu tính tới các con số, thậm chí có thể bị coi là một thất bại, nhưng ông Phúc chắc chắn nhận được thông điệp từ phía những người bạn Mỹ, và cũng sẽ chắc chắn rằng, tổng thống Trump cũng như các chính trị gia Mỹ có thể đã hình dung được bàn cờ chính trị Việt Nam đang đứng trước những triển vọng và những thử thách gì.


Nếu TPP không bị huỷ bỏ, hoặc nếu một hiệp định FTA song phương, dù không đem lại ưu đãi gì đặc biệt cho Việt Nam, việc cải cách thể chế phù hợp với hiệp định sẽ là căn cứ để những nhà cải cách cấp tiến trong hệ thống chính trị Việt Nam mượn gió bẻ măng.


Nhưng có hai điều kiện để Quốc hội Mỹ và tổng thống Trump chấp nhận, một là Việt Nam phải từ bỏ chính sách đi dây lợi dụng giữa các dòng chảy không cùng hướng, hai là tuân thủ nhân quyền phổ cập.


Cả hai điều kiện này, ông Phúc đều không có gì mang theo đến Mỹ, vì vậy mà ông sẽ chẳng đem được gì về, mặc dù suy cho cùng, thì có thể ông cũng chẳng thất bại.


30/05/2017
Bùi Quang Vơm
song  
#3 Đã gửi : 30/05/2017 lúc 08:32:46(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,168

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
‘Khủng bố nhân quyền’: Thủ tướng Phúc sẽ được gì ở Mỹ?

UserPostedImage
Phái đoàn ngoại giao Hoa Kỳ do Trợ lý Ngoại trưởng Virginia Bennett (thứ ba, bên phải) dẫn đầu gặp gỡ các nhà tranh đấu Việt Nam tại Sài Gòn, ngày 24/5/17. (Facebook Huỳnh Thục Vy)
Đối thoại nhân quyền Mỹ-Việt kỳ 21 đã kết thúc tại Hà Nội trong khí sắc còn u ám hơn cả những năm trước. Khi đến Sài Gòn, khó mà nhận ra một thoáng cười, mà chỉ là những cái nhăn trán, nhíu mày đầy âu lo của các thành viên đoàn đối thoại Hoa Kỳ, từ bà trưởng đoàn Virginia Bennett đến nữ chuyên gia nhân quyền Jenifer…
Cũng quá khó để tưởng tượng rằng chuyến công du Mỹ vào cuối tháng 5/2017 của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ gặt hái những kết quả khả quan cho chế độ cầm quyền, đặc biệt về thương mại, khi bầu không khí vào thời gian diễn ra Đối thoại nhân quyền Mỹ-Việt kỳ 21 như thể ‘khủng bố.’
“Khủng bố” hơn hẳn các năm trước
“Chiến dịch khủng bố” được khởi đầu từ Khánh Hòa. Khoảng ba ngày trước khi cuộc Đối thoại nhân quyền Mỹ-Việt diễn ra, một lực lượng công an và công chức lên đến 50 người đã bao vây vòng trong vòng ngoài nhà của blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh ở Nha Trang trong tình cảnh Như Quỳnh đã bị công an tống giam từ cuối năm trước, ở nhà chỉ còn người mẹ của chị và hai bé nhỏ. Công luận nhân quyền phẫn nộ: làm gì và nhằm mục đích gì mà công an lại huy động một lực lượng lớn đến thế để ngăn cản không cho một người phụ nữ và hai cháu nhỏ yếu đuối ra khỏi nhà? Phải chăng công an đang muốn thị uy quyền lực ngay trước Đối thoại nhân quyền Mỹ-Việt, đồng thời phản ứng trước việc Bộ Ngoại giao Mỹ trao giải “Người phụ nữ can đảm” cho Nguyễn Ngọc Như Quỳnh vào tháng Ba năm nay?
Tải
https://av.voanews.com/V...09-aed4-daf2f43d2de1.mp4

Có hàng loạt dấu hiệu và biểu hiện cho thấy không khí trấn áp trước Đối thoại nhân quyền Mỹ-Việt năm nay là căng thẳng, căng thẳng một cách cố ý, hơn kỳ đối thoại vào năm ngoái, thậm chí hơn hẳn các kỳ đối thoại nhân quyền Mỹ-Việt từ năm 2013 đến nay.
Khi quan hệ Việt-Mỹ một lần nữa được “bình thường hóa” vào năm 2013 và trước chuyến đi Mỹ của nhân vật Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, đã không xảy ra trấn áp trên diện rộng những nhà hoạt động nhân quyền trước và trong khi ông Daniel Baer, Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách về Dân chủ, Lao động và Nhân quyền, đến Hà Nội.
Trong hai năm 2015 và 2016, những cuộc đối thoại nhân quyền Mỹ-Việt do Trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách về Dân chủ, Lao động và Nhân quyền Tom Malinowski dẫn đầu cũng không gặp phải quá nhiều thách thức như năm 2017, dù ông Malinowski rốt cuộc đã phải thốt lên một triết lý cay đắng “Việt Nam không thể cứ thả một chục người này rồi lại bắt một chục người khác để thế vào”.
Năm nay, những nhân vật bất đồng chính kiến có mối quan hệ rộng với Mỹ và quốc tế đã đặc biệt bị công an “săn sóc tận tình” ngay tại nhà. Ở Hà Nội, nhà báo Phạm Đoan Trang bị công an canh cửa “nội bất xuất ngoại bất nhập”. Tiến sĩ Nguyễn Quang A tiếp tục bị công an “mời du lịch” vào buổi tối ông được phái đoàn Mỹ mời ăn tối. Ở Sài Gòn, bác sĩ Nguyễn Đan Quế, người có mối quan hệ mật thiết với cộng đồng người Việt hải ngoại ở Mỹ, cũng nằm trong tình trạng tương tự: bị công an cấm cản không cho ra khỏi nhà để dự một bữa ăn tối tại nhà bà Mary Tarnowka, Tổng lãnh sự Mỹ. Nhiều nhà hoạt động nhân quyền khác bị ngăn chặn, câu lưu…
Nhưng “thành tích” sâu xa nhất của chính quyền Việt Nam là bắt cóc và tống giam Hoàng Bình, một nhà hoạt động dân sự, ngay trước khi Đối thoại nhân quyền Mỹ-Việt kỳ 21 diễn ra. Hoàng Bình là Phó Chủ tịch Phong trào Lao động Việt, một tổ chức xã hội dân sự tranh đấu cho quyền lợi của người lao động và công đoàn độc lập. Việc Hoàng Bình bị bắt có thể được xem là cú vỗ mặt của chính quyền Việt Nam đối với yêu cầu về quyền lao động do Hoa Kỳ và phương Tây nêu ra.

Tải:
https://av.voanews.com/V...bc-b4b7-23e80764d50a.mp4


Có thể giải thích về chiến dịch trấn áp nhân quyền vào năm 2017 như một não trạng và thói quen thông thường của chính quyền và giới công an trị Việt Nam. Nhưng ngoài lý do đó, liệu còn ẩn giấu mục tiêu nào khác?
Ai “khủng bố nhân quyền”?
Thông tin chính thức đã được phát ra: Tổng thống Trump sẽ tiếp đón Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc của Việt Nam tại Washington. Chuyến công du Mỹ của Thủ tướng Phúc sẽ bắt đầu từ ngày 29 và kéo dài đến ngày 31/5/2017.
Công luận nhân quyền lập tức phát ra câu hỏi: phải chăng như thường lệ, cứ có một nhân vật lãnh đạo nào của chính thể Việt Nam ra nước ngoài là y như rằng xuất hiện một động tác phá đám của những đối thủ chính trị trong nước?
Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, một nạn nhân thường xuyên của Công an TP.HCM, trong bức thư ngỏ “Không được biến nhân quyền thành vật hy sinh cho đấu đá nội bộ đảng” gửi “Các phe phái đang tranh giành quyền lực trong bộ chính trị ở Hà nội, Tân Bí thư thành ủy Sài Gòn Nguyễn Thiện Nhân, Giám đốc công an Sài Gòn & Bộ trưởng công an”, đã nói toạc ra:
“Cấu xé nhau thì được, nhưng không được nuôi dưỡng những ý đồ bẩn thỉu nhằm biến Phong trào Nhân Quyền – Dân Chủ Việt Nam thành vật hy sinh cho cuộc chiến đấu đá nội bộ. Tôi rất nghi ngờ rằng những đòn liên tiếp đàn áp nhân quyền của công an trong mấy ngày qua là nhằm phá đám chuyến đi Mỹ của ông Nguyễn Xuân Phúc vào cuối tháng 5/2017”.
Nhưng ông Phúc cũng là nhân vật vừa “lên giọng” trong một cuộc họp chính phủ khi chỉ đạo “công an phải đảm bảo tuyệt đối an ninh chính trị”…
Hoặc cứ cho là ông Phúc không hẳn thiên về đàn áp nhân quyền, ai và những ai đã thực hiện chiến dịch này? Những đối thủ chính trị hiện thời của ông Phúc là ai?
“Tái hòa nhập” CPC?
Bất luận thế nào, lồng trong bầu không khí “Việt Nam luôn quan tâm và cải thiện các quyền làm người”, Đối thoại Nhân quyền Mỹ - Việt kỳ 21 đã diễn ra như kịch bản của bao lần trước: tiếp cấp thứ trưởng ngoại giao Mỹ chỉ là một vụ trưởng thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam. Mà ở Việt Nam, ai cũng biết cấp vụ trưởng còn chẳng bao giờ nằm trong danh sách 200 “tinh hoa quyền lực” của Ban chấp hành trung ương.
Phía Việt Nam vẫn chỉ thoải mái hứa hẹn “sẽ cải thiện”, nhưng sau đó hoàn toàn không làm bất kỳ điều gì để giảm bớt đàn áp nhân quyền, mà có làm để báo cáo ra quốc tế thì cũng chẳng có gì chứng minh được… Tất cả chỉ để trả treo và “câu giờ”.
Chuyến đi Mỹ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, cũng bởi thế, có rất nhiều khả năng sẽ gặp phải sự phản đối dữ dội của cộng đồng người Việt hải ngoại. Cũng chẳng có tín hiệu nào cho thấy kết quả mà giới chóp bu Việt Nam mong đợi nhất: Hiệp định thương mại song phương Việt-Mỹ sẽ được phía Hoa Kỳ dễ dàng thông qua, nhất là hiệp định này còn phải được Quốc hội Mỹ xem xét kỹ lưỡng. Trong Quốc hội đó lại có nhiều nghị sĩ Mỹ đặc biệt chú tâm và lên án tình trạng đàn áp nhân quyền ở Việt Nam.
Vietnam Caucus, một tổ chức các nghị sĩ của Quốc hội Mỹ quan tâm đến nhân quyền Việt Nam, chắc chắn sẽ không bỏ qua thực trạng khốn quẫn đó. Được biết sau cuộc Đối thoại nhân quyền Mỹ-Việt kỳ 21, vài nghị sĩ Mỹ thuộc nhóm Vietnam Caucus sẽ đến Việt Nam để một lần nữa kiểm chứng xem chính phủ nước này đã làm được những gì để có thể được Tổng thống Trump loại Việt Nam khỏi danh sách 16 nước “gây hại” cho nền kinh tế Mỹ, cũng như Ủy ban của Mỹ về Tự do Tôn giáo Quốc tế nên có thái độ thế nào khi tiếp tục chiến dịch vận động đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC (Các quốc gia cần đặc biệt quan tâm về tự do tôn giáo).
Nếu bị “tái hòa nhập” CPC, cánh cửa để Việt Nam lọt qua nhằm tiếp cận với định chế thương mại song phương với Mỹ và bầu sữa tín dụng của các tổ chức tài chính quốc tế rất có thể sẽ đóng hẳn lại. Khi đó, đảng biết kiếm đâu ra tiền để “nuôi thân”?
Theo Blog của nhà báo Phạm Chí Dũng (VOA)
song  
#4 Đã gửi : 30/05/2017 lúc 08:35:53(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,168

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Sức ép nhân quyền trong chuyến đi Mỹ của ông Nguyễn Xuân Phúc

UserPostedImage
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tại sân bay quốc tế John F. Kennedy, New York, Hoa Kỳ, ngày 29/5/2017. (Ảnh chụp từ trang Zing.vn)
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc hôm 29/5 đã đáp máy bay xuống sân bay quốc tế John F. Kennedy, New Yok, bắt đầu chuyến thăm 3 ngày đến Hoa Kỳ theo lời mời của Tổng thống Donald Trump, với trọng tâm là thúc đẩy thương mại và kinh tế. Thế nhưng theo các nhà vận động, sức ép nhân quyền trong chuyến đi này là điều không tránh khỏi.
Từ Sài gòn, nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng nhận định sức ép nhân quyền trong chuyến thăm Mỹ của ông Phúc như sau:
“Sức ép nhân quyền đến từ cộng đồng người Việt Nam ở trong nước, đặc biệt là nạn nhân của chế độ bạo hành nhân quyền; thứ hai là đến từ cộng đồng người Việt Nam ở Hải Ngoại, đặc biệt là cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ, họ đang kêu gọi cuộc biểu tình để phản đối chuyến đi Mỹ của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc; thứ ba là đến từ cộng đồng quốc tế, đặc biệt là từ Mỹ, vừa qua đã có cuộc đối thoại nhân quyền Mỹ - Việt lần thứ 21 tại Hà Nội, nhưng theo tôi biết là kết quả rất mong lung hoặc là gần như không có kết quả gì.”
UserPostedImage
Các dân biểu Hạ viện Hoa Kỳ điều trần về nhân quyền Việt Nam, ngày 25/5/2017.
Dân biểu Hoa Kỳ Chris Smith, đảng Cộng Hòa, đại diện bang New Jersey, nói với VOA – Việt ngữ:
“Sức ép do nhiều sự việc khác nhau, trên cơ sở là chính quyền toàn trị ở Việt Nam đã đàn áp người dân. Tổng thống, Chính phủ, và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cần đề cập vấn đề này với chính quyền Việt Nam. Chúng ta muốn một mối quan hệ tốt đẹp hơn với Việt Nam, nhưng điều đó chỉ xảy ra khi Việt Nam có tôn trọng nhân quyền.”
Vào ngày 31/5, Thủ tướng Phúc sẽ gặp Tổng thống Donald Trump tại Tòa Bạch Ốc để thảo luận quan hệ thương mại giữa hai nước.
Ngoài ra, đây cũng là dịp để Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc “làm quen với tân tổng thống và chính quyền mới của Mỹ, đồng thời tìm hiểu chính sách của Washington với châu Á và Đông Nam Á”, theo nhận định của tờ Zing.vn.
Trước đó, hôm 25/5, Hạ viện Hoa Kỳ đã có buổi điều trần về sự “khủng hoảng nhân quyền Việt Nam,” trong đó dân biểu Smith và các dân biểu khác như Ed Royce, Alan Lowenthal đều đồng thanh hối thúc Tổng thống Trump ra điều kiện nhân quyền đối với chính phủ Hà Nội.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã gửi một phái đoàn đến Hà Nội để thực hiện đối thoại nhân quyền Việt – Mỹ hôm 23/5 và gặp gỡ các chức sắc tôn giáo độc lập, cũng như các nhà tranh đấu nhân quyền hôm 25/5 tại Sài Gòn.
Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, Chủ tịch của tổ chức phi chính phủ BPSOS nói với VOA rằng cơ quan lập pháp, hành pháp của Hoa Kỳ, và cả Tòa Bạch Ốc đều quan tâm đến vấn đề nhân quyền Việt Nam, cụ thể ngày 26/5 vừa qua, ông Matt Pottinger, Giám đốc cao cấp phụ trách Châu Á, Hội đồng An ninh quốc gia của Tòa Bạch Ốc đã tham khảo ý kiến các nhà tranh đấu nhân quyền và tự do tôn giáo gốc Việt ở Mỹ trước khi ông Trump gặp Phúc.
Từ Hoa Kỳ, Tiến sĩ Thắng nói thêm về sức ép nhân quyền trong chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Phúc:
“Áp lực lớn nhất là chế độ ở Việt Nam hiện đang rất muốn cứu vãn nền kinh tế ở Việt Nam bằng con đường phát triển mậu dịch với Hoa Kỳ. Để đổi lại thì họ phải nhượng bộ những điều mà chúng ta muốn. Đó là cải thiện về nhân quyền, thực sự tôn trọng quyền tự do tôn giáo, chấm dứt ngay các hành vi tra tấn và cưỡng chế đất đai. Việt Nam phải trả tự do cho tất cả các tù nhân lương tâm.”
Theo nhà báo Phạm Chí Dũng, trước chuyến đi của ông Phúc mà Hạ viện Hoa Kỳ tổ chức một buổi điều trần về nhân quyền và tự do tôn giáo như vậy là rất hiếm. Vì vậy, theo ông, sức ép này là “đủ lớn.”
Ngoài khi, khi hỏi về hiện tượng nhiều nhà tranh đấu nhân quyền và môi trường bị bắt trước chuyến công du Hoa Kỳ của ông Phúc, nhà báo Phạm Chí Dũng nhận định rằng các vụ đàn áp nhân quyền rộng khắp vừa qua tại Việt Nam là sự thách thức với Mỹ của phe bảo thủ trong giới lãnh đạo Việt Nam, họ muốn đưa ra một thông điệp với Mỹ rằng “chúng tôi không cần nước Mỹ, và Việt Nam vẫn đàn áp nhân quyền.”
UserPostedImage
Phái đoàn ngoại giao Hoa Kỳ do Trợ lý Ngoại trưởng Virginia Bennett (thứ ba, bên phải) dẫn đầu gặp gỡ các nhà tranh đấu Việt Nam tại Sài Gòn, ngày 24/5. (Facebook Huỳnh Thục Vy)
Tuy nhiên, theo nhà báo Phạm Chí Dũng, vẫn có một giả thuyết khác, rằng sự đàn áp nhân quyền vừa qua là “một chiến dịch cố ý nhằm phá đám” chuyến đi Mỹ của ông Phúc, do phe bảo thủ thực hiện:
“Trận đàn áp nhân quyền vừa qua là một chiến dịch cố ý để phá đám chuyến đi của ông Nguyễn Xuân Phúc. Lần đàn áp này là trải rộng. Thông điệp này không rõ ràng. Trong các các lãnh đạo Việt có những người vẫn âm thầm mong muốn cải thiện mối quan hệ với Hoa Kỳ, nhưng có những người khác thì bảo thủ, những người khác thì phá đám lẫn nhau. Nhưng chỉ biết rằngvới “thành tích” nhân quyền như vậy, phần nhiều, chuyến đi của ông Phúc khó mà đạt được những thành tựu khác như về thương mại.”
Theo nhà báo độc lập, chuyện các lãnh đạo Việt Nam “phá đám” nhau bằng cách bắt giữ các nhà tranh đấu nhân quyền là có cơ sở, vì trước giờ vẫn thường xảy ra khi có lãnh đạo Việt Nam xuất ngoại, đặc biệt là đi thăm Mỹ, họ bắt các nhà tranh đấu nhân quyền có tiếng tăm “làm vật hy sinh.”
“Ông Nguyễn Xuân Phúc sẽ rơi vào một thế khó trong con đường sự nghiệp chính trị, và khó cho cả đảng cầm quyền của Việt Nam. Ông sẽ về báo cáo cho Bộ Chính trị và ông Nguyễn Phú Trọng rằng chỉ còn một lối thoát là mở dân chủ, nhân quyền ra mà thôi.”
Vì nếu không mở dân chủ, nhân quyền, Việt Nam không những không đáp ứng các điều kiện trong quan hệ thương mại với Mỹ, mà còn ảnh hưởng tới hiệp định Tự do thương mại với châu Âu - EVFTA, tiến sĩ Phạm Chí Dũng nhấn mạnh.
Theo VOA
song  
#5 Đã gửi : 31/05/2017 lúc 08:20:31(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,168

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Thượng đỉnh Việt-Mỹ, ngổn ngang quan ngại

UserPostedImage
Ảnh tư liệu - Người biểu tình phản đối tập đoàn Formosa gây ô nhiễm biển Việt Nam tại Taipei, Đài Loan ngày 10/08/2016.

WASHINGTON DC —  Ngày 31/5 tại Washington DC, Tổng thống Donald Trump sẽ có cuộc gặp chính thức với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc. Ông Phúc vội vàng đi Mỹ lần này là do những sức ép rất lớn từ nền kinh tế Việt Nam vốn đang lâm vào khủng hoảng. Chính quyền cộng sản hy vọng những hiệp định thương mại với Hoa Kỳ sẽ là cứu cánh chính cho chế độ. Chính vì thế, cộng đồng người Việt sinh sống tại Hoa Kỳ kỳ vọng trong cuộc gặp lần này, chính quyền tổng thống Trump sẽ có những yêu cầu cụ thể và cứng rắn hơn đối với Hà Nội về vấn đề nhân quyền, trước khi trao cho họ những quyền lợi thương mại.
Ông Nguyễn Xuân Phúc là nguyên thủ quốc gia Đông Nam Á đầu tiên tới thăm Hoa Kỳ, kể từ khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức. Động thái ‘sốt sắng’ này, theo nhận định chung của giới chuyên gia, bắt nguồn từ những khó khăn kinh tế trong nước khi Việt Nam liên tục nhập siêu từ Trung Quốc trên 50 tỉ USD mỗi năm và ngân sách đang trống rỗng do các dự án đầu tư thiếu hiệu quả tràn lan, nguồn thu từ thuế đang bị thu hẹp do các hiệp định thương mại đã ký. Nhiệm vụ sống còn của ông Phúc trong chuyến thăm lần này là phải đạt được những thỏa thuận thương mại với Hoa Kỳ để duy trì con số xuất siêu trên 30 tỉ USD/năm vào thị trường này. Có được như vậy, mới mong không có những biến động xã hội lớn và duy trì được chế độ cộng sản, theo dự báo của giới phân tích.
Tuy vậy, trước chuyến thăm của ông Phúc là một loạt vụ bắt bớ, truy nã những nhà hoạt động nhân quyền, những người lên tiếng bảo vệ quyền lợi của ngư dân miền Trung, nạn nhân trong thảm họa ô nhiễm môi trường do Formosa gây ra. Hàng triệu cư dân dọc bờ biển miền Trung Việt Nam đang sống lay lất do mất nguồn sống từ biển mà chưa nhận được đền bù từ chính quyền. Nhiều người tự hỏi không biết cuộc sống của họ sẽ ra sao khi biển miền Trung tiếp tục chịu ô nhiễm trong nhiều thập kỷ nữa. Có thể nói Việt Nam thực sự không chỉ rơi vào một cuộc khủng hoảng về nhân quyền, mà cả một cuộc khủng hoảng về nhân đạo nữa. Đây là nội dung mà cộng đồng người Việt tại Mỹ muốn chính quyền của Tổng thống Donald Trump đưa vào nội dung nghị sự trong cuộc gặp với ông Phúc tới đây.
Từ Arizona chị Thu Phạm chia sẻ: “Tôi thấy thật đáng thương cho những người dân miền Trung Việt Nam. Bây giờ biển thì ô nhiễm, hải sản không ai dám ăn, trong khi cuộc sống của họ dựa hoàn toàn vào nghề đi biển. Vậy họ sống bằng gì đây? Cái này thật ra hơi cụ thể so với một cuộc gặp cấp cao giữa 2 nguyên thủ thế này nhưng rõ ràng phải đề cập tới vì nó còn liên quan tới một loạt vụ bắt bớ các nhà hoạt động nhân quyền nữa. Không thể cho họ những quyền lợi thương mại, rồi họ lại ậm ờ, lờ đi những việc họ phải làm đối với vấn đề nhân quyền và cả nhân đạo đối với ngư dân miền Trung.”
Chị Loan Nguyễn, một Việt kiều từ bang California, kêu gọi: “Ô nhiễm biển miền Trung thì quá nặng nề rồi. Hàng triệu người không có nguồn sống nữa. Trong khi đấu tranh đòi quyền lợi chính đáng thì bị bỏ tù. Những vấn đề này rõ ràng cần được đặt lên bàn đàm phán và có những hành động cụ thể, cứng rắn với chính quyền cộng sản Việt Nam. Họ muốn có quyền lợi về thương mại với Hoa Kỳ thì phải đáp ứng những yêu cầu căn bản về nhân quyền tại Việt Nam”.
Chưa bao giờ, kể từ khi Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ với Việt Nam năm 1995 tới nay, một cuộc gặp cấp cao giữa nguyên thủ hai nước lại có nhiều vấn đề căng thẳng, cấp bách cần đàm phán như vậy. Ông Phúc được cử đi để ‘chạy vạy’ cho một chế độ cộng sản đang có nhiều vấn đề, còn ông Trump đang đứng trước chuyện nhân quyền-nhân đạo mà Hoa Kỳ không thể làm ngơ tại Việt Nam. Vì thế, nhiều người cho rằng đây là một cơ hội thuận lợi để chính quyền Tổng thống Trump đặt những điều kiện cứng rắn cho chính quyền cộng sản Việt Nam. Tuy vậy, theo ý kiến của không ít người Việt sinh sống lâu năm tại Hoa Kỳ, những thỏa thuận tích cực đạt được sau cuộc gặp này vẫn còn rất mơ hồ.
Từ California, anh Trần Ngọc Bảo bày tỏ lo lắng: “Rõ ràng nếu những vấn đề về ô nhiễm biển miền Trung và nhân quyền được đưa vào nội dung đàm phán lần này thì không chỉ tốt cho cộng động người Việt tại hải ngoại mà còn rất tốt cho cộng đồng người Việt trong nước. Nhưng tôi thấy thật sự thì những vấn đề tại Đông Nam Á nói chung và Biển Đông hay Việt Nam không nhận được nhiều sự quan tâm từ chính quyền Tổng thống Donald Trump. Vì thế cũng khó nói được là những vấn đề này có được đem ra thảo luận và giải quyết rốt ráo hay không.”
Ông Lưu Vũ Diệp từ Kansas nghi ngại: “Tôi thấy ông Trump là một doanh nhân nên ông ý đầu tiên phải chú trọng tới những lợi ích trước đã, chứ không thực sự quan tâm đến những vụ việc cụ thể tại Việt Nam đâu. Nên cuộc khủng hoảng nhân quyền và nhân đạo tại Việt Nam hiện nay chưa chắc đã thực sự được quan tâm đầy đủ trong cuộc gặp giữa ông Trump và ông Phúc lần này”.
Để tiếng nói của cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ có thể đến với chính quyền Tổng thống Donald Trump, ngoài những chiến dịch vận động thông qua Ủy Ban Nhân quyền Toàn cầu tại Hạ viện Mỹ, cộng đồng người Việt tại Mỹ sẽ tiến hành một cuộc biểu tình bên ngoài Tòa Bạch Ốc ngay trong buổi gặp giữa ông Trump và ông Phúc vào ngày 31/5.
Từ Virginia, anh Lý Ngọc Bảo, một Việt kiều có nhiều hoạt động trong cộng đồng người Việt, nói với VOA Việt ngữ: “Thật ra bây giờ đi biểu tình, bày tỏ chính kiến về các vấn đề của Việt Nam chủ yếu là mấy bác thuộc thế hệ đầu sang đây. Trong khi chúng ta có 3 thế hệ đang ở đây. Chúng ta phải nói chuyện, giáo dục cho thế hệ trẻ biết những vấn đề tại Việt Nam để các em cùng tham gia. Hơn thế, chúng ta cũng phải đoàn kết với các cộng đồng sắc tộc khác để mỗi lần tham gia biểu tình thế này không chỉ các cơ quan báo chí tiếng Việt đến đưa tin mà cả báo chí của Mỹ, của các cộng đồng khác nữa. Từ đó, tiếng nói của cộng đồng người Việt sẽ mạnh mẽ, tạo ra một sức ép lớn đến những quyết định của chính quyền trong các vấn đề liên quan đến Việt Nam.”
Theo các chuyên gia, ngoài mục tiêu tối quan trọng là duy trì thặng dư thương mại 30 tỉ USD/năm với Hoa Kỳ, chuyến đi này của ông Phúc cũng nhằm thăm dò quan điểm của tân Tổng thống Donald Trump và chính quyền mới về các vấn đề liên quan tới Đông Nam Á và Biển Đông, bởi từ khi nhậm chức tới nay, ông Trump tỏ ra chưa mấy mặn mà với khu vực này.
Liệu Hoa Kỳ có thực sự cần đến Việt Nam trong chiến lược kìm hãm sự bành trướng của Trung Quốc, sau khi Philippines, một đồng minh lâu năm của Mỹ ở khu vực, đang xích lại gần hơn với Trung Quốc? Đó cũng là điều mà chính quyền cộng sản Việt Nam muốn biết trong chuyến thăm này. Còn đối với cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ, việc Tổng thống Donald Trump tỏ thái độ dứt khoát và đặt những điều kiện cụ thể đối với thảm họa nhân quyền-nhân đạo đang diễn ra tại Việt Nam là kỳ vọng lớn nhất của tất cả mọi người.
Theo VOA
song  
#6 Đã gửi : 31/05/2017 lúc 08:25:21(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,168

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Thủ tướng: ‘VN rất muốn làm ăn với nhà đầu tư Mỹ’

UserPostedImage
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại diễn đàn đầu tư vào Việt Nam ở New York, 30/5/2017
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc kêu gọi 15 tập đoàn lớn của Mỹ gia tăng đầu tư vào Việt Nam. Tại một diễn đàn ở New York hôm 30/5 về đầu tư vào Việt Nam, ông Phúc quảng bá về một Việt Nam “với chính sách thông thoáng, hấp dẫn và trên hết có nhiều tiềm năng con người”.
Tham gia diễn đàn là đại diện các tập đoàn, quỹ đầu tư lớn như ACDL, Dow Chemical, Harbinger Capital, Kasowitz, KKR, OneWeb và Warburg Pincus.
Người đứng đầu chính phủ Việt Nam chia sẻ rằng người dân và các doanh nghiệp Việt Nam “rất muốn, rất thích làm ăn” với các tập đoàn đầu tư Hoa Kỳ. Ông bình luận rằng “đó là tình cảm rất tuyệt vời”.
Nói về nguyên nhân có tình cảm như vậy, Thủ tướng Phúc giải thích “vì Hoa Kỳ có sự minh bạch, Hoa Kỳ có sự chống tiêu cực, tham nhũng”, những điều đó trùng hợp với tinh thần của chính phủ liêm chính được ông thúc đẩy kể từ khi nhậm chức.
Các nhà đầu tư Mỹ một mặt đánh giá cao các cơ hội và tiềm năng đầu tư vào Việt Nam. Cựu tướng David Petraeus, hiện là chủ tịch quỹ đầu tư KKR, nói với các phóng viên ít phút trước khi diễn đàn bắt đầu:
“Chúng tôi muốn đầu tư hơn nữa vào Việt Nam. Chúng tôi đã đầu tư vào tập đoàn Masan hơn nửa tỉ đôla. Tôi muốn chuyển lời đến thủ tướng là chúng tôi rất lạc quan và nhiệt tình về triển vọng kinh tế Việt Nam. Đất nước này có những cơ hội đáng kể, với dân số trẻ, tầng lớp trung lưu ngày càng đông đảo, người tiêu dùng chi tiêu ngày càng nhiều. Một số hãng quản lý danh mục đầu tư ở các nước khác trên thế giới đang hoạt động tích cực hơn ở Việt Nam. Vì vậy, chúng tôi thấy có cơ hội ngày càng lớn ở Việt Nam cho những hãng đầu tư như KKR”.
Mặt khác, giới đầu tư Mỹ cũng nêu ra những quan ngại, thắc mắc về một số vấn đề quan trọng còn tồn tại ở Việt Nam, xoay quanh các lĩnh vực bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, luật đấu thầu, cổ phần hóa, cải cách doanh nghiệp nhà nước và ngân hàng, thị trường vốn, trái phiếu, quản trị tốt và minh bạch.
Bên cạnh đó, các nhà đầu tư Mỹ còn lưu ý đến những rủi ro, thách thức do những biến động ở tầm quốc tế như nạn tin tặc hay sự trỗi dậy của Nhà nước Hồi giáo.
Thủ tướng Phúc và các bộ trưởng kế hoạch đầu tư, công thương và nông nghiệp đáp lại rằng họ lắng nghe các ý kiến của các nhà đầu tư Mỹ, và chính phủ Việt Nam đang tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh của đất nước.
Ông Phúc nhấn mạnh rằng tôn chỉ của chính phủ kiến tạo dưới thời ông là xây dựng “môi trường đầu tư minh bạch hơn, thân thiện doanh nghiệp, có độ mở cao”. Ông nói môi trường như vậy cũng “tạo điều kiện thuận lợi nhất” cho doanh nghiệp, cho nhà đầu tư. Các doanh nghiệp Hoa Kỳ “được tiếp cận những cơ hội, tiềm năng, hoạt động kinh doanh bình đẳng ở Việt Nam theo nguyên tắc hai bên cùng có lợi”.
Thủ tướng Việt Nam khẳng định đây là "thời điểm chín muồi, có tính chất quyết định" để Hoa Kỳ - với thế mạnh về kinh nghiệm, công nghệ và nguồn tài chính - tham gia tích cực hơn vào tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế của Việt Nam.
Người đứng đầu chính phủ Việt Nam cũng không quên trấn an các nhà đầu tư Mỹ rằng “đầu tư vào Việt Nam không có rủi ro lớn” vì Việt Nam không có các vấn đề về Hồi giáo, khủng bố, tin tặc.
Tính đến nay, các con số chính thức cho thấy Hoa Kỳ chưa phải là nhà đầu tư số 1 ở Việt Nam. Trong 11 tháng của năm 2016, đầu tư của Mỹ là 238 triệu đôla. Nếu tính lũy kế qua nhiều năm, tới nay, các doanh nghiệp Mỹ đầu tư tại Việt Nam trên 10 tỉ đôla.
Với con số này Mỹ xếp hạng thứ 9 trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam, xếp sau Hàn Quốc (51,5 tỉ đôla), Nhật Bản (42 tỉ đôla), Singapore (gần 38 tỉ đôla), Đài Loan (31,2 tỉ đôla), và một số nước khác.
Mặc dù vậy, một số nhà phân tích lưu ý rằng nếu tính cả các khoản đầu tư của các tập đoàn Mỹ vào Việt Nam thông qua các chi nhánh ở các nước thứ ba, thì tổng đầu tư của Hoa Kỳ sẽ lớn hơn con số 10 tỉ đôla gấp nhiều lần.
Theo VOA
song  
#7 Đã gửi : 31/05/2017 lúc 08:27:37(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,168

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Việt Nam sẽ ký hợp đồng 15 tỉ đôla mua hàng hóa, dịch vụ Mỹ

UserPostedImage
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tối thứ Ba cho biết ông sẽ ký những hợp đồng mua hàng hóa và dịch vụ của Mỹ trị giá gần 15 tỉ đôla trong chuyến thăm của ông tới thủ đô Washington.
“Đặc biệt Việt Nam sẽ nhập khẩu nhiều thiết bị và các dịch vụ từ Hoa Kỳ. Ngay dịp này chúng tôi sẽ ký hợp đồng gần 15 tỉ đôla chủ yếu là từ nhập khẩu các thiết bị, dịch vụ từ Hoa Kỳ,” ông Phúc nói vào cuối bài phát biểu trong một sự kiện do Phòng Thương mại Hoa Kỳ tổ chức.
Ông Phúc, người sẽ hội kiến Tổng thống Mỹ Donald Trump vào thứ Tư trong ngày cuối cùng của chuyến thăm ba ngày đến Mỹ, không cung cấp thêm bất kỳ chi tiết nào về những thương vụ này.
Giám đốc điều hành General Electric Steve Bolze phát biểu tại bữa tối rằng công ty của ông sẽ ký hợp đồng kinh doanh mới trị giá khoảng 6 tỉ đôla với Việt Nam, nhưng cũng không nêu rõ chi tiết.
Phát biểu của ông Phúc được đưa ra sau khi Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer bày tỏ lo ngại về tốc độ gia tăng thâm hụt thương mại nhanh chóng của Mỹ với Việt Nam, nói rằng đây là một thách thức mới cho cả hai nước và ông trông chờ ông Phúc giúp giải quyết vấn đề này.
"Trong thập kỷ qua, thâm hụt thương mại song phương của chúng ta đã tăng từ khoảng 7 tỉ đôla lên gần 32 tỉ đôla," ông Lighthizer nói. "Sự tăng trưởng đáng lo ngại này về thâm hụt thương mại của chúng ta đề ra những thách thức mới và cho chúng ta thấy rằng có tiềm năng đáng kể để cải thiện hơn nữa mối quan hệ thương mại quan trọng của chúng ta."
Ông Lighthizer và các quan chức thương mại khác của chính quyền Trump đã cam kết nỗ lực giảm thiểu thâm hụt thương mại song phương của Mỹ với các đối tác thương mại lớn. Thâm hụt thương mại 32 tỉ đôla của Mỹ với Việt Nam vào năm ngoái - mức thâm hụt thương mại lớn thứ sáu của Mỹ - cho thấy khối lượng nhập khẩu ngày càng tăng những chất bán dẫn và những sản phẩm điện tử khác từ Việt Nam, ngoài những mặt hàng truyền thống như giày dép, đồ may mặc và đồ nội thất.
Vấn đề thương mại đã trở thành điều có thể gây khó xử trong một mối quan hệ mà cả Washington và Hà Nội đều đã tăng cường hợp tác an ninh trong những năm gần đây vì cùng lo ngại về hành vi ngày càng quyết đoán của Trung Quốc ở Đông Á.
Ông Phúc sẽ là nhà lãnh đạo Đông Nam Á đầu tiên đến thăm Nhà Trắng dưới chính quyền mới.
Theo VOA
song  
#8 Đã gửi : 31/05/2017 lúc 08:29:04(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,168

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Vì sao, chính quyền Mỹ đón tiếp nhà cầm quyền vi hiến CSVN?!

Ngày nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có Hiến pháp, đấy là đạo luật căn bản quy định các quy tắc pháp lý quan trọng nhất của quốc gia, quy định các cơ quan điều khiển quốc gia với các thẩm quyền của các cơ quan ấy, những nguyên tắc chính trị căn bản, thiết lập, kiến trúc, quyền hạn và trách nhiệm của chính quyền; quyền hạn và trách nhiệm của người dân trong quốc gia. Khi chính quyền đại diện bởi một cơ quan, một tổ chức hay một cá nhân mà có hành động trái với các quy định của Hiến pháp đã quy định là hành động vi Hiến. Từ đấy, chúng ta cần xem xét chính quyền Cộng sản Việt Nam (CSVN) tức nhà cầm quyền CSVN đã/đang điều hành nước Việt Nam có đúng với Hiến Pháp đã quy định hay không?!
Thưa không, hiện nay “Tứ trụ Ba Đình” tại Việt Nam, nhân vật thứ nhất là đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng muốn đánh bại phe nhóm tham ô Nguyễn Tấn Dũng lại nhờ Trung cộng hỗ trợ, để được tái làm Tổng bí thư Đảng CSVN, ông Trọng âm thầm làm thái thú cho Trung cộng. Thế nên, Đảng trưởng CSVN Nguyễn Phú Trọng vào ngày 12-01-2017, tại Bắc Kinh, đã cúi đầu thần phục:
Than ôi! Đảng trưởng bút sa.
Việt Nam lệ thuộc, xót xa giống nòi?!.
Một đảng trưởng đảng CSVN, lấy tư cách gì để ký 15 "văn kiện hợp tác" giữa 2 quốc gia Việt-Tàu, đấy là vi hiến???!. Người Việt Nam khó biết nguyên văn nội dung của 15 "văn kiện đã ký kết"?! Tuy nhiên, đấy là những cam kết mà Chủ tịch nước Tàu là Tập Cận Bình đã buộc Nguyễn Phú Trọng phải ký là Việt Nam thần phục Bắc Kinh. Xin tóm tắt một vài điều mà "Đảng trưởng đã bút sa?!”:
- Thỏa thuận hợp tác đào tạo cán bộ cấp cao giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc.
- Tuyên bố Tầm nhìn chung về hợp tác quốc phòng giữa Bộ Quốc phòng Việt Nam và Bộ Quốc phòng Trung Quốc đến năm 2025.
- Hiệp định khung hợp tác cửa khẩu biên giới đất liền giữa Bộ Quốc phòng Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc...

Ngoài ra, chế độ độc tài, độc đảng của Đảng CSVN đã bóp chết quyền tự do, dân chủ của người dân. Hiện nay, 3 nhân vật “Tứ trụ Ba Đình” đứng sau ông Trọng là: Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mà các chức danh này lại do Đảng CSVN chỉ định vào đầu tháng 4, 2016; mãi đến 3 tháng sau tức tháng 7/2016, mới cho bầu cử để hợp thức hóa các chức danh ấy, đấy là việc làm vi hiến, phi pháp?! Thế mà, người Việt vẫn lặng lẽ hay tính bao dung của người Việt để cho những kẻ giữ các chức danh vi hiến ấy là “Đảng trưởng, Chủ tịch nước, Chủ tịch quốc hội, Thủ tướng” mặc sức gây sóng gió khắp Việt Nam, mặc sức đày đọa đồng bào, họ còn khom lưng cúi đầu thần phục Bắc Kinh là sao?!

Hôm nay, ngày 31-5-2017, ông Nguyễn Xuân Phúc được gọi là Thủ tướng Việt Nam sẽ gặp Tổng thống Hoa kỳ Donald Trump, theo dự kiến cuộc hội đàm sẽ diễn ra trong 90 phút, sẽ bàn bạc về quan hệ song phương và hợp tác khu vực. Vậy ông Thủ tướng vi hiến này sẽ gặt hái được gì hay bị thất bại trong chuyến đi Washington gặp phải bối cảnh nước Mỹ đang khó khăn về chính trị?!
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng vi hiến Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc (Ảnh: VOA)

Chuyến đi Mỹ của ông Phúc, theo thiển nghĩ của người viết sẽ có ba (3) vấn đề cần lưu ý:
1- Vấn đề thương mại: Theo bản tin VOA ngày 29-5-2017: “Trong năm 2016, kim ngạch thương mại Việt-Mỹ là 46,8 tỷ đôla, trong đó Việt Nam xuất sang Mỹ tới 38,1 tỷ đôla. Cũng năm 2016, kim ngạch thương mại Việt-Trung là 71 tỷ đôla, song Việt Nam nhập từ nước láng giềng khổng lồ tới 50 tỷ đôla”. Thế nên, về kim ngạch thương mại thì Việt Nam rất cần Hoa Kỳ vì Việt Nam xuất cảng sang Hoa Kỳ gần gấp đôi xuất cảng sang Trung cộng mà Việt Nam phải nhập từ Trung cộng tới 50 tỷ đôla.
2- Vấn đề an ninh: Dù rằng Tổng thống Donald Trump đã hoan hô khi tiếp kiến Chủ tịch Trung cộng là Tập Cận Bình ở Mar-a-Lago, Palm Beach, Florida vào ngày 6-4-2017. Thế nhưng, gần đây Trung cộng tỏ ra có những sách lược đối lập với lợi ích của Mỹ. Trong khi ấy, Tổng thống Rodrigo Duterte của Philippines lại muốn theo Tàu xa Mỹ mà nước Việt Nam ở vào vị trí chiến lược có thể kiềm chế Trung cộng tại biển Đông. Thật vậy, vị trí Việt Nam rất quan trọng, thế nên chí sĩ Lý Đông A (1920-1946?) cũng là một nhà Thái dịch uyên thâm đã nhắn nhủ đồng bào Việt: “Chúng ta hãy quay về mình xem hình thể của tự mình. Đất ta là đất cơ sở của Thái Bình Dương, trung tâm của Đông Nam Á, tư lệnh đài của quốc tế, được ta thì tiến lên xưng bá loài người, lui về tự thủ muôn thuở, bất cứ trên chính trị, quân sự, kinh tế, chiến lược, văn hóa đều đứng vào thiên hiểm của trung tâm. Cho nên tự phần ta nên hiểu: đời nay nếu ta muốn sống phải hết sức mạnh mà ta hững hờ thì tất diệt.... vì thế giới kẻ nào chiếm được ta mới xưng bá được lâu dài; tiện nhất và thẳng đường nhất là Tàu, ta là cái xương hóc giữa cổ họng chú chiệc, phải hiểu thế”. Thế nên, “Vì sao, chính quyền Mỹ đón tiếp nhà cầm quyền vi hiến CSVN?!” là vì địa thế trọng yếu của nước Việt Nam.
Song song với lợi ích thương mại và an ninh khu vực, Tổng thống Trump lại muốn Việt Nam hợp đồng mua bán vũ khí của Mỹ, có lẽ Mỹ-Việt sẽ hợp tác trong lãnh vực này. Điều này, đã thể hiện vào ngày 22-5-2017, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam là Ted Osius đã đại diện phía Mỹ chuyển giao 6 tàu tuần tra Metal Shark 45-foot (khoảng 14 mét) cho Cảnh sát biển Việt Nam tại Quảng Nam.

3- Vấn đề nhân quyền: Tại Việt Nam đang bị đàn áp khốc liệt, như: Giết hại bằng cách cắt cổ anh Nguyễn Hữu Tấn trong đồn công an ở tỉnh Vĩnh Long. Công an tấn công giáo xứ Song Ngọc đã gây ra máu đổ... người dân đã/đang ai oán khắp nơi!!! Thế nhưng, Tổng thống Trump không đặt vấn đề nhân quyền là cốt lõi, kinh nghiệm cho thấy Tổng thống Trump không hề nhắc đến vấn đề nhân quyền với Chủ tịch nước Trung cộng là Tập Cận Bình khi ông Tập gặp ông Trump ở Mỹ. Dù vậy, tuy ông Trump làm Tổng thống nhưng nước Mỹ còn có lưỡng viện Quốc hội luôn coi vấn đề nhân quyền đối với các quốc gia độc tài như Việt Nam là một trong những điều quan tâm cốt lõi của nước Mỹ.
Ngoài ra, chỉ có người Việt Quốc gia mới lo lắng cho quê hương và đồng bào mình tận tình và thiết tha. Khi người Việt tha thiết bày tỏ những nỗi niềm ưu tư về tự do, nhân quyền tại đất nước Việt Nam thì mối quan hệ Việt-Mỹ chắc chắn không thể lãng quên trong những cuộc hội họp giữa các giới chức cao cấp giữa hai bên?!.
Cuối cùng, chắc chắn rằng ông Phúc khi gặp ông Trump, sẽ chính thức mời ông Trump tới thăm Việt Nam nhân dịp hội nghị APEC vào tháng 11 tới đây. Hội nghị sẽ diễn ra tại Đà Nẵng, đấy là nơi mà Quân đội Hoa Kỳ bắt đầu tham chiến tại miền Nam Việt Nam kể từ ngày 8-3-1965 (đã 52 năm), khi đơn vị Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ đổ bộ lên bãi biển Nam Ô, Đà Nẵng.
31/5/2017
Nguyễn Lộc Yên
song  
#9 Đã gửi : 31/05/2017 lúc 08:32:47(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,168

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Kỳ vọng gì từ chuyến đi của Thủ tướng Phúc?

UserPostedImage
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc
Chỉ còn vài giờ đồng hồ nữa, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc sẽ gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Tòa Bạch Ốc, thượng đỉnh Mỹ-Việt đầu tiên kể từ khi Hoa Kỳ có tân chính quyền, dưới sự lãnh đạo của nhà đại tư bản Trump.
Bản tính ‘khó lường’ của ông Trump khiến cho mối bang giao ‘lắm lúc thăng, nhiều lúc trầm’ càng thêm khó đoán. Chuyến đi của ông Phúc mang tới những hứa hẹn thế nào?
Mời quý vị cùng phóng viên Trà Mi của VOA Việt ngữ tìm hiểu trong cuộc thảo luận với ba nhà quan sát trong và ngoài nước: Luật sư Vũ Đức Khanh từ Canada kiêm Giáo sư luật tại Đại học Ottawa (Canada) chuyên nghiên cứu về chính trị Việt Nam, quan hệ quốc tế, và luật pháp quốc tế; Luật sư Lê Công Định, học giả từng nhận học bổng danh giá Fulbright của Mỹ tại Trường Luật của Đại học Tulane, chuyên nghiên cứu công pháp quốc tế; và Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, nhà quan sát từng là cán bộ trong Ban An ninh Nội chính Thành ủy.
TS Phạm Chí Dũng: "Nếu chuyến đi của ông Phúc đến Mỹ kỳ này mà thành công, nghĩa là đảng thành công, coi như nhân dân Việt Nam thất bại. Ngược lại, chuyến đi thất bại và đảng thất bại, dân chủ-nhân quyền và người dân Việt Nam bắt đầu có hy vọng."
LS Vũ Đức Khanh: "Chính phủ Hà Nội không còn cơ hội đu dây giữa Trung Quốc với Hoa Kỳ...Nhân quyền người Mỹ yêu cầu chính phủ Việt Nam làm có lợi cho đất nước, nhân dân Việt Nam. Giữa người Việt với nhau sẽ phải đối thoại nhân quyền. Việt Nam đừng trông mong bất cứ lực lượng nào mà phải tự đứng trên đôi chân của mình."
LS Lê Công Định: "Nếu chúng ta trông đợi vào chính quyền mới của Hoa Kỳ xem họ gây áp lực với Việt Nam thế nào rồi mới có hành động thì không phải là sách lược đúng đắn."
Theo VOA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.598 giây.