logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 26/05/2013 lúc 09:04:02(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage

Một giới chức lãnh sự quán Hoa Kỳ đã bị khởi tố vì thu được nhiều triệu đôla do bán thị thực nhập cảnh Hoa Kỳ cho người Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh, dùng tiền này để mua nhà đất tại Phuket và Bangkok, Thái Lan.

Tin cho hay, nhân viên ngoại giao Michael Sestak, 42 tuổi, đã bán mỗi visa từ 50.000 đến 70.000 đôla.

Vụ này đã được Bộ Ngoại giao Mỹ che giấu nhưng đã được hãng tin McClatchy công bố hôm thứ Sáu.

Không biết có bao nhiêu visa đã được bán ra, nhưng theo bản cáo trạng dài 28 trang, ông Sestak đã nhận được “nhiều triệu đôla hối lộ” của những người Việt Nam muốn đi định cư ở Mỹ.

Cáo trạng còn cho hay ông Sestak đã dùng nhiều mánh khóe để chuyển tiền ra khỏi Việt Nam và sau đó dùng tiền này để mua bất động sản taị Thái Lan.

Cuộc điều tra bắt đầu cách nay 10 tháng và kết thúc tuần trước, qua vụ bắt giữ ông Sestak tại California.

Vụ này được khui ra sau khi một người Việt Nam tố giác với chính phủ Hoa Kỳ rằng chỉ riêng một ngôi làng ở miền Trung Việt Nam, đã có từ 50 đến 70 người trong làng đi định cư ở Mỹ bằng cách hối lộ để có visa.
Source: VOA
xuong  
#2 Đã gửi : 26/05/2013 lúc 09:27:08(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Một viên chức Hoa Kỳ bị bắt do "bán" visa vào Mỹ
Truyền thông trong và ngoài nước hôm qua tiếp tục loan tin một viên chức lãnh sự Hoa Kỳ tại thành phố Hồ Chí Minh bị cáo giác ‘bán’ thị thực nhập cảnh vào Mỹ cho nhiều người và thu được hằng triệu đô la, sau đó rửa tiền bằng cách mua bất động sản tại Thái Lan.

Tin nói viên chức có tên Michael T Sestak bị cáo buộc âm mưu phạm tội lừa đảo và hối lộ thị thực nhập cảnh vào Mỹ. Mỗi visa như thế được nói được bán với giá từ 50 ngàn đến 70 ngàn đô la.

Hiện ông Michael T Sestak đang bị tạm giữ.

Vụ việc này mới được tiết lộ hồi thứ sáu vừa qua. Tin cho biết quá trình điều tra về vụ bán visa kéo dài 10 tháng từ lúc khởi sự cho đến lúc bắt giữ ông Michael T Sestak ở California.

Trong quá trình ông này làm việc tại Tổng lãnh sự Mỹ ở Sài Gòn, tỷ lệ bị từ chối cấp visa đi Mỹ giảm từ mức 35% xuống còn 8,2%. Có chừng 50 đến 70 người tại một làng ở Việt nam có được visa đi Mỹ nhờ hối lộ tiền như vừa nêu.
Source: RFA
xuong  
#3 Đã gửi : 26/05/2013 lúc 10:02:46(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
NHÂN VIÊN LÃNH SỰ MỸ Ở SÀI GÒN ĂN HỐI LỘ CẢ TRIỆU ĐÔ LA
UserPostedImage

Tin Tổng Hợp – Một nhân viên ngoại giao Mỹ từng làm việc ở Tòa Tổng Lãnh Sự ở Sài Gòn vừa bị truy tố tội ăn hối lộ cả triệu đô la từ người dân Việt Nam muốn có visa vào Mỹ. Theo hồ sơ vừa được công bố, ông Michael Sestak, 42 tuổi, đã đứng đầu một đường dây gian lận visa và ăn hối lộ từ $50 ngàn đến $70 ngàn cho những ai muốn có visa vào Mỹ hợp pháp. Ông Sestak bị bắt một cách êm thắm ở vùng Nam California hồi tuần qua. Lấy lý do là nghi can có thể bỏ trốn, giới hữu trách xin tòa cho giữ ông ta mà không để đóng tiền thế chân cho đến khi đưa về Washington và chính thức truy tố nhưng hồ sơ giữ kín. Ông Sestak từng làm việc ở tòa tổng lãnh sự Mỹ ở Sài Gòn từ Tháng Tám năm 2010 và đứng đầu phòng cấp visa không di trú. Đến tháng 9 năm 2012, ông rời khỏi chức vụ để chuẩn bị tái ngũ trong Hải Quân Mỹ. Trong vụ truy tố không được công bố trước đây, nhân viên Ngoại Giao Michael T. Sestak bị truy tố các tội toa rập gian lận visa và hối lộ, trong vụ án mà theo các nhân viên điều tra đã diễn ra ở vài quốc gia.

Trong một số trường hợp, người ta đã phải trả tới $70,000 để có visa vào Mỹ hợp pháp. Những người đồng lõa với nghi can Sestak khi đi kiếm mối đã quảng cáo chi phí từ $50,000 đến $70,000 nhưng cũng có khi lấy rẻ hơn, theo điều tra viên Simon Dinits của Bộ Ngoại Giao Mỹ. Theo hồ sơ điều tra. “Họ cũng khuyến khích người môi giới hãy tăng giá và giữ phần tiền trên giá ấn định này lại cho riêng mình,” Điều tra viên Denits cho hay đường dây bán visa này gồm ông Sestak và năm đồng lõa khác. Ông Sestak chuyển tiền ra khỏi Việt Nam bằng những ngân hàng ngoại quốc, phần lớn ở Trung Quốc, về một trương mục ở Thái Lan mà ông đã mở ra hồi Tháng Năm 2012. Bản tường trình của ông Dinits nói rằng ông Sestak sau đó dùng tiền này để đầu tư vào địa ốc ở Phuket và Bangkok, Thái Lan. Sestak đến làm việc ở tòa lãnh sự Sài Gòn hồi Tháng Tám năm 2010 và đứng đầu phòng cấp visa không di trú (non-immigrant visa).

Hồ sơ lưu trữ cho thấy từ Tháng Năm 2012 đến Tháng Chín 2012, tòa lãnh sự ở Sài Gòn nhận được 31,386 đơn loại này và bác khoảng 35.1%. Trong khi đó, cá nhân ông Sestak xem xét 5,489 hồ sơ và bác bỏ khoảng 8.2%. Con số này còn tụt xuống tới mức 3.8% vào Tháng Tám, ngay trước khi ông Sestak rời khỏi nơi đây. Theo ông Dinits, một trong những đồng lõa với ông Sestak là một tổng giám đốc văn phòng Việt Nam của một công ty đa quốc gia, bốn người kia là họ hàng hay bè bạn của người này. Ông Dinits nói rằng hồi Tháng Bảy năm ngoái có người báo cho tòa lãnh sự biết rằng chỉ trong một làng ở Việt Nam đã có tới 50 đến 70 người trả tiền để có visa vào Mỹ.
SBTN

Sửa bởi người viết 26/05/2013 lúc 10:03:32(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

song  
#4 Đã gửi : 30/05/2013 lúc 04:53:44(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Cựu Nhân Viên Sứ Quán Mỹ Ở VN Bán Visa Qua Mỹ, Bị Truy Tố, Thu Bạc Triệu, Với 5 Đồng Phạm, Gồm Người Việt Sống Trong Nước

UserPostedImage

SÀI GÒN(VietBao) – Báo Tuổi Trẻ hôm Thứ Ba, 28-5, đã phanh phui vụ một cựu trưởng bộ phận visa không di dân của sứ quán Mỹ tại Sài Gòn là Michael Sestak, ăn hối lộ qua việc bán chiếu khán đi Mỹ và đem tiền mua nhà cửa ở Thái Lan.

Theo báo Tuổi Trẻ, vụ này sở dĩ bị phanh phui ra là do điều tra viên mật vụ của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ là Simon Dinits điều tra trong nhiều tháng và đưa ra cáo buộc nội tại tòa án ở Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn hôm ngày 6 tháng 5 năm 2013. Sự việc ăn hối lộ bắt đầu từ tháng 3 năm 2012 đến nửa tháng 9 năm 2012.

Bản tin Tuổi Trẻ kể như sau: “Dù mức lương chỉ 7.500 USD/tháng nhưng Michael Sestak – cựu trưởng bộ phận visa không di dân của Tổng lãnh sự quán Mỹ ở TP.HCM – đã chi trên 3 triệu USD để mua bất động sản tại Thái Lan… Cáo trạng hình sự mà Tuổi Trẻ tiếp cận được cho thấy Michael Sestak, cựu trưởng bộ phận visa không di dân của Tổng lãnh sự quán Mỹ ở TP.HCM, cùng đường dây của mình nhắm vào những trường hợp “hết đường” xin sang Mỹ để bán visa với giá cao. Theo hồ sơ cáo trạng do điều tra viên Simon Dinits, thuộc bộ phận mật vụ Bộ Ngoại giao Mỹ (DSS), thực hiện trong nhiều tháng và nộp hôm 6-5-2013 tại Tòa án Washington DC, hành vi bán visa và nhận hối lộ của Sestak bắt đầu khoảng tháng 3-2012 đến giữa tháng 9-2012 khi Sestak phải trở về nước để tái ngũ vào lực lượng hải quân.”
Theo báo Tuổi Trẻ, ngoài Sestak ra còn có 5 đồng phạm khác trong vụ án. Tuổi Trẻ viết rằng, “Điều tra của DSS phát hiện mạng lưới của Sestak có năm đồng phạm gồm ba người Mỹ và hai người Việt. Cả năm người này đều đang sinh sống ở VN. Đồng phạm 1: người Mỹ, đang là tổng giám đốc chi nhánh VN của một công ty đa quốc gia. Đồng phạm 2: người Việt, là vợ của đồng phạm 1. Đồng phạm 3: người Mỹ, là em của đồng phạm 1 và đang sống ở VN. Đồng phạm 4: người Mỹ, là bồ của đồng phạm 3. Đồng phạm 5: người Việt, là họ hàng của đồng phạm 1.”

Tuổi Trẻ viết tiếp rằng giá cho mỗi visa sang Mỹ đã bị bắt giá lên cao tới mức khó tưởng tượng được là 70,000 đô la. Tờ báo viết rằng, “Một điều khiến nhiều người ngạc nhiên là mức giá quá cao để lấy visa sang Mỹ từ đường dây này. Con số Dinits điều tra được là 50.000-70.000 USD cho một visa. Thông tin cho biết Sestak và đường dây thường nhắm đến những người có rất ít khả năng xin được visa và những người có người thân là Việt kiều – các đối tượng sẵn sàng chi tiền để có được visa. Một khi sang được Mỹ, những người này sẽ tìm cách ở lại bằng các biện pháp khác nhau như kết hôn giả.”

Báo Tuổi Trẻ cũng kể về chuyện đường dây này bị theo dõi và bắt như thế nào, như sau: “Hành vi của Sestak bắt đầu bị chú ý. Tháng 7-2012, Tổng lãnh sự quán Mỹ nhận được thư từ một nguồn bí mật cho biết có người đang nhận hối lộ để cấp visa. Lá thư cáo buộc trong thời gian từ ngày 20-5-2012 đến đầu tháng 7-2012, khoảng 50-70 người từ một làng ở VN đã nhận được visa đi Mỹ bằng cách hối lộ này. Nguồn tin này thậm chí nói có người từng trả 55.000 USD để lấy được visa du lịch đi Mỹ. Lá thư cung cấp cả tên, ngày tháng năm sinh và ảnh của bảy cá nhân bị cáo buộc mua visa. Từ đây, cuộc điều tra đối với những hành vi sai phạm của Sestak bắt đầu. Trong lúc điều tra, điều tra viên của DSS đã truy cập hàng chục email khác nhau của Sestak, các đồng phạm và một loạt người thân trong gia đình của các đồng phạm. Thông tin những cuộc chat trên mạng của Sestak và đồng phạm cũng bị truy dấu. Theo hồ sơ điều tra, bằng việc theo dõi địa chỉ IP, các điều tra viên phát hiện ba địa chỉ IP có vấn đề: địa chỉ IP A được xác định là một số VPN của Tập đoàn Black Oak Computers Inc. (trụ sở ở California), một địa chỉ IP B của FPT Telecom và một địa chỉ IP C của VNPT. Cả hai địa chỉ IP B và IP C đều ở TP.HCM.”

Từ đây, nhà điều tra của Bộ Ngoại Giao Mỹ lần tìm manh mối mà Sestak dùng tới 3 triệu đô la để mua bất động sản tở Thái Lan. Tuổi Trẻ kể tiếp như sau: “Qua theo dõi, các điều tra viên phát hiện Sestak mở ít nhất một tài khoản ở Ngân hàng Siam Commercial Bank PLC tại Bangkok (Thái Lan) vào tháng 5-2012. Theo dõi các chuyển khoản, các điều tra viên nhận thấy từ ngày 20-6-2012 tới 11-9-2012, tổng số tiền 3.238.991 USD đã được chuyển tới tài khoản cuối này và phần lớn số tiền được chuyển qua Ngân hàng Bank of China ở Bắc Kinh. Ngoài số tiền này, họ còn xác định được ít nhất đã có một khoản 150.000 USD được chuyển vào tài khoản Ngân hàng Wells Fargo của người chị/em gái Sestak ở Yulee, Florida.”

Báo Tuổi Trẻ cũng cho biết những tiên đoán về vụ án và các nghi can nếu bị kết tội sẽ bị án phạt ra sao. Bản tin Tuổi Trẻ viết rằng, “Đối với những đồng phạm người VN và Mỹ nói trên, luật áp dụng trong trường hợp này vẫn là luật VN. Theo đó, hành vi của họ đã cấu thành tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo điều 139 Bộ luật hình sự nước CHXHCN VN với vai trò đồng phạm giúp sức cho ông Michael T. Sestak. Về phía cựu nhân viên ngoại giao Mỹ Michael T. Sestak (được miễn trừ ngoại giao) sẽ đối mặt với các cáo buộc về tội gian lận thị thực và nhận hối lộ. Dù phạm tội tại VN nhưng luật Mỹ được áp dụng trong trường hợp này và hành vi phạm tội của ông Sestak được quy định tại chương 75, điều 1546 Bộ luật hình sự Mỹ về tội “gian lận và lạm dụng visa, giấy phép và các giấy tờ khác”. Theo đó, ông Sestak có thể bị phạt tù lên đến 10-15 năm. Ngoài ra nếu hành vi gian lận cấp visa trái phép này của ông bị phát hiện là đã tạo điều kiện cho tội phạm thì mức hình phạt có thể lên đến 20-25 năm tù.”
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.104 giây.