logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 17/08/2017 lúc 09:12:27(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
– Một dư luận viên của chính quyền Việt Nam đã từng quyết định tương lai của những người xin tị nạn. Điều này đã tạo nên nhiều câu hỏi, nghi vấn.
Có thể giao chìa khóa trại súc vật cho ông hàng thịt. Một người Dortmund cũng có thể làm huấn luyện viên cho đội bóng Schalke. Hoặc là người ta có thể để cho một dư luận viên của chính phủ VN quyết định tương lai của người xin tị nạn, như một câu chuyện đã xảy ra ở Sở Di trú Liên bang [Đức]. 
Một người – khi hành nghề phụ cho truyền thông Việt Nam ông ta chuyên đả kích nhà nước pháp quyền, nhân quyền và các nhà báo – làm việc cho Sở Di trú Liên bang suốt 26 năm qua. Ở đó ông ta quyết định số phận của những người đã bỏ trốn sang Ðức vì bất công, vì những sự chà đạp nhân quyền và báo chí bị kiểm duyệt. Sau vụ xì-căng-đan này các cơ quan chính quyền Ðức nay phải trả lời nhiều câu hỏi [liên quan] – và riêng Sở Di trú Liên bang phải sửa chữa, đền bù những thiệt hại đã xảy ra.  
Mãi khi một chính trị gia lưu vong Việt Nam bị bắt cóc, vụ việc mới bị phơi bày ra ánh sáng
Câu chuyện chỉ bị đổ bể khi người đàn ông này viết trên một bài báo cho rằng vụ bắt cóc một chính trị gia lưu vong người Việt ở Berlin là không đáng kể. Sở Di trú Liên bang biết được vụ việc này không qua các cơ quan an ninh mà do sự  phát giác của ký giả báo chí. Điều này có thể được giải thích như sau: nhân viên đó viết tên họ ông ta theo lối viết ở Việt Nam không giống như ở Ðức, ông ta cũng không bao giờ viết bài vở bằng tiếng Ðức, và nếu không có điều nghi ngờ cụ thể thì chủ lao động ít khi tìm hiểu xem nhân viên của mình làm gì trong giờ rảnh.

Các công sở không thể loại trừ 100% rằng họ đã thuê lầm người; các cơ quan cũng không thể nào nghi ngờ chung các nhân viên chỉ vì những người đó viết trên Facebook bằng ngoại ngữ [không phải Đức ngữ].
Nhưng các công sở chỉ có thể cho nhân viên làm việc trong những lãnh vực nhạy cảm sau khi cho kiểm tra, so sánh các dữ kiện cá nhân của nhân viên với kết quả kiểm tra của cảnh sát, sở bảo hiến [an ninh nội địa] và sở phản gián Đức. Việc này đã có làm chưa? Ðã có sự trùng hợp nào không? Và tại sao không?
Những trả lời của các câu hỏi trên có thể giúp cho Sở Di trú Liên bang có được những biện pháp thích hợp trong tương lai. Còn chuyện đã qua thì chỉ có thể cứu vãn những gì còn cứu vãn được. Sau vụ quân nhân Franco A của quân đội liên bang, một người có khuynh hướng cực hữu giả làm người tị nạn Syria được chấp thuận cho tị nạn, Sở Di trú Liên bang đã kiểm tra lại một số hồ sơ xin tị nạn trong số 2.000 đơn đã được chấp thuận. Tương tự như vậy Sở Liên bang nên cho lục ra xem xét lại các hồ sơ cũ: Họ phải kiểm tra lại tất cả những hồ sơ xin tỵ nạn mà người dư luận viên gốc Việt đã từ chối bác bỏ.
Tobias Schulze (taz)
Tâm Việt dịch
song  
#2 Đã gửi : 17/08/2017 lúc 09:14:19(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Một người Việt trong Văn phòng Liên bang Di trú và Tị nạn của Đức bị điều tra

Trong khi các công tố viên liên bang Đức điều tra vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, một viên chức CSVN đang xin tị nạn, thì tạp chí Der Spiegel và nhật báo Taz cùng lúc đưa tin về khả năng một người Việt đang làm việc trong guồng máy chính phủ Đức có liên quan trong vụ việc này.

BBC Việt ngữ dẫn tin của báo Der Spiedel và Taz nhắc đến việc, một nhân viên của Văn phòng Liên bang về Di trú và Tị nạn Đức (Bamf) đang bị điều tra.

Người này, có tên Hồ Ngọc Thắng trên Facebook, thừa nhận sự việc trên trang Facebook cá nhân của mình. Ông Thắng đăng tải hình chụp tờ công văn của Bamf buộc ông nghỉ việc từ ngày 9/8/2017 cho đến khi kết thúc điều tra và nói công an Đức đã “kiểm tra PC (máy tính cá nhân)” của ông tại cơ quan để xem ông “có đọc hồ sơ điện tử của Trịnh Xuân Thanh hay không.”

Bài viết “Người Cộng sản trong Văn phòng Liên bang” trên nhật báo Taz nói ông Thắng là người nắm các hồ sơ của người xin tị nạn ở Đức, trong khi theo tạp chí Der Spiegel, với tư cách nhân viên của Bamf, Thắng có thể tiếp cận các hồ sơ nhạy cảm của những người đang xin tị nạn, và cả sổ đăng ký trung tâm của những người nước ngoài.

Der Spiegel, tạp chí chính trị ra hàng tuần với lượng phát hành lớn nhất châu Âu, còn cho biết từ tháng 10/2016 trang Facebook của ông Thắng đã có thông tin tỉ mỉ về sự biến mất của Trịnh Xuân Thanh và lời phỏng đoán rằng ông Thanh đang ở Đức. Báo này đặt câu hỏi: liệu ông Thắng có những “thông tin mà người khác không biết”?

Ông Thắng từng theo học ngành luật ở Đại học Friedrich Schiller tại Jena của Đức và đã làm việc cho Văn phòng Liên bang về Di trú và Tị nạn Đức 27 năm. Trên Facebook, ông khẳng định “do yêu cầu công việc tại cơ quan” ông “được phép đọc tất cả các hồ sơ tị nạn của người nước ngoài và hồ sơ người người nước ngoài cư trú ở Đức,” nhưng phủ nhận việc “động tới hồ sơ của Trịnh Xuân Thanh.”

Hai tờ báo của Đức đều biết ông Thắng có nhiều bài trên trang Facebook cá nhân ca ngợi chính quyền Việt Nam trong khi chỉ trích chính phủ Đức.

Trong bài viết có tựa đề “Quan hệ ngoại giao Đức-Việt sẽ ra sao sau vụ Trịnh Xuân Thanh?” đăng ngày 4/8, ngay sau khi Đức cáo buộc Việt Nam bắt cóc Trịnh Xuân Thanh và Bộ Ngoại giao Việt Nam nói “lấy làm tiếc” về thông cáo đó, ông Thắng lập luận: “chính phủ Đức không thể đưa ra bất kỳ một bằng chứng nào cho thấy ông Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc.” Ông Thắng còn viết “tuyên bố của Bộ Ngoại giao Đức chủ yếu dựa vào phát biểu của bà luật sư đại diện cho Trịnh Xuân Thanh trong thủ tục xét tị nạn.”

Nhật báo Taz nhận định bài viết này của ông Thắng cho thấy ông muốn “khuyên chính phủ Đức chấm dứt vụ việc này” bởi ông cho rằng “sự kiện Trịnh Xuân Thanh sẽ chìm trong lãng quên.”

Nhà hoạt động nhân quyền Vũ Quốc Dũng của Veto! – mạng lưới những người bảo vệ nhân quyền – được nhật báo Taz trích lời nói rằng những giấy tờ mà ông Thanh nộp trong hồ sơ xin tị nạn có thể giờ đây sẽ được dùng để chống lại ông ta ở Hà Nội trong vụ xử theo luật hình sự.

Mạng xã hội VN cho hay Hồ Ngọc Thắng là cộng tác viên có nhiều bái trên báo Nhân Dân và từng được giải thưởng của báo này.
song  
#3 Đã gửi : 17/08/2017 lúc 09:18:41(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Nhận định về Hồ Ngọc Thắng dưới mắt một cựu sĩ quan tình báo VNCH

UserPostedImage
Hồ Ngọc Thắng. Ảnh YouTube
Một người bạn – đúng hơn là một người đàn anh, cựu sĩ quan tình báo lãnh thổ VNCH trước năm 1975 – sau khi đọc bài “Văn phòng Tổng Biện lý Đức điều tra vụ Trịnh Xuân Thanh – Vai trò của Hồ Ngọc Thắng trong vụ bắt cóc” đăng trên báo Tiếng Dân ngày 11.08.2017, đã gửi cho tôi một email, nội dung phân tích vai trò của Hồ Ngọc Thắng. Được sự cho phép của anh, tôi xin phổ biến nội dung email đó để độc giả có cái nhìn và nhận định đúng hơn về nhân vật Hồ Ngọc Thắng trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.
Mở đầu anh viết: “– Đồng ý với bài viết của chú gần như hoàn toàn, chỉ có một điểm duy nhất tôi thấy không, đó là chú đề cao Hồ Ngọc Thắng quá đáng, thành một Kẻ Nằm Vùng. Không! Hồ Ngọc Thắng không xứng đáng để chú gọi là Kẻ Nằm Vùng, hắn chỉ là một tên chỉ điểm, dây máu ăn phần”.
Là một sĩ quan tình báo lãnh thổ nhiều năm kinh nghiệm trong quân đội VNCH, được đào tạo tại Virginia Mỹ, Okinawa Nhật…anh phân tích tiếp theo:
-”Rất khó lòng phát hiện những tên gián điệp nằm vùng. Họ hoạt động tuyệt đối kín đáo, không bao giờ lộ mặt, ngay cả người thân thiết nhất như vợ con, cha mẹ… nhiều khi cũng không hề biết được những hành vi, công tác, mạng lưới nhân viên, liên lạc của họ… Khi hành sự thâu lượm tin tức, hoạt động phá hoại…không bao giờ họ để lại dấu vết, bằng chứng để có thể bắt giữ, kết tội họ. Chỉ bằng những phân tích, tổng hợp, suy luận trong một thời gian dài cộng với may mắn mới có khả năng phát giác ra họ.
Không một tên nằm vùng nào hoạt động ở hải ngoại lại ngu dốt đến độ tự làm nổi mình lên như Hồ Ngọc Thắng vào facebook bình luận vụ Trịnh Xuân Thanh, khuyên bảo chế độ CSVN tạm thời án binh bất động, chờ mọi việc lắng xuống, đồng thời chỉ trích chính phủ CHLB Đức. Kẻ Nằm Vùng phải là một con người trầm lặng nhất, không ai biết, không ai để ý, đi không ai rõ, đến không ai hay.
Nếu là người có suy nghĩ bình thường, sống ở Đức một thời gian, giao tiếp, hội nhập vào một xã hội dân chủ, tự do như xã hội Đức, chắc chắn Thắng nhận ra sự bất cập của chế độ Hà Nội với hệ thống cai trị độc tài, độc đảng cũng như sư hoang tưởng của chủ nghĩa cộng sản. Huênh hoang, khoác lác như Thắng chỉ biểu lộ tâm thức bệnh hoạn của một con người có chút thành công về tài chánh sau khi tha phương cầu thực ở xứ người, nhìn lại đám bạn bè đồng trang lứa, Thắng cảm thấy cần sự nổi bật, được biểu dương, khen tặng, công nhận như một tấm gương thành công như Phạm Nhật Vượng, Trịnh Xuân Thanh…
Tuy nhiên, khác với Trịnh Xuân Thanh là con Trịnh Xuân Giới, thuộc loại cộng sản nòi, đỏ từ trong trứng hay như Phạm Nhật Vượng về nước bằng các xe tải đô la Mỹ, đủ sức đốt cháy các lãnh đạo đảng CSVN, Thắng không có thế lực đỡ đầu, chống lưng như Thanh, túi không nặng như Vượng. Thân cô, thế cô, Thắng phải tìm cách đi lên bằng các bài viết ca tụng chế độ hay cộng tác chỉ điểm cho Hà Nội khi có cơ hội.”
“Với công việc của một nhân viên di trú và tị nạn liên bang, không bị giới hạn khi truy cập dữ kiện, tình trạng hồ sơ của người đứng đơn, cộng với tâm thức của một tên chỉ điểm, chắc chắn Thắng đã cung cấp cho tòa đại sứ CS Hà Nội ở Berlin về tình trạng cứu xét đơn xin tị nạn, địa chỉ cư trú của Trịnh Xuân Thanh. Việc tình báo của CS Hà Nội ra tay chỉ một ngày trước khi Thanh được phỏng vấn để kết thúc hồ sơ tị nạn, đúng như Huy nhận định là một giả thuyết xác xuất rất cao về sự rò rỉ thông tin của Thanh từ Thắng.
Chưa thể biết có tìm được bằng chứng về những liên hệ giữa Hồ Ngọc Thắng và vụ bắt cóc Thanh hay không, nhưng nếu việc truy cập dữ kiện trong máy chủ (server) của Sở Di Trú và Tị Nạn Liên Bang) còn lưu lại ngày giờ truy cập và password của từng nhân viên thì cảnh sát hình sự Đức có thể tìm ra.
“Thắng cũng không phải là kẻ Cuống Cộng, Cuồng Hồ. Bởi nếu là kẻ Cuồng Cộng, Cuồng Hồ, Thắng đã ở lại Việt Nam để theo đuổi lý tưởng của mình cho dù khổ cực, gian truần đến cỡ nào. Thắng không chịu nổi được nghèo đói, gian khổ, khó khăn, không thể sống được trong một môi trường giáo dục nhồi sọ mà Thắng thấy rõ toàn lừa dối, gian trá, lưu manh, tàn độc..,gần như được đưa lên làm quốc sách cai trị.”
“Thắng chỉ là một chiến binh CS loại tép riu, chạy qua Đức theo diện tị nạn kinh tế vì không thể sống nổi nơi quê nhà. Sống ở Đức một thời gian, nhờ tài luồn lách, ma đạo, lưu manh, Thắng chui được vào Sở Di Dân và Tị Nạn Liên Bang BAMF làm việc. Trong bài viết của mình Tôi Gửi Gấm Niềm Tin Và Sự Lãnh Đạo Của Đảng, Thắng bộc lộ một sự lừa bịp ngu dốt qua câu: -Như một món quà cho lần gặp lại sau hơn một tháng tôi về thăm quê hương, một đồng nghiệp người Đức hồ hởi kể với tôi về một bài báo mà trang mạng của Đài Phát thanh Đức (Deutschlandfunk) đã đăng ngày 29-4-2015. Thắng không nói tên bài viết là gì nên không thể tìm lại để kiểm chứng
Thắng tạo cho mình cái vỏ luật gia để dễ lòe, bịp chẳng những người Việt trong các cộng đồng phía đông và ngay cả cán bộ, đảng viên, lãnh đạo của chế độ CS , Thắng học luật nhưng có tốt nghiệp hay không, tốt nghiệp năm nào…? Có hành nghề liên quan đến luât pháp không, Thắng không hề tiết lộ. Cũng có thể Thắng có ghi danh học luật tại Friedrich-Schiller-Universität ở Jena vài lục cá nguyệt (semester) rồi ghi vào facebook là đã học luật tại đại học Jena, Thüringgen”.
Nếu đã từng học luật ở đại học Jena, Thắng phải biết trong một vụ án hình sự là không thể kết án một bị cáo khi tòa án nghi ngờ về sự phạm tội của người đó (In dubio pro reo = Im Zweifel für den Angeklagten). Đây là điều căn bản nhất mà không một sinh viên luật nào không biết nhưng tại sao Thắng vẫn ngang nhiên kết luận Thanh là kẻ tham nhũng trên facebook?
Hồ Ngọc Thắng giống như Nguyễn Phương Hùng, Nguyễn Hữu Liêm….nhưng nguy hiểm hơn nhiều vì không những chỉ làm công tác tuyền truyền cho chế độ CS mà còn chui vào được trong cơ quan công quyền của Đức và (có thể) đã hoàn thành một nhiệm vụ nào đó trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.
Việc bắt cóc Trịnh Xuân Thanh đã được lên kế hoạch tỉ mỉ, rõ ràng từng chi tiết ngày, giờ, địa điểm hành động. Thói quen sinh hoạt hàng ngày, cách ăn mặc, trang phục của Thanh trong một thời gian dài đã được tình báo theo dõi, báo cáo đầy đủ. (Có thể) với sự trợ giúp của chim mồi là người phụ nữ đi cùng Thanh và dụng cụ định vị GPS xác định Thanh đang ở đâu, việc bắt cóc Thanh xẩy ra êm thắm, nhưng không ai ngờ chiếc cellphone của Thanh bị rớt lại trên thảm cỏ.
Cuối cùng, lưu ý chú rằng, trong các cộng đồng người Việt ra đi từ miền Bắc (Đông Berlin, Leipzig, Thüringen…) có nhiều người tự nguyện trở thành chỉ điểm viên như Hồ Ngọc Thắng, làm việc (không công) cho tòa đại sứ CSVN ở Berlin chỉ để đổi lấy một chút ơn huệ nhỏ nhoi như được dễ dàng trong việc xin visa, làm hôn thú, thông hành…
Thạch Đạt Lang (Danchimviet.info)
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.078 giây.