logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 24/06/2017 lúc 11:04:51(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,236

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Ông Phạm Minh Hoàng trả lời phỏng vấn tại phi trường Charle de Gaulle, ngay sau khi bước ra khỏi máy bay. (Hình: Facebook Michel Tran Duc)
PARIS, Pháp (NV) -Ông Phạm Minh Hoàng, người vừa bị trục xuất khỏi Việt Nam tối Thứ Bảy, 24 Tháng Sáu, đã đến Paris, Pháp, lúc 6 giờ 30 sáng Chủ Nhật (giờ địa phương), theo trang Facebook của bà Lê Thị Kiều Oanh, vợ của ông, cho biết.
Theo trang Facebook này, sau 12 giờ bay, chuyến bay VN 011 chở ông Hoàng đáp xuống phi trường Charles de Gaulle, và ông được đông đảo bạn bè ra đón.
Ông Hoàng bị công an ập đến nhà bắt hôm Thứ Sáu, 23 Tháng Sáu, sau khi bị ông Trần Đại Quang, chủ tịch nước, ký quyết định tước quốc tịch Việt Nam hôm 17 Tháng Năm.
Hôm 15 Tháng Sáu, ông Hoàng gửi đơn tới Bộ Tư Pháp khiếu nại về quyết định ngày 17 Tháng Năm mà Chủ Tịch Nước Trần Đại Quang ký “tước quốc tịch Việt Nam” của ông. Trong quyết định ghi rõ ông Hoàng sinh ngày 8 Tháng Tám, 1955, tại Bà Rịa-Vũng Tàu.
Ông Hoàng cũng gởi đơn cho chính phủ Pháp, qua tòa đại sứ Pháp tại Việt Nam, xin từ bỏ quốc tịch Pháp để ở lại Việt Nam, nhưng chưa thấy phía Pháp phản ứng gì.
UserPostedImage
Ông Phạm Minh Hoàng (cầm bó hoa) được bạn bè đón ở phi trường. (Hình: Facebook Michel Tran Duc)
Trước khi bị trục xuất, tổng lãnh sự Pháp ở Sài Gòn có gặp ông Hoàng để tiếp xúc lãnh sự với ông tại một địa điểm không tiết lộ trước, dành cho người nước ngoài bị tạm giam giữ trước khi bị trục xuất khỏi Việt Nam, bà Lê Thị Kiều Oanh nói với BBC tiếng Việt.
Bà Oanh nói với BBC tiếng Việt là cũng gặp trực tiếp ông tổng lãnh sự và nhờ ông gởi vài bộ quần áo cho chồng, do khi bị bắt đi từ tư gia, trước sự hiện diện của vợ con, ông Hoàng chỉ mặc trên người một bộ đồ quần ngắn và áo thun, mặc dù ông đề nghị được thay đồ.
“Tôi tự ý đến tòa tổng lãnh sự, đây là một việc làm hơi đường đột là vì hôm nay, thứ nhất là ngày Thứ Bảy, là ngày cuối tuần và tôi không hề có hẹn trước. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng ông (tổng lãnh sự) cũng phải thông cảm cho hoàn cảnh của tôi,” bà Kiều Oanh nói với BBC tiếng Việt.
“Và khi tôi tới, ông rất là bận việc, hình như ông đang làm công văn nào đó, cho nên ông đề nghị tôi chờ… Tới gần hơn 12 giờ 30 phút thì ông tiếp tôi, điều đầu tiên ông báo cho tôi một tin vui là đầu giờ chiều ông sẽ được vào thăm ông xã tôi,” bà Oanh kể tiếp.
“Sau đó ông lại cho tôi biết một cái tin phải nói là rất đau buồn. Ông nói việc trục xuất chồng tôi thì không thể nào tránh khỏi,” vợ ông nói tiếp với BBC tiếng Việt.
UserPostedImage
Giáo Sư Phạm Minh Hoàng và vợ, bà Lê Thị Kiều Oanh. (Hình: Facebook Lê Thị Kiều Oanh)
Cũng theo BBC tiếng Việt, bà Oanh nói bà đem hết mọi lý do, mọi hoàn cảnh của gia đình như thế nào để thuyết phục ông tổng lãnh sự nghĩ lại, trao đổi lại với Bộ Ngoại Giao Pháp về trường hợp của chồng bà để xin là đừng trục xuất.
“Tuy nhiên, ông nói là ông không thể làm gì hơn vì đây là quyết định từ phía nhà nước Pháp gửi về cho ông,” bà Oanh được trích lời nói. “Là vì theo lời ông, chồng tôi đã bị nhà nước Việt Nam tước quốc tịch. Bây giờ chồng tôi chỉ còn là một công dân Pháp. Và khi nhà nước Việt Nam đề nghị trục xuất công dân của nước mình (Pháp), thì chúng tôi có bổn phận là phải nhận, về phương diện ngoại giao thì không thể là không chấp nhận. Công dân của mình mà người ta trục xuất về mà không nhận thì về phương diện ngoại giao, nó không đúng nguyên tắc.”
Trong khi đó, thông báo của cơ sở đảng Việt Tân tại Pháp cho biết: “Việc tước quốc tịch Việt Nam, bắt giam và trục xuất anh Phạm Minh Hoàng là một thủ đoạn nhằm chận đứng các hoạt động tranh đấu ôn hòa của anh Phạm Minh Hoàng ngay trên đất nước. Tuy nhiên, dù ở bất cứ nơi đâu và trong hoàn cảnh nào, anh vẫn khẳng định ‘Tôi là người Việt Nam’ và tin rằng vẫn luôn luôn có thể đóng góp cho quê hương, đất nước.”
“Ngày Chủ Nhật, 25 Tháng Sáu, anh Phạm Minh Hoàng sẽ đến Pháp, sau khi bị trục xuất khỏi Việt Nam. Điều chắc chắn, chúng ta đều muốn có cơ hội lắng nghe anh Hoàng kể lại sự kiện trong những ngày đầy căng thẳng của anh trong cuộc tranh đấu để đòi quyền sống trên quê hương. Riêng anh Hoàng, anh cũng muốn có cơ hội nói lên sự tri ân đối với tất cả những người đã nỗ lực tranh đấu cho anh trong những ngày qua,” thông báo của cơ sở đảng Việt Tân tại Pháp cho biết tiếp.
Đảng Việt Tân tại Pháp sẽ tổ chức một buổi nói chuyện với ông Phạm Minh Hoàng vào lúc 3 giờ chiều Chủ Nhật, 25 Tháng Sáu, tại Hotel Campanile Salle Accacia/Bambou, 2 Bld du Général de Gaulle, 94700 Le Kremlin Bicêtre, Metro: Porte d’Italie.
Theo thông báo của cơ sở đảng Việt Tân tại Pháp, “ông Phạm Minh Hoàng đi du học tại Pháp năm 1973. Sau đó, ông quay trở lại Việt Nam để dạy học tại đại học Bách Khoa Sài Gòn và mang song tịch Pháp-Việt. Ông bị nhà cầm quyền CSVN bắt vào Tháng Tám, 2010 và bị xử 17 tháng tù và ba năm quản chế, vì những bài viết và những hoạt động của ông cho nhân quyền và dân chủ. Sau khi ra tù ông vẫn tiếp tục theo đuổi lý tưởng của ông, trong cương vị của một đảng viên Việt Tân.”
Theo báo Người Việt
song  
#2 Đã gửi : 25/06/2017 lúc 08:43:28(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,236

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Blogger Phạm Minh Hoàng về tới Pháp sau khi bị trục xuất khỏi Việt Nam

UserPostedImage
Năm 2011, blogger Phạm Minh Hoàng bị kết án tù với tội danh "âm mưu lật đổ chế độ". (Ảnh tư liệu) Vietnam News Agency / AFP
Đáp xuống phi trường Charles De Gaulle- Paris, vào sáng sớm ngày 25/06/2017, blogger Phạm Minh Hoàng mang hai quốc tịch Việt Nam và Pháp cho biết ông « rất buồn » về việc bị trục xuất, nhưng sẽ tiếp tục đấu tranh vì dân chủ cho Việt Nam.
Hãng tin Pháp AFP nhắc lại ông Phạm Minh Hoàng, 62 tuổi, nguyên là giáo sư toán, đã bị bắt tại nhà riêng ở Thành phố Hồ Chí Minh, hôm 23/06/2017 và đã bị trục xuất về Pháp trên chuyến bay trong đêm ngày 24/06/2017. Giữa tháng Năm vừa qua, ông hay tin đã bị tước quốc tịch Việt Nam.
Tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Rights Watch xem việc ông Phạm Minh Hoàng bị tước quốc tịch là một «hành vi gây sốc và chưa từng xảy ra». Quyết định này, theo Human Rights Watch, vi phạm nghiêm trọng « các quyền tự do của con người, tự do ngôn luận, tự do công dân và các quyền cơ bản ».
Năm 2011, blogger Phạm Minh Hoàng, thành viên đảng Việt Tân, bị kết án ba năm tù với tội danh «âm mưu lật đổ chế độ», Gần một năm rưỡi sau, ông được trả tự do, nhưng vẫn bị phạt ba năm quản thúc tại gia.
Theo RFI
song  
#3 Đã gửi : 25/06/2017 lúc 08:45:30(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,236

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Người Việt chào đón ông Phạm Minh Hoàng ở Pháp

UserPostedImage
Ông Phạm Minh Hoàng tại sân bay ở Paris hôm 25/6.

Nhà bất đồng chính kiến bị Hà Nội tước quốc tịch đã đặt chân tới Pháp hôm 25/6, sau khi bị bắt và trục xuất khỏi Việt Nam.
Một nhóm nhỏ người Việt cầm biểu ngữ viết bằng tiếng Pháp và tiếng Việt tới sân bay Charles de Gaulle chào đón giáo sư Phạm Minh Hoàng.
Có thể thấy những dòng chữ như "Người ta có thể đưa tôi ra khỏi Việt Nam nhưng không ai có thể đưa Việt Nam ra khỏi tôi" hay "Tôi là người Việt Nam".
Trong cuộc gặp với khoảng 40 thành viên của cộng đồng người Việt ở Paris sau đó, trong căn phòng có treo cờ của Việt Nam Cộng hòa cùng hình ảnh của tổ chức Việt Tân mà ông Hoàng là thành viên, ông kể lại chi tiết chuyện ông bị bắt và trục xuất ra sao, trong đó ông nói về cuộc gặp với ông Tổng lãnh sự quán Pháp ở TP HCM.
“Tôi không hiểu họ sợ tôi cái gì nữa? Tôi năm 62 tuổi. Tôi ngồi giữa 3 người an ninh [trên máy bay]”, ông kể, nói thêm rằng họ chỉ rời đi khi biết chắc ông đã nhập cảnh vào Pháp.
Nhà giáo dạy toán nói tiếp về quyết định từ bỏ cả quốc tịch Pháp sau khi mất quốc tịch Việt Nam: “Ước vọng của tôi ngay từ đầu là muốn sống ở Việt Nam. Đấy là ước vọng lớn nhất. Tôi sẵn sàng hy sinh tất cả”.
Trong sự kiện được Đảng Việt Tân truyền trực tiếp trên Facebook, khi được hỏi về dự định trong thời gian tới, ông Hoàng nói: "Tôi khẳng định tiếp tục con đường đấu tranh".
Đảng viên của tổ chức bị Hà Nội cáo buộc là "khủng bố" này bị áp tải đưa ra khỏi Việt Nam trên chuyến bay muộn từ TP HCM hôm 24/6.
UserPostedImage
Ông Hoàng và vợ, con.
Vợ ông, bà Lê Thị Kiều Oanh, cho biết trước đó đã gặp người đứng đầu Tổng lãnh sự quán Pháp, nhưng được thông báo rằng việc trục xuất là "điều không thể tránh khỏi", nhất là sau khi chồng bà bị tước quốc tịch Việt Nam, và Pháp "không có quyền can thiệp vào nội bộ Việt Nam, nhất là về luật pháp".
Ông Hoàng cho biết, sau khi tới Paris, ông đã liên lạc về nhà ở TP HCM và nói chuyện với vợ. "Tôi may mắn có người bạn đời bản lĩnh, chấp nhận cuộc sống khó khăn của tôi, chia sẻ lý tưởng của tôi", ông nói.
Tới ngày 25/6, Bộ Ngoại giao Pháp cũng như Đại sứ quán và Tổng lãnh sự Pháp ở Việt Nam vẫn chưa phản hồi email hỏi về trường hợp của ông Hoàng của VOA Việt Ngữ gửi ngày 23/6.
Trả lời báo chí về vụ tước quốc tịch ông Hoàng, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng hôm 15/6 nói rằng việc làm đó “hoàn toàn theo đúng pháp luật Việt Nam”.
Tuy nhiên, trả lời VOA Việt Ngữ trước khi bị bắt, ông Hoàng nói rằng chính quyền "trả thù" các hoạt động cổ xúy ôn hòa vì dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam của ông và của Đảng Việt Tân, tổ chức Hà Nội từng nhiều lần lên án.
Theo VOA
song  
#4 Đã gửi : 25/06/2017 lúc 08:47:35(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,236

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Người Việt chào đón ông Phạm Minh Hoàng ở Pháp

UserPostedImage
Ông Phạm Minh Hoàng tại sân bay ở Paris hôm 25/6.

Nhà bất đồng chính kiến bị Hà Nội tước quốc tịch đã đặt chân tới Pháp hôm 25/6, sau khi bị bắt và trục xuất khỏi Việt Nam.
Một nhóm nhỏ người Việt cầm biểu ngữ viết bằng tiếng Pháp và tiếng Việt tới sân bay Charles de Gaulle chào đón giáo sư Phạm Minh Hoàng.
Có thể thấy những dòng chữ như "Người ta có thể đưa tôi ra khỏi Việt Nam nhưng không ai có thể đưa Việt Nam ra khỏi tôi" hay "Tôi là người Việt Nam".
Trong cuộc gặp với khoảng 40 thành viên của cộng đồng người Việt ở Paris sau đó, trong căn phòng có treo cờ của Việt Nam Cộng hòa cùng hình ảnh của tổ chức Việt Tân mà ông Hoàng là thành viên, ông kể lại chi tiết chuyện ông bị bắt và trục xuất ra sao, trong đó ông nói về cuộc gặp với ông Tổng lãnh sự quán Pháp ở TP HCM.
“Tôi không hiểu họ sợ tôi cái gì nữa? Tôi năm 62 tuổi. Tôi ngồi giữa 3 người an ninh [trên máy bay]”, ông kể, nói thêm rằng họ chỉ rời đi khi biết chắc ông đã nhập cảnh vào Pháp.
Nhà giáo dạy toán nói tiếp về quyết định từ bỏ cả quốc tịch Pháp sau khi mất quốc tịch Việt Nam: “Ước vọng của tôi ngay từ đầu là muốn sống ở Việt Nam. Đấy là ước vọng lớn nhất. Tôi sẵn sàng hy sinh tất cả”.
Trong sự kiện được Đảng Việt Tân truyền trực tiếp trên Facebook, khi được hỏi về dự định trong thời gian tới, ông Hoàng nói: "Tôi khẳng định tiếp tục con đường đấu tranh".
Đảng viên của tổ chức bị Hà Nội cáo buộc là "khủng bố" này bị áp tải đưa ra khỏi Việt Nam trên chuyến bay muộn từ TP HCM hôm 24/6.
UserPostedImage
Ông Hoàng và vợ, con.
Vợ ông, bà Lê Thị Kiều Oanh, cho biết trước đó đã gặp người đứng đầu Tổng lãnh sự quán Pháp, nhưng được thông báo rằng việc trục xuất là "điều không thể tránh khỏi", nhất là sau khi chồng bà bị tước quốc tịch Việt Nam, và Pháp "không có quyền can thiệp vào nội bộ Việt Nam, nhất là về luật pháp".
Ông Hoàng cho biết, sau khi tới Paris, ông đã liên lạc về nhà ở TP HCM và nói chuyện với vợ. "Tôi may mắn có người bạn đời bản lĩnh, chấp nhận cuộc sống khó khăn của tôi, chia sẻ lý tưởng của tôi", ông nói.
Tới ngày 25/6, Bộ Ngoại giao Pháp cũng như Đại sứ quán và Tổng lãnh sự Pháp ở Việt Nam vẫn chưa phản hồi email hỏi về trường hợp của ông Hoàng của VOA Việt Ngữ gửi ngày 23/6.
Trả lời báo chí về vụ tước quốc tịch ông Hoàng, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng hôm 15/6 nói rằng việc làm đó “hoàn toàn theo đúng pháp luật Việt Nam”.
Tuy nhiên, trả lời VOA Việt Ngữ trước khi bị bắt, ông Hoàng nói rằng chính quyền "trả thù" các hoạt động cổ xúy ôn hòa vì dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam của ông và của Đảng Việt Tân, tổ chức Hà Nội từng nhiều lần lên án.
Theo VOA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (3)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.080 giây.