logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 07/09/2017 lúc 09:25:45(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Buổi sáng, căn phòng yên lặng, cả khu phố cuối tuần yên lặng, tôi thức dậy trong tiếng mưa rơi đều ngoài mái hiên. Những lớp mưa rào rạt, xa xôi, dịu dàng, không nhìn thấy sau rèm cửa sổ còn đóng đem cho tôi cảm nhận sự ướt át và cả không gian mờ ảo bên ngoài. Của những khu vườn xanh lá, mướt mát, một thời nay đã thành cổ tích trong trí nhớ tôi.
Ðiện thoại chị H. nhắc tôi cái hẹn đi ăn sáng ở khu The Old Village trên đường Beach, được xem là khu phố cổ còn ghi dấu những người Ðức từng tới đây lập nghiệp.
Hối hả sửa soạn mọi thứ như bị ma đuổi vừa xong thì chị gọi chuông cửa. Xe chạy được nửa đường, cả cái bầu trời tức nước xám đen, nặng trĩu trên đầu tôi vỡ òa, mưa ào ạt đổ nước xuống bốn bề. Hai đứa đâm ngán ngẩm, bảo nhau khéo chọn ngày. Loanh quanh mãi rồi xe cũng vào được bãi đậu, bên lề con đường nhỏ. Thời gian đi lạc đủ cho cơn mưa ngớt dần rồi tạnh hẳn. Nắng hửng, bất ngờ như một cái chớp mắt, nhuộm không gian màu vàng óng ánh. Trời đất như khuôn mặt người đàn bà mới rửa lúc sáng sớm, nõn nà, tươi tắn, nở nang.
Con đường vào làng vắng vẻ, mấp mô những viên gạch đỏ bóng nhẫy sau cơn mưa, rải rác mấy cửa tiệm bán quà lưu niệm còn đóng cửa. Vài nhà hàng ăn, bàn ghế úp mặt vào nhau trên khoảng sân lộ thiên, chơ vơ bên cửa vào tấm thực đơn chào mời thức ăn và thức uống chắc còn sót lại từ đêm hôm qua. Một bà Việt Nam đứng trên bao lơn ngôi nhà có lẽ do bà làm chủ, cầm trong tay cái ly sành to bự, nhàn nhã nhìn người qua lại dưới đường. Thấy tụi tôi đi qua, bà cao giọng, bâng quơ hỏi vọng xuống: “Quý vị ở đâu tới đây ngoạn cảnh vậy?” Tôi ngẩng lên, mỉm cười đáp: “Chúng tôi ở quanh đây thôi!” Thiếu cái hào hứng gặp gỡ khách phương xa, bà lặng thinh, không bắt chuyện nữa. Tôi cố hỏi thêm một câu: “Bà sống ở đây lâu chưa, có làm thương mại không?” Người đàn bà nhìn đi chỗ khác, lặng ngắt như cơn mưa vừa dứt, dứt cả sự vồn vã ban đầu.
Tôi bỗng cảm thấy khâm phục người Việt mình quá. Chúng ta có mặt khắp mọi nơi, trong những tình huống khó hình dung nhất. Không biết cơ duyên nào khiến bà đồng hương kia trở thành cư dân khu phố cổ này? Bà có bao giờ liên tưởng đến bước chân những người di dân Ðức từng đặt lên mỗi phân vuông trong ngôi nhà bà đang ở? Bà không có nhu cầu kết đoàn như những người Việt vẫn thường tìm về các thị xã có đông người Việt ư? Riêng tôi, trong cái buổi sáng mưa nắng hoang mang này, đi qua mấy góc phố ngắn, nghe gờn gợn trong lòng một điều gì như hạnh phúc cho tôi cái lâng lâng của ngụm rượu nồng uống lần đầu tiên, thơm ngát và say.
Ngôi chợ duy nhất trong làng chiếm khu nhà rộng nhất, gồm mấy căn đầy chật các kệ thực phẩm khô, đóng hộp và đông lạnh. Những món ăn lạ mắt, mang những cái nhãn hiệu viết bằng nhiều loại ngôn ngữ tôi nhìn vào mù tịt, chỉ đoán mò, tưởng lọ mù- tạt nhưng về nhà mở ra, mới biết nó là một loại gồm nhiều thứ củ tựa như dưa món chua ngọt. Những hộp cá mòi, cá ngừ, cá trích, thăn cá sòng, xốt cà chua hay ngâm trong dầu ô liu, những liếp cá hồi hun khói, trông rất bắt mắt. Mấy cái tủ lạnh đứng, nằm, to, nhỏ đủ cỡ, chất đầy bơ, phó mát, đồ nguội (jambon, pâté, saucisse màu đỏ tía, lấm chấm những đốm mỡ trắng li ti kiểu Olida) bên cạnh quầy bánh mì kiểu Pháp, có cả sourdough của Mỹ nằm lạc lõng, chợt nhắc tôi nhớ lại cửa hàng Chaffanjon dưới chân núi Bạch Mã, nơi bố tôi có ngôi nhà nghỉ mát từng là Wonderland thời thơ ấu của tôi. Có những buổi sáng sương mù trắng núi, tôi theo mẹ ra tiệm mua bánh mì cho cả nhà ăn điểm tâm, thích nhất lúc trở về, mẹ cấu cho tí ruột bánh thơm phức, nóng hổi, vừa đi vừa ăn, một bàn tay trong túi áo ấm mân mê mấy con sâu đá cuộn mình tròn như hòn bi, bóng loáng màu gỗ mun. Mới đâu đây thôi, cô bé ngày xưa nay đã là bà ngoại của những đứa bé lớn hơn tuổi bà ngày ấy, vai đeo cái ví có đủ tiền để mua những món thời đó cô chỉ hờ hững nhìn từ đằng sau vạt áo của mẹ. Lòng quặn thắt, mặn chát nhớ nhung, tôi cúi xuống ly cà phê (mẹ thường bưng hai tay đặt lên bàn ăn, trước mặt bố) thấy trong đó “cả con đường sao mọc lúc ta đi, cả chiều hôm sương phủ lối ta về, khắp vũ trụ bỗng vô cùng thương nhớ…” Trong tích tắc thời gian, một mảnh quá khứ chập khít khao vào hiện tại, ép xuống ngực tôi nghẹn thở.
Bữa điểm tâm dọn ra trên cái bàn nhỏ phủ khăn trắng, đặt ở góc phòng. Cái không gian chật chội có chút gần gũi, mơ hồ và lãng mạn của hẹn hò, nhắc tôi nhớ một người bạn đã cùng tôi đến đây cũng trong một buổi sáng các con đường vào làng còn đọng những vũng nước mưa không biết từ đêm trước hay lúc hừng đông, khiến bước chân của chúng tôi rón rén như sợ làm vỡ những mảnh gương rải trên gạch. Nay thì anh đã bất ngờ đi xa và không bao giờ còn hẹn gặp lại.
Một thanh niên trẻ, phục sức lịch sự, tôi đoán là người Việt, cầm cái giỏ nhựa trong có vài món đã chọn, xếp hàng trước quầy thâu ngân chờ trả tiền. Một cô gái lứa tuổi anh ta, dáng dấp Ðại Hàn hay Trung Hoa, khuôn mặt thanh nhã, đi chợ một mình, đứng chờ mua bánh mì. Họ đi bên cạnh nhau nhưng là hai người lạ, khiến tôi nghĩ lẩn thẩn: khoảng cách vài bước giữa hai người cũng là muôn trùng, khi số phận không cho họ nhìn thấy nhau.
Ở đây, người ta dọn ăn trưa hay ăn tối trong gian kế bên, có mấy khung cửa sổ vuông vắn nhìn ra mảnh sân bên ngoài. Buổi tối nơi này chắc buồn tuy tôi thấy ngay đầu ngõ vào làng, có cả quán rượu với ban nhạc kích động.
Khi chúng tôi ra về, bà Việt Nam vẫn đứng ở chỗ cũ, nhìn xuống đường hỏi vài câu vu vơ nhưng nhất định không trả lời câu đáp lễ. Hai tay bà vẫn ấp lên cái ly to tướng bằng sành, có vẻ như để lấy hơi ấm từ thức uống đựng bên trong (chắc bà phải vào ra thay nước mới).
Giữa trưa, nắng chan hòa khắp nơi trên khu làng. Các vì tường vẽ đủ thứ hoa lá, sáng choang sau cơn mưa. Tôi tạt vào mấy tiệm bán kỷ vật, hy vọng tìm được một món gì đẹp mắt nhưng không thấy. Có lẽ kỷ niệm người ta muốn lưu giữ không nhất thiết phải cần đến một nghệ phẩm thực sự để cất kỹ mà là bất cứ cái gì có khả năng gợi nhắc, nhiều khi chỉ là vài viên sỏi hay vài chiếc lá sẽ khô đi. Lạ nhất là có cả một tiệm bán toàn tượng lính tí hon và vũ khí đủ loại, diễn lại các cuộc chiến tranh từ thô sơ đến tối tân, của những đại cường trên địa cầu này, bài binh bố trận theo đúng binh thư chiến lược của các binh đội tham chiến dưới bóng cờ của tổ quốc họ. Tôi không biết khi có ai chọn món quà này, họ phải mua hết hay chỉ mua đội quân nào họ muốn vinh danh dưới mái nhà riêng của họ, ít nhất có một chỗ đủ rộng để trưng bày?
Bãi đậu xe lấp loáng mấy vũng nước từ cơn mưa buổi sáng, phản chiếu lờ mờ một mảnh trời mây bối rối trên cao. Tôi quay nhìn lại khu làng nhỏ giờ đây đã nhộn nhịp bóng người vào ra, tự nhủ sẽ còn đến đây nhiều lần nữa để được đắm mình trong hồi tưởng một thời bé dại. Những buổi sáng sương mù trắng núi ở Bạch Mã, tôi theo chân mẹ lên xuống hai lần 125 bậc thang, băng qua con suối cuộn dưới chân đồi để đến cửa tiệm Chaffanjon mua “bánh tây” nóng, sữa tươi và mứt dâu.
Lên xe, đóng cửa lại, lòng tôi bâng khuâng như vừa rời khỏi một nơi hẹn mà người trong hẹn giữ niềm vui của tôi đã không về cùng tôi nữa. Của một quá khứ đã mất tăm.

Bùi Bích Hà
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.064 giây.