logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 15/05/2013 lúc 09:30:08(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Cannes 2013 : Điểm hẹn ngàn sao

UserPostedImage
Đạo diễn Steven Spielberg, chủ tịch ban giám khảo liên hoan Cannes lần thứ 66 (REUTERS /E. Gaillard)
Hơn 50 bộ phim được trình chiếu tại liên hoan điện ảnh quốc tế Cannes lần thứ 66, mở ra từ hôm nay, 15/05 đến ngày 26/05/2013. The Great Gatsby của đạo diễn Úc Baz Luhrmann, khai mạc liên hoan nhưng không dự thi. Tám thành viên ban giám khảo cùng với chủ tịch Steven Spielberg có 12 ngày để trao Cành Cọ Vàng cho bộ phim xuất sắc nhất.
Về chương trình trong gần hai tuần lễ sắp tới, kể từ đêm nay, thành phố ven biển Cannes ở miền nam nước Pháp trở thành điểm hẹn của tất cả các vì sao trên bầu trời nghệ thuật thứ 7. Hai mươi bộ phim dự thi trong chương trình chính thức để giành Cành cọ vàng, giải thưởng cao quý nhất.

Mười tám tác phẩm ra mắt khán giả trong hạng mục Un Certain Regard – Nhãn quan độc đáo. Trong số này, có 6 tác phẩm đầu tay. Ở hạng mục Semaine de la Critique - Tuần lễ của giới phê bình, 10 bộ phim được đưa vào chương trình liên hoan Cannes 2013.

Ban tổ chức dành riêng một buổi để vinh danh sự nghiệp điện ảnh của ngôi sao Alain Delon vào đêm 25/05/2013. Được xem là một trong những cây đại thụ và là gương mặt nổi bật nhất của làng điện ảnh Pháp từ một nửa thế kỷ qua, gần đây, Alain Delon ít khi đến dự liên hoan Cannes.

Chủ tịch ban giám khảo Cannes lần thứ 66, đạo diễn người Mỹ, Steven Spielberg đêm nay lần lượt giới thiệu 8 thành viên, gồm 4 nam, 4 nữ ; 4 diễn viên và 4 nhà làm phim được xem là những gương mặt tiêu biểu của nền điện ảnh thế giới hiện nay.

Về phía nữ, trước hết phải kể đến ngôi sao điện ảnh Ấn Độ Vidya Balan, một trong những ngôi sao của Bollywood. Sự hiện diện của cô là một hình thức để vinh danh nghệ thuật thứ 7 Ấn Độ nhân kỷ niệm 100 năm phim ảnh Ấn Độ ra đời.

Nữ đạo diễn Nhật Bản Naomi Kawase là thành viên thứ nhì trong ban giám khảo. Tên cuổi của cô không còn xa lạ với khán giản Cannes : năm 1997, Naomi Kawase từng đoạt giải Caméra d'or - Ống Kính Vàng với bộ phim Suzaku và đúng 10 năm sau, nhờ Khu Rừng của Mogari, cô đã rời khỏi Liên hoan Cannes 2007 với Giải thưởng lớn của ban giám khảo.

Gương mặt nữ thứ ba là một người nổi tiếng ở Hollywood nhưng lại sinh trưởng tại Úc : Nicole Kidman. Gót giày của Nicole Kidman thường in dấu trên thảm đỏ Cannes khi cô ra mắt những bộ phim như Moulin Rouge của Baz Luhrmann, hay Dogville của nhà làm phim Đan Mạch, Lars Von Trier.

Đại diện cho phim ảnh của vương quốc Anh trong thành phần ban giám khảo là nữ đạo diễn Lynne Ramsay. Cô là một trong những người từng hai lần đoạt Giải thưởng của ban Giám Khảo dành cho thể loại phim ngắn và cách nay hai năm, Ramsay đã trở lại Cannes để tranh Cành cọ vàng với We Need to Talk about Kevin.

Nhìn đến các thành viên ban giám khảo thuộc phái nam, trước hết xin kể tên nhà làm phim người Đài Loan, Ang Lee – Lý An, đã hai lần đoạt giảo Oscar. Nhưng tên tuổi của ông đi vào lòng đại chúng sau thành công vượt bực của Ngọa Hổ Tàng Long.

Bên cạnh Lý An, trong thành phần ban giám khảo còn có diễn viên người Pháp, Daniel Auteuil. Ông từng đoạt giải nam diễn viên xuất sắc nhất tại Cannes năm 1996 với Le Huitième Jour – Ngày Thứ Tám. Đạo diễn người Rumani, Cristian Mungiu, khôi nguyên Festival Cannes 2007 và nam diễn viên người Áo, Christoph Waltz là hai thành viên cuối cùng bên cạnh chủ tịch Spielberg có trọng trách bình chọn những tác phẩm hay nhất của mùa Liên hoan lần thứ 66.

Người điều khiển chương trình lễ khai mạc Liên hoan phim quốc tế Cannes 2013 đêm nay là nữ diễn viên Pháp, Audrey Tautou. Nhờ vai cô bé Amélie Poulain trong bộ phim Le Fabuleux destin d'Amélie Poulain, Audrey Toutou đã trở nên quen thuộc với khán giả trên thế giới. Thế nhưng có lẽ đêm nay, khán giả Cannes sẽ đặc biệt theo dõi các hoạt động của thần tượng Leonardo DiCaprio, nam diễn viên chính trong bộ phim The Great Gatsby (Gatsby vĩ đại) được trình chiếu trong buổi lễ khai mạc.

Đây là lần thứ tư tiểu thuyết cùng tên của văn hào Mỹ, Francis Scott Fitzgerald, ra mắt độc giả năm 1925, được chuyển thể lên màn ảnh lớn. Sau các nhà làm phim Herbert Brenon, Elliott Nugent, và Jack Clayton, đến lượt đạo diễn người Úc, Baz Luhrmann đưa khán giả vào thế giới quay cuồng, cùng với những xa hoa vô độ nhưng không kém phần thâm độc của các nhà tỷ phú Mỹ vào những năm 1920.
Source: RFI

Sửa bởi người viết 20/05/2013 lúc 09:10:41(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

xuong  
#2 Đã gửi : 15/05/2013 lúc 09:32:02(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Giả Chương Kha đưa phim "Thiên trụ định" đến Cannes

UserPostedImage
Ảnh phim "Thiên Trụ Định" của đạo diễn Giả Chương Kha (DR)
Liên hoan phim quốc tế Cannes lần thứ 66 là đề tài chính trên các trang báo Pháp hôm nay. Nhật báo Công giáo La Croix trên mục Văn hóa chạy tựa « Cannes 2013 : một cuộc tranh tài mở rộng ». Quy trình chọn phim tuy rất thận trọng và dường như có rất ít gương mặt nổi trội của nền nghệ thuật thứ bảy ngự trị.
Tờ báo cho biết là số lượng phim Pháp tranh giải đứng đầu bảng, thay vì là 3 hay 4 phim như các giải trước. Bên cạnh đó, tờ báo cũng ghi nhận lượng phim Mỹ tranh giải cũng tăng lên. Năm nay, điện ảnh Hoa Kỳ có đến năm phim, thay vì là ba như năm rồi.

Phụ trang « Le Figaro và bạn đọc » không tiếc lời khen tặng bộ phim « Gatsby » của đạo diễn Baz Luhrmann với hàng tựa « Tuyệt vời ! ». Hôm nay, bộ phim sẽ được trình chiếu khai mạc cho Liên hoan phim Cannes lần thứ 66. Trên trang nhất của phụ trang, Le Figaro còn cho đăng ảnh to diễn viên gạo cội Leonardo DiCaprio, trong vai nhân vật « Gatsby ».

Trang nhất Libération ghép ảnh đầu các mập lên thân người, rồi tự hỏi rằng ‘Liên hoan phim Cannes : Phải chăng nền điện ảnh Pháp đang gặp khủng hoảng ? ». Tờ báo nhận định rằng về mặt kinh tế, điện ảnh nước nhà có vẻ hoạt động tốt. Nhưng hệ thống hiện tại lại quá ưu đãi cho những bộ phim chiếm nhiều kinh phí, gây thiệt hại cho những tác phẩm có kinh phí khiêm tốn hơn. Báo Libération còn đặc biệt dành ra 4 trang để nói về nhà điện ảnh tiếng tăm Spielberg. Năm nay, ông được chọn làm chủ tịch ban giám khảo Liên hoan. Tờ báo chạy tựa « Siêu sao Spielberg : chủ tịch ban giám khảo một người ai cũng yêu mến ».

Báo Le Monde chạy tít trên trang nhất : « Điện ảnh Pháp ồ ạt đổ xuống Cannes ». Tờ báo đăng ảnh các diễn viên, các nhà đạo diễn Pháp tranh giải năm nay. Đáng chú ý là Liên hoan phim Cannes năm nay cũng vinh danh 150 năm nền điện ảnh Ấn Độ Bollywood. Liên quan đến chủ đề này, tờ báo dành hẳn nguyên trang 23 để đăng bài phóng sự tựa đề « Bollywood : miền đất ảo vọng ».

Theo bài viết, giàu có và sự nổi danh : những hứa hẹn của nền điện ảnh Ấn Độ đang làm lóa mắt một giới trẻ ngày càng không còn cảm thấy mặc cảm với những định kiến xã hội. Bởi vì, « Điện ảnh là nơi duy nhất mà họ có thể đạt đến địa vị danh vọng khi tuổi còn trẻ […] Bollywood tạo ra ảo ảnh rằng vinh quang trong tầm tay ». Do đó, bất chấp những khó khăn, giới trẻ Ấn Độ ngày nay, đến từ mọi miền đất nước, làm bằng mọi giá để có thể gia nhập được vào làng điện ảnh này.

Thế nhưng, phụ trang Cannes của báo Le Monde đặc biệt quan tâm đến một bộ phim của đạo diễn Trung Quốc Giả Chương Kha, được chọn tranh giải chính thức Liên hoan phim Cannes lần thứ 66. Theo Le Monde, đạo diễn Trung Quốc đã « thêm gam màu mạnh bạo trên bức tranh xã hội ».

Nội dung tác phẩm Thiên Trụ Định

Lần này, Giả Chương Kha lại đến với Cannes với bộ phim mang tựa đề « Thiên trụ định ». Vào độ tuổi 43, đạo diễn Trung Quốc đã từng được thế giới biết đến qua bộ phim « Tiểu Vũ, kẻ móc túi » (1997). Tiếp đến là bộ phim « Thế giới » vào năm 2004 và bộ phim « Tĩnh vật » năm 2006. Phim của ông nổi tiếng vì hình ảnh mô tả lại hành trình của những con người tầm thường trong một đất nước Trung Hoa đầy biến đổi vô độ.

Đến với Cannes năm nay, « Thiên trụ định » sẽ đem lại cho khán giả những hình ảnh về một Trung Quốc của các « sự cố bất ngờ ». Thông qua hình ảnh của bốn nhân vật – một thợ mỏ, một người lao động từ nông thôn lên thành thị, một nữ nhân viên phục vụ trong phòng sauna và một anh công nhân trẻ - bốn con người nhưng có cùng một điểm chung : cùng đi đến hành động bạo lực, chống lại chính mình hay là người khác.

Thật ra, các sự cố đó có được gợi hứng từ những người thợ làm việc tại một khu mỏ nhà nước bị tư hữu hóa tại Thiểm Tây. Hay như trường hợp anh công nhân trẻ làm việc trong các băng chuyền cũng được lấy cảm hứng từ hội chứng tự tử tại tập đoàn Foxconn, chuyên gia công cho hãng Apple.

Đối với Giả Chương Kha, sự « bùng phát cơn phẫn nộ » diễn ra khắp nơi ở Trung Quốc làm anh rất lo lắng. « Thời đại công nghệ thông tin, các trang mạng xã hội loan tin rất nhanh […] Người Trung Quốc không thích đứng yên. Khi họ cảm thấy rằng nhân phẩm của họ bị chà đạp thô bạo, phương thức trực tiếp nhất để lấy lại danh dự là dùng đến bạo lực ».

Ngày nay, những lớp thế hệ công nhân đến từ nông thôn của những năm 1980-1990 đã nhường chỗ lại cho con cháu họ. Lớp thế hệ công nhân mới này không những không có chút kinh nghiệm gì về nông nghiệp mà còn phải vấp phải « lồng bàn bằng thủy tinh ». Họ bị phân biệt đối xử nhiều mặt như không có hộ khẩu, không được phép mua nhà, không được mua xe ô-tô hay như không con cái cũng không được đến trường.

Thế là, sự không được thỏa mãn và sự thất vọng ngày càng chồng chất trong khi mà đời sống tại Trung Quốc ngày càng cao. Giả Chương Kha giải thích rằng : « Các vấn đế xã hội ngày càng tích tụ lại và các tranh chấp xã hội ngày càng tăng cao hơn lúc trước [….]. Người Trung Quốc ngày nay bắt đầu nhận thấy rằng cần phải có một xã hội hiện đại, ở đó công dân được hưởng quyền bình đẳng hơn và dân chủ hơn ».

Cuối cùng, báo Le Monde cho biết, ngoài sự mong đợi, Cơ quan kiểm duyệt phim Bắc Kinh cuối cùng đã đồng ý để « Thiên trụ định » tranh Liên hoan phim Cannes năm nay. Giả chương Kha hy vọng rằng bộ phim của ông « sẽ khuyến khích các nhà điện ảnh trong nước đề cập đến các chủ đề ‘cấm kỵ’ này và khía cạnh nhân văn trong những tình huống như thế ».

Theo dấu vết của các virus cúm

Đề tài sức khỏe cộng đồng cũng là chủ đề nổi cộm trên các trang báo Paris. Trong vòng một thập niên qua, nhân loại nếm đủ loại dịch bệnh : hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS), cúm gà H5N1, dịch cúm A H1N1, và gần đây nhất là sự xuất hiện các ca nhiễm coronavirus (nCoV) mới nhay như cúm gia cầm H7N9. Theo báo Le Monde, toàn cầu hóa và sự bật dậy ngoạn mục của các phương tiên giao thông góp phần phát tán các chủng virus nhanh hơn rất nhiều.

Nhìn trên góc độ y khoa, cơ chế lây lan có cùng một kiểu : bình thường trú ẩn trên một loài vật, virus trú ẩn trên động vật chỉ lây sang người khi con người có dịp tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp với loài vật đó, thường là những loài vật rất quen thuộc với con người. Do đó, nhắc lại dịch cúm virus H7N9 hay H5N1 tại Trung Quốc, tờ báo cho rằng chính việc con người sống quá gần với sân nuôi gia súc, nhất là với gà vịt và heo, đã tạo điều kiện cho sự kết hợp gien giữa các loại virus với nhau. Như vậy là virus có thể lây sang người thông qua các mối tiếp xúc chặt chẽ và thường xuyên.

Ngoài ra, tờ báo còn nhấn mạnh rằng toàn cầu hóa cũng đóng một vai trò phát tán quan trọng. Con người cũng như súc vật di chuyển nhiều, cộng thêm với sự di trú của nhiều loài động vật hoang dã.

Thêm vào đó còn có vai trò của các yếu tố môi trường. Bởi vì, để có một sự lây nhiễm, cần có hai thành tố : nhân tố lây nhiễm và cơ thể chủ. Những đặc tính của yếu tố này và yếu tố khác tạo điều kiện cho sự thành công của sự lây lan. Một khi con virus được chấp nhận, dù chỉ là một phần trong cơ thể con người, chúng có thể sinh sôi nảy nở trong cơ thể con người với điều kiện là hệ miễn dịch của người bị nhiễm không đủ mạnh.

Trong trường hợp coronavirus tại Pháp, những người bị nhiễm đã mang mầm bệnh trước đó và có hệ miễn dịch suy yếu. Điều kiện sinh sống chẳng hạn như ăn thục phẩm có chứa nhièu chất bảo quản hoặc sống trong một môi trường có nhiều chất hóa học, có thể làm giảm sức đề kháng của cơ thể con người.

Làn sóng Nhật chống lại dự án "tự do mậu dịch"

Về chủ đề kinh tế, nhật báo Cộng sản l’Humanité cho biết một « làn sóng tại Nhật phản đối dự án đối tác xuyên Thái Bình Dương » do Mỹ đề xướng. Nếu tham gia vào khu vực kinh tế này, một loạt các hàng rào thuế quan trong các lãnh vực y tế, nông nghiệp và dịch vụ tại Nhật sẽ được dỡ bỏ.

Theo tờ báo, các tiệm sách tại Nhật tràn đầy các tác phẩm chỉ trích nhắm vào TPP. Các cuộc biểu tình chống lại dự án lan rộng trong một đất nước mà nền nông nghiệp bị tàn phá nặng nề bởi thảm họa hạt nhân Fukushima và nhiễm chất phóng xạ. Từ Tokyo cho đến nông thôn, hàng loạt các cuộc biểu tình diễn ra. Họ e sợ các sản phẩm nông nghiệp giá rẻ từ Hoa Kỳ cũng như là Úc sẽ tàn phá một lãnh vực vốn ít bị ảnh hưởng bởi nền sản xuất đại trà và tương đối được bảo vệ khỏi cuộc cạnh tranh khốc liệt.

Nỗi lo của người biểu tình cũng có lý do của họ bởi vì trong thời gian gần đây mức giá nông sản và thu nhập của nông dân liên tục sụt giảm. Bên cạnh đó, mối nguy nhìn thấy các loại hạt giống biến đổi gien tràn ngập lãnh thổ cũng khá lớn.

Trong lãnh vực dịch vụ, một số nhà công nghiệp e ngại cạnh tranh với các sản phẩm giá rẻ đến từ Việt Nam. Về phần người làm công ăn lương, họ lại nhìn với con mắt nghi kỵ mối nguy phá giá do cạnh tranh gây ra trong một xã hội vốn dĩ bị ảnh hưởng nặng nề bởi tình trạng bấp bênh.

Lễ mừng chiến thắng đội bóng PSG biến thành ác mộng

Sự kiện lễ mừng chức vô địch của đội bóng Paris-Saint-Germain biến thành bạo loạn tối 13/05/2013 cũng là chủ đề thời sự nóng trên các báo Pháp. Một số báo Paris đưa sự kiện lên làm tít lớn trên trang nhất như Le Figaro với hàng tít lớn : « Bạo động ngay giữa lòng thủ đô Paris : dư chấn », hay như Le Monde « PSG : sau các vụ bạo động, cảnh sát bị lên án ». Liberation đưa một góc tít nhỏ trên trang nhất « PSG : tranh cãi sau thất bại của lễ mừng tại Trocadéro ».

Số báo khác thì chỉ đề cập đến sự kiện này bên trang trong trên mục Thể thao. Như tờ La Croix có bài viết « Lễ mừng danh hiệu vô địch của Paris Saint-Germain chuyển thành bạo loạn ». L’Humanité thì cho rằng « Không thể nào chịu đựng hơn được nữa.

Hầu hết các báo Paris đều nhận định rằng các biện pháp đảm bảo an ninh đã bị đánh giá quá thấp. Đặc biệt, tờ báo thiên hữu Le Figaro dành đến 5 trang để tường thuật, đánh giá và phân tích sự kiện. Le Figaro cho rằng cần phải xem lại trách nhiệm của bộ trưởng Nội vụ Manuel Valls và cảnh sát trưởng Paris Bernard Boucault. Le Figaro còn trích dẫn các chỉ trích của những người biểu tình chống hôn nhân đồng tính cho rằng cảnh sát có thái độ « nhất bên trọng, nhất bên khinh ».

Trước con số 32 người bị bắt giữ được công bố, các nhà tổ chức bực tức phản đối, so sánh với con số gần 100 người biểu tình bị bắt giữ nhân vụ bạo động xảy ra trong đợt biểu tình chống dự luật hôn nhân đồng tính. Theo họ, nếu so sánh với thiệt hại do kẻ đập phá gây ra giữa hai cuộc bạo động, rõ ràng con số tổn thất trong vụ bạo động chống hôn nhân đồng tính thấp hơn rất nhiều, nhưng số lượng người bị câu lưu lại cao hơn. Thậm chí Le Figaro còn trích đăng quan điểm của các báo châu Âu về sự kiện này. Từ đó, tờ báo đặt lại vấn đề an ninh cho cúp bóng đá châu Âu năm 2016 được tổ chức tại Pháp.
Source: RFI
xuong  
#3 Đã gửi : 20/05/2013 lúc 09:11:48(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Pháp, ngọn hải đăng của giới làm phim quốc tế

UserPostedImage
Đạo diễn Iran Asghar Farhadi (giữa) cùng dàn diễn viên Pháp tại Liên hoan Cannes 2013.
Reuters

Một phần ba các bộ phim tranh Cành Cọ Vàng tại Liên hoan Cannes 2013 được Pháp tài trợ. Điện ảnh của Tây Ban Nha hoàn toàn vắng bóng ở đây trong năm nay. Chỉ có một bộ phim duy nhất của Ý tranh tài trong mùa liên hoan 2013.
Vào lúc cả thế giới điện ảnh đang tề tựu về thành phố Cannes, tủ kính của ngành công nghiệp phim ảnh thế giới, thì Trung tâm Điện ảnh Quốc gia Pháp đưa ra nhận định : Do khó khăn kinh tế, nghệ thuật thứ bảy của châu Âu đang phải trực diện với chính sách cắt giảm chi tiêu, không tìm ra nguồn tài trợ. Chính phủ giảm trợ cấp cho các nhà làm phim, các hãng phim truyền hình thu hẹp ngân sách.

Trong số 20 bộ phim tranh Cành Cọ Vàng năm nay có sáu phim dự thi dưới màu cờ của Pháp, một đại diện cho nền điện ảnh lâu đời của Ý và một đến từ xứ Hà Lan. Nhưng một nền điện ảnh lớn khác của châu Âu là Tây Ban Nha thì đã không có lấy một tác phẩm trong số gần 80 bộ phim được trình chiếu ở Liên hoan Cannes lần thứ 66.

Ngân sách tài trợ cho phim ảnh của Tây Ban Nha đã bị thu hẹp lại một cách thê thảm : Từ 123 triệu euro cách nay ba năm, năm ngoái đã rơi xuống còn chưa đầy một phân nửa. Thêm một tai họa khác là thuế giá trị gia tăng (TVA) đánh vào vé xem phim ở xứ này đang từ 8 % bị đẩy lên tới 21 %. Khủng hoảng và thất nghiệp khiến người dân đã nghèo, chắc chắn là chẳng mấy ai còn hứng thú đi xem phim như trước nữa. Số người đi xem phim ở rạp qua đó đã giảm đáng kể. Chủ tịch hiệp hội các nhà làm phim ảnh Tây Ban Nha than phiền là hiện có rất nhiều dự án bị tê liệt và mầm sáng tác trên quên hương Luis Bunuel có khuynh hướng bị thui chột. Tập đoàn sản xuất phim Alta chuyên hỗ trợ các nhà làm phim nghệ thuật của Tây Ban Nha vừa tuyên bố phá sản. Tin này làm rúng động cả thế giới điện ảnh châu Âu.

Nhìn sang bên kia dãy núi Alpes, nước Ý cũng đang trong tình trạng khó khăn không kém. Đầu tháng 2/2013, Roma thông báo cắt hẳn 4 triệu euro ngân sách dành hỗ trợ cho nền điện ảnh trên quê hương Visconti. Tại Đức, cuối tháng 4/2013 làng điện ảnh ở bên kia bờ sông Rhin ra thông cáo chung kêu gọi các phương tiện truyền thông công cộng đóng góp tài chính, chia sẻ 3,5 % khoản thuế vô truyến truyền hình để hỗ trợ nền công nghệ điện ảnh.

Pháp, ngọn hải đăng của các nhà làm phim quốc tế

Trong bối cảnh ảm đạm đó, Pháp là một ngoại lệ. Nếu nhìn vào 20 bộ phim tranh Cành Cọ Vàng năm nay, có đến 1/3 trong số này đến được Cannes nhờ các nguồn tài trợ của Pháp. Năm ngoái, chỉ có ba bộ phim Pháp được đề cử trong hạng mục chính thức. Lần này, có tới 4 tác phẩm tranh tài dưới màu cờ của Pháp. Tác phẩm của 2 nhà làm phim Pháp gốc Ý và Ba Lan là Valeria Bruni Tedeschi và Roman Polanski cũng được xem là đại diện cho điện ảnh của Pháp. Polanski luôn khẳng định rằng, ông đến Cannes lần này để đại diện cho nghệ thuật điện ảnh Ba Lan, nhưng « Vệ nữ khoác lông thú – La Vénus à la Fourrure » của ông được dàn dựng với cả một dàn diễn viên Pháp và nhất là được Quỹ hỗ trợ điện ảnh của vùng Paris Ile de France tài trợ. « Lâu Đài Ý- Un Château en Italie » của nữ đạo diễn Bruni Tedeschi cũng vậy.

Không có tài trợ của Pháp thì bộ phim duy nhất đại diện cho điện ảnh châu Phi « Bùa hộ mạng – Grisgris » của nhà làm phim Mahamat Saleh Haroun sẽ không bao giờ ra khỏi biên giới Tchad. Lại cũng các quỹ hỗ trợ của Pháp đã cho phép dự án « Le Passé- Quá khứ » của nhà làm phim người Iran Asghar Farhadi hoàn thành kịp thời cho mùa liên hoan Cannes năm nay.

Không chỉ đối với những nền điện ảnh thuộc thế giới thứ ba, các quỹ tài trợ của Pháp còn là bầu sữa ngọt của nhiều đạo diễn tài hoa đến từ những quốc gia phát triển nhất trên thế giới. Mấy ai có thể tin được rằng trên đất Mỹ, nhiều nhà làm phim nghệ thuật như Soderbergh đã hơn một lần tuyên bố muốn giải nghệ vì không tìm được các nhà sản xuất. Lại càng khó tin hơn khi một gương mặt tiêu biểu cho thế hệ các nhà làm phim ở đầu thế kỷ XXI của Hoa Kỳ như James Gray đã bị các nhà tài trợ ở Mỹ đóng cửa. Cuối cùng, Gray được chú Gà trống Gaulois mở cánh cổng đưa « The Immigrant –Người Nhập Cư » đến Cannes. Nếu như không có hãng phim Gaumont của Pháp thì « Only God Forgives- Chỉ có ông Trời mới tha thứ » của đạo diễn Đan Mạch, Nicolas Windng Refn, chưa biết đến bao giờ mới được trình làng.

Đối với những tên tuổi lẫy lừng hơn như là hai anh em đạo diễn Mỹ, Ethan và Joel Coen, Cành Cọ Vàng năm 1991, bộ phim được cho ra mắt công chúng Cannes lần này « Inside Llewyn Davis » được hết lời khen ngợi, nhưng tuyệt tác đó đã đến được với công chúng đã có sự yểm trợ của Studio Canal.

Nhìn về quá khứ, mới chỉ năm ngoái, « Amour- Tình yêu » của đạo diễn người Áo Haneke đã đăng quang dưới màu cờ của nước Áo, nhưng đấy là một tác phẩm ra lò trên đất Pháp.
Source: RFI
song  
#4 Đã gửi : 20/05/2013 lúc 09:16:16(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,236

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Takashi Miike, ông vua của thể loại phim đổ máu

UserPostedImage
Đạo diễn Nhật Bản Takashi Miike (giữa) tại LH Cannes 2011.
REUTERS/Jean-Paul Pelissier

Ở hạng mục chính thức, một trong hai bộ phim ra mắt ban giám khảo Liên hoan Cannes hôm nay 20/05/2013 là « Wara No Tate -Shield of Straw- Lá chắn bằng rơm » của đạo diễn Nhật Bản, Takashi Miike. Trong hơn hai mươi năm sự nghiệp, Miike đã khẳng định cho mình một chỗ đứng riêng biệt để trở thành ông trùm trong thể loại các bộ phim đổ máu.
« Wara No Tate » dựa trên một cuốn tiểu thuyết của nhà văn Kazuhiro Kuichi, đưa người xem vào thế giới của bạo lực khi nhà tỷ phú Ninagawa và cũng là một chính trị gia treo giải thưởng 1 tỷ yên cho ai hạ sát được Kiyomaru, kẻ bị tình nghi là thủ phạm giết cô cháu gái của ông. Hàng ngàn người lao vào cuộc truy lùng để được tiền thưởng. Bị đẩy vào đường cùng, Kiyomaru cầu cứu cảnh sát bảo vệ mạng sống. Năm nhân viên cảnh sát được cử để bảo vệ anh ta. Nhưng cuộc hành trình đưa Kiyomaru trở về Tokyo không hề thanh thản.

Đạo diễn Takashi Miike cách nay hai năm đã tham dự Liên hoan Cannes với bộ phim 3 chiều « Ichimei – Hara kiri, cái chết của hiệp sĩ Samurai ». Năm ngoái ông trở lại thành phố ven biển này với « Ai To Makoto », trong hạng mục Chương trình Nửa đêm (Séances de Minuit).

Nổi tiếng là một nhà làm phim có sức sáng tác rất mạnh ( gần một trăm bộ phim trong hơn 20 năm sự nghiệp), Takashi Miike chủ yếu hướng về thế giới của nhưng tay anh chị yakuza. Ông có khuynh hướng khai thác dòng phim bạo lực với những màn thanh toán lẫn nhau không thương tiếc, với những cảnh đầu rơi, chết chóc dã man … mà «Juran non no shikaku -13 sát thủ » là một điển hình.

Mọi người chờ đợi tác phẩm ông mang đến Cannes lần này cũng sẽ có những pha rượt đuổi, đánh đấm khiến người xem đến hụt hơi. Sinh năm 1960, tốt nghiệp trường làm phim ở Yokohama, kể từ năm 1994 Miike nổi tiếng nhờ « Shinjuku autoroo -Shinjuku Outlaw ». Cùng năm ông được các nhà sản xuất phim Nhật Bản bình chọn là đạo diễn tài năng nhất. Nhưng phải hai năm sau đó « Fudoh: The New Generation » được tạp chí Time xem là một trong mười tác phẩm hay nhất của điện ảnh thế giới của năm 1996.

Từ đó đến nay, mỗi bộ phim mới của ông đều rất được giới phê bình và khán giả chờ đợi. Bí quyết thành công của Takashi Miike có lẽ nằm ở chỗ đối với ông không có điều gì là cấm kỵ và ông không bao giờ buộc mình trong một thể loại nào. Trong làng điện ảnh quốc tế, những màn hết sức tàn bạo, gần như đã trở thành dấu ấn riêng biệt của Miike. Bên cạnh nghệ thuật thứ bảy, Takashi Miike còn dựng kịch khá thành công.
Source: RFI
song  
#5 Đã gửi : 20/05/2013 lúc 05:00:47(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,236

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
NGÔI SAO VÕ THUẬT DONNIE YEN VÀ PHIM MỚI TẠI CANNES

Tin Cannes - Ngôi sao võ thuật Trung Hoa Donnie Yen đã cho ra mắt phim mới của anh nhan đề Iceman Cometh 3D trên đường Croissette tại lễ hội điện ảnh Cannes vào ngày hôm qua. Những cảnh sau hậu trường và đoạn trailer quảng cáo cho phim đã được chiếu cho phóng viên báo chí như một phần của sự thúc đẩy thương mại cho bộ phim Trung Hoa, nói về 4 võ sư bị buộc tội làm phản 400 năm trước sau khi vận chuyển bánh xe vàng thời gian bí ẩn đến thủ đô thành phố. Họ cuối cùng bị chôn vùi trong một trận tuyết lỡ khi đang chiến đấu với giới chức thẩm quyền và 400 năm sau đó, thân xác đông lạnh của họ được khám phá bên ngoài vùng ngoại ô của một Trung Quốc đương thời và được chuyển đến Hồng Kông.

Tuy nhiên một tai nạn giao thông bất ngờ làm vỡ lớp đông đá của một trong 4 anh em đó là nhân vật Ying do Donnie Yen thủ diễn, và anh quyết định tìm kiếm bánh xe vàng thời gian nhằm cố gắng trở lại tạo sự minh bạch cho tên tuổi của mình. Yen là một võ sư nổi tiếng cho võ thuật Wing Chun, và những bộ phim của anh được biết đến thường bao gồm những cảnh phim với võ thuật cải tiến. Phim này đã được đạo diễn bởi Wing-cheong Law với tổn phí của 200 triệu tiền Hồng Kông.
SBTN
song  
#6 Đã gửi : 20/05/2013 lúc 05:02:09(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,236

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
LỄ HỘI ĐIỆN ẢNH CANNES BIẾN THÀNH BẠO ĐỘNG VỚI PHIM A TOUCH OF SIN

UserPostedImage
Tin Cannes - Đạo diễn Trung Hoa Jia Zhangke đã mang bộ phim Tian Zhu Ding tức A Touch of Sin tạm dịch là Đụng Chạm của Tội Lỗi đến lễ hội điện ảnh Cannes, trong một câu chuyện mô tả tàn bạo về một Trung Quốc đương thời trong khuôn khổ thi tài giành giải Cành Cọ Vàng 2013. Phim này là cuốn phim duy nhất của Trung Quốc thi tài giành giải thưởng hàng đầu, nội dung là một sự chỉ trích không nhượng bộ của một quốc gia đang vật lộn với sự tân tiến chỉ tay vào giới chức thẩm quyền. Bộ phim đan kết 4 câu chuyện khác nhau lấy bối cảnh tại 4 khu vực của quốc gia rộng lớn và viết dựa trên những biến cố tin tức thực tế.

Những người thợ hầm mỏ chiến đấu chống lại tham ô lủng đoạn trong vùng, công nhân di tản liên tục đổi dời chỗ ở, nhân viên bị lạm dụng trong một nhà thổ địa phương và tự vẫn bởi công nhân nghèo khổ thất vọng là những yếu tố mà đạo diễn Jia dệt vào trong một bức tranh của cuộc sống đương đại. Mặc dù trình bày một bức chân dung tồi tệ của một quốc gia với luật lệ kiểm duyệt gắt gao, Jia cho biết ông chưa gặp phải một khó khăn nào với chính quyền vì bộ phim được viết dựa trên những sự kiện có thật được rộng rãi tường trình trong truyền thông báo chí Trung Hoa. Bộ phim tài liệu I wish I Knew của Jia, nói về sự phát triển của một Thượng Hải tân tiến đã được thi tài tại Cannes vào năm 2010 trong thể loại dành cho những đạo diễn mới tài năng.
SBTN
song  
#7 Đã gửi : 21/05/2013 lúc 01:05:47(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,236

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
“Behind the Candelabra ", cuộc chung sống với Liberace

UserPostedImage
Michael Douglas (phải) và Matt Damon tại Festival Cannes 21/5/2013.
REUTERS/Eric Gaillard


Đưa lên màn ảnh lớn cuộc đời và sự nghiệp của một nhân vật nổi tiếng để nhìn lại ý nghĩa chính trị trong công cuộc đấu tranh của mỗi con người, ở mỗi thời đại. Đó là mục tiêu của các đạo diễn khi dàn dựng một bộ phim về một nhân vật nổi tiếng trên thế giới. Lần này, tại Liên hoan điện ảnh Cannes nhà làm phim người Mỹ Steven Soderbergh nhìn lại cuộc đời của nghệ sĩ dương cầm nổi tếng Wladiu Valentino Liberace, mà bạn bè gọi một cách thân mật là Lee.
Không chỉ là một nhạc sĩ tài hoa, Liberace sinh ra là để đứng trên sân khấu. Lee là ông vua của làng giải trí của California nói riêng, của cả nước Mỹ nói chung trong thời kỳ 1950-1970 trước cả những Elvis Presley hay Elton John, Madona hay gần đây hơn là Lady Gaga. Giàu có, danh vọng lại rất cầu kỳ. Biệt thự của Lee được trang hoàng một cách lòe loẹt, sơn son thếp vàng không thua cung điện nhà vua . Cách ăn măc và diễn xuất của ông cũng vậy. Chiếc dương cầm ngoại hạng của ông trên sân khấu nạm vàng, và trên đó luôn có một chùm nến.

Chót vót trên đỉnh danh vọng. Liberace đã khai thác các phương tiện truyền thong để tên tuổi của ông càng bay xa và nhất là đến với đại chúng. Năm 1977 Liberace tình cờ gặp Scott Thorson. Khác biệt về tuổi tác, cũng như địa vị trong nấc thang xã hội không là rào cản khiến đôi bạn trai này gắn bó với nhau như bóng với hình.

Đương nhiên, bí mật phòng the đã được giữ kín tuyệt đối,tránh để làm xấu đi hình ảnh của thần tượng Liberace. Huyền thoại mà những người chung quanh ông đã vẽ nên luôn nói tới một mối tình với một người con gái Liberace đã âm thầm yêu thương khi còn trẻ. Hình ảnh đó rất xa vời với thực tế. Điều đó không quan trọng. Cặp đôi Scott và Lee sau những đêm mặn nồng quan hệ của họ trở nên sóng gió, để rồi tan như bọt biển. Đằng sau những trận cãi vã giữa hai người đàn ông, một già một trẻ này là một biển sâu thâm tình : Scott là người bạn đồng hành, là một nguồn tri kỷ là một người con trong mắt Lee.

Đạo diễn Steven Soderbergh đã trao cho tài tử gạo cội của làng điện ảnh Hollywood, Michael Douglas vai con sói già đơn độc là Lee, và đã nhờ Matt Damon thể hiện “cái thiện” trong nhân vật của người tình trẻ là Scott.

Michael Douglas, người từng đoạt biết bao nhiêu giải Oscar, Golden Globe trong hơn bốn mươi năm sự nghiệp sân khấu đã thể hiện hết sức thành công vai Lee, một ông già vừa đồng bóng; đỏng đảnh, ích kỷ lại có thêm cái tính dễ ghét của những kẻ thành công vượt bực luôn sống với châm ngôn “ý ta là ý trời” và cả thế giới phải xoay quanh ông như những hành tinh ở chung quanh Mặt trời.

Soderbergh, Cành Cọ Vàng Liên hoan Cannes năm 1989 với Sex Lies and Videotape, lần này mượn nhân vật Liberace và những người chung quanh ông để nói lên cuộc đấu tranh không ngừng của những người đồng tính trên đất Mỹ ở vào nửa cuối của thế kỷ XX. Liberace qua đời hai năm sau một thần tượng khác của làng giải trí California là ngôi sao điện ảnh Rock Hudson. Ở vào cuối những năm 1980 không thể thông báo với công chúng rang siêu vi HIV cướp đi mạng sống của những huyền thoại nhu Hudson hay Liberace.

Thực ra cuộc sống ồn ào và quá độ của những ngôi sao điện ảnh hay trong làng giải trí Mỹ chỉ là cái cớ để Soderbergh soi rọi vào nội tâm của nhân vật, vào những vết thương không thể nói thành lời của Liberace. Một điều quan trọng khác về bộ phim Behind the Candelabra : có lẽ đây là bộ phim cuối cùng trước khi đạo diễn Soderbergh giải nghệ.

Không tìm được nhà sản xuất và phát hành trên đất Mỹ, Steven Soderbergh đã từng tuyên bố rửa tay gác kiếm với bộ phim này. Đã 6 lần được mời tham dự liên hoan Cannes, dù đã dành được giải thưởng cao quý nhất là Cành Cọ Vàng năm 1989 và giải thưởng Oscar dành cho đạo diễn xuất sắc nhất năm 2001 với bộ phim Traffic và được đánh giá là một trong những nhà làm phim tài hoa nhất của Hoa Kỳ hiện nay, Steven Soderbergh không được các nhà sản xuất phim thương mại ở Mỹ tín nhiệm.

Đây chính là lý do vì sao Behind the Candelabra của anh không được phát hành trên các rạp ở Mỹ, mà chỉ được chiếu qua hệ thống truyền hình qua hyệ thống phân phối phim ảnh HBO. Do vậy dù có đoạt giải hay không, việc Behind the Candelabra được chọn tranh Cành Cọ Vàng năm nay đã là một câu trả lời của Soderbergh với các nhà phân phối phim thương mại ở Hoa Kỳ. Tại Pháp, Cuộc đời với Liberace sẽ ra mắt khán giả vào tháng 9 sắp tới.
Source: RFI
song  
#8 Đã gửi : 21/05/2013 lúc 01:08:41(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,236

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Nhiều lời khen cho bộ phim về tội ác Khmer Đỏ của Rithy Panh


UserPostedImage
Nhan vật đất nặn trong bộ phim " Image Manquante" của đạo diễn gốc Cam Bốt Rithy Panh
Festival de Cannes


Sau những ngày đầu diễn ra dưới mưa, liên hoan Cannes hoạt động « bình thường » trở lại dưới ánh nắng chói chang. Trong không khí ấm áp đó, hai bộ phim một của Mỹ và một của Ý ra mắt ban giám khảo trong chương trình chính thức : « Behind the Candelabra » của đạo diễn Steven Soderberg rất được chờ đợi vì tác giả đã từng đoạt Cành Cọ Vàng của Cannes và nhiều giải thưởng quốc tế.

Đại diện cho điện ảnh của Ý là « La grande Bellezza – Vẻ đẹp tột cùng» của Paolo Sorrentino. Tác phẩm này là câu chuyện của một nhà văn, bắt đầu bước vào tuổi già muốn tìm lại một chút thi vị trước khi vĩnh viễn lìa xa tất cả. Nhân vật Jep Gambardella không khỏi khiến người xem liên tưởng đến dòng điện ảnh của Frederico Fellini hay Terance Malick.

Về phần nam diễn viên thủ vai chính, Toni Servillo giới phê bình không ngớt lời khen ngợi vì hiếm ai thể hiện một cách sâu sắc hai khía cạnh của một tương phản nơi cùng một con người : Jep vừa thích cuộc sống về đêm với những buổi tiếp tân, nhảy đầm thâu đêm suốt sáng. Dù lúc nào cũng đông bạn nhưng Jep lại rất cô đơn, ông sống nhiều với quá khứ hơn hiện tại. Nhiều người cho rằng, tài tử người Ý Toni Servillo rất có triển vọng đoạt giải thưởng dành cho nam diễn viên xuất sắc nhất của Cannes năm nay. Nhìn chung, « La grande Bellezza – Vẻ đẹp tột cùng» là một lời tỏ tình của đạo diễn Sorrentino với thành phố Roma.

Trở lại với phản ứng của báo chí về bộ phim đã ra mắt khan giả cách nay hai ngày ở hạng mục Nhãn quan độc đáo, Un Certain Regard : « L’Image manquante -Hình ảnh thiếu sót » của đạo diễn Pháp gốc Cam Bốt Rithy Panh. Bộ phim này được đánh giá rất cao : nhà phê bình của Nouvel Observateur không ngần ngại cho rằng Rithy Panh đã « tìm ra một con đường mới cho điện ảnh ».

Để kể lại câu chuyện đau thương của bản thân, của gia đình và của cả một dân tộc dưới thời kỳ Khmer Đỏ nhà làm phim này đã dùng những cái tượng nặn bằng đất sét khi nói về những nạn nhân dưới một chế độ cực kỳ khát máu. Tượng bằng đất sét còn thể hiện cái nhìn của tuổi thơ về tội ác diệt chủng. Chính cái nhìn đó là một hình thức phản kháng vô cùng mãnh liệt mà đạo diễn mang hai quốc tịch Pháp và Cam Bốt này đã chuyển tài đến người sem.

Rithy Panh đã từng làm phim về tội ác Khmer Đỏ : năm 2002 ông đã cho ra mắt « S 21, chiếc máy giết người ». Lần này với « L’image manquante » ông nhìn cùng một sự kiện dưới một góc độ mang tính cách cá nhân nhiều hơn. Đó là một bộ phim hết sức cảm động và mãnh liệt. Khán giả chỉ biết im lặng trước ngần ấy đau thương khi con người gieo rắc cho đồng loại.
Source: RFI
xuong  
#9 Đã gửi : 22/05/2013 lúc 08:54:00(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Only God Forgives : Nỗi bất lực triền miên ám ảnh
UserPostedImage
Đạo diễn Đan Mạch Nicolas Winding Refn họp báo về cuộn phim "Only God Forgives" tại Cannes 22/05/2013 (REUTERS /Y. Herman)
Hai năm sau khi rời khỏi Cannes với giải thường dành cho đạo diễn xuất sắc nhất nhờ bộ phim "Drive”, nhà làm phim người Đan Mạch, Nicolas Winding Refn trở lại với "Only God Forgives - Chỉ có trời mới tha thứ". Một lần nữa đạo diễn Refn lại phác họa chân dung của những tên khát máu, sống chỉ để phục thù.
Lần này, Julian, nhân vật chính trong phim do diễn viên Ryan Gosling thủ vai vừa là ác quỷ, vừa là thiên thần. Dưới cái lốt của một truờng dạy quyền anh do hai anh em Billy và Julian điều hành, là một đường dây buôn ma túy. Khi Billy bị ám sát, người mẹ, Crystal cũng là một tay anh chị sống ở Miami đáp máy bay tới Bangkok. Bà ra lệnh cho Julian phục thù người anh trai.

Hai mẹ con Crystal và Julian còn phải vượt qua mặt Chang, một viên cảnh sát về hưu, sống với một cô con gái nhỏ. Như một hiệp sĩ, Chang lạnh lùng trừng trị những kẻ bất lương. « Only God Forgives », đề cập đến cùng một lúc rất nhiều chủ đề : xã hội đen của Bangkok với những đòn thanh toán giữa cảnh sát với các tay anh chị.

Đây cũng là một bộ phim nói về hiềm khích giữa hai anh em – Billy luôn là đứa con cưng của bà mẹ dù có phạm những tội tày trời ; tác phẩm này cũng soi rọi vào quan hệ mẫu tử, giữa một đứa con nhu nhược và một người mẹ độc tài và tàn nhẫn.

Nhưng theo chính giải thích của nam tài tử người Canada, Ryan Gosling, thì tác phẩm được trình chiếu tại Cannes lần này trước hết là một bộ phim nói về « nỗi ám ảnh triền miên của những kẻ bất lực » : Julian bất lực trước bà mẹ phù thủy do nữ diễn viên người Anh, Kristin Scott Thomas thủ vai, bất lực về tình dục khi ngồi bên cạnh một cô gái điếm, bất lực trước viên cảnh sát Thái Lan.

Lại cũng Julian đã buông súng vì không thể bắn chết đứa con gái nhỏ của Chang hay thủ tiêu một thằng bé tàn tật ngồi trên xe lăn. Là một tay anh chị, nhưng Julian chỉ là kẻ thi hành mệnh lệnh của người khác. Giết người không gớm tay nhưng hắn chỉ là một thằng nhỏ « chưa dứt sữa mẹ ».
« Chỉ có trời mới tha thứ » được cho ngần ấy sự nhu nhược nơi một con người : Only God Forgives ! Ống kính camera của đạo diễn Đan Mạch, Nicolas Winding Refn đi về giữa cái tĩnh và cái động để khai thác cả hai khía cạnh tương phản đó của Julian.

Sự tương phản ấy được thể hiện qua cách làm phim của Refn : nhịp độ rất chậm trong suốt bộ phim hoàn toàn trái ngược với thế giới điên cuồng của những kẻ đâm thuê chém mướn. Chưa kể là để thể hiện « vai ác » của Julian, Refn đã chọn một tài tử có gương mặt hiền lành và tuyệt tĩnh của Ryan Gosling. Với nam tài tử người Canada này, đạo diễn Refn đã từng hợp tác trong bộ phim « Drive » cách nay hai năm.

Cặp bài trùng Gosling-Refn rất ăn ý với nhau trên phim trường. Ryan Gosling tiết lộ, một trong những động cơ khiến họ đang chuẩn bị cho một dự án thứ ba . Điểm tuyệt vời với Nicolas Winding Refn là « một nhân vật có thể đi hẳn về một hướng khác tùy theo cá tính của diễn viên ».

Nicolas Winding Refn sinh năm 1970 tại Copenhagen. Năm 2011 cũng với Ryan Gosling, bộ phim « Drive » của anh đoạt giải thưởng dành cho đạo diễn xuất sắc nhất tại Liên hoan phim quốc tế Cannes. Theo tin giờ chót, nam tài tử Gosling không đến được liên hoan Cannes trong buổi trình chiếu tối nay do anh đang thjc hiện một dự án làm phim. Nhưng lần này, Ryan Gosling đảm nhận trọng trách của một nhà đạo diễn.
Source: RFI
xuong  
#10 Đã gửi : 22/05/2013 lúc 08:55:34(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Phim châu Á được đánh giá cao ở nửa chừng liên hoan Cannes

UserPostedImage
Đoàn làm phim "Soshite Chichi Ni Naru" (Cha nào con nấy) trên thảm đỏ liên hoan Cannes (REUTERS /R. Duvignau)



Tính đến hết ngày hôm qua, 10 trong số 20 bộ phim tranh tài đã được trình chiếu. Hai bộ phim Mỹ, một của Iran và một của Trung Quốc đã chinh phụ khán giả Cannes. « Cha nào con nấy” của Kore Eda trong tư thế outsider. Ngược lại Lá chắn bằng rơm của Miike bị chê hết lời.
Liên hoan Cannes 2013 đã đi được nửa đoạn đường. Chương trình hôm nay mở ra với « Only God Forgives » của đạo diễn Đan Mạch, Ryan Gosling và « Grigris » do đạo diễn người Tchad Mahamat-Saleh Harou thực hiện. Đây là bộ phim duy nhất đại diện cho châu Phi. Năm 2010, ông từng đoạt Giải thưởng của Ban giám khảo nhờ bộ phim "L’Homme qui crie – Tiếng kêu thấu trời".

Ở Cannes mọi người đang nói đến sự trở lại của điện ảnh Mỹ sau một hai mùa liên hoan khá nhạt mờ. “Inside Llewyn Davis” của hai anh em đạo diễn Joel và Ethan Coen cũng như “Behind the Candelabra” của Steven Soderbergh đã chinh phục hầu hết các nhà phê bình có mặt ở đây.

Nhiều người cho rằng Cành Cọ Vàng năm nay có nhiều khả năng lại được trao cho Ethan và Joel Coen. Còn đối với bộ phim có thể là tác phẩm chót của Soderbergh thì một nhà phê bình nổi tiếng là khắt khe đã cam đoan rằng 90 % khả năng Michael Douglas ra về với giải thưởng của Cannes lần thứ 66 dành cho nam diễn viên xuất sắc nhất.

Riêng các nhà phê bình Pháp có vẻ thiên về bộ phim Iran của Asghar Farhadi, “Le Passé” nhiều hơn.

Nhìn đến điện ảnh châu Á : hai trong số ba bộ phim tranh tài năm nay được đánh giá cao. Đó là tác phẩm của Giả Chương Kha, “Thiên trụ định” và “Soshite chichi ni naru - Cha nào con nấy” của nhà làm phim Nhật, Kore Eda.

Khi trình làng danh sách các bộ phim tranh tài tại festival năm nay, ban tổ chức lien hoan đã hứa hẹn « sự trở lại đầy triển vọng của Takashi Miike ». Thế nhưng các nhà phê bình đồng loạt quả quyết đây là bộ phim dỡ nhất của liên hoan năm nay ! Người thì coi « Wara no tate” là một loại « phim hình sự rẻ tiền », « nửa nạc nửa mỡ » với những màn đâm chém vô tội vạ. Một tờ báo Pháp còn chạy tựa « Lá chắn rơm của Miike là một trò với vẩn ».

Trở lại với tối hôm qua 21/05/2013 khi bộ phim « Cuộc đời với Liberace » được trình chiếu tại rạp Théâtre Lumière, khán giả đã dành cho đạo diễn Soderbergh cùng với hai diễn viên chính những tàng pháo tay rất nồng nhiệt. Họp báo, Soderbergh chính thức thông báo sẽ « nghỉ làm phim một thời gian ». Còn nam diễn viên chính, Michael Douglas thì Cannes đánh dấu sự tái sinh của ông trên màn ảnh lớn sau khi vừa thoát khỏi căn bệnh ung thư.

Trong cuộc họp báo Michael Douglas đã rất xúc động bày tỏ lòng biết ơn đối với Soderbergh bởi vì tác giả của « Traffic » đã đợi Machael Douglas khỏi bệnh đề hoàn thành dự án « Behind the Candelabra ».
Source: RFI
phai  
#11 Đã gửi : 23/05/2013 lúc 10:04:03(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Nebraska : Giấc mơ triệu phú

UserPostedImage
Đạo diễn Alexander Payne (giữa) và đoàn làm phim Nebraska tại Cannes (REUTERS)
Những điểm hẹn của khán giả Cannes hôm nay gồm có hai bộ phim "La Vie d'Adèle" của đạo diễn Pháp Abdellatif Kechiche và "Nebraska" của tác giả người Mỹ Alexander Payne. Ban giám khảo chương trình Tuần lễ của giới Phê bình (Semaine de la Critique) hôm nay công bố bảng vàng.
Cannes vinh danh hơn 60 năm sự nghiệp của diễn viên hài người Mỹ Jerry Lewis với tác phẩm « Max Rose ». Ngoài ra, trong chương trình Cannes Classic dành để nhìn lại những tác phẩm kinh điển nhất của nghệ thuật thứ 7 thế giới, đêm nay sẽ giới thiệu lại với bộ phim « Giai Nhân và Mãnh Thú » (1946) của Jean Cocteau.

Trở lại với chương trình chính thức : sau khi đã thành công vượt bực với The Descendants (Oscar dành cho kịch bản hay nhất) hay About Schmidt … nhà làm phim người Mỹ Alexander Payne chọn thực hiện một bộ phim đen trắng « Nebraska ». Đó là câu chuyện về một ông già cương quyết bằng mọi cách đến được bang Nebraska để lãnh 1 triệu đô la ông vừa thắng. Dù bệnh hoạn và không lái được xe, Woody Grant sẵn sàng vượt đường xa từ bang Montana để đến tận Nebraska.

Vợ con ông cố gắng giải thích rằng lá thư thông báo ông trúng số độc đắc chỉ là một trò lừa bịp để quảng cáo. Nỗ lực của họ cũng bằng thừa. Đi lãnh 1 triệu đô la trở thành nỗi ám ảnh cho đến khi David đồng ý đưa ông bố già tới Nebraska. Chặng dừng đầu tiên, hai bố con ông là Hawthorn, nơi Woody sinh ra và lớn. Tin ông già chân đi không vững này trở thành triệu phú được đồn thổi. Anh thợ xửa xe hơi này nào bỗng dưng trở thành nhân vật nổi tiếng trong ngôi làng mà đa số là những người cùng đã gần đất xa trời.
Tuổi thơ và những dồn nén trong quá khứ dồn dập trở về trong đôi mắt già của Woody Grant. « Nebraska » tuy vậy trước hết là một bộ phim hài. Alexande Payne như mời mọi người hãy nhìn cuộc đời dưới một góc độ khác. Đôi khi cũng nên làm những gì ai cũng cho là phi lý. Cuộc hành trình tìm kiếm 1 triệu đô la ảo đó không hẳn là vô bổ khi Woody tìm lại một phần của chính mình, gặp lại anh em, bạn bè.

Cũng phải nói Payne vừa là đạo diễn vừa là một nhà viết kịch bản và lời thoại tài hoa của làng điện ảnh Hollywood với những tác phẩm nổi tiếng như Jurassick Park 3, Sideway hay The Descendants … Đây là lần thứ nhì phim của ông được đề cử tranh Càng Cọ Vàng. Trước đây, năm 2002 Payne từng là chủ tịch ban giám khảo Cannes ở hạng mục "Un Certain Regard" và mới năm ngoái, Alexander Payne đã đến Cannes với tư cách là thành viên ban giám khảo dưới sự điều khiển của chủ tịch Nanni Moretti.

Source: RFI
phai  
#12 Đã gửi : 23/05/2013 lúc 10:05:46(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
La Jaula de Oro : Thảm cảnh của người nhập cư vào Mỹ

UserPostedImage
Một cảnh trong phim ''La Jaula de Oro " của đạo diễn Diego Quemada Diez
Festival de Cannes


Từng là trợ lý của nhà làm phim người Anh Ken Loach khi mới bắt đầu sự nghiệp, Diego Quemada Diez lần đầu tiên được mời tham dự liên hoan điện ảnh quốc tế Cannes ở hạng mục Un Certain Regard với « La Jaula de Oro - Lồng son ». Giấc mơ để lại cảnh bần cùng sau lưng trở thành một cơn ác mộng.
Trong buổi dự thi chiều ngày hôm qua, La Jaula de Oro đã được khán giả hết sức hoan nghênh. Những tràng pháo tay bất tận đã làm rúng động dàn diễn viên còn rất trẻ cũng như đạo diễn người Tây Ban Nha nhưng dự thi dưới màu cờ của Mêhicô, Diego Quemada Diez.

Tất cả bắt đầu bằng hình ảnh của một cô gái mới lớn giả dạng nam nhi để cùng với hai thằng bạn đồng trang lứa rời xa khu nhà ổ chuột ở Guatemala.

Sara, Juan và Samuel ở vào độ tuổi 15, chúng cùng mơ đến được miền đất hứa là Hoa Kỳ. Trên con đường « hướng về phương bắc » đó, Chauk một thổ dân da đỏ nhập bọn. Chauk không biết tiếng Tây Ban Nha. Khác biệt về ngôn ngữ là khó khăn đầu tiên ba người bạn trẻ Guatemala này phải vượt qua.

Biết bao nhiêu con tàu đưa chúng qua từng chặng để mong đến được một vùng đấu giàu có và bình an. Một ngàn thách thức lần lượt mở ra trước mắt : trong đợt bố ráp của cảnh sát Mêhicô, Juan và Chauk bị cướp mất đôi giày. Bốn người bạn đồng hành nếm đủ mùi đắng cay và đói khát, trước khi Samuel bỏ cuộc. Ba người còn lại tiếp tục lên đường.

Những đường tàu dài hun hút băng qua những mảnh đất khô cằn, núi non trùng điệp, rồi những tên thảo khấu trấn lột những kẻ bần cùng … cho đến khi Sara bị phát hiện là gái. Một đám đàn ông vất cô bé lên chiếc xe Jeep. Juan thiếu chút nữa thì mất mạng. Chỉ còn lại có hai thằng bạn bất đồng ngôn ngữ tiếp tục hành trình tha phương cầu thực.

Khi đến được miền đất hứa, giấc mơ đổi đời « the American Dream » trở thành một cơn ác mộng đối với Juan. Bằng những hình ảnh rất đẹp, đạo diễn Diego Quemada Diez đã đề cập đến thảm cảnh của những người nhập cư trái phép vào Hoa Kỳ. Cái giá phải trả đôi khi là chính mạng sống của những con người cùng khổ.

Trả lời trong buổi họp báo, nhà làm phim này tâm sự : cách nay đã 10 năm, anh đã từng tận mắt trông thấy hàng ngày có biết bao nhiêu người bám theo đường xe lửa, tìm đường đến Mêhicô để từ đó tiếp tục vượt biên sang Mỹ. Dù biết là trước mặt họ đầy rẫy những hiểm nguy, nhưng họ vẫn sẵn sàng đánh đổi mạng sống.

Sau khi đã nghe biết bao nhiều người thuật lại kinh nghiệm thì Diego Quemada Diez cảm thấy anh có bổn phận phải kể lại những câu chuyện đó. Quemanda Diez nói một cách đơn giản : « La Jaula de Oro » là câu chuyện của những người nhập cư.

Thực ra đề tài nói về thân phận những người nhập cư trái phép được đề cập đến trong ba bộ phim trình chiếu tại Cannes năm nay. Cùng với La Jaula de Oro thì còn phải kể đến « Né quelque part » của đạo diễn Pháp gốc Algérie Mohamed Hamidi, hay « L’Escale » của đạo diễn người Thụy Sĩ gốc Iran Kaveh Bakhtiari ở hạng mục La Quinzaine des Réalisateurs.

Đánh giá về bộ phim này, tạp chí The Hollywood Reporter nhận xét : bốn năm trước Quemada Diez, Cary Joji Fukunaga từng đề cập đến đề tài người nhập cư. « La Jaula de Oro » không sắc bén bằng nhưng có thể tha thứ vì đây là tác phẩm đầu tay của một nhà làm phim và xin nói luôn là bộ phim này của anh được chọn để tranh Ông kính vàng -giài thưởng dành cho những bộ phim đầu tay.

Sinh năm 1969 tại Tây Ban Nha nhưng từ nhiều năm qua Diego Quemada Diez sống và làm việc tại Mêhicô. Vào giữa những năm 1990 anh đã hai lần là trợ lý của nhà làm phim Ken Loach khi ông thực hiện « Land and Freedom » và Carla’s Song. Ngoài ra anh cũng đã từng cộng tác với một tên tuổi lớn khác của điện ảnh thế giới là Oliver Stone.
Source: RFI
xuong  
#13 Đã gửi : 25/05/2013 lúc 09:35:05(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Sex nung cháy màn ảnh Cannes
UserPostedImage
Hình bìa tiểu thuyết khiêu dâm "Venus in Furs" (DR)

Còn 24 tiếng đồng hồ nữa liên hoan Cannes công bố bảng vàng. Hôm nay, 25/05/2013, là ngày chiếu hai bộ phim cuối cùng tranh giải Cành cọ vàng. Còn tối nay, ban tổ chức vinh danh thần tượng điện ảnh Pháp Alain Delon, nhân xuất công chiếu phiên bản mới của bộ phim Plein Soleil.
Tại Cannes, nếu như giới phê bình tỏ vẻ lạnh nhạt với cuộn phim Only Lovers Left Alive của đạo diễn Mỹ Jim Jarmusch thì ngược lại, họ lên cơn sốt cho bộ phim La Vénus à la fourrure (Vệ Nữ khoác lông thú) của đạo diễn Pháp gốc Ba Lan Roman Polanski.

Bộ phim chọn bối cảnh thời nay tại Paris để kể lại câu chuyện của Thomas, một nhà đạo diễn đang tuyển lựa thành phần diễn viên (casting) cho vở kịch mà ông dựng trên sân khấu. Sau nhiều ngày xem các diễn viên đóng thử vai, Thomas chán nản thất vọng về tài nghệ non nớt của họ. Khi nhà đạo diễn chuẩn bị đóng cửa nhà hát ra về, thì đột ngột xuất hiện Wanda, một phụ nữ tóc vàng bí ẩn.

Trang phục hở hang, ăn nói tục tĩu, Wanda là mẫu người đàn bà mà Thomas rất ghét, nhưng không hiểu vì sao nhà đạo diễn này vẫn cho cô gái thử vai. Dưới ánh đèn sân khấu, Wanda chỉ cần khoác lên vai một mảnh lông thú, thì bỗng nhiên lại hóa thân một cách xuất thần.

Sau lần đóng thử này, hình bóng người đàn bà ám ảnh tâm trí nhà đạo diễn. Sức cuốn hút liêu trai khiến cho người đàn ông như thể bị nhập ma, quan hệ hai bên dần dần lún sâu vào cám dỗ dục vọng, trò chơi tội lỗi.

Vệ Nữ khoác lông thú (La Vénus à la fourrure) là một bộ phim phóng tác từ quyển tiểu thuyết khiêu dâm của nhà văn người Áo Lepold von Sacher Masoch (1836-1895). Giới y khoa đã lấy tên ông để định nghĩa chứng ‘‘khổ dâm’’ (masochism), theo đó người khổ dâm chỉ đạt khoái cảm tình dục cực độ trong đau đớn, khi bị hành hạ thể xác lẫn tinh thần.

Đây là lần thứ sáu, tác phẩm văn học này được chuuyển thể lên màn ảnh lớn, và khác với những lần trước, những cảnh nóng trong phim là cơ hội để cho đạo diễn Polanski khảo sát nội tâm : khao khát tình dục không đơn thuần là sinh lý, chính bộ não trí óc mới là bộ phận sinh dục của con người.

Trong chương trình Cannes Classic, sau Jerry Lewis và Kim Novak, thần tượng điện ảnh Pháp Alain Delon là khách mời danh dự của ban tổ chức liên hoan tối nay. Nhân dịp này, Cannes trình chiếu phiên bản vừa được trùng tu của bộ phim Plein soleil (1960) của đạo diễn René Clément.

Nhờ tác phẩm này mà ngôi sao màn bạc Alain Delon lọt vào mắt của đạo diễn bậc thầy Luchino Visconti, thành công rực rỡ tại Cannes cách đây đúng nửa thế kỷ khi đóng vai chính trong bộ phim Le Guépard, từng đoạt giải Cành cọ vàng liên hoan Cannes năm 1963.
Source: RFI
xuong  
#14 Đã gửi : 27/05/2013 lúc 09:27:34(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Phim Pháp « La Vie d’Adèle » đoạt Cành Cọ Vàng

UserPostedImage
Abdellatif Kechiche (G) và các diễn viên Léa Seydoux (T), Adèle Exarchopoulos, nhận giải Cành Cọ Vàng Cannes 2013
REUTERS/Eric Gaillard

Giải thưởng cao quý nhất được trao tặng một bộ phim nói về mối tình đồng tính « Cuộc đời của Adèle ». Lần đầu tiên trong lịch sử của liên hoan Cannes, ban giảm khảo – dưới sự chủ tọa của đạo diễn Steven Spielberg - dành giải thưởng cao quý nhất cho một bộ phim trực tiếp nói về đề tài đồng tính giữa một cặp nữ.
Tối ngày 26/05/2013, Liên hoan điện ảnh quốc tế Cannes lần thứ 66 vừa khép lại. Đạo diễn Pháp gốc Tunisia, Abdellatif Kechiche cùng hai nữ diễn viên chính là Adèle Exarchopoulos và Léa Seydoux cùng bước lên sân khấu để nhận Cành Cọ Vàng trong tiếng hoan hô vang dậy của cung liên hoan. Năm năm sau « Entre les murs » của Laurent Cantet, điện ảnh Pháp lại đoạt khôi nguyên. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử của liên hoan Cannes, ban giảm khảo – dưới sự chủ tọa của đạo diễn Steven Spielberg - dành giải thưởng cao quý nhất cho một bộ phim trực tiếp nói về đề tài đồng tính giữa một cặp nữ.

Cảm ơn ban giám khảo tác giả « La Vie d’Adèle » tuyên bố hiến dâng giải thưởng này cho « giới trẻ của Pháp » vì họ đã dậy cho ông nhiều điều. Ông cũng muốn đề tặng Cành Cọ Vàng 2013 cho những người bạn trẻ ở Tunisia để vinh danh công cuộc đấu tranh của « những con người muốn sống tự do và được tự do yêu thương ».

Giải thưởng quan trọng thứ nhì là Giải thưởng Lớn được trao tặng cho hai anh em nhà làm phim người Mỹ, Ethan và Joel Coen với bộ phim « «Inside Llewyn Davis». Ban giám khảo liên hoan Cannes năm nay không quên nền điện ảnh Mêhicô khi trao tặng giải thưởng dành cho đạo diễn xuất sắc nhất cho nhà làm phim Amat Escalante cho dù bộ phim Heli của anh bị chê là có quá nhiều bạo lực.

2013 cũng là năm điện ảnh châu Á tỏa sáng tại liên hoan Cannes : Bộ phim nói về tình phụ tử đầy ý nhị của đạo diễn Nhật Bản, Kore Eda , « Like Father, Like Son - Cha Nào Con Nấy » ra về với Giải thưởng của ban giám khảo. Trong khi đó nhà làm phim người Trung Quốc Giả Chương Kha thì có tên trong bảng vàng với giải thưởng dành cho kịch bản độc đáo nhất nhờ « A Touch of Sin -Thiên Trụ Định ». Giải Ống Kính Vàng 2013 về tay nhà làm phim người Singapore Anthony Chen. Anh tranh tài ở hạng mục Quinzaine des Réalisateurs với « Ilo, Ilo ».

Kịch bản có hay, cách dàn dựng phim có độc đáo, nhưng thành công hay thất bại của một bộ phim còn tùy thuộc vào các diễn viên. Giải thưởng dành cho nam diễn viên xuất sắc nhất năm nay về tay tài tử Mỹ, Bruce Dern, 76 tuổi. Bruce Dern đã xuất thần với vai ông già Woody Grant trong tác phẩm « Nebraska » của Alexander Payne. Còn về phĩa nữ, ngôi sao điện ảnh Pháp gốc Achentina Bérénice Bejo đã ra về với giải thưởng của liên hoan Cannes lần thứ 66 nhờ vai diễn Marie trong « Le Passé –Quá khứ » của đạo diễn Iran, Asghar Farhadi.

Cuối cùng phim ngắn của đạo diễn Hàn Quốc, Byoung-gon Moon, « Safe – An toàn » khép lại danh sách các phần thưởng mà ban giám khảo Cannes 2013 đã đề cử.
Source: RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.319 giây.