logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 21/06/2017 lúc 08:44:54(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
1. Nhiều xe Cảnh Sát Dã Chiến phóng mau tới hiện trường. Họ lục đục xuống, bắc loa kêu gọi Xin anh em hãy giải tán! Xin anh em hãy giải tán….. Một số tham dự biểu tình lật đật chạy vô đứng lẫn lộn với bạn hàng trong chợ. Vài ba thanh niên cuốn vội những tấm biểu ngữ nhét vô chỗ nào đó khuất khuất rồi trở lại nhập vô đám đông đứng dưới những tấm biểu ngữ còn chưa nghiêng ngửa. Nhóm người nầy mỗi lúc một đông, toàn là thanh niên thiếu nữ trong tuổi đôi mươi, áo quần tươm tất, sơ-mi bỏ vô quần, áo dài thướt tha, giơ tay cao la hét những khẩu hiệu cáo buộc người cầm quyền đã được viết trên biểu ngữ. Họ có xao động đôi chút khi nhân viên công lực tiến tới gần. Hai bên đứng chỉ cách nhau chừng 2 thước, bên nầy hô to khẩu hiệu bên kia kêu gọi giải tán. Những chiếc dùi cui có đưa ra nhưng với mục đích hổ trợ vài ba người muốn rời khỏi tay níu kéo của đồng bọn hơn là đánh đập hay cố ý bắt hốt. Tiếng loa phóng thanh kêu gọi ồn ào hơn. Đoàn biểu tình lần lần bị tách rời với những người hiếu kỳ. Họ, lực lượng áo trắng, tay không, lúc nầy còn không có bao nhiêu, dầu vậy tiếng la hét đả đảo, kể tội Tổng Thống tham nhũng vẫn còn vang vội, và những tấm biểu ngữ còn lại vẫn hiên ngang đứng vững.

Tiếng loa kêu gọi: Chúng tôi lập lại lần chót: Anh em hãy giải tán. Lần nầy âm độ lớn tới điếc tai. Vòng vây khép kín hơn với sự tiếp viện của ba bốn xe đóng lưới bít bùng vừa mới tới. Những trái lựu đạn cay cùng lựu đạn khói được tung ra khi nhiều nhân viên thường phục được điều động tới xua đuổi người hiếu kỳ.

Phóng viên ngoại quốc hơn chục người, mang máy ảnh cồng kềnh chạy lăng xăng, chụp hình cho nghiệp vụ mà không ai cản ngăn hay chú ý. Những người bán hàng đem tới bánh mì, nước uống và chanh xắt sẵn, một số phân phát được cho người nhận, một số khác bị đuổi xô ra khỏi vòng, cười cười bẽn lẽn phân bua. Khói lựu đạn xịt những lằn ngoằn ngoèo sát mặt đất, lần lần phủ màu vàng lan tỏa một khu không gian rộng lớn đang có tác dụng làm thối chí những ai chưa có điều kiện che mặt, xát chanh.

Lực lượng biểu tình tan lần lần như chợ bắt đầu chiều, nhiều người cầm biểu ngữ bị kè đẩy lên xe cây. Mấy chục tấm biểu ngữ bị vung vãi dưới đất đương bị dày xéo. Một vài viên Cảnh Sát Dã Chiến nhẩn nha lượm, cuốn lại đặt lên trên xe Jeep. Họ làm việc cần mẫn, ít nói chuyện dầu rằng vẻ hằn học sắt máu không thấy trên gương mặt ai.

Nhóm bám trụ còn lại ít ỏi, chừng hơn hai chục người. Mặt trời đã lên cao. Hai bên đều mồ hôi nhuễ nhoãi, đứng kênh nhau, một bên bằng khiên thiếc và dùi cui cây, một bên bằng biểu ngữ và lòng cương quyết…

Tuấn kéo tay Ánh Thu theo đoàn người bỏ cuộc, lách mình qua nhóm Cảnh Sát Dã Chiến đứng làm hàng rào, băng qua đường hướng về một con hẻm. Anh nói bên tai người con gái:

Hẻm nầy trổ ra đường Trương Tấn Bửu. Mình về! Cay mắt quá, với lại kéo dài lâu dễ bị hốt. Họ chỉ nhân nhượng tới lúc nào đó thôi. Lâu quá họ đổ quạu mạnh tay…

Người con gái chạy theo sức lôi của bạn, bỗng vấp hụt chưn té xụm vì đôi guốc Dakao kiểu dáng hơi nặng, may mà gượng dậy được, lếch thếch theo.

Ánh Thu mà té xuống người ta đạp lên không chết cũng què tay què chưn. Tuấn nói bằng giọng săn sóc, lo âu, rồi thêm: Lần sau nên đi giày, gót cao vừa phải.

Thu không nói gì, cũng chẳng muốn gỡ tay Tuấn ra, lúc nầy còn giữ thế làm gì nữa! Cô, tay kia ôm gọn hai vạt áo dài, chạy theo sức kéo của Tuấn, bây giờ lại mạnh hơn, quyết liệt hơn. Hai người lách đám đông tò mò đương lố nhố đứng che gần hết con hẻm, rẽ vô trong sâu. Khói lựu đạn cay phía nầy không nhiều, nhưng cũng đủ đuổi theo làm mọi người nước mắt nước mũi ràn rụa. Vài người dân núp trong cửa nhà mình vói tay ra trao những bụm chanh cắt sẵn. Thu mau tay nhận, chia cho Tuấn chà chà vô mặt, vô mắt. Ngoài kia những người hùng còn mang biểu ngữ đương giằng giựt với cảnh sát. Nhiều khi có cuộc xô đẩy nhưng phần nhiều người có trách nhiệm rất nương tay, họ cố giải tán đám biểu tình hơn là trừng phạt đánh đấm cho sướng tay hả giận.

Tuấn nói:

Có thể là nhờ bóng hồng của Thu nên mình thoát ra dễ dàng, không thôi bị lùa lên xe cây, sưu tra hai ba bữa mới được về. Hổng bị đánh đập gì nhưng mất thời giờ.

Thu đứng lại thở, lúc nầy tay Tuấn đã buông khỏi tay Thu từ lâu, anh nói:

Qua vòng vây của họ rồi! Mình đứng đây coi diễn tiến ra sao. Họ giàn giá như vậy nhưng không dám làm mạnh đâu. Họ sợ mang tiếng vì có báo chí và phóng viên ngoại quốc quá nhiều.

Cả hai bây giờ làm người vô can đứng dòm qua bên chợ. Một số nhân viên mặc thường phục đẩy vài ba sinh viên ngổ ngáo còn sót lại lên xe. Tiếng hô đả đảo đã hết, chỉ còn những tiếng rè rè của những bộ đàm trao đổi giữa người có trách nhiệm giải tán đoàn biểu tình với cấp trên. Xe cộ đã được phép lưu thông trở lại. Chỗ hiện trường mấy chục phút trước ồn ào náo nhiệt giờ trở lại với cuộc sống bình thường, hiền như ma sơ khi đọc kinh cầu nguyện.….

Khu chợ trở mình, xóa tan dấu vết của một cuộc biểu tình sôi động, đông ken vừa mới xảy ra. Bên kia đường, biển vàng Viện Đại Học Vạn Hạnh vẫn đứng im như lúc nào…

2. Tôi thích nói chuyện bâng quơ với người lối xóm. La cà nghe hóng chuyện nọ kia khi tuổi già có cái lợi thư giãn và biết được tâm tình thầm kín của nhiều người. Nghe thiệt bình thản, không luận thuyết, tiếp nhận chuyện hay dở đều cười mín chi thông cảm, làm thân. Nhờ vậy mà tôi được coi như người địa phương mặc dầu cái bộ mặt trắng trẻo của tôi lúc mới tới ai cũng ngó lom lom, dè chừng, xa cách. Thằng Hùng khùng thì khỏi nói, đi tới đầu hàng rào bông bụp nhà tôi thì mười lần như một, lúc nào tay cũng ngắt một bông, bứt ra từng cánh đỏ, phũ phàng liệng xuống đất, vừa đi vừa se se phần còn lại làm chong chóng, mắt chăm chú quan sát như nhà thực vật học yêu nghề, miệng lầm bầm những gì không ai biết. Sau cùng thế nào nó cũng lắc lắc cửa cổng réo kêu mở để nó chắp tay sau đít đi tới lui như người trên trung ương về thị sát một xóm ấp nhỏ xa xôi.Từ cây khế đầu cổng tới cái hồ sen gần cửa ra vô nhà chánh, nó ngắm hết chỗ nầy rồi nghía chỗ kia. Chán chê thì bỏ đi ra, không thèm nói gì với ai, như là việc thị sát của nó đã xong, cả nhà cứ tự nhiên làm công chuyện bỏ dở dang nãy giờ.

Còn nhiều nhơn vật khác nữa: Bảy Cu ưa cự nự với vợ nhưng thích la cà với thầy giáo để học hỏi chuyện đời. Thằng Út-Mót-thầy-chạy nổi tiếng trong xóm với câu tuyên bố xanh dờn: Ba cái c.c., chia gia tài hổng công bằng, đứa nhiều đứa ít. Vậy mà gặp tôi lúc nào nó cũng chào thân thiện bằng câu kinh điển: Thầy giáo mạnh khỏe? Rồi buông một câu tình cảm hết sức nói: Bữa nào huỡn hưỡn thầy giáo qua bên tui, mình làm vài xị lai rai… Thấy tôi ngần ngừ thì nó thêm: Không uống nhiều thì uống ít, không ai ép thầy giáo đâu mà ngại. Rượu bất khả ép mà!

Bà Sáu Bướu với con chó trung thành thì chỉ khi nào tay cầm cái bao xốp với vài ổ bánh mì ế độ mới tới trước cửa rào, đứng lớ ngớ một chập hèn lâu, đợi tôi ra chào hỏi cho có lệ rồi nhìn nhìn xuống mấy ổ bánh mì tỏ vẻ đau khổ. Tôi lần nào cũng mua trọn gói, mua rồi thì đãi những đứa trẻ trong vùng ăn thoải mái. Ông mua cho tụi bây đó, tự nhiên đi mấy cháu!

Bữa nay bà Sáu bỗng nhiên ngồi xà xuống trước cổng khi tôi đứng đó đương quơ tay quơ chưn làm cử chỉ vận động buổi sang mong chận lại vài ba phút bước tiến lấn chiếm của tuổi già.Cách ngồi của bà trong tư thế bất cần đời.Thả mình đánh phịch đít xuống đất, bất câu cát đá, bật ngửa ra, hai tay chống về phía sau. Cái quần đen ống hơi rộng, một bên tuột lên khỏi đầu gối đưa ra bắp chuối teo cơ, nhăn nheo, cũng không được chủ nhơn để ý. Cục bướu ở dưới càm, che khuất hết đằng trước cổ như lớn nặng hơn ngày thường, kéo trì xuống đụng ngực, những lằn gân đỏ trong đó hiện hình lưới nhiều nhánh rõ hơn, phập phồng theo từng hơi thở của người mang tội nghiệp. Con chó Vàng hưởi hưởi chưn chủ rồi đi lãng vãng vô mấy buội rậm rượt đuổi đám cắc kè rắn mối với tất cả sự hăng say của mình.

Khỏe không bà Sáu?

Chào thầy giáo! Khỏe sao được mà khỏe, bịnh nầy chắc như bắp sẽ mang nó theo về bển, cùng đi chung xuồng về Bến Giác!

Tiếng bển của người nói trầm xuống như đánh dấu than. Bến giác, chữ nghĩa bác học đi vào quần chúng bình dân, phát ra từ người đàn bà nầy nghe còn thảm thê hơn tiếng thở dài bất lực trước số phận. Bà Sáu ở trong tư thế bất cần đời vẫn ngước mặt lên, ngó xa xăm.

Tôi không biết bắt đầu chuyện từ đâu, đành trầm ngâm ngó buội tre trước mặt đã đời rồi bâng quơ nhìn trời mây qua mấy hàng dây điện chằng chịt. Một lúc hèn lâu mới vô đề được:

Mấy lúc gần đây không thấy ba thằng Hùng đi ngang đây nữa ha!

Ổng còn bết bát hơn tui nữa! Đi đâu? Hai tháng nay rồi bộ thầy giáo không hay sao?

Tôi chống chế chạy tội:

Ờ! Thời gian qua mau quá. Mới đó mà hai tháng rồi! Lần ổng đi nhà thương bằng xe ôm, gặp, tôi có chào hỏi, ổng nói đỡ đỡ mà mặt coi bộ buồn hiu!

Ổng bị chứng thống phong, uống nước nấu cải bẹ xanh chừng tháng là hết chứ gì nhưng bả ỷ mình tanh tanh tiền, đâu có chịu, cứ nghe mấy cha nội thầy Tàu xí gạt, uống thuốc lọc máu, bổ gan, mát thận…. Tới bây giờ gần như nằm bẹp luôn. Đâu có đi đâu ra khỏi nhà, lúc nào cũng than đau nhức từ tuốt trong xương.

Ủa? Nghe nói chạy thuốc sáng nhà sáng cửa mà! Bộ bết bát lắm sao?

Ừ! bịnh chứng thì không thấy gì đáng sợ, nhưng bịnh tình thì ghê gớm...!

Tôi thiệt tình bối rối trước câu nói của người đàn bà nầy, một người bị đời gạc xuống tận cùng của xã hội ai cũng tưởng rằng phải sống với ngôn ngữ bình thường lè tè mặt đất, đâu ngờ có thể nói một câu sách vở như vậy. Bà cúi xuống ngó mấy cái lá mình mới tướt bứt liệng xuống đất, thêm:

Tâm bịnh mà, nặng hơn thì có, bớt sao được, thuốc tiên cũng chịu thôi!

Tâm bịnh?

Thầy giáo biết đó, sống với người không thương! Ngừng một chút hèn lâu: Xin cho hưu non, trên đồng ý nhưng không được hưởng chế độ. Chuyện nầy kia, ba ve dồn một hũtâm bịnh là chuyện đương nhiên.

Người đàn bà tội nghiệp nầy đưa nhận xét làm tôi ngạc nhiên. Cách nói của bà cũng văn hoa bóng bẩy, khác xa với bộ quần áo cháo lòng đương khoác trên mình bà.

Không biết nói gì hơn tôi đứng ngu ngơ ngó chung quanh, cũng là cách tránh nhìn ánh mắt buồn thảm của bà Sáu và cục bướu nặng nợ của bà. Một con chim lẻ đàn bay vút qua bầu trời xanh thẵm xa xa.

Người đàn bà chồm tới lượm một que khô ngoài tầm tay, vẽ những hình thù vô nghĩa trên mặt đất:

Tôi không tiếc cho tuổi trẻ của tôi đi trật đường, cũng không tiếc mình bị đá đít bỏ rơi. Chỉ tức là không nghe cha mẹ nên mắc vô sai lầm chết người. Không lo học hành, chỉ chạy theo tranh đấu, xuống đường, xuống điết. Tin ở con tim của mình tới chừng bị quăng đi như cái bị rách thì …

Bà Sáu không nói hết câu, trầm ngâm hèn lâu với tiếng thở dài.

Ờ! Mà nói thì nói vậy chứ tức giận gì cho bị tai biến khổ thân. Nghĩ tới chuyện xưa, bực mình đập tay xuống bàn rủi đứt mạch máu não thì hại mình chứ hại ai!

Con Vàng như là thuộc lòng tình trạng nầy của chủ, quay lại đứng kế bên, ủi ủi cái mỏ ướt của nó vô chưn bà…

Tôi theo thói quen cố hữu gợi lý lịch trích ngang của bàng dân thiên hạ:

Nghe nói bà Sáu lúc trước học Văn Khoa, vậy sao không xin đi làm gì đó ở văn phòng, bán cháo lòng bình đân ở nhà quê nầy làm sao đủ sống?

Vậy mới nói! Trước kia ghi danh cho có chưn chứ học hành bao nhiêu. Nghe lời ổng đi biểu tình, đi tuyệt thực, thét rồi không biết mặt thầy, nói gì tới biết bài học…

Biểu tình hoài, có lúc nào bị bắt không?

Tôi thì chỉ bị một lần, cũng hơi ớn. Ổng bị đâu ba bốn lần gì đó. Nói nào ngay, họ không đánh đập gì, chỉ sưu tra, không có gì thì vài bữa thả.

Vậy sao? Sao dễ như chơi vậy?

Xưa là vậy đó! Khác với bây giờ! Xưa họ không có kinh nghiệm về mặt giữ gìn chánh quyền.

Biết bà ta bị ảnh hưởng nào đó trong lời phát biểu nầy, tôi chỉ nhỏ nhẹ để không mở ra cuộc tranh luận không cần thiết:

Xưa người ta tôn trọng quyền lên tiếng của đối lập. Thấy bà Sáu trầm ngâm một lúc hơi lâu, hình như muốn chống đối, tôi chuyển hướng đề tài:

Tuổi trẻ ai cũng có lý tưởng, chỉ có điều là đúng hay sai thôi.

Người đàn bà xì tiếng thiệt lớn:

Theo ổng chớ theo lý tưởng gì. Tức mình là sau nầy, tin lời bày vẽ của ổng, xin về đây làm cán bộ ấp, ấp Phú Hoà, xã Phú Hòa Đông mình chứ đâu xa. Ổng nói cưới, mà cứ cù nhầy, nhùn nha nhùn nhằn hoài, khi thấy tôi nổi cục bướu nầy lên thì ổng chạy làng. Lấy bà nầy ở B về. Ổng lúc đó có quyền thế trong huyện mà làm ngơ tui. Không giúp đỡ trị bịnh, cũng không cho ơn huệ gì. Bao nhiêu tiền cha mẹ cho bỏ vô tiết kiệm Tín Nghĩa Ngân Hàng không lấy ra được một cắc…Nghèo mạt rệp luôn. Khi cục bướu lớn thì còn tệ hơn: Kiết xác ngóc đầu lên không nổi.

Bà Sáu nói một lèo như sợ ngừng thì sẽ không đủ can đảm nói hết lòng mình. Bà chấm dứt bằng những hơi thở mệt. Con Vàng tới gần, bà vuốt đầu nó nói nho nhỏ:

Gia tài bây giờ chỉ còn con chó trung thành nầy thôi. Bị sa thải, cùng mạt kiếp, sống lây lất nhờ nồi cháo lòng mỗi ngày.… Mà thôi! Mình làm thì mình chịu, trách ai bây giờ đây!...

3. Tôi như bị trói chặt chân tay, không thể giúp Ánh Thu những gì mà tôi muốn, đành giúp bằng những ánh mắt thương cảm mỗi khi Thu đi qua ngang đây. Cục bướu Thu mang trên người tôi cho đó là nỗi uất ức một đời lỡ làng vì tin tưởng vào lời hứa. Tôi bội ước do nhiều nguyên nhân trong đó tham vọng là chánh khi quơ đại quơ đùa tính làm diều bay lên…Ai dè! Cuối cùng thì sống trong tiếng ngầy ngà liên tục suốt đời.

Ông già bịnh hoạn kể lể trong tiếng nấc nghẹn. Ngoài đường lũ trẻ ồn ào chen lấn bên dàn kẹo kéo nghèo nàn để nghe người bán kẹo hát những bài tình cảm mấy chục năm nay bị cấm đoán. Tiếng hát, tiếng bàn tán phê bình vọng vô tới căn phòng đóng cửa âm u chúng tôi đương ngồi.

Tôi an ủi mà coi hình như chẳng thấm thía gì đối với nỗi tình đau của bịnh nhơn đương ngồi cú sụ lọt thỏm vô cái ghế bành:

Đời người ai cũng có những lỗi lầm. Cái lỗi của anh với bà Sáu dầu sao cũng về mặt tình cảm, dính đáng chỉ riêng một cá nhân. Tôi muốn nói thêm, biết bao nhiêu người khác có lỗi với muôn người… nhưng thấy mình nên ngừng tại chỗ đáng ngừng, nói ra cũng chẳng ích lợi gì. Với lại biết đâu ông ta sẽ cho tôi là chạm điện?

Chúng tôi im lặng thiệt lâu. Không gian lắng đọng có thể người nầy nghe được tiếng thở và nhịp tim của người kia. Hình như có tiếng càu nhàu của bà vợ ông ta ngoài vườn. Tiếng càu nhàu mà những lần trước ông khôi hài với tôi rằng lại mở dàn loa phường làm khổ lỗ tay thiên hạ..

Tôi chồm tới vịn vai ông, nói nhỏ báo tin bà Sáu đã được giới thiệu đi mổ cục bướu hôm qua. Chưa biết chuyện ra sao. Hình như bà rất yếu, mổ thành công chưa chắc đời sống kéo dài thêm được bao nhiêu vì chỗ mổ dính dáng tới yết hầu. Nghe xong, ông nói như mếu:

Cũng cầu cho ca mổ thành công. Sống thêm được ngày nào thì mừng ngày nấy. Cắt bỏ chứ mang như bây giờ thì ngất ngư quá.

Lại chắt lưỡi:

Ngày đó tôi có quyền thế mà không dám nói lời gì để yêu cầu họ giúp Ánh Thu, sợ cái của nợ kia nghe được thì làm ồn ào, lớn chuyện. Miệng lưỡi Ánh Thu làm sao qua được miệng lưỡi cái loa phường đó. Vậy mới hèn!

4. Cũng gương mặt đó, gương mặt héo hắt của người bịnh hoạn thân xác và đau đớn mặc cảm đương kệ cho những giọt nước mắt muộn màng tuông rơi. Để mặc ông ta nấc nấc cho đã cơn, tôi theo dõi những giọt nước mắt lăn dài trên hai đường rãnh bên mép, rơi từng giọt lên cái gối ôm đã ngả qua màu vàng hột gà… Tiếng rơi nhẹ nhàng, mơ hồ như tiếng dộng chuông báo cho người tình bị bỏ quên lâu nay nỗi lòng bi thiết của người ân hận. Từng giọt nước tỏa rộng trên mặt gối, giống như nụ cười mãn nguyện của người tình ông thời trẻ, người tình trước khi chết đã lãng mạn năn nỉ tôi lén báo tin để coi ổng có chăng nhỏ xuống những giọt nước mắt tiếc thương.

Trên trần nhà, hai ba con thằn lằn đồng thanh chắt lưỡi, không biết đó phải chăng là tiếng báo mãn nguyện của người phụ nữ hơn nữa đời chờ đợi sự ăn năn của người tình phụ?

Và tôi thấy tội nghiệp cho bà Sáu Bướu khi nhớ lại một lần bà bẽn lẽn thú nhận:

Phút thần tiên ngày xưa là sau khi biểu tình xong, ổng chở tôi trên chiếc Honda dame tình tứ tới trước cửa Bưu Điện Sàigòn, ăn một bữa bò bía trừ cơm. Giờ chuyện đó bay xa như từ muôn kiếp nào trong huyền thoại…

Bà Sáu Thu! Mong tiếng khóc muộn màng của ổng hóa giải được nỗi buồn đeo đẳng bà bao nhiêu năm nay.
Victorville, CA. Tuần lễ Tình Nhơn 2017

Nguyễn Văn Sâm
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.182 giây.