logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 22/06/2017 lúc 07:35:49(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Đó là một cuốn sách mang đầy nỗi nhớ về một miền Tây Nam Bộ thân thương, nơi một thời cò bay rợp trời, cá lội ngập sông, nước sạch trời trong...

Bây giờ, hình ảnh đẹp không còn nữa. Sông đã ô nhiễm, cò đã biến mất, cá ngáp ngáp thở gian nan vì ô nhiễm.

Cuốn “Trong Đồng Không Còn Nữa” của Vy Thanh cũng không phải là một tác phẩm biên khảo về sinh vật học hay môi trường học...

Đậm đà trong nỗi nhớ và xen kẽ giữa hình ảnh các sinh vật -- chim bay, cá lội... -- của tuyển tập này là các truyện đời thực của người dân Miền Tây Nam bộ, một thuở xa xưa còn gọi là miệt lục tỉnh...

Những truyện đời thực đó rất buổn... đó là các mảnh đời tan tác vì chế độ cộng sản ùa vào và đã đánh cho tan tác toaà dân.

Vy Thanh là một bút hiệu quen tên ở haỉ ngoại. Ông tên thực là Nguyễn Văn Thùy, tốt nghiệp Tiến sĩ giáo dục từ Mỹ trước 1975, trở về Vie6ệt Nam nhậm chức Tổng Thư ký Viện Đại Học Cần Thơ, và khi Miền Nam sụp đổ, ông vượt biên qua Mỹ trở lại trường cũ MSU, đại học đã bảo trợ cho ĐH Cần Thơ, làm chuyên viên khảo cứu.


UserPostedImage
Nhà văn Vy Thanh.

Vy Thanh cũng không xa lạ gì người cộng sản, vì gia tộc ông chia làm hai đường quốc-cộng, và bản thân ông thời thiếu niên theo cậu vác gậy tầm vông vào bưng biền kháng chiến chống Pháp. Nhưng thức tỉnh sớm trước sự xâm nhập thống trị của CSVN, ông đã về thành và đi học lại ở Sài Gòn... và rồi được du học Mỹ tốt nghiệp Ph.D. Trở về thi hành lịnh động viên và được đưa về làm giáo sư ở Trường Võ bị Đà lạt. Sau đó được cử về xây dựng Viện Đại Học Cần Thơ, trong nhiệm vụ Tổng Thơ Ký.

Tuyển tập “Trong Đồng Không Còn Nữa” dày 290 trang, in trên giấy dày và trắng, gồm 21 truyện đời thực, mỗi truyện kèm theo một biên khaỏ về các sinh vật bị biến mất ở Miền Tây.

Tựa đề các truyện là những cái tên rất quen thuộc, nhưng bây giờ nhiều sinh vật này đang hay đã có cơ nguy tuyệt chủng, như: con tèng hen, con ba khía, cá Lòng tong, cá Thia thia, cá lìm kìm, cá Thòi lòi, Con chim vịt, Con chim áo dà...

Trong mỗi truyện về đời người dân Nam Bộ xen kẽ biên khảo về sinh vật sắp tuyệt chủng, có kèm theo nhiều hình ảnh khoa học về các con chim, con cá... đầy thương yêu này.

Thí dụ, truyện đầu tiên là “Con Tèng Heng” (trang 9-22) tên nôm na là Con Tôm Tít, tên khoa học là Thalissina anomala, trông như một con tôm hùm.

Truyện này bên cạnh biên khaỏ về con Tèng heng là kể về một lớp học năm 1976, trong lớp Ba B của cô giáo Nữ -- bản thân cô có chồng bị đày đi tù lao động khổ sai từ sau ngày miền Nam thất trận, và nhà của gia đình cô bị chính quyền mới tịch thu.

Khi cô điểm danh, nhiều học trò vắng mặt, và bạn các trò này kể rằng gia đình này đã bị cưỡng bách đi vùng kinh tế mới.

Trong lớp của cô, thỉnh thoảng có tiếng khóc nấc lên... Truyện này của tác giả Vy Thanh cũng kể về vùng kinh tế mới của học trò Trần Đình Hiếu Nhơn, nơi nhà mới thực ra là chòi tranh, khôngc ó vách, không có cửa...

Trong khi đó, truyện “Con Ba Khía” (trang 23-47) tác giả kể về một truyện xảy ra ở Bạch Gốc ở tỉnh Cà Mau, nơi Tư Dân mất vợ con vì bão thổi dạt ra biển và biến mất. Tư Dân chuy6en nghề muối con ba khía, một con thuộc loài giống như cua... Một hôm, một phụ nữ dẫn một đứa con gáí tới tá túc, do bác Năm gửi gấm Tư Dân chăm sóc. Chồng của cô này đã chết trong trại cải tạo, và bây giờ 2 mẹ con dắt nhau xuống Cà Mau để tìm đường vượt biên.

Trai quê là Tư Dân, và gái thành phố thương nhau hồi nào chẳng ai hay... và rồi cùng dắt bé gái đi lên ghe vượt biên vào một đêm tối trời. Công an dắt theo cả chục con chó chạy ra Rạch Gốc rượt, không kịp.

Truyện này kèm theo phần giaỉ thích khoa học về Con Ba Khía, tức là con Sesarma mederi.

Than ôi, tuyệt vời chuyện miền Tây Nam Bộ tuyệt vời và tân kỳ tới như thế.

Chế độ mới không chỉ ngăn cách giới cầm quyền và dân... mà cũng làm cho tan tác bao gia đình, khi các thủ đoạn quậy phá trong nhà xảy ar chỉ vì tiền.

Như truyện “Cá Lìm Kìm” (trang 128-144). Tác giả Vy Thanh kể về một cô gái tên Lam, nộp vàng để lên ghe người Hoa vượt biên từ Chợ Lách, tỉnh Bến Tre. Trên ghe, công an gửi theo 30 bộ đội tóc dài để ra hải ngoại nằm vùng.

Ghe gặp bão, dạt lên phía bắc, tới Hồng Kông. Cô Lam bị nhốt ở trại cấm Hồng Kông 5 năm. Bất hạnh, hồ sơ cô Lam bị bán cho ngưòời Hoa trong lục địa. Nghĩa là, trên danh sách Cao Ủy Tỵ Nạn ở Hồng Kông, người có tên Nguyễn Thị Lam đã đi định cư ở Canada tháng 4 năm 1987. Nhưng người thiếu nữ tên thật là Nguyễn Thị Lam lại nằm trong trại cấm Hồng Kông, không giấy tờ, không lý lịch. Thế là cô Lam phải xin ghép form với một anh ngưoòi Hoa già, gốc Móng Cáy vượt biên. Anh Taù già hơn Lam 30 tuổi, có anh họ ở Sydney làm hồ sơ đang bảo lãnh.

Trong những ngaỳ “làm vợ cho anh Taù già ở trại cấm, Lam bị dày vò, vì anh Taù già đem6 nào cũng hùng hục, bất kể giờ giấc, tới nổi nhiều đêm cô Lam quỳ lạy, xin tha... mà hắn vẫn không tha, làm tới kiệt sức mới thôi.

Khi sang định cư ở Úc châu, có cơ may, Lam liền trốn sang Queenland, nơi đây Lam gặp chàng trai đôc5 thân tên Tâm. Tâm và Lam thương nhau, kết hôn rồi về sống ở Maryborough. Nghĩ lại, Lam thấy còn may mắn, và rất may là không mang bầu cho anh Taù già.


UserPostedImage
Bìa sách.

Một lần cùng cô bạn về thăm VN, Lam bị nhỏ em út trong nhà giấu passport và vé phi cơ, đòi 20,000 Úc kim để chuộc, mới trả giấy tờ cho chị về, bất kể rằng khi mới tới nhà, Lam đã tặng cho các em nhiều ngàn Úc kim.

Sau nhiều khấn nguyện với chốn tâm linh, Lam chợt t2im ra giấy tờ nhỏ em giấu dưới lư hương bàn thờ... Lam cùng cô bạn trốn về Úc và tự hứa vĩnh viễn, không bao giờ muốn gặp laị nhỏ em...

Kèm theo truyện cô Lam là biên khaỏ về Cá Lìm Kìm (Hemiramphidae)...

Truyện naà của Vy Thanh cũng là đời thực, và rất buồn... Biên khaả nào của Vy Thanh về các sinh vật cũng rất khoa học, và mang nỗi tiếc nhớ vì các loài sinh vật này đã trền đà tuyệtc hủng ở Miền Tây Nam Bộ...

Tác phẩm hay xuất sắc. “Trong Đồng Không Còn Nữa” của Vy Thanh là cuốn sách cần có cho mọi gia đình, không chỉ riêng cho dân Miền Tây, mà cả cho dân mọi vùng Nam Trung Bắc, để thấy rằng chế độ CSVN đang xóa sổ rất nhiều đức tính tử tế của d6an tộc, và cũng xóa sổ rất nhiều sinh vật đa dạng tại VN.

Vy Thanh như thế đã xuất bản 4 tác phẩm:

- Lớn Lên Với Đất Nước, 30 USD.

- Lò Đào Tạo Cán Bộ Sách Động của Quốc Tế Cộng Sản, 35 USD.

- Hồ Chí Minh Cưú Nước, 40 USD.

- Trong Đồng Không Còn Nữa, 35 USD.

Tìm mua, xin liên lạc qua email:

suthatthat.2013@gmail.com

Trong nội địa Hoa Kỳ, thêm cước phí 7 USD/cuốn.

Ngoài Hoa Kỳ, thêm cước phí 40 USD/cuốn.
Phan Tấn Hải

phai  
#2 Đã gửi : 30/07/2017 lúc 10:25:17(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Vy Thanh: Từ ca dao Miền Nam đến tiếng thở dài của Tấm lòng với quê hương
 
Tập truyện của Vy Thanh có bốn phần nằm chung nhưng khác biệt:
Bắt đầu là một câu ca dao làm nền. Mà phải là câu ca dao có hương vị Miền Nam ngày xửa ngày xưa cách nay gần thế kỷ với tên một thổ sản đặc trưng như trái bần, bông bằng lăng, con cá thia thia, con cá bóng kèo, con tèng hen, con ốc bưu chẳng hạn.
Những thứ nầy làm nền cho một truyện ngắn kế đó.
Truyện ngắn đơn giản chỉ chừng 5, 6 trang đổ lại, không hơn. Có thể là chuyện xưa kéo dài đến bây giờ. Có thể là chuyện mới đây nhưng chuyện nào cũng làm người đọc thấm thía chắc lưỡi: Sao mà tệ như vậy, sao mà cảnh đời oái oăm như thế. Sao chuyện xấu hết biết tới thầy chạy  mà có thể xảy ra!
Hình ảnh về những thổ sản nói trên. Chẳng hạn con tèng hen có hình rõ ràng nhiều khía cạnh, được mô tả hình dáng và tính chất để người không có cơ hội sống lâu ở vùng có nó nhận chân được khi gặp, hay ít ra cũng có một vài khái niệm chính xác trong kiến thức. 
Phần kế tiếp là thứ thổ sản đó được đưa ra chi tiết bằng Anh Ngữ mà tác giả nói là để cho người đọc thuộc thế hệ mới hiểu rõ hơn thứ thổ sản mà ông nhắc tới trong truyện.
Tuỳ theo cảm tính, ý thích, độc giả để ý đến phần nào trong bốn phần trên. Phần nào cũng quan trọng. Trogn 21 truyện ngắn có đầu đề là những con chim (con bù cắt, con cu gáy, chim áo dà, chim vịt, , tú hú, chim dòng dọc) con cá, cua tôm (con tèng hen, con ba khía, con ốc bươu, con cua đồng, cá lòng tong, cá mè rô, cá lia thia, cá lìm kìm, cá bóng kèo, cá rô đồng, cá bạc đầu, cá thòi lòi, cá bãi trầu) bông (bằng lăng) ta thấy ngay tính chất Nam Kỳ lục tỉnh trong sự lựa chọn đề tài và và tựa đề của mỗi truyện.
 
Là người sống 40 năm ở quê nhà, nhưng là người Sàigòn cho nên những thứ cá thứ chim nói trên tôi biết một cách mơ hồ, các câu ca dao  có tên những thứ đó tôi từng nghe qua, thậm chí còn có thể đưa vào truyện của mình nhưng thiệt sự biết rành rọt thì không thể.
 
Chẳng hạn như câu:
Chiều chiều chim vịt kêu chiều.
Bâng khuâng nhớ bạn chín chiều ruột đau.


Thú thiệt là tôi, và chắc chắn nhiều độc giả của quyển sách, không biết nhiều về con chim vịt. Tại sao gọi là chim vịt, hình dáng và sở thích của nó, sự sinh hoạt của gống chim nầy ra sao, có gì lạ? Chúng ta lâu nay đi phớt qua câu ca dao đó. Bỏ qua cái khía cạnh cụ thể, câu ca dao trình ra trước mặt là con chim vịt, chúng ta luôn luôn nghĩ về khía cạnh trừu tượng là nhớ bạn là buồn da diết, quên rằng sự buồn đó được gợi lên nhờ hình ảnh và tiếng kêu buổi chiều của con chim vịt. Con chim vịt được tác giả đem vào câu ca dao nhờ nó đã sống trong ruộng đồng Miền Nam, tác giả cảm hứng trước những gì đã thấy nên có tâm trạng bâng khuâng nhớ bạn tình. Cách cấu tạo nầy người ta gọi là hứng: thấy cảnh sanh tình… biết là ý nhớ bạn nhưng cũng phải biết ít nhiều về con chim vịt. Tương tợ khi học câu thơ của Bà Huyện Thanh Quang: Nhớ nước đau lòng con quốc quốc, học trò ngày xưa đã được thầy giảng ít nhiều về con chim quốc với tiêng kêu buồn thảm của nó.
 
Câu khác:
Mẹ ơi con vịt chết chìm,
Con thò tay vớt nó con cá lìm kìm nó cắn tay con.


Cá lìm kìm như cá thòi lòi, ai cũng chê, không ăn, chúng hiện diện ở sông nước có thể nói là khá an toàn… Ai đó thọc tay xuống nước không bị con nầy cắn thì bị con kia cắn thôi. Cá lìm kìm cắn là chuyện nhỏ, giựt mình chút đỉnh rồi cũng xong. Điều hơi giận là mình đương làm ơn, làm phước: vớt con vịt chết chìm. Vậy mà  bị cá lìm lìm cắn tay.
Nếu cô thiếu nữ kia vớt con vịt chết chìm. Nó được vớt lên rồi thì quay lại cắn thì ta nghĩ sao? Đau đớn tức tối? Đó là câu chuyện tiếp theo hai câu ca dao kia theo lời kể chuyện- truyện ngắn- của Vy Thanh.
Lam, một cô gái đóng tiền cho người tổ chức mua bãi để vượt biên. Bị giới chức quyền tráo trở đòi thêm tiền, gởi thêm người v…v.. rồi nhóm tổ chức cuối cùng cũng ra khơi được. Cực khổ ói mữa trên biển, Lam đến được trại Hồng Kông. Nơi đây Lam phát hiện là hồ sơ mình trục trặc không được đi định cư, đành phải ghép phom với một anh chệt già để được đi Úc châu. Trong thời gian chờ đợi lên đường Lam chịu trận hắn dày vò thân xác mình hằng đêm. Cúi đầu cắn răng chịu Lam coi như bị hãm hiếp trên đất liền tương tợ như những người khác xui xẻo bị hãm hiếp trên biển.
Sau khi đến Úc, sống với tên Tàu già một thời gian thì Lam bỏ trốn và lập gia đình mới. Ở quê hương thứ hai nầy trong 10 năm Lam giành giụm được một số tiền, nhớ ba người em còn lại chắc là cực khổ nơi quê nhà nên Lam xin phép chồng cho về VN thăm các em. Để giúp những người em máu mủ nghèo khó, để cứu con vịt chết chìm.
 
Và sự kiện đau lòng xảy ra. Cô em út xin chị một số tiền lớn không được bèn lập mưu giấu passport và giấy máy bay của chị rồi giả cách nói là công an lượm đượn đòi tiền chuộc. Số tiền cao ngất ngưỡng Lam không thể có. Con vịt đã quay lại cắn người vớt nó… Đau đớn là ở chỗ đó. Kết thúc chuyện của Vy Thanh còn có cái happy ending là Lam tình cờ thấy các giấy tờ nầy dưới chân đèn bàn thờ mẹ nên thoát nạn một vụ dàn cảnh tống tiền của chính người em ruột mình. Chuyện thật ở ngoài đời  có nhiều trường hợp bi đát hơn, bị tống tiền phải lo nạp đủ, bị mất nhà vì em út sang đoạt, có người mất mạng vì về nhà bà con bị té lầu sau khi cãi cọ về sở hữu nhà đất bị tiếm dụng… Cá lìm kìm cắn tay không tức bằng con vịt quay ra mổ cắn người cứu nó..
 
Cái hay của Vy Thanh là từ một câu ca dao, ông cho ta môt mẫu chuyện đời. Chuyện đời sau  cơn hồng thủy. Chuyện đời khiến ta thở dài não nuột, buột miệng than trời. Chẳng hạn như câu ca dao ai cũng biết:
 
Chim quyên ăn trái nhãn lồng,
Thia thia quen chậu vợ chồng quen hơi.
 
Vợ chồng quen hơi nên con Mai Đầm Dơi chờ chồng 20 năm sẵn sàng và vui vẻ ăn nằm với Bảy Rùa khi anh nầy trở về sau thời gian tập kết ngoài đó. Bi thương ở chỗ là Bảy Rùa đã nhiễm tánh xấu của những năm ở ngoài kia nên lập kế cho vợ làm giấy tờ sang hết tài sản nhà cửa lại cho anh và rồi đang tâm giết hại người vợ đã quen hơi chồng, đã ra công chờ chồng đăng đẳng  trong thời gian xa cách.
 
Ta có thể nói truyện nào của Vy Thanh cũng là một mẫu đời xấu của xã hội mới, cũng là tiếng than của sự suy đồi, cũng là tiếng nấc nghẹn của người thuộc phe thất trận… Và chuyện nào cũng cảm hứng từ sản phẩm địa phương Miền Nam hay từ một câu ca dao Miền Nam.
Những sản phẩm địa phương đó ngày nay đã gần tuyệt vì nhiều lý do trong đó có nguyên nhân đào kinh thủy lợi không khoa học, sự nghèo khổ của người dân nên ăn tận giết tuyệt, quơ quào chút nào hay chút nấy, được con nào dầu nhỏ lớn gì cũng ham, thòi lòi cũng được, lòng tong cũng xong để cải thiện bữa cơm. Những con chim chìa vôi, cá bãi trầu, chim tu hú, chim áo dà đương tuyệt nhưng những câu chuyện đời người khốn khổ lấy ý từ những con vật kia hình như càng ngày càng nhiều… Vy Thanh than cho những con vật nho nhỏ tượng trưng cho môi trường đồng quê Miền Nam không còn nữa, đồng thời Vy Thanh cũng than cho nỗi khổ của dân Nam càng lúc càng nhiều.
 
Ông không kết tội nhưng người đọc sẽ buông tiếng thở dài.
 
Nguyễn Văn Sâm
(Tóm lược bài nói chuyện về quyển Trong Đồng Không Còn Nữa (nhà văn Vy Thanh), trong buổi RMS tại nhật báo Người Việt ngày chúa nhật 30 tháng 07  2017 lúc 3:00)
  
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.120 giây.