logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 17/07/2017 lúc 08:43:53(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Sự kiện và thời sự. Tin báo Indian Express ngày 6.7.2017, Ấn, Mỹ Nhựt, kết thành liên minh chống TC. Ba nước điều chiến hạm loại lớn trong đó có ba hàng không mẫu hạm, 20 chiến hạm, (Mỹ và Ấn mỗi nước 7-8 chiếc tàu, Nhật 2 chiếc) để tập trận chung, dưới hình thức chiến tranh chống tàu lặn tại Ấn Độ Dương, nơi thường có mặt tàu lặn của TC. Cuộc tập có tên Malabar phô diễn uy lực, chiến thuật phối hợp của hải quân ba nước bắt đầu từ ngày 10.7, kéo dài 10 ngày.

Trong khi đó TC dằn mặt Ấn trên đất liền, khơi lại chiến tranh biên giới của hai nước. TC xây một con đường từ thung lũng Chumbi (bên phía Tây Tạng) sang Doklam. Ấn Độ và Bhutan đã gửi công hàm yêu cầu TC trả lại hiện trạng. Ấn Độ khẳng định hành động TC xây đường này là đơn phương thay đổi điểm giao biên giới giữa ba bên. Theo báo The Times of India, Ấn Độ và TC mỗi nước đã dàn quân khoảng 3.000 binh sĩ ở khu vực này. Còn Tân hoa xã của TC ngày 5/7 dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao TC Cảnh Sảng tuyên bố binh lính Ấn Độ “hiện đang có mặt trên lãnh thổ Trung Quốc và vấn đề vẫn chưa được giải quyết”.

Còn VNCS thì dùng vũ khí dầu lửa lôi kéo một số ngoại quốc vào việc phá đường lưỡi bò của TC xâm phạm lãnh hải VN. Ngày 06/07/2017, Hà Nội đã gia hạn giấy phép cho tập đoàn Ấn Độ ONGC Videsh thăm dò lô 128 ngoài khơi miền Trung Việt Nam; Mỹ ủng hộ việc làm này của hai nước Ấn, Việt. Hà Nội trước đó một chút cũng cho phép Talisman-Việt Nam - một liên doanh giữa ba tập đoàn dầu khí Việt Nam, Tây Ban Nha và Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất – khởi sự khoan dò tại lô 136-06, xa hơn xuống phía nam. Cả hai lô này đều bị Bắc Kinh cho là của họ vì nằm bên trong đường lưỡi bò – mà Trung Quốc trưng ra để khẳng định chủ quyền. Nhưng Ấn độ và Mỹ ủng hộ lập trường của VN.

Theo các giới quan sát, Mỹ, Nhựt, Ấn bày tỏ lập trường ủng hộ VN trong vấn đề bảo vệ Biển Đông sau chuyến đi Mỹ, Nhựt thành công của TT Nguyễn xuân Phúc, và hành động của TT Trump liên tiếp thực hiện hai chuyến tuần tra «bảo vệ quyền tự do hàng hải» trên Biển Đông, thách thức Trung Quốc khi cho chiến hạm Mỹ tiến vào bên trong vùng 12 hải lý của các thực thể mà Bắc Kinh trấn giữ, cả ở Trường Sa lẫn Hoàng Sa.

Vấn đề còn lại là liệu chánh sách của TT Trump có bền vững, có ngăn chận đà bành trướng của TC không. So tương quan uy tín và thế lực TC và Mỹ, TC càng ngày càng bị cô đơn ngay ở Á châu Thái bình dương là đất dụng võ của TQ, là nơi TQ là nước lớn nhứt, đông dân nhứt, kinh tế mạnh nhứt, văn hoá ảnh hưởng đối với nhiều nước láng giềng, nhưng vì các tranh chấp biển đảo, TQ trở thành người khổng lồ cô đơn nhứt. Chắc người dân Trung Quốc hậu duệ của Trung Hoa đang bị kềm kẹp trong chế độ CS rất lo ngại cho thân phận của nước Trung Hoa thời TC: “mãnh hổ nan địch quần hồ”.

Cái gì chưa biết, cái rõ ràng nhứt là Mỹ, đồng minh, đối tác, liên minh của Mỹ, không nước nào thừa nhận chủ quyền của TC trên vùng biển đảo này. Kể cả VNCS là đồng chí của TC cũng không thừa nhận. Hà nội không biết bao nhiêu lần xác nhận chủ quyền của VN trên những biển đảo này và gần đây lần đầu tiên gởi công văn phản đối TC lên Tổng Thư Ký Liên hiệp Quốc khi TC đưa giàn hoả tiễn ra Hoàng sa và giàn ra-đa ra Trường sa.

Trái lại hầu hết các nước trong vùng Á châu Thái bình dương, kề cả Liên Âu đều ủng hộ quan điểm của Mỹ, là một đại cường quốc không tham vọng đất đai, có thiện ý và thiện chí giữ Biển Đông là vùng biển các nước được hưởng tự do hàng hải, hàng không quốc tế.

Về hành động chống TC khống chế Biển Đông, Mỹ đã năm lần bảy lượt tuần tra trên không và trên biển bên trong vùng 12 hải lý những đảo nhân tạo mà TC bồi lắp quân sự hoá. TC chỉ đánh võ mồm chớ không dám ngăn cản bằng võ lực.

Quân đội Mỹ đã điều quân ra mặt trận. Mỹ đã tăng phái thêm Hạm đội 3 để tăng cường cho Hạm đội 7. Đây là một cuộc chuyển quân lớn chưa bao giờ Mỹ làm dù ngay thời Chiến Tranh Lạnh, Chiến tranh VN, Mỹ phải đối phó với ba kẻ thù CS Liên xô, Trung Quốc và CS Bắc Việt. Tin AFP, một giới chức thẩm quyền Mỹ hôm 14/06/2016 cho biết Đệ tam Hạm đội của Hải quân Hoa Kỳ đang trên đường di chuyển từ San Diego Mỹ tăng phái sang Á châu Thái bình dương. Mục đích để tăng cường, phối hợp với Đệ Thất Hạm Đôi ở Á châu Thái bình dương là vùng chiến thuật Hạm đội 7 phụ trách từ rất lâu rồi. Hai hạm đội sẽ kết hợp mở rộng hoạt động ra ngoài phạm vi thường lệ, trong tình hình căng thẳng giữa TC với Mỹ ngày càng gia tăng.

Còn TC có thể giỏi quanh co, lắm lời, nói một đằng làm một nẻo, giỏi hứa nhăng hứa cuội mà không làm, giỏi đánh võ mồm. Nhưng còn chiến tranh với Mỹ thì chắc chắn TC biết TC sẽ từ chết tới bị thương. Mỹ chỉ cần phong toả TC vài tháng, kinh tế TC sẽ sụp đổ, tài chánh TC sẽ lụn bại, dân chúng TQ sẽ nổi lên lật đổ chế độ độc tài đảng trị, nhà cầm quyền TC sẽ nổ bung hay nổ chụp. Một ngàn mấy trăm tỷ TC mua công khố phiếu của Mỹ coi như thành giấy lộn, con số vô hồn khi có một tiếng súng, một trái bom TC tấn công vào quân Mỹ, sứ quán Mỹ, hay phương tiện mang cờ Mỹ vì hiến pháp, luật pháp Mỹ không cho phép Mỹ trả nợ cho một nước đang chiến tranh với Mỹ.

Á châu Thái bình dương là vùng biển mỗi năm hàng hoá của Mỹ chuyển qua đây, trị giá 5.000 tỷ USA. Phía Bắc TBD Mỹ còn gần 100.000 quân đang trú đóng ở Nhựt và Nam Hàn. Nếu Mỹ để TC cắm chốt hai ngõ ra, làm tiền đồn ở Trường sa của VN và ở bãi cạn Scarborough của Phi Luật tân, thì coi như TC đã khống chế Á châu Thái bình dương. Đó là điều không có bất cứ tổng thống nào, tổng tham mưu trưởng liên quân, lưỡng viện Quốc Hội Cộng hoà hay Dân chủ, đa số, thiểu số nào có thế chấp nhận được. Mà muốn giữ được an toàn cho quyền lợi của nước Mỹ, phải có quân đội Mỹ và cho đồng minh Mỹ phải chuẩn bị chiến tranh để củng cố hoà bình.

Chuyển trục quân sự về Á châu Thái bình dương là chiến lược toàn cầu dài hạn, bền vững của Mỹ. Cứu cánh là bảo vệ tự do hàng hải, hàng không là quyền lợi cốt yếu, cốt lõi của Mỹ. Tổng thống nào, Cộng Hoà hay Dân chủ đều cũng có nhiệm vụ thực hiện, bảo vệ. Tổng thống tuy là lãnh đạo quốc gia, chấp chưởng quyền hành pháp, tư lịnh tối cao quân lực Mỹ, cũng không tự chuyên quyết định theo ý kiến cá nhân, theo cảm hứng nhứt thời, mà phải có ý kiến của bộ tham mưu trong đó các cơ quan, các ngành liên quan đến an ninh, quốc phòng./
Vi Anh
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.099 giây.