logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 10/06/2017 lúc 08:27:11(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Tôi đang cùng con tôi ngồi ngoài sân gặm xương, thưởng thức mùa hè ngắn ngủi của Michigan. Nắng chiều đầu mùa hè nhạt thật nhạt và trời vẫn còn se lạnh, có lẽ còn quá lạnh đối với các xứ nhiệt đới như Việt Nam quê hương tôi. Nhưng ở Michigan này, chúng tôi không có nhiều chọn lựa. Michigan ở vùng đông bắc Mỹ, sát biên giới Canada. Mỗi năm nơi này có rất ít tháng nắng ấm, chừng ba bốn tháng; có năm chẳng có ngày nào đáng gọi là mùa hè. Năm nay, mùa hè đến như thế này đã gọi là sớm, đầu tháng tư. Đúng ra nó đã đến vào cuối tháng ba, nhưng chỉ lấp ló. Cơn rét nàng Bân kéo dài hai tuần làm mọi người tưởng chừng như đang ở giữa mùa đông, Christmas is coming! Giáng sinh sắp đến!

Cha con tôi hả hê gặm giò heo và đuôi bò, nhâm nhi la de và rựợu Brandy ngâm sâm và cá ngựa phơi khô. Người ta nói uống rượu ngâm mấy thứ này sẽ tăng cường sinh lực. Chuyện này ông con tôi chắc không cần phải tăng cường. Tôi đúng là cần tăng cường khoản này nhưng chẳng biết tăng cường để làm gì. Đánh giặc thì phải có giặc, tôi không có giặc thì đánh với ai? Đang chén cha chén con thì có mấy chiếc xe xịch đỗ. Nhìn ra thì là mấy ông bạn Mỹ của tôi đến chơi. Con tôi bảo, “Chắc mình dọn mấy cái xương này đi ba, tụi Mỹ cười chết!” Tôi lắc đầu, mời mấy ông bạn ngồi, bảo con tôi lấy la de. Bỏ cho mỗi ông một cục xương đuôi bò, vì biết họ không cách nào gặm giò heo đầy da và mỡ, tôi “thuyết pháp” một bài triết lý về gặm xương. Tôi bảo họ, gặm xương có hai điều lợi, một về khẩu vị và một về… tinh thần.

Cái thú thứ nhất về khẩu vị trong việc gặm xương là hưởng được những bất ngờ. Dĩ nhiên cục xương phải là loại xương có thịt như giò heo, đuôi bò, hoặc xí quách. Xương như xương nấu nước lèo phở bên nhà thì chẳng còn gì để gặm; xương bên này thì được vì còn dính nhiều thứ. Xương nước lèo phở chính cống phải là loại xương trắng đã bị cạo bỏ tất cả những gì bám bên ngoài, và thụt bỏ tủy bên trong. Điều này tôi học lóm được lúc ở Qui Nhơn, nhà tôi ở cạnh một hàng phở. Nước lèo của tiệm này trong veo cứ như nước mưa, thơm nưng nức, ở bên nhà tôi đóng cửa vẫn còn ngửi thấy. Để chuẩn bị nấu nước lèo, tôi thấy họ nạo xương ống sạch trơn bên ngoài, rồi cưa ra thọc bỏ tủy bên trong; ông chủ bảo nếu còn dính tí gì thì nước đục, không thơm. Xương như vậy thì chẳng còn gì để gặm. Xương còn dính thịt cho ta cái bất ngờ là lúc đang gậm tí thịt còn lắt léo trong góc kẹt của cục xương thì bỗng sựt một cái, ta cắn được một miếng gân hoặc một miếng sụn giòn. Đang gặm tí da tí mỡ của giò heo thì lại đớp được một mẫu thịt nạc. Khoái hơn nữa là gặm cái sụn giòn tan nằm cuối xương ống chân gà, nhất là loại gà công nghiệp. Những khi ăn đám ăn tiệc, tôi buộc lòng phải bỏ mấy cái xương gà loại nầy vì muốn bảo toàn danh dự mà lòng tiếc hùi hụi. Hưởng được những bất ngờ đó khoan khoái như tha hương ngộ cố tri hoặc nắng hạn gặp mưa rào. Lòng ta phơi phới. Ta nhai nhai một tí, rồi tợp tợp một tợp hoặc tu tu một tu.

Cái thú thứ hai là hưởng được nhiều thứ cùng một lúc. Tùy theo là bò, là gà, hay là heo, những thứ bám vào xương có thể kể ra nhiều: thịt nạc, thịt mỡ, gầu, nạm, da, sụn, gân, tủy. Cục xương to nhất không hơn nắm tay như giò heo hoặc đuôi bò, dài khẳng khiu không hơn cây bút chì như xương chân gà, có thể cho ta nhiều thứ để thưởng thức như vậy. Ăn thịt heo luộc thì chỉ có nạc và mỡ, ăn bít tếch thì chỉ có thịt, ăn nem thì có thịt có da; không thức ăn nào cho ta hưởng được nhiều thứ như gặm xương. Có lẽ vì sảng khoái như vậy nên dân nhậu thường lấy xương làm mồi. Ở Sài gòn lúc trước, nhiều dân thầy dân thợ sau khi tan sở tạt vào một xe xí quách, loại xe phở đậu trên vỉa hè, lai rai một vài xị hay vài chai trước khi về nhà. Rỉa một miếng xí quách, chấm vào xì dầu (nước tương) có pha tương ớt, cho vào mồm nhai, rồi ngẫm nghĩ, đời cũng còn nhìều thú vui đơn sơ mà đáng sống. Mà đúng thật, ăn xí quách cũng như sống cuộc đời, đủ mùi vị khi ngọt bùi, khi cay đắng, khi đầy toan tính, khi thực bất ngờ. Ấy là chưa kể nhấm thêm vài lá húng quế hoặc ngò mùi, ngò gai, cắn một tí ớt. Cộng hưởng với men nồng của rượu, thực không có gì tiêu biểu cho cuộc đời lên voi xuống chó cho bằng gặm xương.

Gậm xương còn là một thuốc bổ, Calcium. Không hiểu sao nhiều người còn phải mua Calcium về uống, trong khi xương là nguồn Calcium vô tận. Thử hỏi uống một viên Calcium, vừa nhạt nhẽo vừa nóng, sao cho bằng gặm một cục xương, vừa béo vừa bùi? Người Mỹ, và có lẽ nhiều dân tộc khác, cần uống Calcium vì họ không biết gặm xương! Chẳng những người Mỹ không biết gặm xương mà thậm chí chó Mỹ cũng không được gặm xương thật. Lũ chúng nó chỉ được gặm xương giả hoặc xương khô, không bao giờ được gặm xương do chủ thưởng trực tiếp như chó quê nhà. Trời đất, chó thì phải gặm xương. Chó mà không được gặm xương thì… làm chó để làm gì?

Ngoài việc được khoái khẩu ra, cái thú gặm xương còn đem lại cho ta nhiều lợi ích tinh thần. Trước hết, gặm xương tập cho ta biết lập kế hoạch. Gắp cục xương bỏ vào tô, vào chén, hoặc vào đĩa xong, ta phải ngắm nghía để lập phương án. Ta nên bắt đầu từ chỗ nào? Phải gặm ngay từ bàn chân heo hay phải bắt đầu từ chỗ bên trên có nhiều thịt? Gặm ở đâu thì còn tùy người. Có người thích cái dễ dàng trước khi đến chỗ khó, nghĩa là gặm chỗ thịt nhiều trước khi đến chỗ gân. Gặm thế này là gặm xuôi. Người khác lại thích gặm ngược, nghĩa là bắt đầu từ chỗ móng, tuy khó khăn nhưng được cái miếng ngon thích thú, cái sần sật của bàn chân heo. Kiểu gặm móng này cũng như cách tán gái. Có người thích đốp chát, gặp em nào là phang ngay câu đầu môi chót lưỡi “Anh yêu em.” Anh chàng này miệng thì vậy nhưng mắt thì lấm lét nhìn cô khác. Người khác lại theo phương án chậm mà chắc, cứ từ từ mà tán, đi đâu mà vội. Khổ nỗi, có anh chậm quá nên người khác nhanh chân hơn phỗng mất người mình yêu dấu!

Gặm xương tập cho ta đức kiên nhẫn. Ai không kiên nhẫn sẽ gặm ngay vào chính cục xương, không gãy răng cũng dập môi. Từ từ mà gặm, nhìn lui nhìn tới tính toán cho kỹ rồi ghé răng vào cắn một cái. Không chắc là cắn ra được ngay đâu. Có thể lại phải cắn lui cắn tới, nhùng nha nhùng nhằng. Cục xương cứ như người đẹp, ngún nga ngún nguẩy “Em chã, em chã!” Cứ yên tâm, trước sau gì em cũng thuộc về ta. Nói thì nói thế nhưng cũng có lúc phải bỏ cuộc. Đã bảo cục xương giống như người đẹp mà, có phải cô nào ta tán cũng theo ta đâu?

Gặm xương là một việc mạo hiểm. Khi gặm xương, ta không biết điều gì đang chờ ta. Thịt chăng? Mỡ chăng? Gân chăng? Sụn chăng? Hay lại chính là cục xương làm mẻ răng ta? Ta chẳng khác gì người đang mò mẫm trong một hang động hoang vắng có cái khoái cảm của người mạo hiểm ngậm ngãi tìm trầm.

Gặm xương còn dạy cho ta biết tùy thời, nghĩa là biết khi nào gặm, khi nào bỏ. Đến lúc gặm mà không gặm thì mất miếng béo bở; đến lúc bỏ mà không bỏ thì càng ráng càng gặp sức cản trở, không khéo lại gãy răng như chơi! Chẳng ai còn lạ gì câu, “Thuận thiên dã tồn; nghịch thiên dã vong.” Thế nhưng cái sự “thuận thiên” này cũng truân chuyên lắm. “Thuận thiên” mà không khéo thì bị phê là “nịnh bợ” hoặc là “ăng-ten” (ai đi tù “cải tạo” về cũng biết!), hay “zoóc” theo từ ngữ dùng trong Thép đen của ông Đặng chí Bình. Tùy thời trong việc gặm xương cũng na ná như lập phương án, biết bắt biết buông, chẳng khác gì người biết chơi đàn thập lục.

Một cái lợi nữa của việc gặm xương là tập luyện mồm răng lưỡi. Ba cơ quan này phải phối hợp chặt chẽ để đạt hiệu quả cao nhất. Khi đã luyện được mười thành công lực, ta có thể đem công phu này áp dụng vào công việc khác trong tình nghĩa vợ chồng. Thôi, tôi chẳng dám bàn tiếp triết lý này nữa đâu!



Riêng mấy ông bạn Mỹ của tôi hôm đó, chẳng biết vì thấm nhuần bài “thuyết pháp” của tôi hay tại gặm xương thấy khoái nên anh nào cũng gặm luôn mấy cục. Có điều họ chẳng dám ghè răng vào cắn như mình, chỉ dám dùng dao nĩa cựa quậy lung tung. Anh nào cũng chấm chấm mút mút lia lịa, rồi tu rồi tợp. Mấy hôm sau trời không nắng. Khi trời ươm nắng, họ lại kéo nhau đến, lần này mang theo Whisky và Hennessy. Họ đến vì biết tôi khoái Hennessy hay tại vì họ đã thấm nhuần cái Triết lý gặm xương của tôi?

Trần Hữu Thuần

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.055 giây.