logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 05/09/2017 lúc 09:36:36(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Lời phản biện tại buổi trình chiếu sơ lược Phim The Vietnam War

UserPostedImage
Tôi may mắn được đại diện đài truyền hình PBS và Thư Viện địa phương mời vào Ban Điều Hành Thảo Luận (discussing panel) về phim The Vietnam War do hai nhà làm phim Ken Burns và Lynn Novick bỏ ra mười năm thu thập tài liệu để làm ra cuốn phim 18 tập nầy. Phim sẽ được trình chiếu vào ngày 17 tháng 9 năm 2017 trên Đài Truyền Hình PBS của Mỹ.



Trước lượng khán giả khoảng hơn 200 người, toàn là người Mỹ (trừ cô phụ tá tôi là một bác sĩ trẻ, Quyên Huỳnh). Tôi rất áy náy, nhưng quyết định nhận lời vì nghĩ rằng đây là cơ hội để nói lên quan điểm của Người Lính Việt Nam Cộng Hoà về Chiến Tranh Việt Nam. Tôi lên đường vì ý niệm đó dù biết sẽ không dễ dàng, nhất là ngôn ngữ. 




Sau phần trình chiếu, họ hỏi mỗi người trong Ban Điều Hành Thảo Luận một câu. Trong phim có một cựu chiến binh Bắc Việt, tên Bảo Ninh được phỏng vấn, và ông nói rằng trong cuộc chiến tranh Việt Nam KHÔNG có người thắng (no vinners). Người điều khiển chương trình hỏi tôi nghĩ gì về ý kiến nầy?


Trước khi trả lời, tôi trình bày nhận định rằng muốn biết ai thắng, ai thua phải biết ít nhất ba (3) điều căn bản: (1) mục tiêu tham chiến của các bên, (2) Sự tổn thất mà họ trả giá, (3) và đánh giá trên tổng thể do cuộc chiến gây ra.


A. Mục Tiêu Tham Chiến


1. Mỹ tham gia cuộc chiến vì muốn KIỀM CHẾ Trung Cộng, theo tài liệu Pantagon Papers, một nghiên cứu chính thức của Bộ Quốc Phòng Mỹ về sự tham dự của Mỹ tại Việt Nam từ 1945 đến 1967 do ông Daniel Ellsberg thực hiện và được công khai trên tờ The New York Times năm 1971, chủ yếu không nhằm bảo vệ sự độc lập của Miền Nam. Bảo vệ Miền Nam là chiến thuật trong chiến lược ngăn chận Tàu. Tài liệu nầy dài khoảng 4000 trang và được liệt kê là Tối Mật và được giải mã ngày 4 tháng 5 năm 2011tại thư viện của Tổng Thống Richard Nixon tại California.


2. Mục tiêu của Bắc Việt là Giải Phóng Miền Nam bằng vũ lực để Làm Bàn Đạp cho cuộc bành trướng của cộng sản quốc tế xuống vùng Đông Nam Á. Việc nầy do Hồ Chí Minh thực hiện với sứ mạng là người lãnh đạo cộng sản Đông Dương từ năm 1932. Và điều nầy hoàn toàn phù hợp với lời tuyên bố của Tổng Bí Thư Lê Duẩn "Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Sô, Trung Quốc", nếu câu nói nầy đúng sự thật. Đây là sứ mạng của những người lãnh đạo cộng sản Việt Nam.


3. Mục tiêu của những nhà lãnh đạo Miền Nam là bảo vệ độc lập, chủ quyền Miền Nam chống lại sự xâm lăng của cộng sản Miền Bắc với sự viện trợ tối đa của Nga, Tàu và khối cộng sản Đông Âu, kể cả Cuba. Nhưng vì thế yếu họ chấp nhận và yêu cầu Mỹ và khối tư bản viện trợ để họ bảo vệ lãnh thổ, và dân chúng theo họ. 


B. Những Tổn Thất Của Các Bên


1. Phía Mỹ có 58.307 binh sĩ tử trận, chi tiêu 168 tỷ Mỹ kim (có tài liệu nói 1020 tỷ), 303.604 binh sĩ bị thương, 1948 binh sĩ mất tích và lúc cao điểm của chiến tranh có 543.000 binh sĩ tham chiến. Khi chiến binh Mỹ từ chiến trường Việt Nam về bị dân chúng khinh thị, không đón tiếp trọng thể như những binh sĩ tham gia trong những cuộc chiến ngoại biên khác. Và vết thương chiến tranh chưa hoàn toàn hàn gắn được.


2. Phía Bắc Việt có 950.765 binh sĩ tử trận, gần 600.000 bị thương, số mất tích không có con số rõ ràng, ước tính khoảng 300 ngàn người... Trong chiến cuộc, Miền Bắc được xếp vào hạng 1 trong 5 quốc gia nghèo nhất thế giới. Và cuộc chiến do Miền Bắc gây ra làm thiệt mạng 2 triệu thường dân.


3. Phía Việt Nam Cộng Hoà có 275 ngàn chiến sĩ thiệt mạng, khoảng 1.170.000 người bị thương, không có con số mất tích được liệt kê và ngày 30 tháng 4 năm 1975 họ đầu hàng vô điều kiện.


C. Ai Thắng? Ai Thua?


1. Từ những phân tích trên, tôi trình bày quan điểm riêng rằng Mỹ đã đạt được mục tiêu Kiểm Chế Trung Cộng, vậy Mỹ là người THẮNG.


2. Cũng từ phân tách nầy, tôi trình bày cho thính giả rằng Bắc Việt hy sinh gần 1 triệu binh sĩ, gần 6 trăm ngàn người thương tật, 300 ngàn người mất tích, làm 2 triệu thường dân bị chết oan và biến đất nước thành 1 trong 5 nước nghèo nhất thế giới, vậy Bắc Việt là người THUA vì phải trả giá quá đắt mà Trung Cộng vẫn không nhuộm đỏ được vùng Đông Nam Á. Họ THUA vì không đạt được mục tiêu.


3. Việt Nam Cộng Hoà đầu hàng vô điều kiện ngày 30 tháng 4 năm 1975 là người THUA. Theo bài phỏng vấn của Tướng Frederick C. Weyand ngày 12 tháng 6 năm 2006 thì cuộc chiến bị thua không phải do quân đội kém cỏi mà do những người lãnh đạo chính trị ở Washington. Họ thắng trên chiến trường, nhưng thua vì sự bội ước của đồng minh. Nhưng theo thiển nghĩ thì sau khi Hoa Kỳ đã hoàn thành mục tiêu kiềm chế Trung Cộng, họ rút lui bằng sự trả giá của nhiều bên, trong đó có cả binh sĩ của họ.


Kết luận sau cùng của tôi với cử toạ là cả hai phía người Việt đều là kẻ thua, nhất là dân tộc Việt Nam là người thua trong cuộc chiến tranh ủy nhiệm của người cộng sản do Hồ Chí Minh, người cộng sản quốc tế, thực hiện sứ mạng trên sự đau xót vô vàn của dân tộc, làm kiệt quệ đất nước và tạo vết thương lịch sử dù 42 năm rồi vẫn chưa lành và không biết có cơ hội nào để lành vết thương dân tộc nầy.


Một cử toạ hỏi tôi về hậu quả tâm lý hiện tại của cuộc chiến, tôi chỉ đơn giản trả lời "bên thắng cuộc vẫn coi bên thua cuộc là kẻ thù cho dù chiến tranh đã chấn dứt 42 năm rồi". 


Cuốn phim vẫn trình bày những sự kiện mang tính cách tuyên truyền củ rích dù họ bỏ ra 10 năm sưu tập tài liệu, phỏng vấn một số người trong và ngoài nước. Vẫn trưng tấm hình Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan bắn tên Việt Cộng Bảy Lốp trên đường phố Sài Gòn, vẫn bản củ kết tội tên Trung úy William Calley sát hại 128 thường dân, vần chuyện thả bom napalm vào một số làng mạc gây thương tích cho thường dân v.v..., nhưng tôi nói thẳng với họ rằng Việt Cộng pháo kích vào trường tiểu học Cai Lậy ngày 9 tháng 3 năm 1974 làm thiệt mạng gần 200 em học sinh tiểu học sao đoàn làm phim không biết?, trong trận Tết Mậu Thân người cộng sản sát hại gần 6 ngàn đồng bào vô tội tại Huế, sự kiện chấn động cả thế giới mà đài truyền hình PBS không hay? Phim vẫn cho rằng công ty hoá chất Dow Chemical sản xuất bom Napalm để dội vào làng giết hại dân lành, tôi thẳng thắn nói với họ rằng bom Napalm không chế tạo để giết dân lành và vụ cô Kim Phúc là một trong những nhầm lẫn trong chiến trường như Mỹ đã từng nhầm lẫn ném bom trúng tòa đại sứ Trung Cộng tại Kosovo 1999, thỉnh thoảng ném bom nhầm tại Iraq, Afghanistan, Syria v.v..., Thậm chí họ còn ném bom nhầm vào những đơn vị quân đội của Hoa Kỳ, bắn nhầm binh sĩ Hoa Kỳ v.v..., trong chiến tranh không thế nào tránh nhầm lẫn được. Thế mà bọn truyền thông dòng chính vẫn cố tình vu khống một cách lố bịch, không chút liêm sỉ những sai lầm mà ai cũng có thể nhận thấy. Thảo nào Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump miệt thị họ không oan chút nào. 


Sau buổi hội thảo, một sử gia Mỹ tên Bill Laurie gặp tôi và ông nói Bảy Lốp là tên khủng bố đã sát hại 6 người thân của viên chức VNCH, nên bắn Lốp là không vi phạm công ước Geneve.


Có thể đáng lẽ người Mỹ đã rút quân trước 1969 nếu người tư lệnh chiến trường Việt Nam của họ có chiến thuật đúng đắn, khác với chiến thuật "Truy tầm, tiêu diệt" mà Tướng Westmoreland, người được báo chí gọi là vị Tướng bại trận tại Việt Nam (The General Who Lost Vietnam) áp dụng trong nhiều năm. Những nhà bình luận quân sự chỉ trích chiến thuật dùng lực lượng hùng hậu để truy lùng giặc của Westmoland là không đúng. Chiến thuật nầy chỉ có kết quả khi đối phương chấp nhận đương đầu, nhưng quân Bắc Việt vào thời điểm đó, họ tránh né trong những cuộc hành quân lớn, họ rút sâu vào rừng hoặc vượt qua biên giới Cao Miên, Lào để bảo toàn lực lượng.


Nếu họ sử dụng những vị Tướng tài như Tướng Harold K. Johnson, Frederick C. Weyand, v,v,. thì có lẽ người lính Mỹ đã hồi hương sớm, ít thiệt hại sau khi đã hoàn thành mục đích Kiềm Chế Trung Cộng. Và mức độ thiệt hại mà quân đội hai phía Việt Nam sẽ ít hơn, nhất là con số thiệt hại nhân mạng dân lành sẽ thấp hơn, mức độ nghèo nàn, đói rách, lạc hậu của người dân Việt Nam sẽ ít hơn, và trên hết hận thù không dai dẳng như ngày hôm nay.


Vấn đề viện trợ quân sự cho Miền Nam cũng góp phần trong chánh sách "phủi tay" của Hoa Kỳ. Từ con số 2.8 tỉ năm 1973, còn 1 tỉ năm 1974 và 300 Triệu cho năm 1975. Và cuối cùng, tháng 12 năm 1974 quốc hội Hoa Kỳ quyết định cắt hết viện trợ quân sự, chỉ 55 ngày sau là Việt Nam Cộng Hoà sụp đổ. Không có quân đội nào đánh giặc mà không có vũ khí, hoặc viện trợ vũ khí, chỉ trừ "truyền thuyết" Quân Giải Phóng với tay không bắt được máy bay Mỹ.


Không ai kéo lịch sử lùi lại được. Người gây ra cuộc chiến vì nhiệm vụ quốc tế cộng sản phải thành khẩn thú nhận trách nhiệm lịch sử. Không chấp nhận hôm nay, trong tương lai lịch sử cũng sẽ ghi lại bởi chính con cháu chúng ta, họ đọc lịch sử từ hai phía, họ đọc lịch sử thế giới, họ sẽ viết lại sự thật mà thế hệ cha ông họ đã trải qua. Đó là chính sử chứ không phải tài liệu tuyên truyền, xuyên tạc, bóp méo sự thật mà người cộng sản dùng bạo lực để bóp méo và gọi là lịch sử.


Họ phải thành tâm Hoà Giải Hoà Hợp với những nạn nhân của họ, với đồng bào trong nước để xây dựng lại sức mạnh dân tộc để chống lại giặc Tàu. Làm chậm trễ sẽ mất nước và tội của họ sẽ chồng chất thêm với đất nước và dân tộc. 


Đây là bộ phim phản ảnh một phía, trình bày phân nửa sự thật, không xứng đáng bỏ thời giờ xem. Điều nầy tôi đã viết trên Yahoo, nhưng 15 phút sau bị gỡ xuống. Hy vọng Burns và Novick sẽ đọc và nhìn lại vấn đề, nếu họ muốn trình bày một số khía cạnh thật về chiến tranh Việt Nam./.


5/9/2017

Nguyễn Ngọc Sẵng

Sửa bởi người viết 19/10/2017 lúc 09:10:24(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

phai  
#2 Đã gửi : 05/09/2017 lúc 07:57:57(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Phim tài liệu Chiến tranh Việt Nam- Phỏng vấn Đạo diễn Lynn Novick

UserPostedImage
Đạo diễn Ken Burns, bên trái, Trent Reznor, Atticus Ross và đạo diễn Lynn Novick, bên phải, nói về phim tài liệu "Chiến tranh Việt Nam" trên đài PBS trước Hội các nhà phê bình phim truyền hình ở Pasadena, California. Ảnh chụp ngày 15/1/2017.
Hơn 42 năm sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, nhiều người vẫn bị giằng xé vì cuộc chiến không dứt gây tranh cãi này. Nhiều người bình thường thuộc tất cả các bên tham chiến, bị hoàn cảnh đẩy đưa vào cuộc chiến, vẫn bị dằn vặt bởi những dấu hỏi lớn về những nguyên do dẫn tới chiến tranh và kết cuộc bi thảm của nó, với hàng triệu người chết, nhiều triệu người khác mang thương tật hoặc chấn động tâm lý vĩnh viễn. Ngoảnh nhìn quá khứ, họ tự hỏi liệu cái giá mà tất cả các bên – kể cả bên thắng cuộc, phải trả, có quá đắt? Liệu có hay không một giải pháp không đổ máu cũng có cơ may mang lại hòa bình, độc lập, tự quyết cho Việt Nam? Và, nên rút ra bài học nào để tránh lặp lại lịch sử?
Phim tài liệu 10 tập, dài 18 tiếng “The Vietnam War, Chiến tranh Việt Nam” của đạo diễn Ken Burns và Lynn Novick sắp ra mắt khán giả trên kênh truyền hình PBS, khởi sự từ ngày 17/9/2017. Đạo diễn Lynn Novick đã dành cho VOA-Việt ngữ một cuộc phỏng vấn sau khi trở về từ Việt Nam, nơi nhiều trích đoạn của tập phim tài liệu được trình chiếu trước một số cử tọa chọn lọc, kể cả một số người xuất hiện trong phim. Mời quý vị theo dõi cuộc trao đổi giữa Hoài Hương và đạo diễn Lynn Novick sau đây.
VOA: Tập phim tài liệu này đã mất tới 10 năm mới hoàn tất. Đây là một câu chuyện bi tráng đòi hỏi một nỗ lực làm việc phi thường. Xin bà cho biết kết quả của những nỗ lực đó, bộ phim tài liệu này đã có những đóng góp nào mới để kể lại câu chuyện về chiến tranh Việt Nam?
Lynn Novick: “Đạo diễn Ken Burns và tôi tin rằng chúng tôi đã kể lại câu chuyện về chiến tranh Việt Nam theo cách chưa từng được kể trước dây, bởi vì phim tài liệu của chúng tôi trình bày quan điểm của những chứng nhân đã trải qua cuộc chiến từ cả 3 bên tham gia: người Mỹ, và người Việt, thuộc cả bên thắng cuộc lẫn bên thua cuộc. Cho tới nay, chưa ai làm điều đó. Về phương diện đó, chúng tôi đã đưa ra những góc nhìn mới về chiến tranh Việt Nam, một câu chuyện cực kỳ phức tạp và bi tráng.”
VOA: Thưa như bà nói, phim tài liệu này kể lại chiến tranh Việt Nam theo một cách mới khác với các phim tài liệu trước đây. Bà so sánh như thế nào phim tài liệu này với phim tài liệu “Vietnam: A Television History” của Stanley Karnow?
Lynn Novick: “Tôi nghĩ rằng chúng tôi không ở trong vị thế để nêu lên những khác biệt hay tương đồng giữa hai phim tài liệu đó. Tôi chỉ có thể nói rằng nhiều năm đã trôi qua từ khi bộ phim tài liệu có tính dấu mốc của Karnow ra đời tiếp theo sau cuộc chiến. Thời ấy, bộ phim của Karnow đã đẩy xa biên cương của truyền thông báo chí, nhưng những nhà làm phim không thể có cái nhìn lịch sử như chúng ta bây giờ khi ngoái nhìn lại quá khứ. Nhiều năm đã trôi qua, bao nhiêu điều đã xảy ra, và đối với những người sống qua cuộc chiến, cái nhìn của họ đã biến đổi, lịch sử Hoa Kỳ và lịch sử Việt Nam cũng có những chuyển biến, quan hệ hai nước đã đổi cũng như trải nghiệm của những người Mỹ gốc Việt, mố tương quan giữa họ với Việt Nam bây giờ và Việt Nam ngày trước cũng khác đi nhiều. Bây giờ chúng ta được tiếp cận nhiều nguồn tài liệu hơn nhờ những trao đổi học thuật giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Một khác biệt nữa là phim của Karnow phần lớn nhìn lại lịch sử theo cách nhìn từ trên xuống, nghĩa là qua quan điểm của những nhân vật đã từng làm những quyết định quan trọng về cuộc chiến. Ngược lại, phim tài liệu của chúng tôi nhìn lịch sử từ dưới lên, qua lăng kính của những người bình thường đã trải qua cuộc chiến, mang ra đối chiếu với những gì diễn ra trong Toà Bạch Ốc, trong Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam, và trong Dinh Tổng thống ở Sàigòn.”
VOA: Về mặt tài liệu, trong quá trình nghiên cứu, các nhà làm phim lần này có được tạo điều kiện để tra cứu những hồ sơ, tài liệu đặc biệt mà trước đây chưa hề được phổ biến?
Lynn Novick: “Tôi có thể nói là lần này, chúng tôi được tiếp cận nhiều tài liệu từ các kho lưu trữ tài liệu về chiến tranh Việt Nam. Các trung tâm lưu trữ trên khắp thế giới đều mở cửa cho phép chúng tôi tiếp cận các tài liệu trên mạng của họ, trong đó có các hãng tin đã gửi các đoàn quay phim sang Việt Nam để tường trình về cuộc chiến. Chúng tôi đã lục lọi kho lưu trữ của họ để tìm ra những thước phim bị lãng quên từ lâu, chúng tôi cũng được nhiều cá nhân cho phép sử dụng hình ảnh, âm thanh và video riêng tư của gia đình họ. Mạng internet cho phép chúng tôi tìm tài liệu hữu hiệu, thế cho nên chúng tôi có thể tìm ra những tài liệu mà thế hệ đi trước không sao tìm được, vì chưa có internet. Quan trọng hơn, chúng tôi có thể tra cứu các băng ghi âm các mẫu đối thoại mà nhiều Tổng thống Mỹ cho ghi lại, từ Tổng thống Kennedy, Tổng thống Johnson, nhất là Tổng thống Nixon. Chúng ta được nghe các nhà lãnh đạo này thảo luận những gì diễn ra ở Việt Nam thời đó, và nghe họ cân nhắc nên làm gì. Trong khi một số tài liệu đó đã được công bố trong độ 10, 15 năm trở lại đây, rất khó khai thác để gạn lọc thông tin và tìm ra một khoảnh khắc thực sự gây ấn tượng, một khoảnh khắc mà khi xem qua, khán giả không thể nào quên được. Chúng tôi có sự hướng dẫn của các chuyên gia để làm việc này.”
VOA: Thưa bà, trong chiến tranh những hành động tàn bạo thường xảy ra, và cả hai bên đều phạm những tội ác. Truyền thông quốc tế tốn rất nhiều giấy mực để nói về vụ thảm sát ở Mỹ Lai do một đơn vị quân đội Mỹ thực hiện, nhưng dường như giới truyền thông về phần lớn, đã bỏ qua, hoặc tường trình qua loa và một cách không trung thực về vụ thảm sát Tết Mậu Thân năm 1968 do người cộng sản miền Bắc thực hiện. Phim tài liệu của bà và đạo diễn Ken Burns nhắc đến vụ thảm sát ở Huế, mà có người tố cáo là một hành động diệt chủng. Mặc dù Hà nội chưa bao giờ công nhận vụ thảm sát này, trong phim tài liệu này, lần đầu tiên có người bên thắng cuộc thừa nhận vụ thảm sát khi hàng ngàn người, cả thường dân vô tội, bị hành quyết và chôn tập thể. Theo một số nguồn tin, một số người có thể đã bị chôn sống. Xin bà cho biết bà và đạo diễn Burns đã cân nhắc như thế nào và quyết định đưa vụ thảm sát ở Huế vào bộ phim tài liệu này?
Lynn Novick: “Vâng, chiến tranh là một hoạt động đáng ghê sợ, đã xảy ra từ khi có loài người. Và trong chiến tranh, có khả năng xảy ra những hành động nhân bản cũng như phi nhân bản. Không một bên nào trong bất kỳ cuộc chiến tranh nào giữ độc quyền về tội ác. Điều đó cũng đúng ở Việt Nam như trong Đệ nhị, Đệ nhất Thế chiến, hay bất cứ cuộc chiến tranh nào khác. Chúng tôi muốn làm một phim tài liệu nói lên sự thật, tường trình một cách trung thực những gì đã xảy ra. Thật không đúng nếu chúng ta chỉ đề cập đến hành động tội ác của một bên, trong khi bỏ qua hành động tội ác của phía bên kia trong cuộc chiến. Chúng tôi muốn tìm hiểu chiến tranh và những tình huống trong đó những hành động tội ác xảy ra, có thể xảy ra, và đã xảy ra. Đó là lý do vì sao chúng tôi không thể nhắm mắt làm ngơ trước những gì đã xảy ra ở Huế, cũng như không thể làm ngơ những gì đã xảy ra ở Mỹ Lai. Chúng tôi không so sánh hành động nào ác độc hơn hành động nào, mà chỉ muốn khán giả xem phim hiểu rõ những gì đã thật sự xảy ra và vì sao.”
VOA: Bà vừa sang Việt Nam để trình chiếu và thảo luận về phim tài liệu Chiến tranh Việt Nam cho một số cử tọa. Xin được hỏi nói chung bộ phim đã được đón nhận ra sao?
Lynn Novick: “Vâng, tôi vừa trở về cách đây vài ngày, ở Việt Nam chúng tôi trình chiếu một số đoạn đáng chú ý nhất cho những người đã xuất hiện trong phim, khoảng 20 nhân chứng đã chia sẻ quan điểm với chúng tôi. Chúng tôi cũng có 7 buổi chiếu phim cho công chúng, và ngoài ra tổ chức một số buổi chiếu phim riêng dành cho các nhà văn, các sử gia và giới quan tâm. Có thể nói, phản ứng của mọi người nói chung hết sức tích cực, bộ phim gây rất nhiều chú ý, nhất là họ muốn biết chúng tôi kể lại chiến tranh Việt Nam như thế nào.”
VOA: Vâng, đối với những người đã sống qua chiến tranh, chứng kiến những gì xảy ra trong chiến tranh, họ có những nhận xét gì?
Lynn Novick: “Tôi có ghi lại ý kiến của một số người trên máy tính. Xem nào, để tôi coi lại vì muốn dẫn lời họ một cách thật chính xác. Họ nói họ chưa bao giờ được xem một bộ phim nào trình bày cuộc chiến như phim tài liệu của chúng tôi. Chúng tôi nhận được rất nhiều lời khen về sức mạnh của bộ phim, cách biên tập, tính trung thực và sự thành thực, sẵn sàng và thẳng thắn trình bày chiến tranh nó tàn bạo đến mức nào, với bạo lực và những tàn phá, những đau thương và gian khổ của con người ở mọi bên cuộc chiến. Họ nói được lắng nghe quan điểm của tất cả các bên là một điều mới. Nhiều người bình luận rằng đây không phải là cách mà chiến tranh Việt Nam được kể lại ở Việt Nam, họ nói chiến tranh thường được kể như một cái gì trừu tượng, và cái giá phải trả không được đề cập. Chính vì vậy mà một số cảnh trong phim đã gây sốc và bất an cho nhiều người. Một số người tiếp xúc với chúng tôi, nói rằng rất quan trọng là người Việt Nam ở trong nước phải xem những gì thực sự xảy ra. Một điều mà tôi cảm nhận một cách là sâu sắc là khi được nghe nhiều người nói câu chuyện của chúng tôi đã giúp bên thắng cuộc hiểu hơn về những gì xảy ra ở bên thua cuộc, và nhận ra kích thước nội chiến của chiến tranh Việt Nam. Nhiều gia đình đã bị chia rẽ vì chiến tranh, họ hiểu được qua trải nghiệm của chính mình, rằng còn phải làm rất nhiều mới có thể đi đến hòa giải, và có thể phim tài liệu của chúng tôi có thể đóng góp phần nào khi trình bày cho cả hai bên phía bên kia đã gian khổ đau thương như thế nào.”
VOA: Câu hỏi cuối, 10 năm để thực hiện phim là một thời gian khá dài trong đời. So sánh chính mình khi khởi sự dự án, và Lynn Novick của 10 năm sau? Nói cách khác, dự án này đã thay đổi bà như thế nào?
Lynn Novick: “Ken và tôi bàn luận với nhau rất nhiều về điều này, bởi vì cả hai chúng tôi đều cảm nhận những thay đổi sâu sắc nơi chính mình sau trải nghiệm này, một phần là do phải làm việc những tài liệu đen tối, phải đối diện với những đau đớn tột cùng của con người, với sự dã man và tàn bạo của chiến tranh, và tính phi nhân của một số hành động xảy ra trong chiến tranh, nhưng điều mà tất cả những ai cộng tác với chúng tôi thực hiện phim tài liệu này đều chia sẻ, là sự cảm kích đối với những người đã sẵn lòng chia sẻ câu chuyện của họ với chúng tôi. Thấu hiểu trải nghiệm của họ một cách sâu sắc, biết họ đã trải qua những gì, và chứng kiến sức chịu đựng của họ trước một thảm họa ở tầm mức này, mà vẫn phấn đấu để tiếp tục sống và đóng góp, thật đáng ngưỡng mộ, không có lời để diễn tả cho hết.”
The Vietnam War, Chiến tranh Việt Nam sẽ được trình chiếu lần đầu tiên vào ngày 17/9/2017 trên kênh truyền hình PBS. Bộ phim hoàn tất sau 10 năm dài là phần kết của bộ ba phim tài liệu của đạo diễn Ken Burns về các cuộc chiến tranh mang tính dấu mốc trong lịch sử Hoa Kỳ, thứ nhất là phim tài liệu về cuộc nội chiến Mỹ, thứ hai là phim tài liệu về Đệ nhị Thế Chiến, và thứ 3 là Phim Chiến tranh Việt Nam. Hai bộ phim sau có sự cộng tác của đạo diễn Lynn Novick.
Theo VOA
phai  
#3 Đã gửi : 19/10/2017 lúc 09:12:16(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Nhân chứng lịch sử nói về trận Mậu Thân trong phim tài liệu “The Vietnam War”

UserPostedImage
Nhân viên của Phòng Triển lãm Nghệ thuật New South Wales chuẩn bị treo bức hình "Saigon Execution" của Nhiếp ảnh gia Eddie Adams hồi ngày 23/11/2000 tại Sydney. AFP
Bộ phim tài liệu truyền hình “The Vietnam War” (Chiến tranh Việt Nam) dài 10 tập, được khởi chiếu trên Public Broadcasting Service (PBS) hồi trung tuần tháng 9. Mặc dù được dư luận Mỹ đánh giá có thể nói là bộ phim đầy đủ và trung thực nhất về Chiến tranh Việt Nam trong 42 năm qua, thế nhưng nhiều khán giả Việt Nam, nhất là những người gắn liền với cuộc chiến này cho rằng bộ phim chưa phản ánh hết sự thật, đặc biệt liên quan trận Mậu Thân năm 1968.
50 năm biến cố Mậu Thân
Chỉ vài tháng nữa thì biến cố Mậu Thân xảy ra tròn đúng 50 năm, 1968-2018. Và tuy rằng thời gian dẫu dài nửa thế kỷ cũng như các thế hệ hậu sinh tại Việt Nam không có nhiều thông tin chính xác về sự kiện này, nhưng nỗi ám ảnh kinh hoàng và chết chóc tang thương vẫn là nỗi đau lịch sử.
Ngược thời gian trở về thời điểm Tết Mậu Thân-năm 1968, mặc dù Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa bên kia vĩ tuyến 17 và Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) ở miền Nam ký thỏa thuận đình chiến để dân chúng đón Tết cổ truyền, Quân đội Bắc Việt, dưới danh nghĩa là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam tiến hành cuộc tổng nổi dậy và đồng loạt tấn công vào 41 tỉnh, thành phố, thị trấn và hàng trăm thị xã tại miền Nam Việt Nam, gây ra cái chết cho hàng ngàn thường dân vô tội.
Thế nhưng, những người từng là chứng nhân biến cố Mậu Thân khi xem bộ phim tài liệu “The Vietnam War” không thấy hai đạo diễn Ken Burns và Lynn Novick trình bày sự thật về tội ác của Việt Cộng trong vụ thảm sát Mậu Thân ở Huế.
Nhiều người khác cũng nói họ không thấy hai đạo diễn nhắc đến các vụ ám sát, đánh bom, khủng bố do Việt Cộng tiến hành tại miền Nam Việt Nam suốt hai thập niên 60 và 70 của thế kỷ trước.
Dù rằng nội dung của bộ phim tài liệu “The Vietnam War” từng nhấn mạnh “trong chiến tranh, không có sự thật nào là duy nhất”, nhưng rất nhiều khán giả Việt Nam cũng nhắc lại “một nửa sự thật không phải là sự thật”. Một dẫn chứng rõ nét mà khán giả Việt Nam đặt dấu hỏi không rõ hai vị đạo diễn của bộ phim tài liệu công phu, phải mất 10 năm thực hiện, “The Vietnam War” cố ý hay vô tình không đưa hết sự thật của vụ việc liên quan bức hình Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan bắn Đại úy đặc công Nguyễn Văn Lém, bí danh Bảy Lốp của Quân Giải Phóng Miền Nam trên đường phố Sài Gòn, trong sự kiện Mậu Thân-năm1968. Bộ phim “The Vietnam War” đã không nhắc lại lời xin lỗi của Tác giả bức hình “Saigon Execution”, đoạt giải thưởng danh giá Pulitzer Prize đến cựu Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan sau 30 năm, Nhiếp ảnh gia Eddie Adams viết trên tờ Time rằng bức hình chỉ nói lên một nửa sự thật mà thôi.

UserPostedImage
Mộ chôn 300 nạn nhân vô danh bị thảm sát tại Huế vào dịp Tết Mậu Thân 1968. Courtesy: country-data.com/Quân đội Hoa Kỳ.

Chứng nhân lịch sử lên tiếng
Cựu Thiếu tướng Lê Minh Đảo, Tư lệnh Sư đoàn 18 Bộ Binh Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, cho RFA biết ông không xem bộ phim tài liệu “The Vietnam War”, nhưng trong thời gian công chiếu của phim, rất nhiều người Việt khắp nơi, nhất là thế hệ 1.5 và cả thế hệ thứ 2 đã liên lạc để hỏi ông về tính xác thực của bộ phim.
Lên tiếng về trận Mậu Thân-năm 1968, cựu Thiếu tướng Lê Minh Đảo cho rằng cần phải ghi nhớ ba điều quan trọng:
“Trận Mậu Thân là một chiến thắng rất oai hùng của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). VNCH đánh chứ Mỹ không đánh trận Mậu Thân. Việt Cộng đã không chiếm được thành phố nào. Cán bộ tuyên truyền của Việt Cộng kêu gọi dân chúng nổi dậy. Đồng bào có chạy, nhưng không chạy theo Việt Cộng mà chạy theo VNCH và chỉ chỗ cho VNCH đánh trả Việt Cộng. Đây là một sai lầm của Việt Cộng, làm cho Hà Nội hiểu lầm đã đến lúc chín muồi để tấn công miền Nam.
Thứ hai nữa là Cộng sản Bắc Việt quyết tiêu diệt Mặt trận Giải phóng Miền Nam. Trận Mậu Thân, Việt Cộng chết nhiều lắm. Chết nhiều để sau này Bắc Việt Cộng sản vô trám chỗ. Khi tôi ở tù, tôi được đọc tài liệu tổng kết của Hà Nội có một trăm mười mấy ngàn cán bộ về quân sự và hạ tầng cơ sở bị ‘loại’, mà phần đông là những người chiến đấu ở miền Nam.”
Điều quan trọng thứ ba mà cũng là điều quan trọng nhất của trận Mậu Thân, theo cựu Thiếu tướng Lê Minh Đảo mặc dù Cộng sản Bắc Việt thua trên mặt trận nhưng đã thắng trên bàn đàm phán qua Hiệp định Paris 1973, buộc Mỹ phải xuống thang chiến tranh và rút quân về.
Một nhân chứng lịch sử trong trận Mậu Thân-năm 1968, cựu Đại tá Bộ binh Keith Nightingale, từng đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng trong Quân đội Hoa Kỳ, ông đã hai lần sang Việt Nam với vai trò Cố vấn trưởng Nhảy Dù và Biệt Động Quân và là Cố vấn trưởng Tiểu đoàn 52 Biệt Động Quân trong trận Mậu Thân-năm 1968 chia sẻ trên trang Facebook rằng bộ phim tài liệu “The Vietnam War” đã không nói đúng sự thật về vai trò của người lính VNCH và binh sĩ Mỹ tham chiến tại Việt Nam. Cựu Đại tá Bộ binh Keith Nightingale nói với RFA:
“Tôi nghĩ rằng bộ phim tài liệu của Đạo diễn Burns đã phớt lờ vai trò của bính sĩ Mỹ và của Quân lực VNCH trong cuộc chiến Việt Nam, hay thậm chí là không đề cập đến họ.
Tôi đã có mặt trong trận Mậu Thân và tôi cam đoan những người lính VNCH đã anh dũng phản công trong trận chiến này, đóng vai trò chủ lực gần như 90%. Cả binh sĩ của VNCH và Mỹ đều có tinh thần chiến đấu rất cao và chắc chắn là họ đã thực hiện đầy đủ trách nhiệm hết khả năng trong trận Mậu Thân. Bộ phim tài liệu của Đạo diễn Burns đã quên lãng điều này.
Tôi không cho rằng những người lính cảm thấy mình là nạn nhân, mà bất kỳ sự khiển trách nào cũng phải quy cho giới lãnh đạo của Mỹ và của VNCH. Riêng những người lính của cả Mỹ và VNCH đã làm tròn bổn phận trong các hoàn cảnh vô cùng khó khăn của cuộc chiến.”
Từ Việt Nam, Linh mục Phan Văn Lợi, một nhân chứng lịch sử của cuộc thảm sát Mậu Thân ở Huế, do Việt Cộng gây nên, nói với Đài Á Châu Tự Do rằng dù những thức phim tư liệu “The Vietnam War” chỉ trình chiếu sơ sài những gì xảy ra ở Huế trong biến cố Mậu Thân, nhưng tính thiên lệch của bộ phim đã khơi thêm vết thương lòng không chỉ riêng của người dân Huế mà của cả dân tộc Việt vốn chưa bao giờ lành suốt gần 50 năm. Ký ức về biến cố Mậu Thân luôn hiển hiện trong tâm tưởng của vị Linh mục mà ông đã chứng kiến khi còn rất trẻ:
“Tôi thấy hình ảnh về Mậu Thân, đó là sự giết hại dân lành vô tội. Đó là một sự khủng bố của nhà cầm quyền Cộng sản không những đối với các viên chức mà còn đối với cả dân thường. Trong số những người bị giết chết có ba vị thầy của tôi, ở Dòng Thánh Tâm, trong đó có một linh mục người Pháp. Rồi có ba người bạn của tôi bị chôn sống nữa. Đó là những ảnh hãi hùng mà tôi không bao giờ quên. Đây là tội ác tày trời của Đảng Cộng Sản Việt Nam đối với dân tộc Việt Nam và là sự xâm phạm phong tục thiêng liêng trong ngày Tết cũng như vi phạm lời hứa của Cộng sản sẽ ngưng chiến trong dịp Tết Mậu Thân.”
Chính quyền Hà Nội luôn tuyên truyền sai sự thật về biến cố Mậu Thân- năm 1968, nhưng không ít những người trẻ tại Việt Nam thuộc các thế hệ sinh sau chiến tranh vẫn nắm được thực chất của mọi diễn tiến trong những ngày Xuân Khói Lửa đó qua hồi ức của nhân chứng và qua tìm hiểu trong kho tư liệu khổng lồ của Internet.
Nay khi bộ phim “The Vietnam War” được công chiếu mà lại không rõ nét về biến cố tang thương đó; nhiều người thấy có trách nhiệm phải lên tiếng cho sự thật của lịch sử.
Theo RFA
phai  
#4 Đã gửi : 19/10/2017 lúc 09:14:04(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
The Vietnam war, nghịch lý lịch sử?

Cuộc chiến Việt Nam đã kết thúc từ 42 năm, nhưng người ta vẫn tiếp tục tranh cãi.
Một trong những lý do tranh cãi không bao giờ kết thúc chính là việc xác định người thắng và kẻ thua. Bên nào cũng cho mình là người thắng, hoặc ít nhất là không thua. Người nghe cả hai phía thì cuối cùng kết luận là không có ai là ngườithắng và không có ai là người thua, sau đó đúc kết thành một triết lý: Chiến tranh không có người thắng, chỉ có sự tan nát là còn lại, tất cả những ai tham chiến đều thất bại.
Nói như vậy không sai, thậm chí nó lung linh một chủ nghĩa nhân bản. Nhưng trên thực tế, người ta chỉ đón nhận nó như một sự nhân nhượng, rộng lượng của kẻ thắng, và sự vỗ về, xoa dịu cho người chiến bại. Bởi vì, xét về mặt logic, khi một cuộc đấu kết thúc, không thể không có bên thắng hoặc thua, ngay cả khi trọng tài phán quyết là hoà. Bao giờ cũng tồn tại sự nhân nhượng từ một phía và sự an ủi của phía khác. Chỉ đơn giản là nếu chưa phân thắng bại, thì cuộc chiến chưa thể kết thúc.
Nói ra điều này để khẳng định một cách khách quan rằng, trong cuộc chiến Việt – Mỹ kéo dài từ 1955 tới 1973 , có mộtbên thua, bên đó là Hoa kỳ, và phía Bắc Việt Nam là bên thắng.
Hoa kỳ đặt ra mục đích cuộc chiến là ngăn chặn sự lan tràn của chủ nghĩa cộng sản xuống phía Nam, từ đó đưa quân đội và vũ khí vào cuộc chiến, nhưng phải rút về một cách không tự nguyện, khi mục đích đó chưa hoàn thành, đẩy sứ mệnh đó cho chính quyền Sài gòn, trong khi cả cố vấn Kissinger lẫn Tổng thống Mỹ Nixon đều biết rằng, «nếu Mỹ rút, chính quyền Cộng Hoà Việt Nam sẽ chẳng tồn tại được bao lâu». Kissinger còn an ủi Nixon: «cố gắng vá víu cho khỏi bể trong một, hai năm, tới tháng 1/1979 thì chẳng còn ai quan tâm nữa», «với những trang bị và vũ khí ấy, nếu là cấp cho Bắc Việt, đủ để họ đánh nhau với ta đến hết thế kỷ này». Và chính tổng thống Thiệu tuyên bố: «Nếu Mỹ mà không viện trợ cho chúng tôi nữa thì không phải là một ngày, một tháng hay một năm mà chỉ sau 3 giờ, chúng tôi sẽ rời khỏi Dinh Độc Lập!». Tom Polgar, nhân viên cao cấp Đại sứ Mỹ ở miền Nam, một trong số người Mỹ cuối cùng di tản khỏi Việt Nam, đã ghi lại nhận xét:
«Đây là một cuộc chiến tranh lâu dài và khó khăn mà chúng ta đã thua. Thất bại độc nhất của lịch sử Hoa Kỳ chắc sẽ không báo trước sức mạnh bá chủ toàn cầu của nước Mỹ đã chấm dứt. Nhưng… Ai không học được gì ở lịch sử, bắt buộc sẽ phải lặp lại sai lầm trong lịch sử».
Ngược lại, mục tiêu «giải phóng miền Nam thực hiện thống nhất đất nước» của chính phủ miền Bắc Việt Nam cuối cùng đã hoàn thành. Ngày 27/01/1973, toàn bộ Quân đội Mỹ rút khỏi lãnh thổ Việt Nam. Sáng ngày 30/04/1975, tướng Dương Văn Minh buộc phải Tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng Hoà miền Nam tiếp quản quyền lực trên toàn bộ lãnh thổ từ tay chính quyền Việt Nam Cộng Hoà. Tổng tuyển cử thống nhất hai miền được thực hiện tháng 2/1976.
Trên những dữ kiện thực tế đó, không thể nói không có bên thắng, bên thua, mặc dù những phân tích sau này theo từng góc nhìn khác nhau, theo những khái niệm và định nghĩa thắng bại khác nhau, có thể có những lý và lẽ khác nhau.
Bộ phim bắt đầu bằng «Bóng ma của quá khứ» chính là các tác giả có ý tìm sự biện giải cho thất bại của Hoa Kỳ từ qúa khứ lịch sử, những nguyên nhân của những sai lầm của người Mỹ khi gây ra cuộc chiến, những căn cứ đem lại chiến thắng cho một dân tộc bé nhỏ và nghèo đói. Đó cũng chính là những thông điệp mà bộ phim muốn chuyển tải tới người xem.
Sự thất bại đó đến từ hai phía.
Từ sai lầm của phía Mỹ và sự may mắn của những người cầm đầu chế độ cộng sản Bắc Việt.
Một phía, có nguồn gốc từ nỗi sợ hãi quá khứ vẫn ám ảnh người Mỹ, chưa thoát khỏi trí não của những người cầm quyền trong chính phủ Mỹ. Đó là sự khủng khiếp của cuộc chiến với Trung cộng trong chiến tranh Triều Tiên mà người Mỹ vừa trực tiếp chứng kiến. Người Mỹ vừa chết hụt, khi Liên Xô đặt tên lửa hạt nhân lên mảnh đất CuBa chỉ cách Mỹ 120km và một sai lầm đã chỉ cách có gang tấc. Nỗi sợ đó đã được diễn giải thành nguy cơ có thật từ phía khối cộng sản, để khi được những người đứng đầu trong chính quyền gắn nó với thuyết những quân cờ domino, thì chiến tranh ngăn chặn đã trở thành chính đáng, và thực hiện chiến tranh vừa là trách nhiệm đương nhiên, vừa là niềm kiêu hãnh và vinh quang của người Mỹ. Nhưng tìm chính danh từ một nỗi sợ hãi, bản thân nó đã bao hàm sự thất bại, vì sự sợ hãi luôn phóng đại các đe doạ. Chính sách có nguồn gốc phóng đại luôn chứa đựng giả dối. Sự giả dối có thể che đậy dưới chế độ độc tài, nhưng sẽ làm chính quyền sụp đổ dưới chế độ dân chủ, nếu cuộc chiến kéo dài. Thực tế, một đội quân khổng lồ thiện chiến với những vũ khí siêu hiện đại đã chỉ đối diện với những con người có hình dáng nhỏ bé, gầy guộc và đói rách, có trên tay những vũ khí thô sơ. Sự chênh lệch quá đáng về sức mạnh đã tố cáo tính chính danh của cuộc chiến chém giết.
Nhưng thất bại của người Mỹ nằm ở chỗ tiến hành một cuộc chiến tranh bằng một chế độ Dân chủ. Bản chất của Dân chủ mâu thuẫn với bản chất của chiến tranh. Một tập hợp bao gồm hai thành phần đối kháng với nhau, tự nó thủ tiêu nhau để tự sụp đổ.
Thất bại của Mỹ là tất yếu. Không thể chứng minh dân chủ bằng sức mạnh huỷ diệt của bom đạn và sự tàn bạo của vũ khí tối tân.
Và cũng không thể tiến hành thắng lợi một cuộc chiến tranh bằng cơ chế của một thể chế dân chủ. Chiến tranh cần quyền lực tập trung của thể chế độc tài. Chiến tranh là mệnh lệnh và toà án binh, không có thảo luận lấy quyết định bằng đa số. Vừa có chiến tranh vừa có biểu tình và bầu cử theo đa số là một nghịch lý. Bởi vậy, người Mỹ phải thất bại.
Về phía khác, «Bóng ma quá khứ», lý giải cơ sở nền tảng của chiến thắng của Bắc Việt Nam. Chính quyền cộng sản Bắc Việt thực tế đã không tìm kiếm sức mạnh và sự hy sinh bền bỉ của dân chúng từ lý tưởng của chủ nghĩa cộng sản quốc tế mà bằng chủ nghĩa yêu nước, bằng ý chí độc lập tự cường và khao khát tự do. Dân số Việt Nam gần 90% là nông dân, hơn 98% số nông dân ấy là người mù chữ, lý tưởng cộng sản của chủ nghĩa Mác-Lê dẫu có hấp dẫn người nghèo, cũng không bằng cách nào đến được với nông dân. Câu khẩu hiệu có sức mạnh nhất xuyên suốt cuộc chiến là câu nói nổi tiếng của Hồ Chí Minh: «không có gì quý hơn độc lập tự do », không có gì dính líu tới lý tưởng cộng sản toàn cầu, nhưng làm cho sự hiện diện của người Mỹ trỏ nên không thể biện giải. Dẫu là gì, và như thế nào, thì sự có mặt của người Mỹ cũng sẽ lặp lại sự có mặt của người Pháp từng có mặt trước đó hàng trăm năm, và cũng cùng loại với sự có mặt của người Trung Hoa trước đó hàng nghìn năm. Lý tưởng có thể bỏ nếu không chịu nổi bom đạn, nhưng còn đất nước, cho dù không chịu nổi bom đạn thì họ đi đâu để sống? Người Mỹ đã không hiểu điều đó. Người Mỹ có thể làm mọi chuyện, nhưng chỉ sự hiện diện của họ với vũ khí trên đất Việt, đã đủ để họ thành kẻ thù, và cũng đủ để họ thất bại.
Ý chí độc lập và khát vọng tự do điều khiển bởi một bộ máy tập trung siêu quyền lực, là hai yếu tố tạo ra sức mạnh vô địch, làm ra chiến thắng. Hitler và Nhật Hoàng sở dĩ có thể làm ra những kỳ tích, chính là có được hai yếu tố đó. Nó trở nên thất bại, khi một trong hai yếu tố đó chuyển hoá và biến mất. Lý thuyết chiến tranh nhân dân và Quân đội toàn dân là chiến thuật biến toàn dân thành lính, phục tùng một cách vô điều kiện và được đưa lên thành tiêu chuẩn đạo đức,chính là học thuyết quân sự của các đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc.
Nói là sự may mắn của những người lãnh đạo trong bộ máy cầm quyền của chế độ cộng sản Bắc Việt, chính là sự trùng lặp vô tình giữ lý tưởng cộng sản với chủ nghĩa yêu nước.
Căn cứ để xác minh nhận định này là sự thất bại của chính chế độ từ sau chiến thắng 30/04.
Đảng cộng sản Việt Nam đã không hiểu nguyên nhân đích thực dẫn đến chiến thắng. Họ vẫn tin rằng đó là thắng lợi của đường lối đúng đắn của đảng, là tính «bách chiến bách thắng» của chủ nghĩa Mác Lênin. Ông Lê Duẩn tổng kết chiến tranh và kết luận, «giai đoạn thứ nhất của cách mạng vô sản là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước đã hoàn thành. Cách mạng Việt Nam từ nay bước sang giai đoạn thứ hai, giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội không kinh qua phát triển tư bản chủ nghĩa». Đại hội đảng lần thứ tư, ngày 14-20/12/1976, đã quyết định đổi tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thành nước Cộng Hoà Xã Hội chủ nghĩa Việt Nam, thay tên đảng từ đảng Lao động Việt Nam thành đảng Cộng sản Việt Nam, khẳng định ktrung thành chủ nghĩa Mác – Lênin.
Việc làm này chứng tỏ một điều, rằng lãnh đạo đảng cộng sản không chủ đích dựa vào chủ nghĩa yêu nước. Họ không hề có ý thức về sức mạnh bất khả khuất phục chính nằm trong ý chí độc lập dân tộc và khát vọng tự do của dân chúng chứ không phải là giác ngộ lý tưởng cộng sản chủ nghĩa Mác.
Bắt đầu từ sau cái Đại hội IV này, sau cái «khẳng định tính bách chiến bách thắng chủ nghĩa Mác», năm 1976, đảng cộng sản bắt đầu thất bại liên tiếp cả chỉ đạo kinh tế lẫn chính trị, ngoại giao. Xây dựng «xã hội chủ nghĩa bỏ qua phát triển tư bản chủ nghĩa» đã đẻ ra chính sách cải tạo tư bản tư doanh, tiêu diệt kinh tế gia đình và sản xuất cá thể. Lạm phát lập tức tăng lên tới 780% năm 1986. Tổng thu nhập quố dân không đầy 2 tỷ đô. Đất nước chìm vào khủng hoảng, nền kinh tế mấp mé bờ sụp đổ. Mỹ cấm vận và bao vây kinh tế. Trung Quốc gây chiến tranh biên giới. Liên xô và các nước xã hội chủ nghĩa cũ chấm dứt viện trợ và bắt đầu nhắc đến đòi nợ. Bước đi thứ hai, xây dựng chủ nghĩa xã hội sau cách mạng dân tộc dân chủ, đứng trước sự phá sản, đường lối «sáng suốt» của đảng đã đưa đất nước quay về gần thời kỳ đồ đá nguyên thuỷ, không do bom đạn huỷ diệt của chiến tranh.
Một bài học mà những người cộng sản Việt Nam cần rút ra là «lòng dân» chứ không phải «lý tưởng» cộng sản giúp họ chiến thắng. Dân chúng thực chất không biết và cũng không cần biết tư tưởng của chủ nghĩa cộng sản. Thất bại sau chiến tranh đã chứng thực «Những gì hợp lòng dân thì thắng, trái lòng dân là thất bại».
Thắng lợi của chế độ cộng sản Bắc Việt, vì vậy, có thể nói được là một nghịch lý không?
Trên trục thời gian phát triển của văn minh nhân loại, có thể nói, xã hội Mỹ đi trước xã hội Việt Nam hàng trăm năm. Có thể là một nghịch lý khi tương lai thất bại trước quá khứ không?
Nhiều ý kiến cho rằng sự hiện diện của người Mỹ trong vai trò điều khiển đã làm cho cuộc chiến chống cộng thất bại. Điều này hoàn toàn có thể hiểu được. Sự hiện diện và can thiệp vào một công việc nội bộ của một quốc gia có chủ quyền khác cách hàng chục ngàn km đã bác bỏ mọi khả năng tuyên truyền của phía ủng hộ , nhưng lại là lý do tạo ra hiệu quả tuyên truyền của phía đối địch. Không có chính danh, không thể được thừa nhận chính danh, không thể tạo ra chiến thắng.
Vì vậy có những ý kiến cho rằng sai lầm của người Mỹ chính nằm ở chủ trương can thiệp trực tiếp. Nếu với cùng những phí tổn cho chiến tranh, người ta giành cho đầu tư xây dựng và phát triển kinh tế, thì với hỗ trợ kỹ thuật và công nghệ Mỹ, miền Nam Việt Nam đã trở thành một cường quốc kinh tế, vượt xa Singapore và Nam Hàn, vì khởi điểm của miền Nam hơn hẳn, và năng lực sáng tạo của người Việt không kém bất cứ dân tộc nào. Như vậy, khả năng thống nhất đất nước một cách hoà bình sẽ rất cao và theo chiều ngược lại. Người ta đã bỏ qua và giải pháp này đã không được một ai nghiên cứu một cách nghiêm túc. Ít ra, chỉ cần phát triển miền Nam cũng đã đủ để vô hiệu hoá ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản.
Bộ phim gồm 10 tập và phải mất 10 năm để hoàn thành, với khối lượng tư liệu khổng lồ, nhưng những thông điệp mà các nhà làm phim muốn nói, có lẽ không cần phải xem hết toàn bộ. Nước Mỹ đã chia rẽ, rạn nứt, tổn thương và đã làm một công việc vô ích.
Nhiều ý kiến cho rằng, dù muốn hay không muốn, bộ phim do người Mỹ làm, là cách nhìn của người Mỹ, là vũ trụ quan, nhân sinh quan, phản ánh thang bậc nhận thức và văn hoá của người Mỹ, không phải là của người Việt. Gọi là Chiến tranh Việt Nam, nhưng không do người Việt làm.
Nhưng nếu người Việt làm, thì là người Việt nào, người Việt «Nam» hay người Việt «Bắc», tức là người Việt Cộng Hoà hay người Việt Cộng sản? Người Việt đã đủ trưởng thành để tự nhận ra và tự thú nhận sai lầm của mình như người Mỹ không ? Bộ phim sẽ chỉ có bên kia chết và tội ác dã man chỉ của phía đối phương? Nếu người Việt đủ trưởng thành để cho ra đời bộ phim đủ trung thực khách quan về cuộc chiến tranh này, thì ngay bây giờ, đã thực sự có một cuộc hoà giải và hoà hợp dân tộc, không phải hoà giải cứ là sự khuất phục của bên này, và là sự thừa nhận tội ác của bên kia.
Bằng cuốn phim này, người Mỹ đã tự giải thoát cho nhau, nhưng người Việt, nhờ người Mỹ mà được thấy những gì thực xảy ra từ cả hai phía, liệu có đủ minh mẫn và tự trọng để thừa nhận nghịch lý của lịch sử không?
25/09/2017
Bùi Quang Vơm
phai  
#5 Đã gửi : 19/10/2017 lúc 09:15:33(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Sự dối trá trắng trợn của truyền thông Mỹ về cuộc chiến tại Việt Nam

Nào là hình chụp nhà sư tự thiêu gây bàng hoàng cho người Mỹ vào năm 1960. Nào là hình chụp giám đốc Cảnh Sát Quốc Gia bắn du kích Việt Cộng ngay tại đường phố Sài Gòn. Nào là hình chụp người con gái nhỏ trần truồng chạy giữa đường, toàn thân bị cháy do bom napalm… Ðó là những hình ảnh của cuộc chiến Việt Nam qua ống kính lệch lạc của giới truyền thông Hoa Kỳ mà ta được biết bấy lâu.
Hình ảnh người lính Mỹ tại cuộc chiến Việt Nam được giới truyền thông Hoa Kỳ mô tả như là những kẻ nghiện ngập, cuồng sát, giết cả trẻ em. Ðồng minh của Hoa Kỳ là chính thể Việt Nam Cộng Hòa cũng chịu chung số phận bị xuyên tạc bởi giới truyền thông Mỹ. Chính thể này cũng được giới truyền thông Mỹ mô tả nào là tham nhũng, hối lộ, hèn nhát và không đáng hay không có chính nghĩa để cho người Mỹ hy sinh bảo vệ.

Câu hỏi đặt ra là những hình ảnh và những lời xuyên tạc trên nhan nhản khắp các đài truyền hình tại Mỹ, khắp các tờ báo tại Mỹ có thật sự diễn tả đúng bản chất của cuộc chiến nhằm bảo vệ tự do và ngăn ngừa thảm họa Cộng Sản, cũng như có nói đúng về thảm cảnh mà người Việt phải hứng chịu trước thảm họa này?
Hai nhà điều hành và sản xuất phim Richard Botkin và Fred Koster đã can đảm nhìn vào sự thật của cuộc chiến khi cho ra cuốn phim tài liệu với tựa đề: “Ride the Thunder: A Vietnam War Story of Victory and Betrayal,” tạm dịch là “Lội ngược dòng oan nghiệt: Sự thật về chiến thắng và phản bội trong cuộc chiến tại Việt Nam,”trình chiếu tại Westminster vào ngày 27 Tháng Ba năm 2015. Bộ phim đưa ra những mẩu chuyện có thật về tình đồng đội, về lòng quả cảm, về tinh thần quốc gia cũng như sự hy sinh trong cuộc chiến nhằm ngăn chặn Cộng Sản, điều mà giới truyền thông Hoa Kỳ cố tình chối bỏ.
Botkin thành thật thừa nhận là người dân Mỹ đã bị giới truyền thông Mỹ lừa phỉnh!
Botkin cho tạp trí mạng Worldnetdaily (www.WND.com) biết như sau: “Những người lính Mỹ chiến đấu tại Việt Nam cũng quả cảm can trường không thua kém gì thế hệ trước của họ khi tham dự đệ nhị thế chiến.” Botkin còn cho biết thêm: “Có cả hàng trăm ngàn sĩ quan Hoa Kỳ các cấp phục vụ tại Việt Nam lập nhiều công trạng nhưng chỉ có mỗi một trung úy William Calley là được báo chí bàn đến rầm rộ vì bị kết tội giết 22 thường dân tại làng Mỹ Lai vào ngày 16 Tháng Ba năm 1968.”
Botkin khẳng định: “Chúng ta cần phải nhìn lại vấn đề cho công bằng, không thể thiên lệch như vậy.” Sau khi cuộc chiến Việt Nam chấm dứt được vài năm, Tổng Thống Nixson đã phải thở dài mà thừa nhận rằng: “Không có sự kiện nào trong lịch sử nước Mỹ lại bị che giấu dối gạt nhiều như cuộc chiến tại Việt Nam. Một cuộc chiến trước thì bị truyền thông (Mỹ) xuyên tạc, sau thì bị đánh giá thiên lệch.”
Theo như Botkin tâm sự, nhiều bộ phim khác về cuộc chiến tại Việt Nam như: “Apocalypse Now,” “The Deer Hunter,” “Good Morning, Vietnam,” “Rambo,”… hay “Full Metal Jacket” cũng chỉ là những bộ phim có tính giải trí mua vui, và những bộ phim này không nêu rõ được những gian lao hung hiểm mà những người lính đã phải chiến đấu hết sức dũng cảm khi đối đầu trong nỗ lực ngăn chặn thảm họa Cộng Sản.
Nhà làm phim Botkin nói: “Giới truyền thông Mỹ đã mô tả những người lính Mỹ tham chiến tại VN đã bị lừa để đẩy vào cuộc chiến vô nghĩa, để rồi khi những người lính này trở về thì họ bị cả xã hội gạt bỏ quên lãng và bị coi như là công cụ của giới kỹ nghệ sản xuất vũ khí mà thôi. Còn những người Việt Nam đồng minh của chúng ta (tức Việt Nam Cộng Hòa) thì lại còn bị mô tả một cách xuyên tạc nặng nề hơn nữa, nào là tham nhũng, độc tài, hèn nhát, và không đáng để nước Mỹ phải hy sinh cứu giúp.”
Thế nhưng cũng theo nhà làm phim Botkin, cũng là người viết cuốn sách “Lội ngược dòng oan nghiệt” (“Ride the Thunder”) để rồi từ đó, cuốn phim tài liệu này được dựng lên, sau khi đích thân ông đi điều nghiên tại những nơi xảy ra giao tranh cũ của Thủy Quân Lục Chiến (thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa) cùng các cố vấn Hoa Kỳ trước sự tấn công của Cộng quân, đều khẳng định rằng mọi xuyên tạc của giới truyền thông Hoa Kỳ đối với Việt Nam Cộng Hòa là hoàn toàn sai! Botkin giải thích như sau: “Cuốn phim tài liệu này là cố gắng của chúng tôi nhằm xóa đi những lầm lạc về cuộc chiến Việt Nam do truyền thông(Mỹ) xuyên tạc, trả lại danh dự cho những người lính Mỹ tham chiến và đồng minh Việt Nam Cộng Hòa của chúng ta. Cộng Sản là thảm họa cần phải ngăn chận và sự tham dự cuộc chiến của người Mỹ chúng ta là chính đáng.”
Vào thập niên 1970, theo chương trình “Việt Nam Hóa Chiến Tranh” của Tổng Thống Nixon, Việt Nam Cộng Hòa phải tự mình đương đầu ngăn chặn Cộng quân. Phim của Botkin kể lại câu chuyện có thật bị lãng quên và chẳng còn ai biết đến nữa về sự can đảm của những cố vấn Mỹ và những người lính Thủy Quân Lục Chiến của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trong một trận đánh chống lại sự tấn công ồ ạt của Cộng quân theo kế hoạch tổng tấn công vào mùa Hè năm 1972, nhằm cứu vãn cho quốc gia Việt Nam Cộng Hòa nhỏ bé này thoát khỏi tình thế nguy ngập.
Người thật việc thật – cuốn phim diễn tả lại diễn biến của trận đánh tại Ðông Hà, khi Cộng quân với quân số trên 20 ngàn người và 200 chiến xa đã hoàn toàn bị đánh bật lại bởi một lực lượng chỉ có 700 lính thuộc binh chủng Thủy Quân Lục Chiến của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và vài cố vấn quân sự của Mỹ. Sự kiện anh dũng chiến đấu và chiến thắng trên chiến trường, những người lính Thủy Quân Lục Chiến đã phải chịu đựng sự trả thù của Cộng Sản Việt Nam như bị bỏ đói và lao động khổ sai trong các trại tập trung (không luật sư tòa án xét xử)gọi là trại “học tập cải tạo.”
Cuốn phim tài liệu cũng đề cập lại quãng đời học tập cải tạo của Trung Tá Thủy Quân Lục Chiến Lê Bá Bình ở Nam Hà năm 1979. Người thủ vai ông Bình là diễn viên Joseph Hiếu. “Chúng tôi mở đầu bằng hình ảnh ông Bình trong trại tù tập trung “học tập cải tạo” rồi từ đó truy ngược về lại quá khứ trước đó của đời ông. Thông qua sự truy ngược đó, chúng tôi dựng lại bối cảnh Việt Nam sau Ðệ Nhị Thế Chiến, khi ông còn là đứa trẻ. Chúng tôi cũng phỏng vấn những người Mỹ, những người Việt sinh sống cùng thời với ông.”
Trung Tá Bình, một quân nhân thứ thiệt khó ai bì, phục vụ 13 năm trong quân đội và chịu 11 năm tù trong trại tập trung. Bất chấp bao nhiêu lần bị thương và bao nhiêu mất mát, ông vẫn can trường bình thản đối diện oan nghiệt. Ông bị thương chín lần và được thưởng huân chương American Silver Star. Botkin giải thích thêm: “Khi chúng ta tham chiến tại Việt Nam, mỗi người lính chỉ ở đó từ 12 tháng đến 13 tháng, nhưng Trung tá Bình thì đối diện chiến tranh từ đầu cho đến cuối. Thông qua cuộc đời của Trung Tá Bình, tôi hy vọng người Mỹ chúng ta sẽ thấy sự hy sinh của chúng ta tại Việt Nam là chính nghĩa và cần thiết.” Khi cuộc chiến đến hồi kết thúc, hàng triệu công dân Việt Nam Cộng Hòa chạy giặc tìm đủ cách di tản tị nạn Cộng Sản. Bao nhiêu người bị bỏ tù hoặc bị tử hình.
Những diễn viên của cuốn phim này có rất nhiều người là người Việt tị nạn Cộng Sản. Nơi mà cuốn phim này được quay, Southern California (miền Nam tiểu bang California) thực ra cũng đã có 370 ngàn người Mỹ gốc Việt sanh sống mà hầu hết là những người Việt tỵ nạn Cộng Sản, cựu chiến binh, thuyền nhân; trong ấy có gần 200 ngàn người Việt định cư tại Orange County.
Botkin tâm sự thêm: “Ðối với những người Việt hải ngoại tỵ nạn Cộng Sản, kể lại những oan nghiệt từ cuộc chiến mà họ chịu đựng không phải chỉ là để kiếm tiền mà là thể hiện lên nỗi lòng u uất của kẻ mất nước, cảm thấy có trách nhiệm phải nói lên sư thật. Họ chống Cộng tới cùng. Họ chống Cộng vì họ nhìn rõ bộ mặt thật của Việt Cộng. Gia đình thân nhân của họ hoặc là bị giết, hoặc là bị tù đày bởi Việt Cộng. Họ mất tất cả và sẵn sàng bỏ tất cả để có được tự do. Tôi đã bị buộc phải nhìn thẳng vào sự thật với lòng cảm thông kính trọng họ.” Hệ quả của cuộc chiến tại Việt Nam, cũng theo nhà làm phim theo Botkin, đã giúp toàn khối Ðông Nam Á và Á Châu né tránh được thảm họa Cộng Sản vốn lúc ấy đang lây lan mạnh, cũng như để họ có hòa bình ổn định và phát triển.
Botkin nói: “Khi chúng ta đổ bộ lên Việt Nam năm 1965, du kích Cộng Sản đã gây rối ở Philippine, Mã Lai, Indonesia và Thái Lan. Bất chấp bao nhiêu lời xuyên tạc từ truyền thông như đã nghe đã thấy, sự hiện diện của Hoa Kỳ tại Việt Nam đã giúp trì hoãn sự bành trướng của thảm họa Cộng Sản và khiến nền kinh tế của những quốc gia kể trên có thời giờ chấn hưng và phát triển để có thể đủ sức tự mình thoát khỏi ảnh hưởng của Cộng Sản. Tôi hoàn toàn không còn nghi ngờ gì nữa, nếu không có nỗ lực của người Mỹ chúng ta tham chiến tại Việt Nam thì các quốc gia này không được như ngày nay.” “Và đối với nước Mỹ chúng ta ngày nay,” Botkin bàn thêm, “Chúng ta đang loay hoay tìm lại chính mình. Biết bao nhiêu người Mỹ trong chúng ta nghĩ rằng đất nước mình là một quốc gia ác độc tàn nhẫn (cũng bởi do truyền thông Mỹ gây ra) nhưng trên thực tế, nước Mỹ chúng ta là ánh sáng của nhân loại, người Mỹ chúng ta là biểu tượng của nhân bản tốt đẹp cho thế giới.”
Rồi ông Botkin khẳng định: “Chúng ta đã cứu thế giới vào thời Ðệ Nhị Thế Chiến, chúng ta đã cứu Nam Hàn khỏi thảm họa Cộng Sản cũng như đã cố giúp Việt Nam ngăn chận Cộng Sản khi tham chiến ở nơi này.”

26.5.2017
Chelsea Schilling
Nguyễn Trọng Dân lược dịch

Sửa bởi người viết 19/10/2017 lúc 09:46:25(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

phai  
#6 Đã gửi : 19/10/2017 lúc 09:17:16(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Hà Nội không hài lòng với “The Vietnam War”?

UserPostedImage
FILE - In this April 28, 1965 file photo, U.S. Marine infantry stream into a suspected Viet Cong village near Da Nang in Vietnam during the Vietnamese war. Filmmaker Ken Burns said he hopes his 10-part documentary about the War, which begins Sept. 17, 201
Mặc dù “The Vietnam War”, bộ phim tài liệu gây tranh cãi về chiến tranh Việt Nam của đạo diễn Ken Burns và Lynn Novick, không bị cấm chiếu ở Việt Nam nhưng giới lãnh đạo ở Hà Nội tỏ ra không hài lòng về những gì được giới thiệu trong bộ phim mới được trình chiếu trên kênh truyền hình PBS.
“Những nhân vật có thế lực trong chính phủ Hà Nội vô cùng không hài lòng về loạt phim tài liệu này,” Jeff Stein tiết lộ trong một bài báo của tuần san Newsweek trong tháng này về bộ phim tài liệu công phu đã mất đến 10 năm mới hoàn tất.
Hai nguồn tin độc lập tiết lộ cho Newsweek rằng những “nhân vật thế lực” bực tức đến độ đã “sa thải một số quan chức phụ trách báo chí tại Bộ Ngoại giao, những người đã giúp đoàn làm phim tổ chức các cuộc phỏng vấn.”
Bộ Ngoại giao Việt Nam không trả lời yêu cầu của VOA xin bình luận về thông tin này.
Trong phim, hàng trăm người từ nhiều bên tham gia cuộc chiến đã được phỏng vấn, kể cả nhiều binh sĩ và chỉ huy quân đội miền Bắc từng trực tiếp tham gia cuộc chiến.
Bộ phim, mặc dù được nhiều người đánh giá là tương đối cân bằng khi tìm cách đưa ra sự thật theo quan điểm của nhiều phía, nhưng vẫn gây phản ứng trái chiều từ Hà Nội, vì nhiều lý do. Thứ nhất, bộ phim đề cập đến vụ thảm sát ở Huế vào Tết Mậu Thân 1968, khi quân đội miền Bắc giết hại nhiều thường dân miền Nam. Thứ hai, bộ phim nhắc đến vai trò của Tổng bí thư Lê Duẩn, lấn át ông Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp, và thứ ba, thuật lại chuyện các lãnh đạo cấp cao trong Đảng đã tìm cách đưa con cái ra nước ngoài học để tránh nghĩa vụ quân sự.
Đảng Cộng sản Việt Nam và Hà nội luôn tìm cách bảo vệ tính chính nghĩa của cuộc chiến, theo một chuyên gia về Việt Nam, Ben Wilkinson. Giám đốc Trường đại học Fulbright ở thành phố HCM nói với Newsweek: “Hà Nội luôn vinh danh “chiến thắng vĩ đại” và sự hy sinh của các chiến sĩ và không bao giờ đề cập đến những tổn thất vô vùng lớn lao ở miền Nam.”
Đạo diễn Hồng Ánh, một người lớn lên trong gia đình có nhiều người trải qua chiến tranh, nói: ​"Trong chiến tranh không có sự thật nào là duy nhất cả. Nhưng có một con số không thể nào thay đổi được đó là người Việt chết rất nhiều trong cuộc chiến này."
Trong phim, 2 đạo diễn cũng cho thấy quyết tâm của Hà Nội sẽ chiến đấu cho đến khi thống nhất 2 miền Nam Bắc.
Cho mãi tới năm 1995, 20 năm sau khi chiến tranh kết thúc, Việt Nam mới chính thức công bố con số thương vong là khoảng 2 triệu thường dân và 1.1 triệu binh lính kể cả của miền Bắc và lực lượng đồng minh ở miền Nam, được gọi là Việt Cộng, đã chết trong chiến tranh. Tuy nhiên theo nhiều nhà nghiên cứu, con số thực sự có lẽ còn lớn hơn nhiều.
Trong phim The Vietnam War, Tướng William Westmoreland, Tư lệnh các lực lượng Hoa Kỳ tại Việt Nam từ năm 1964 đến năm 1968, nói hồi năm 1965: “Tỷ lệ tử vong giữa lính Mỹ và Việt Cộng là 1-10.”
Nhà báo Huy Đức, một trong những cố vấn cho đoàn làm phim và là người xuất hiện trong phim The Việt Nam War nói “Hà Nội sẽ không muốn phổ biến bộ phim này” mặc dù bộ phim đã “quy gần như mọi tội lỗi cho Washington, đánh giá cao chiến binh của miền Bắc và có lúc, tỏ thái độ xem thường lãnh đạo Việt Nam Cộng Hòa.”
Viết trong một đăng tải trên Facebook cá nhân, nhà báo còn có tên Trương Huy San nhận định rằng bộ phim sẽ “không làm cho bên nào hài lòng” và “báo Nhà nước (Việt Nam) có thể sẽ có bài phản bác, bảo vệ ‘tính chính nghĩa’ của cuộc chiến.”
Tuy nhiên, theo dạo diễn Hồng Ánh thì mặc dù báo chí Việt Nam có đưa tin về sự ra mắt của The Vietnam War, nhưng không đi sâu phân tích về những thông tin gây tranh cãi trong bộ phim. Đạo diễn Hồng Ánh cho rằng đây là 1 dấu hiệu cho thấy chính quyền Việt Nam, dù có không hài lòng, cũng tỏ ý muốn “hòa giải”, 40 năm sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc.
"Họ không phản ứng gay gắt. Bằng chứng là họ không chặn đường link hoặc cấm đoán bằng mọi thứ để khán giả Việt Nam không thể xem được phim này. Cho tới ngày hôm nay (29/8) mọi người vẫn xem được chọn 10 tập thì đó là điều cho thấy (Hà Nội) mong muốn khép lại quá khứ."
Theo VOA
phai  
#7 Đã gửi : 19/10/2017 lúc 09:19:27(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Tản mạn về chuyện The Vietnam War

Khi bộ phim tài liệu dài 10 tập, The VietNam War, mà toán làm phim do đạo diễn Ken Burns và Lynn Novick bỏ ra cả 10 năm để thực hiện chỉ mới chiếu trailer quảng cáo thì dư luận đã bàn tán, bình luận xôn xao về nhiều mặt. Điều nầy cho thấy người Việt Nam vẫn đang còn băn khuăn tự hỏi về cuộc chiến đã chấm dứt từ 42 năm trước. Tại sao có chiến tranh và mục đích đã đạt được là gì? Khi đặt câu hỏi như vậy thì tự nó đã mang nội hàm là tại sao lại chọn con đường chiến tranh trong khi các nước chọn con đường khác cũng đạt cùng mục đích mà không gây ra thảm họa? Thảm họa ở đây là xương máu, là sự chia rẽ đến cùng cực trong lòng dân tộc!


Đặt dấu hỏi là đương nhiên không chấp nhận thực trạng như đang có. Vì nếu Việt Nam đang là Nam Hàn thì cuộc chiến tàn khốc 20 năm tại miền Nam trước 1975 (còn miền Bắc bị bom Mỹ tàn phá là hậu quả tất yếu về chiến thuật của Mỹ lúc đó, một vấn đề khác) tự nó đã đi vào lịch sử với ý nghĩa là tan biến theo thời gian. Việc còn lại là nghiên cứu để viết sử của giới sử gia mà thôi. Vì khi chế độ thành công việc thực hiện tự do hạnh phúc cho người dân, vật chất đầy đủ, tinh thần thoải mái, dân chủ pháp quyền, người Việt đang ngẩng cao đầu trước thế giới... thì đương nhiên họ đã nghĩ cuộc chiến đó là cần thiết.


Nhưng thực tế hoàn toàn trái ngược!


Hiện tại, không như hứa hẹn của đảng cộng sản Việt Nam lúc ban đầu, mà tất cả ngược lại, thì đương nhiên người ta muốn tìm về nguyên nhân. Như một cuộc hôn nhân không hạnh phúc người trong cuộc băn khoăn nhìn về quá khứ.


Nhà văn Nguyên Ngọc, người được ca ngợi là “cây xà nu Tây nguyên”, hiện vẫn là một đảng viên, đã từng lăn lộn tại chiến trường miền Nam, ca ngợi bộ phim là khá trung thực. “Đây là một phim lớn, rất quan trọng về chiến tranh Việt Nam”. Ông khen người Mỹ “luôn luôn nhìn trở lại và đặt câu hỏi về quá khứ”, đó là “điểm mạnh” để Hoa Kỳ được như hiện tại. Ông cũng muốn Việt Nam biết “nhìn lại” một cách trung thực, “tôi ao ước Việt Nam có thể có một bộ phim tài liệu theo kiểu như vậy. Giá như Việt Nam cũng tự hỏi mình như thế” và, theo ông, chiến tranh để giải phóng đất nước lúc ban đầu là đúng nhưng càng về sau đã biến thành nội chiến, cốt nhục tương tàn.


Nhận xét như vậy thì chuyện Việt Minh cướp chính quyền hợp pháp của chính phủ Trần Trọng Kim năm 1945, một chính phủ đã tập hợp được thành phần ưu tú thời đó, rồi từng bước tiêu diệt các đảng phái khác qua nhiều thủ đoạn, cuối cùng là độc quyền gây chiến tranh tiến chiếm miền Nam sau này là “đúng”? Còn những người yêu nước chống Pháp, dựa vào Mỹ, khác chính kiến với cộng sản đều sai? Đó là chưa nói đến việc nhân loại đã loại bỏ chủ nghĩa cộng sản từ năm 1989, 1990 thì phải giải thích thế nào?


Bộ phim có lẽ khá hấp dẫn với người ở phía Bắc vì ngày đó họ hoàn toàn mù tịt về mọi sinh hoạt xã hội miền Nam cho đến sau “giải phóng”! Nhưng với người miền Nam, là nạn nhân trực tiếp, và bị phe chiến thắng gán ghép vô số tội ác dù họ chỉ hoàn toàn tự vệ, tại sao không là trọng tâm phim? Khi đã gọi là “tài liệu” mà bỏ tiếng nói của nạn nhân chính thì đã hẳn chủ đích của phim nhắm vào đối tượng khác. Đối tượng đó là cho chính người Mỹ vì những hệ lụy bi đát của quân nhân Mỹ sau ngày họ thảm bại quay trở về nước. Cho dù sau này đã sáng tỏ phần nào, như bức tường đen ghi danh 58.000 tử sĩ, nhưng sự chia rẽ quan điểm về sự thất bại đó vẫn còn là điều nhức nhối.


Nhưng chính người Việt Nam “học” được gì?


Người lính miền Bắc học được bài học đắt giá nhất. Đó là bài học bị tuyên truyền nhồi sọ và cưỡng bức vô Nam. Đảng cộng sản đã đưa họ vào chỗ chết. Chết rải rác dọc Trường sơn. Chết không tên tuổi, không mồ mả đến nỗi hơn 40 năm sau đồng đội vẫn còn bươn bả đi tìm. Những nghĩa địa dọc Trường sơn ai dám xác tín đó đúng là hài cốt của từng cá nhân chứ chưa nói đến là xương động vật! Chế độ khéo léo tạo ra phong trào tìm xác qua các “dịch vụ ngoại cảm”, cốt để xoa dịu nhất thời nỗi phẫn uất của thân nhân, cho thấy họ chỉ là những con tốt thí, hy sinh cho các “bầy sâu” “ăn không chừa một thứ gì” hiện tại.


Với người phía Bắc thì có đổi đời, tiến từ “bao cấp” đến văn minh hơn. Tiến từ đói rách lầm than đến tiện nghi vật chất. Nhưng nếp văn hóa cổ truyền lại gần như mất trắng. “Giá trị cao quý” hiện tại là bất chấp mọi thủ đoạn chỉ vì tiền, vì quyền, sẵn sàng đạp lên mạng sống người khác để hưởng thụ!


Sau 1975, người phía Bắc đã ồ ạt vào Nam mang theo tính giành giật và dối trá thời bao cấp, vì đã trở thành bản chất, rồi dựa vào gốc tích, đảng tịch nên chiếm được những cơ ngơi tốt đẹp từ thành phố đến khắp thôn quê, người “bản địa” bỗng chốc trở thành loại công dân hạng hai về mọi mặt. Như vậy khi kể lể “có công thống nhất đất nước” thì thống nhất thế nào? Và câu trả lời đã có sẵn: Hàng triệu người miền Nam liều chết vượt biên!


Đó là kết quả cụ thể của chiến tranh “giải phóng miền Nam”.


Sự thật trần trụi như thế thì The VietNam War lột tả được những gì?


Đây là lời của đạo diễn Lynn Novick tóm tắt về bộ phim:


"Chúng tôi muốn biết cái gì đã xảy ra ở nơi đây… mô tả thực tại, chiến tranh, chiến trường, sự chết chóc, sự hy sinh… Chúng tôi cố gắng không phán xét. Chúng tôi nói về những trải nghiệm tối tăm nhất trong cuộc đời nhân vật. Chúng tôi cố gắng trung thực với những bi kịch, kể câu chuyện từ nhiều phía, và tìm cách thể hiện rất nhiều trải nghiệm của người Việt Nam trong cuộc chiến."


Và, sau khi xem bộ phim, Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng để lại câu hỏi:


"Phim muốn kể câu chuyện từ nhiều phía… rất nhiều trải nghiệm của người Việt Nam trong cuộc chiến" nhưng đã phỏng vấn rất ít người từ phía VNCH, mà cuộc chiến xảy ra căn bản là ở Miền Nam Việt Nam.


Thời giờ dành cho những người này cũng rất vắn vỏi, coi như chỉ qua loa để gọi là có phỏng vấn. Đâu là những hình ảnh và câu chuyện của những người quân nhân anh dũng của VNCH? Đâu là những hình ảnh vợ con của họ sống trong cảnh khó khăn, cô đơn ở thôn quê Miền Nam, chờ mãi không thấy chồng về?"


Trong chập choạng nắng hoàng hôn soi bóng giữa mây trời và mặt nước hồ tĩnh lặng sau nhà, đang nhìn mẹ con nhà chim quốc bơi thẳng hàng, rẽ sóng thành hình chữ V từ mấy đôi chân nhỏ bé, người bạn chợt hỏi: “Tại sao anh không xem bộ phim?” Dù không muốn trả lời nhưng quay nhìn lại, trong đôi mắt đó có cái gì đó thật bâng khuâng, phải lên tiếng: “Bộ phim chỉ nên dành cho người ngoài cuộc tìm hiểu hay thưởng ngoạn. Người phía Bắc có thể rất thích vì họ chưa từng biết sự thật tại miền Nam thời đó. Họ cần mắt thấy tai nghe thân phận của người phía Nam trong máu lửa. Còn mình, người miền Nam, mới sinh ra đã bị ném ngay vào lò lửa chiến tranh, đã thấm đẫm vào ký ức rồi. Chuyện đã trôi qua 42 năm, dù vết thương da thịt đã lành nhưng vết thương tâm hồn vẫn còn nguyên vẹn. Tại sao không để nó ngủ yên mà tự mình cào xới lại? Cào lại cho tươm máu để làm gì? Đó là công việc của sử gia, của khán giả không liên quan trực tiếp đến cuộc chiến cần xem để biết rõ chiến tranh và tội ác”


Chữ V do mẹ con nhà chim quốc rẽ sóng, loãng dần, rồi tan biến. Tôi tự hỏi đó là chữ V biểu trưng của chiến thắng (victory) hay như thực tế trước mắt, là một chữ V upside down (chữ V ngược), V là Việt Nam, đang chìm dần dần vào bóng tối, vì kẻ chiến thắng 42 năm trước chủ trương bảo vệ đảng đang quỳ gối trước giặc phương Bắc?


28/9/2017
Hồ Phú Bông
________________
Chú thích:
Nguyên Ngọc:
http://vi.rfi.fr/viet-na...tranh-viet-nam-%E2%80%9D
Nguyễn Tiến Hưng:
http://www.bbc.com/vietnamese/forum-41387069

Sửa bởi người viết 19/10/2017 lúc 09:47:36(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

phai  
#8 Đã gửi : 19/10/2017 lúc 09:21:36(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
‘The Vietnam War’ là chiến tranh gì?

UserPostedImage
Poster phim tài liệu The Vietnam War.

Bộ phim tài liệu “The Vietnam War” gồm 10 tập, thời lượng kéo dài 18 tiếng đồng hồ của hai nhà đạo diễn phim tài liệu nổi tiếng của Mỹ là Ken Burnes và Lynn Novick, vừa được khởi chiếu hôm 17-9-2017, trên hệ thống truyền hình PBS (Public Broadcasting Service). mạng truyền thông công cộng bất vụ lợi với 349 đài truyền hình trên khắp Hoa Kỳ. Sau đó, “The Vietnam War” đã được phổ biến rộng rãi trên mạng internet toàn cầu, ai cũng có thể coi được.
Bộ phim nhiều tập nói về cuộc chiến tranh Việt Nam này, đã được sự quan tâm của giới truyên thông, người dân Hoa Kỳ cũng như người Việt Nam trong cũng như ngoài nước, với những cảm nhận và phản ứng tâm lý, tình cảm, đánh giá khác nhau.
Bài viết này không nhằm nhận xét phê bình bộ phim nhiều tập “The Vietnam War” nên không đi sâu vào các chi tiết của bộ phim, mà chỉ tìm cách lý giải vì sao người xem đã có những cảm nhận và phản ứng tâm ký, tình cảm khác nhau, qua chủ đề: “The Vietnam War” là chiến tranh gì?
1.-“The Vietnam War” là “cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước” hay là “Cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước, giải phóng dân tộc”, không phải là “cuộc nội chiến ý thức hệ Quốc-Cộng” tại Việt Nam?
Đó là tên gọi cuộc chiến Việt nam của đảng và nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam từng là một bên trong cuộc chiến hôm qua, cho đến bây giờ vẫn gọi như thế. Nghĩa là Việt cộng không coi đó là “Cuộc nội chiến” giữa người Việt Nam theo ý thức hệ quốc gia (gọi tắt là Việt quốc) và người Việt Nam theo ý thức hệ cộng sản (gọi tắt là Việt cộng).
Như thế, Việt cộng tự coi chính quyền, quân đội của chế độ Miền Bắc (Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa) trong cuộc chiến là chính danh, đại diện cho dân tộc để có quyền phát động và tiến hành “chiến tranh chống Đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước”. Đồng thời Việt cộng coi chính quyền và quân đội Việt quốc trong chế độ Miền Nam (Việt Nam Cộng Hòa) là “ngụy quyền và ngụy quân” tay sai do “đế quốc Mỹ” dựng lên và cưu mang. Nói cách khác, Việt cộng đã đồng hóa Hoa Kỳ như thực dân Pháp xâm lược đô hộ Việt Nam; chính quyền và quân đội Việt Nam Cộng Hòa như chính quyền, quân độ dưới chế độ quân chủ chuyên chế Việt Nam dưới thời Pháp thuộc (1858-1954).
*Nhận định:

Cách gọi trên hiển nhiên là chủ quan, một chiều, không đúng với thực chất cũng như thực tế khách quan của cuộc chiến Việt Nam. Tất nhiên không được người Việt quốc gia hay là người Việt Nam không cộng sản chấp nhận. Vì ai cũng biết đó chỉ là kịch bản “ngụy dân tộc” để tiến hành cuộc chiến tranh xâm chiếm Miền Nam dưới ngọn cờ “Chống Mỹ cứu nước, giải phóng dân tộc”; để nhân dân trong nước và quốc tế lầm tưởng cuộc chiến tranh này chỉ là sự tiếp nối “cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, giành độc lập”.

Kịch bản “ngụy dân tộc” này từng được dùng để che đậy “cái đuôi cộng sản” ngay từ trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp của Việt Minh (mặt nạ của Việt cộng), dưới ngọn cờ “giải phóng dân tộc” hòng khơi dạy lòng yêu nước chống ngoại xâm của người dân để huy động “Sức người, sức của” toàn dân vào cuộc chiến. Vì ngay từ thời đó, chủ nghĩa cộng sản còn xa lạ và đã là nỗi sợ hãi của dân chúng Việt Nam khi nghe nói về một chủ nghĩa ngoại lai “Tam Vô” (vô tổ quốc, vô gia đình và vô tôn giáo). Thế nên, sau khi thống trị một nửa nước Miền Bắc, Việt cộng tiếp tục dùng bảng hiệu “ngụy dân chủ, ngụy cộng hòa”cho chế độ là “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa” có từ sau 1945. Đồng thời đã dùng tên đảng Lao Động Việt Nam làm mặt nạ cho đảng CSVN (từ 1951). Tất cả bộ mặt “ngụy dân tộc” và “ngụy dân chủ, ngụy cộng hòa” này đều đã lộ nguyên hình trước là Việt Minh, sau là Việt cộng, chỉ là công cụ của cộng sản quốc tế, đánh Tây, đánh Mỹ không phải để giành độc lập cho dân tộc, mà để giành chính quyền thực hiện chủ nghĩa cộng sản, phi dân tộc. Vì thế, sau khi chiếm được Miền Nam thống nhất đất nước, đã đưa cả nước tiên lên “xã hội chủ nghĩa” (tức giai đoạn đầu của cộng sản chủ nghĩa với đỉnh cao là Thiên đường cộng sản !).

Vì ngay khi cuộc chiến tranh đang diễn ra, chính lãnh tụ cộng đảng Viêt Nam Hồ Chí Minh đã từng khẳng định “Đối với cách mạng Việt Nam và dân tộc Việt Nam, chủ nghĩa Mác Lê không những là một cẩm nang thần kỳ mà còn là mặt trời soi sáng con đường thẳng tới thắng lợi cuối cùng, tới chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản”. Còn Lê Duẩn, cố tổng Bí thư đảng CSVN, sau cuộc chiến cũng từng tuyên bố “Ta đánh Mỹ đây là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc…” Một sự tự thú làm công cụ tri tình cho cộng sản quốc tế tiến hành “chiến tranh cách mạng(đỏ)”, núp dưới chiêu bài “Chiến tranh giải phóng dân tộc” để nhuộm đỏ Miền Nam Việt Nam, tiến đến mục tiêu tối hậu là cộng sản hóa toàn cầu của cộng sản quốc tế, đứng đầu là hai tân đế quốc đỏ Nga-Tàu (thực tế nay đã thất bại hoàn toàn và vĩnh viễn).

Thế nhưng đến nay, Việt cộng vẫn trơ trẽn đeo mặt nạ cộng sản cho chế độ “đỏ vỏ xanh lòng” bằng bảng hiệu “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Mặc dầu “Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Liên Xô” và hầu hết “các nước xã hội chủ nghĩa anh em” đã chết từ 27 năm rồi (1990-2017).Thành ra, vai trò của cộng sản Liên Xô là gì và Cộng sản Bắc Việt phát động và tiến hành chiến tranh xâm chiếm Miền Nam cho ai, không cần nói ra thì ai cũng biết câu trả lời là gì rồi.

Đến bây giờ, sau nhiều ngày im lặng, báo chí Việt Nam hôm 21-9-2017 vừa qua đã đăng thông tin liên quan tới bộ phim tài liệu “The Vietnam War” của Mỹ, khi trích lại tuyên bố chính thức của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nói: “Cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam là cuộc kháng chiến mang tính chính nghĩa, đã phát huy được sự đoàn kết và sức mạnh của toàn dân tộc, được bạn bè và nhân dân trên toàn thế giới hết lòng ủng hộ. Chính vì thế đã đi đến thắng lợi cuối cùng là thống nhất đất nước”.

Đây là phản ứng chính thức đầu tiên về bộ phim nhiều tập “The Vietnam War” đang được nhiều người trong nước theo dõi. Nội dung bộ phim phản ánh thực chất cũng như thực tế không phải là cuộc chiến mà bao lâu nay đảng và nhà cầm quyền CSVN đã tuyên truyền lừa bịp; trong đó có những hình ảnh, sự thật bất lợi liên quan đến các lãnh tụ Việt cộng hàng đầu như Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp… và những tội ác chiến tranh không thể biện minh (như vụ thảm sát hàng ngàn người cùng màu da sắc máu Việt tộc trong cuộc tổng tiến công vào các đô thị Miền Nam dịp Tết Mậu Thân 1968…). Sau hơn 42 năm chiến tranh Việt Nam kết thúc (1975-2017) đảng và nhà cầm quyền Việt Cộng vẫn còn gọi cuộc chiến Việt Nam theo kịch bàn ngụy dân tộc là “Cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam là cuộc kháng chiến mang tính chính nghĩa…” như lời người phát viên Lê Thị Thu Hằng nói, hoàn toàn duy ý chí, trái với thực chất và thực tế của cuộc chiến tranh này.

2.- “The Vietnam War” là “Cuộc chiến tranh xâm lăng của Cộng Sản Bắc Việt” hay là “Cuộc chiến tranh tự vệ chống Cộng sản Bắc Việt xâm lăng”, không phải là “Cuộc nội chiến ý thức hệ Quốc-Cộng”?

Đó là cách gọi cuộc chiến Việt Nam của một số người Việt quốc gia hay là người Việt Nam không cộng sản từng sống ở Miền Nam dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa, từng là một bên trong cuộc chiến. Những người này vẫn không coi là môt “cuộc nội chiến ý thức hệ Quốc-Cộng” tại Việt Nam. Những người gọi tên như thế, đã dựa trên căn cứ pháp lý là bản Hiệp Định Genève ngày 20-7-1954 chia đôi đất nước, lấy vĩ tuyến 17 làm biên giới tạm thời phân chia hai Miền Bắc và Nam Việt Nam; và Hiệp Định Paris năm 1973 về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình cho Việt Nam.

Theo đó, với hiệp định Genève 1954 chia đôi Việt Nam, đã tạo ra hai thực thể hội đủ yếu tố cấu thành hai quốc gia (lãnh thổ, dân cư và chính quyền) theo công pháp quốc tế.Vì vậy cuộc chiến Việt Nam là cuộc chiến giữa hai quốc gia nên không thể coi là “nội chiến” được; mà phải gọi là cuộc “Cuộc chiến tranh xâm lăng” của quốc gia Miền Bắc Việt Nam (Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa) đối với quốc gia Miền Nam Việt Nam (Việt Nam Cộng Hòa). Do đó, về phía Việt quốc cũng có thể gọi là “cuộc chiến tranh xâm lăng của cộng sản Bắc Việt” hay là “Cuộc chiến tranh tự vệ chống cộng sản Bắc Việt xâm lăng”….Cuộc chiến tranh này đã kết thúc vào ngày 30-4-1975 sau khi quốc gia Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ở Miền Bắc dùng bạo lực xâm chiếm quốc gia Việt Nam Cộng Hòa ở Miền Nam. Như tế là đã vi phạm trắng trợn Hiệp Định Paris 1973 và cả Hiệp Định Genève 1954 mà Việt Minh hay Việt cộng đã ký kết với thực dân Pháp chia đôi đất nước.

* Nhận định:

Dường như những người Việt Quốc nào, muốn dựa trên căn cứ pháp lý trên để không coi cuộc chiến giữa Việt Cộng và Việt Quốc là nội chiến, là để có cơ sở pháp lý đấu tranh đòi các cường quốc đóng vai trò bảo đảm việc thực thi hai bản Hiệp Định Genève 1954 và Paris 1973, “buộc Việt Cộng” phải thi hành những cam kết trong hai bản Hiệp Định này vì đã vi phạm trắng trợn khi dùng bạo lực cưỡng chiếm quốc gia Việt Nam Cộng Hòa ở Miền Nam Việt Nam. Nghĩa là đòi phải tái lập nguyên trạng Quốc gia Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ở Miền Bắc Việt Nam và quốc gia Việt Nam Cộng Hòa ở Miền Nam Việt Nam, như trước 30-4-1975, ngày Cộng sản Bắc Việt xâm chiếm Miền Nam, để thống nhất đất nước môt cách hòa bình... Để từ đó và sau đó có cơ sở pháp lý “Đòi trả lại” các hải đảo thuộc hai quần đảo Trường Sa Hoàng Sa của Việt Nam đã bị Trung Cộng cưỡng đoạt năm 1974 và sau đó, khi các đảo này thuộc chủ quyền quốc gia Việt Nam Cộng Hòa ở Miền Nam trong thời kỳ chiến tranh.

Thế nhưng theo nhận định của chúng tôi, thực tế liệu các cường quốc có trách nhiệm bảo đảm việc thực thi hai Hiệp Định Genève 1954 và Hiệp Định Paris 1973 có “buộc được Việt cộng” tái thi hành các hiệp định này; hay có căn cứ pháp lý “đòi Trung Cộng trả lại” các đảo đã cưỡng đoạt của VNCH hay không? Trả lời câu hỏi này thật không đơn giản. Vì cả hai Hiệp Định này đều được hình thành trong bối cảnh khác nhau, song đều do sự chủ động của các cường quốc liên quan để “thoát hiểm nhất thời” nhằm thành đạt lợi ích chiến lược riêng nào đó, chứ họ không cần để các Hiệp ước đó được thực thi.Vả lại, nên nhớ là chính quyền Quốc gia và kế tục là Việt Nam Cộng Hòa, đã từ chối cùng với Mỹ đã không ký vào văn bản Hiệp Định Genève 1954 thì không có quyền nại ra để coi là tình trạng chiến tranh giữa hai quốc gia dược. Vì thực tế cả hai chính quyền cộng sản Bắc Việt và chính quyền quốc gia Nam Việt đều coi nước Việt Nam là một, với một đất nước, hai chế độ chính trị đối nghịch, không thừa nhận nhau, đều tự nhận là chính danh, đại diện dân tộc Việt Nam để phủ định nhau, tiêu diệt nhau…

3.- “The Vietnam War” là cuộc chiến tranh ủy nhiệm (Proxy War) không phải là “Cuộc nội chiến” (domestic warfare) .

Những người gọi tên cuộc chiến như thế,có thể là những người Việt Nam không cộng sản từng sống dưới hai chế độ đối nghịch trong cuộc chiến trên hai miền Nam Bắc Việt Nam. Những người này căn cứ vào thực tế cuộc chiến diễn ra trên hai miền đất nước Việt Nam trong bối cảnh “cuộc chiến tranh ý thức hệ toàn cầu” (Global war of Ideology ) giữa tư bản chủ nghĩa (Capitalism) và cộng sản chủ nghĩa (Communism), hình thành sau Thế Chiến II.(1939-1945).
Theo đó:
- Chính quyền cộng sản Bắc Việt được sự ủy nhiệm của cộng sản quốc tế, đứng đầu là Liên-Xô (có sự cạnh tranh của Trung Cộng), nhận chi viện mọi mặt của Liên Xô, Trung quốc và các nước “Xã hội chủ nghĩa anh em” như vũ khí, đạn dược, kinh tế, tài chánh và cả nhân lực nữa… để làm nhiệm vụ “tiền đồn phe xã hội chủ nghĩa”, chủ động phát động cuộc chiến tranh xâm chiếm Miền Nam; đóng vai trò tên lính xung kích để mở mang bờ cõi cho cộng sản quốc tế, cộng sản hóa Miền Nam và các nước trong vùng thực hiện tham vọng cộng sản hóa toàn cầu, tiến đến một thế giới đại đồng mà đỉnh cao là “Thiên đường cộng sản” vốn là mục tiêu tối hậu của chủ nghĩa cộng sản.

- Chính quyền quốc gia Nam Việt, được sự ủy nhiệm của các cường quốc tư bản quốc tế, đứng đầu là Hoa Kỳ, nhận viện trợ mọi mặt như vũ khí, đạn dược,kinh tế, tài chánh và cả nhân sự …của hoa kỳ và các nước đồng minh, để làm nhiệm vụ “tiền đồn Thế giới Tự do”, thực hiện một “cuộc chiến tranh tự vệ” để ngăn chặn, đẩy lùi cuộc chiến tranh xâm lăng của CSBV, bảo vệ chế độ dân chủ, xây dựng và phát triển Miền Nam theo kiểu tư bản chủ nghĩa.v.v…

Nghĩa là một cuộc chiến tranh ý thức hệ toàn cầu giữa hai phe cộng sản chủ nghĩa, đứng đầu là Liên Xô và phe tư bản chủ nghĩa, đứng đầu là Hoa Kỳ, diễn ra dưới hình thức “Chiến tranh Nóng” cục bộ diễn ra trên đất nước Việt nam, với hai công cụ đều là người Việt Nam. Nhưng đó không phải là “cuộc nội chiến” mà là “Chiến tranh ủy nhiệm”. Vì Việt cộng nhận sự ủy nhiệm của Liên Xô và cộng sản quốc tế; còn Việt quốc thì được ủy nhiệm của Hoa Kỳ và các cường quốc đồng minh tư bản, để thực hiện chiến tranh xâm lần lãnh thổ (Việt cộng) và chiến tranh ngăn chặn, đẩy lùi (Việt quốc). Chính Tổng bí thư đảng CSVN đã từng nói “Ta đánh Mỹ đây là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung quốc…” hay Tổng thống VNCH Ngô Đình Diệm từng nói “Biên giới Hoa Kỳ kéo dài đến vỹ tuyến 17…”.Vì thế, những người có quan niệm này không coi chiến tranh Việt Nam là “Nội chiến” là thế.

* Nhận định:

Theo nhận định của chúng tôi, căn cứ cho cách gọi như thế là không đúng với thực tế và thực chất của cuộc chiến tranh Việt Nam.Vì thực tế cũng như thực chất đó là một “cuộc nội chiến ý thức hệ Quốc-Cộng”. Cuộc nội chiến ý thức hệ Quốc-Cộng này diễn ra trong bối cảnh cuộc chiến tranh ý thức hệ toàn cầu (Global War of Ideology) giữa hai khối cộng sản đứng đầu là Liên Xô và khối tư bản đứng đầu là Hoa Kỳ. Hai cuộc chiến này cùng diễn ra trên chiến trường Việt Nam.Tuy hai cuộc chiến này trùng lắp không gian và thời gian, có thể bề ngoại cùng chung mục tiêu, lý tưởng, nhưng không là một vì khác ý đồ muốn thành đạt thông qua cuộc hiến này.

Chính vì thế mà sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc vào ngày 30-4-1975 cuộc nội chiến ý thức hệ Việt Nam vẫn chữa chấm dứt. Bên thất trận Việt Quốc vẫn tiếp tục chống cộng để thành đạt mục tiêu tối hậu của ý thức hệ quốc gia về chính trị là “dân chủ hóa đất nước”. Bên thắng cuộc Việt cộng vẫn tiếp tục thực hiện mục tiêu lý tưởng tối hậu là xây dựng chủ nghĩa xã hội của mình (mà nay đã thất bại hoàn toàn phải quay qua con đường kinh tê 1thò trường tư bản chủ nghĩa…) . Mặc dù cuộc chiến tranh ý thức hệ toàn cầu hay là “Chiến tranh Lạnh”( theo cách gọi của Tây phương) giữa cộng sản chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa đã chấm dứt từ lâu, thế giới đã đi vào chiến lược toàn cầu mới.
.4.- “The Vietnam War” là một “Cuộc Nội Chiến Ý Thức Hệ Quốc-Cộng” giữa những người Việt Nam theo ý thức hệ quốc gia và những người Việt Nam theo ý thức hệ cộng sản.
Đó là cách gọi có lẽ là của hầu hết những người Việt Nam từng ở hai bên cuộc chiến tranh Việt Nam vừa qua (1954-1975). Vì cách gọi này đúng với ý nghĩa chung của từ ngữ nội chiến (Domestic warfare) và diễn tả đúng thực chất cũng như thực tế khách quan của cuộc chiến
Theo ý nghĩa từ ngữ, nội chiến là xung đột vũ trang (chiến tranh quân sự) hay tâm lý (chiến tranh chính trị) trên quy mô cả nước, giữa người trong một nước, có tên gọi khác nhau tùy theo nguyên nhân đưa đến nội chiến. Tỷ như cuộc nội chiến ở Hoa Kỳ (1761-1765) có tên gọi riêng “The Civil War” khác với từ ngữ chung về nội chiến (The domestic warfare); nguyên nhân là mâu thuẫn về vấn đề nô lệ chủng tộc người da đen giữa chính quyền các tiểu bang Miến Bắc chủ trương bãi bõ chế độ nô lệ, với chính quyền các tiểu bang Miền Nam muốn duy trì chế độ nô lệ. Cuộc chiến tranh Việt Nam nguyên nhân là sự đối kháng ý thức hệ giữa người Việt Nam theo ý thức hệ quốc gia và người Việt Nam theo ý thức hệ cộng sản nên gọi là “Cuộc nội chiến ý thức hệ Quốc-Cộng”.
Tên gọi này cũng đã được thể hiện qua bộ phim nhiều tập “The vietnam War” của hai nhà đạo diễn Mỹ đang được trình chiếu rộng rãi. Tuy nhiên nếu bộ phim phần nào thể hiện được tính khách quan, thì lại thể hiện mờ nhạt, không rõ nét tính chất “Nội chiến ý thức hệ Quốc-Cộng” tại Việt Nam, đưa đến sự ngộ nhận chiến tranh Việt Nam như là cuộc chiến giữa Mỹ và Việt cộng; làm lu mờ vài trò chính quyền quốc gia trong chế độ Việt Nam Cộng Hòa ở Miền Nam vốn là chủ thể chính trong cuôc nội chiến mà Hoa Kỳ chỉ đóng vai phụ; tương tự như vai trò của Liên Xô đối với chính quyền Cộng sản Bắc việt là một bên chính yếu trong cuộc nội chiến Quốc-Cộng. Chính vì vây mà nhiều người Việt quốc khi xem bộ phim The Vietnam War đã có phản ứng bất bình đến phẫn nội.
Dẫu sao bộ phịm The Vietnam War cũng nói lên được phần nào thực chất cũng như thực tế của cuộc chiến tranh “cốt nhục tương tàn này” chỉ vì khác biệt ý thức hệ. Ý thức hệ Quốc-Cộng đúng hay sai, lợi hại cho đất nước và và dân tộc thế nào thì đã có câu trả lời bằng chính thưc tế sau khi Việt cộng phát động, tiến hành chiến tranh “giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước” đưa cả nước tiến lên “xã hội chủ nghĩa” với hậu quả ra sao?
Thiết tưởng không cần phải nói thêm những khác biệt về ý thức hệ đã đưa đến nội chiến, thì mọi người cũng đã biết và chúng tôi cũng đã lý giải tổng quát ở các phần trên bài viết này.
Thay lời kết, người viết xin đưa ra một số cảm nhận sau khi xem bộ phim tài liệu nhiều tập “The Vietnam War” do hai đạo diễn người Mỹ là Ken Burnes và Lynn Novick thực hiện.
Những hình ảnh tàn bạo của chiến tranh, những khuôn mặt lãnh đạo, điều hành, chỉ huy gián tiếp nay trực tiếp cuộc chiến tranh Việt Nam ở mọi phía (Diễn viên chính:Việt quốc và Việt Cộng- Diễn viên phụ: Hoa Kỳ và Liên Xô…) đối với người viết cũng như hầu hết nhân dân Việt Nam cũng như người dân Hoa Kỳ có quan tâm đến cuộc chiến đều đã quá quen thuộc.
Đối với người dân Hoa Kỳ quan tâm, họ cũng đã từng coi nhiều phim tài liệu về chiến tranh Việt Nam trước đây do các nhà làm phim của họ, với nhiều hình ảnh của chiến tranh được lặp lại nhiều lần, hiển nhiên là họ cũng đã có những cảm nghĩ, phản ứng tâm lý khác nhau về cuộc chiến ngoài nước Mỹ, mà con em, cha anh họ đã chiến đấu hy sinh (58.000 tử sĩ) vì lý tưởng “Tự do, dân chủ” muốn thành đạt cho người dân Việt Nam mà đã không thành. Thế nhưng đó không hẳn là thất bại đối với những nhà hoạch định chủ trương, chính sách, mục tiêu tham gia cuộc chiến Việt Nam của chính phủ Hoa Kỳ cũng như các cường quốc hàng đầu phe cộng sản(Liên Xô, Trung quốc…) trong cuộc chiến tranh ý thức hệ cộng sản và tư bản toàn cầu, khi mà các mục tiếu chiến lược họ đã đạt được tho6ngqua cuộc chiến tranh cục bộ này.
Đối với cá nhân người viết và có lẽ cũng của nhiều người Việt Nam hầu hết đã từng sống, chứng kiến hay từng là là nạn nhân của cuộc chiến, khi coi lại những hình ảnh chiến tranh quen thuộc, dù đã 42 năm sau cuộc chiến, vết thương lòng vẫn chưa lành, không khỏi cảm thấy đau sót, lòng quặn dau khi nhìn lại cảnh tàn sát giết hại nhau trong những trận chiến đẫm máu giữa người cùng màu da sắc máu Việt tộc ở cả hai bên chiến tuyến. Thật là một cuộc chiến vô ích và vô nghĩa đối với dân tộc Việt Nam. Vì cả Việt cộng cũng như Việt quốc, không bên nào thành đạt được mục tiếu tối hậu theo lý tưởng của mình, thông qua cuộc chiến “Nồi da sáo thịt” với núi xương sống máu của hàng triệu con người Việt Nam trên cả hai miền Bắc-Nam, tàn phá tan hoang đất nước, làm phân hóa dân tộc, di hại toàn diện và lâu dài cho các thế hệ mai sau..
Ước gì, từ nay vào mỗi dịp 30-4 hàng năm, ngày chấm dứt “cuộc nội chiến ý thức hệ Quốc-Cộng” tại Việt Nam, nhà đương quyền Việt Nam đừng ăn mừng như một ngày “Chiến thắng!” nữa; mà hãy chủ động đẩy nhanh tiến trình dân chủ hóa đất nước để mau chấm dứt giai đoạn cuối cùng của “cuộc nội chiến ý thức hệ Quốc-Cộng” này; là cái đuôi của “The Vietnam War”. Vì đó là mục tiêu tối hậu của ý thức hệ quốc gia về chính trị mà người Việt quốc theo đuổi trong nhiều thập niên qua. Nếu nay nhà đương quyền Việt Nam (thực chất và thực tế không còn làt cộng sản nữa) tự nguyện, tự giác, chủ động thực hiện được mục tiếu tối hậu này của Viêt quốc cũng là ý nguyện chung của toàn dân Việt, “cuộc nội chiến ý thức hệ Quốc-Cộng” tại Việt Nam sẽ chấm dứt tức thì, một cách hòa bình, không đổ máu. Tạo tiền đề thống nhất toàn lực quốc gia để xây dựng phát triển toàn diện đất nước đến phú cường, văn minh tiến bộ ngang tầm cao thời đại; và để có thế lực đập tan cuồng vọng xâm lăng bất cứ từ đâu tới, bảo vệ vững chắc Tổ Quốc Việt Nam thân yêu của chúng ta.

Houston, ngày 27 tháng 9 năm 2017
Thiện Ý (VOA)
phai  
#9 Đã gửi : 19/10/2017 lúc 09:24:31(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Tướng Giáp, tài năng và số phận

UserPostedImage
Tướng Giáp trong một lần tiếp cựu Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ, Robert McNamara.
VOA – Bộ phim tài liệu The Vietnam War của hai đạo diễn Ken Burns và Lynn Novick vừa được trình chiếu rộng rãi từ trung tuần tháng Chín. Có nhiều tin tức nói rằng Hà Nội không hài lòng với nội dung phim. Một trong các lý do là vì nhắc đến vai trò của Tổng bí thư Lê Duẩn, lấn át ông Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ông Giáp mất ngày 4 tháng 10, 2013, ở tuổi 103. Sau đây là bài viết của nhà báo Bùi Tín, người từng có nhiều dịp gần gũi với tướng Giáp, nhân dịp công chiếu The Vietnam War.

***

Tướng Giáp đã đi vào huyền thoại trong lịch sử Việt Nam, trong lịch sử chiến tranh của thế giới. Đã có những bản tiểu sử chính thức của ông.
Cũng có những tin tức thêu dệt về ông, ví dụ có những bài báo, cuốn sách trong nước viết rằng ông từng được Hội đồng Hoàng gia Anh Quốc tuyên dương là một trong 10 thiên tài quân sự thế giới, được đúc tượng đặt trong bảo tàng quân sự Anh quốc. Tôi đã sang London, tìm hiểu, đây chỉ là tin vịt không có thật, nhưng bộ máy tuyên truyền của CHXHCN Việt Nam không hề cải chính.
Vậy tướng Giáp là con người ra sao trong cái cơ chế chính trị Việt Nam do đảng Cộng sản lãnh đạo theo chế độ toàn trị ?
Tôi có nhiều dịp tiếp cận ông, đôi lúc còn cùng ông tâm sự, do tin cậy quý mến nhau, vì cùng trưởng thành qua nền văn hóa học đường Pháp, tôn trọng quyền tư duy độc lập, theo luận lý. Hơn nữa ông sống kín đáo, ít tâm sự cùng ai, sống nội tâm rất mạnh, giàu suy nghĩ, không rượu chè, không thuốc lá, không bia bọt, giải trí hầu như duy nhất là đọc sách, suy ngẫm và chơi nhạc nhẹ piano, mà ông ưa nhất là bài «Sông Đa-núyp xanh» - Le Danube bleu.
Tôi nhiều lần được đi các chuyến xuất ngoại của ông, làm thư ký báo chí, giúp ông trả lời phỏng vấn của các nhà báo Pháp, Anh, Nga, Trung quốc, Ba lan, Đức, Hung… Chuyến đi lý thú nhất là vào năm 1977 ông cầm đầu phái đoàn quân sự đi cám ơn các nước sau khi chiến tranh kết thúc, trao huân chương cho nhiều chuyên gia quân sự từng giúp Việt Nam. Đoàn được mời nghỉ ở Sochi bên bờ Hắc hải, trong dinh thự nghỉ hè sang trọng của Bộ trưởng quốc phòng Liên Xô. Tại đây, bên bờ biển, tôi có dịp hỏi chuyện ông, gợi ý dò hỏi nhiều chuyện ít ai biết, do bản tính tò mò của nhà báo. Sau đó có vài ngày thăm Berlin, tôi nhớ nhất là cuộc hội ngộ mật của 3 ông tướng 3 châu: Fidel Castro của Cuba, đại tướng Hoffman của CHDC Đức và tướng Giáp, sau khi Fidel rất cao hứng vừa đi thanh tra 20 ngàn quân tình nguyện Cuba ở các nước châu Phi như Angola, Congo, Mozambique… Ngày 1/5/1977, đoàn trở về Moscow, tướng Giáp là khách danh dự duy nhất đứng bên ông Brezhnev trên lễ đài cuộc duyệt binh hoành tráng.
Một kỷ niệm khó quên là hồi năm 1978 tôi có dịp nghe ông nói chuyện về những kinh nghiệm quân sự tại Học viện quân sự cao cấp do tướng Hoàng Minh Thảo làm hiệu trưởng. Nghe nói chuyện có các tướng Hoàng Văn Thái, Lê Trọng Tấn, Nguyễn Hữu An rất gần ông Giáp. Ông từng nghiên cứu về Napoleon, Kutuzov, Zhukov, Frounzé, đọc Binh Gia Yếu lược, Vạn Kiếp Tông bí. Ông say sưa nói về «ngụ binh ư nông,» dân binh, dân quân, về chủ trương «đại đội độc lập, tiểu đoàn tập trung» thời đầu đến Đại Đoàn Công – pháo trước chiến dịch Điện Biên, thành lập các Quân đoàn 1, 2, 3, 4 trước 30/4/1975. Ông giảng về nguyên lý «đánh chắc thắng,» về yếu tố nghi binh, bất ngờ - Pháp không bao giờ nghĩ đối phương có thể mang đủ lương thực từ đồng bằng lên vùng núi xa Điện Biên, cũng không bao giờ nghĩ đối phương có thể kéo pháo nặng lên sườn núi cao hiểm trở quanh Điện Biên; đánh Buôn Ma Thuật mở đầu chiến dịch cũng bất ngờ… Binh thư của ông là tổng hợp nhiều kinh nghiệm thực tế được đúc kết. Ông có năng khiếu của giáo sư sử học, lại có tư duy luận lý của một cử nhân Luật. Đúng là một trí thức toàn diện cầm quân, hiểu quy luật.
Ông Giáp có nhiều nỗi buồn dai dẳng. Tôi cố tìm hiểu vấn đề này.
Trước hết ông không được ông Trường Chinh đánh giá cao. Mà ông Đặng Xuân Khu – Trường Chinh - lại là Tổng bí thư. Ông Trường Chinh có xu thế thân Trung Quốc, sùng bái Trung Quốc. Cái bí danh ông chọn đã cho thấy điều đó, chỉ có Trung Cộng có cuộc vạn lý Trường chinh. Hai cuốn sách kinh điển của ông là «Trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi» và «Nền dân chủ mới» đều là bản dịch 2 cuốn «Trì cửu chiến» và «Tân dân chủ chủ nghĩa» của ông Mao.
Ông Trường Chinh hồ hởi đón các đoàn chuyên gia Tàu của bác Mao gửi sang, một mực nghe theo họ trong Cải cách ruộng đất – tàn sát gần 170.000 trung nông yêu nước có học bị chụp mũ là địa chủ ác bá chui vào đảng. Trong lúc đó ông Giáp một mực chống lại ý kiến của La Quý Ba, Trần Canh và cả của Mao Trạch Đông là dùng chiến thuật biển người để tấn công ở Điện Biên Phủ, theo phương châm tác chiến «tốc chiến - tốc quyết» - đánh nhanh - giải quyết nhanh.
Ông Giáp đã suy nghĩ rất kỹ và quyết định thay hẳn phương châm trên thành «đánh chắc, tiến chắc», rút pháo ra, chuẩn bị kỹ, kéo pháo lên các sườn núi cao chĩa thẳng xuống vị trí địch (không bắn cầu vồng), đánh dũi, đánh lấn dần từng bước, từng trận nhỏ đến lớn, đánh chắc tiến chắc, mà ít tổn thất. Không thay đổi phương châm tác chiến thì có nguy cơ thất bại nặng nề cho cả cuộc kháng chiến chống Pháp. Sự thay đổi phương châm có ý nghĩa quyết định.
Số phận tướng Giáp thật sự lâm nguy khi ngay sau đó vấp phải cặp Lê Duẩn - Lê Đức Thọ có ý định hạ bệ ông để giành quyền lãnh đạo trên cao nhất khi ông Hồ sức bắt đầu suy yếu. Sau khi phát hiện sai lầm kinh khủng trong Cải cảch ruộng đất, ông Trường Chinh chịu trách nhiệm chính mất chức tổng bí thư, ai sẽ là người thay? Thoạt đầu ông Hồ nghĩ đến ông Giáp, uy tín đang lên sau đại thắng Điện Biên. Ông Hồ chọn ông Giáp để thay mặt đảng nói chuyện với nhân dân đông đảo ở sân vận động Hàng Đẫy nhận sai lầm và hứa hẹn sửa sai, ổn định tình hình. Nhưng Lê Đức Thọ lại có ý đồ khác. Thọ rất thân thiết với Duẩn cùng ở lại miền Nam sau Hiệp định Geneva 1954, do có chung ý định phải ưu tiên đấu tranh bằng bạo lực để thống nhất đất nước, nên quyết gạt ông Giáp ra khỏi quyền lực tối cao. Lê Đức Thọ cùng Lê Duẩn tranh thủ Phạm Hùng, Lê Đức Anh, Võ Chí Công thực hiện âm mưu này, bằng cách phịa ra «vụ án xét lại chống đảng, làm tay sai cho nước ngoài», vu cáo tướng Giáp có mưu đồ đảo chính, lần lượt bắt giam hơn 30 cán bộ cao cấp, từ tướng Đặng Kim Giang, tướng Nguyễn Vịnh, đại tá Đỗ Đức Kiên, đại tá Lê Trọng Nghĩa, đại tá Lê Minh Nghĩa, viện trưởng triết học Hoàng Minh Chính, vụ trưởng Vũ Đình Huỳnh, bộ trưởng Lê Liêm… Cậy thế là Trưởng ban Tổ chức TƯ đảng, Lê Đức Thọ dự định khai trừ tướng Giáp ra khỏi bộ Chính trị nhưng ông Phạm Văn Đồng không đồng tình, đặc biệt là ông Hồ lên tiếng bảo vệ ông Giáp khi ông Hồ nói rõ trong cuộc họp của Bộ Chính Trị khi ông Thọ tố cáo ông Giáp nhiều lần tiếp riêng đại sứ Liên Xô Serbatov, rằng «đó là các cuộc gặp xã giao, chú Văn (Giáp) đều báo cáo với bác.»

Sau chiến thắng Điện biên Phủ trong cuộc chỉnh huấn chính trị, chấn chỉnh tổ chức do các chuyên gia Trung Quốc điều khiển, phía Trung Quốc đã đưa ra danh sách cho 2 ông Trường Chinh và Lê Đức Thọ yêu cầu loại bỏ các cấp chỉ huy không có nguồn gốc công nông, nhất là bần cố nông, loại bỏ hết các sỹ quan gốc gác tiểu tư sản, cầu an hưởng lạc, bảo mạng, không thuần, trong đó có ông Giáp, nhưng ông Hồ đã kiên quyết tự mình xé bỏ, một thái độ rất sáng suốt.
Thế rồi nhóm Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Phạm Hùng, Nguyễn Chí Thanh, Lê Đức Anh… ngày càng thắng thế, hạ thấp vai trò của ông Hồ - vin cớ rằng Bác cao tuổi, bát đầu lầm lẫn rồi, ốm đau cần nghỉ ngơi, hạ thấp vai trò chỉ huy quân sự của tướng Giáp, vin cớ là ông Giáp chưa hề vào miền Nam, nâng cao vai trò bao biện của Lê Đức Thọ, vừa cầm đầu cuộc đàm phán ở Paris, vừa trực tiếp vào chiến trường miền Nam để giành toàn thắng trong chiến dịch Hồ Chí Minh.
Trong một số lần tâm sự với tôi, tướng Giáp không bao giờ tỏ ra cay cú bực tức vì cá nhân mình bị đối xử bất công, nhưng ông luôn tỏ ra đau buồn khi nói đến sinh mạng binh sỹ bị hy sinh quá nhiều trong và sau cuộc tiến công Mậu Thân.
Theo báo cáo mật do Cục tác chiến báo cáo riêng cho tướng Giáp, trong năm 1968 sau các đợt tiến công tháng 1, tháng 5 rồi tháng 9, quân miền Bắc hy sinh ở miền Nam lên đến 170.000, cộng với 32.000 quân địa phương miền Nam và 30.000 cán bộ đảng viên của đảng bộ miền Nam. Những con số này tướng Giáp dặn tôi giữ kín vì chắc là chưa đầy đủ, nay tôi xin hé ra, vì là con số đã quá nửa thế kỷ để độc giả tham khảo. Theo ông Giáp, sau đợt 1 thất bại, chỉ có bề nổi là một nhóm vào được trong tòa Sứ quán Mỹ, không nên đánh thêm đợt 2, tháng 5 và đợt 3 tháng 8-1968, càng đánh càng thua to, lộ hết cơ sở.
Tôi cảm thấy rất rõ là tướng Giáp tỏ ra không mặn mà mà còn phản đối cuộc tấn công Mậu Thân, ông cho là mạo hiểm, không chắc thắng, khi ở miền Nam chưa có những quả đấm mạnh cỡ Sư đòan, cỡ Quân đoàn như về sau này. Qua cuộc mạo hiểm liều lĩnh vô trách nhiệm này, bao nhiêu vốn liếng quân sự ky cóp từ năm 1963 đến năm 1968 bị thủ tiêu gần hết, 17.000 quân nhân trai tráng miền Bắc bị chết oan «sinh Bắc tử Nam», phải 3, 4 năm sau mới tạm hồi phục, mà không hề có nổi dậy, không có tổng khởi nghĩa như mong muốn và kêu gọi.
Ông kể khi Mậu Thân nổ ra ông đang ở Hungary để mổ sỏi mật và ông Hồ thì sang Bắc Kinh dưỡng bệnh. Họ đã cố tình cách ly 2 vị để không có một trở ngại nào cho kế hoạch ngông cuồng vô trách nhiệm của họ.
Sau 30/4/1975, vị trí ông Giáp ngày càng lu mờ. Kể từ sau Mật ước Thành Đô (tháng 9/1990), 5 đời Tổng bí thư đều ngả hẳn về phía Trung Cộng, từ Nguyễn Văn Linh, qua Đỗ Mười rồi Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh cho đến Nguyễn Phú Trọng, cái thế của ông Giáp bị mất dần cho đến bị triệt tiêu hẳn.
Đầu năm 2004, nhân kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, ông Giáp cố làm một cuộc phản công cuối đời khi ông đã hơn 90 tuổi. Đó là một loạt kiến nghị tâm huyết gửi Bộ Chính trị, Ban chấp hành TƯ Đảng về «Vụ án siêu nghiêm trọng ở Tổng Cục 2,» về «Không nên khai thác mỏ bauxit ở Tây Nguyên,» nhưng không có một hồi âm nào, dù cho các lá thư tâm huyết của ông được hơn 30 tướng lĩnh đồng tình. Họ coi ông không còn tồn tại. Vì ông nói lên khá rõ là Vụ Tổng cục 2, vụ Bauxit đều có bàn tay lông lá của bành trướng Trung Cộng.
Điều những người quý mến đúng giá trị của tướng Giáp được an ủi nhiều là khi ông mất ở tuổi đại thọ cực hiếm 103, đông đảo người dân tiễn đưa, lưu luyến xót thương, vào tận gần Đèo Ngang để tiễn đưa ông về cõi vĩnh hằng, vượt qua tất cả các cuộc tiễn đưa ông Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Nguyễn Chí Thanh, Phạm Hùng, Văn Tiến Dũng, Nguyễn Văn Linh… Một sự công bằng đáng quý.
Bài báo này cũng là bó hương tôi thắp để tưởng nhớ một vị tướng tài ba, có tâm, có tầm nhưng không gặp thời thế, để vừa là anh hùng, vừa là nạn nhân bi thảm của một chế độ thiếu tình yêu thương, thiếu tôn trọng trí thức, lại thiếu vắng luật pháp và sự công bằng.

Nhà báo Bùi Tín (VOA)
phai  
#10 Đã gửi : 19/10/2017 lúc 09:27:51(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Phim ‘The Vietnam War’

Nghĩ gì sau khi xem bộ phim ‘The Vienam War’… Chắc chắn rằng, phim này không làm cho tất cả mọi người vui. Nhưng đạo diễn Ken Burns ngay từ đầu đã ghi rõ rằng “Không có một sự thật duy nhất trong chiến tranh,” và do vậy, phim này ghi lại tiếng nói từ hàng chục người, từ nhiều phía, từ nhiều thành phần, từ tướng lãnh cho tới lính trơn, dân thường…

Và khi nghe nhiều tiếng nói như thế, hẳn nhiên là sẽ không làm vui tất cả mọi người. Chúng ta thấy ngay, hễ Hà Nội làm phim, sẽ chỉ có một chiều. Tương tự, Cuba, Bắc Hàn, Trung Cộng cũng như thế… Tuy nhiên, Mỹ thì khác.

Nhưng phim ‘The Vietnam War” làm phim PBS, nhận tiền tài trợ từ nhiều nguồn, kể cả tư nhân và công quyền, và do vậy phải tránh tất cả những sự kiện lịch sử không đúng… Vì phim xúc động như thế, chỉ cần trật một chút, là có thể bị kiện – hoặc phe diều hâu kiện, hoặc phe bồ câu kiện. Bởi vì, chỉ cần một bà vợ tù binh Mỹ nói rằng quý vị nói sai về chồng tôi là cả khối luật sư Mỹ sẽ nhảy vào kiếm chuyện. Hay, chỉ cần sai về số lượng chiến binh Mỹ tử trận ở Cồn Tiên (Hill of Angels) là sẽ bị các cựu chiến binh Mỹ bắt xin lỗi, kiện bôi thường, nghĩa là không gỡ được về tội bôi nhọ quân lực Mỹ. Đó là lý do chúng ta thấy trên phim sử dụng nhiều con số ghi cả hàng số lẻ, chứ không nói số tròn.

Nghĩa là, nếu có một số chi tiết trong phim sai với sự kiện lịch sử, là nhóm đạo diễn sẽ thê thảm. Và nếu bị kiện, thí dụ, bôi nhọ quân lực Hoa Kỳ, hay bịa đặt về một chiến binh Hoa Kỳ, dù là dằng dai thời giờ, sự nghiệp điện ảnh của nhóm đạo diễn sẽ kẹt trong tương lai, sẽ mất tài trợ tương lai… trong khi các dự án điện ảnh của họ lúc nào cũng tốn tiền.

Đó là lý do chúng ta hầu hết thời lượng thấy ống kính trực tiếp ghi lời 80 người được phỏng vấn. Nếu bạn viết một cuốn sách, thí dụ, bạn phỏng vấn một trung tá, một nhà văn… và rồi bạn đánh máy, in lên trang sách… sẽ có độc giả thắc mắc, có đúng là ông đó nói như thế, hay là tác giả ghi sai, hay nghe nhầm. Nhưng trước ống kính, không ai nghi ngờ cả. Đó là cảm giác chúng ta cảm nhận, khi nghe nhà văn Nguyên Ngọc (từng chiến đấu trong hàng ngũ bộ đội Miền Bắc) giải thích về Tết Mậu Thân 1968 ở Huế, nói trong phim ‘The Vietnam War’ rằng nhiều ngàn thường dân Huế bị VC thảm sát vì các ổ nội thành đã bị lộ, nên nhiều cán bộ thủ tiêu những người đã nhận diện ra họ để giữ bí mật cho cuộc chiến tiếp diễn… Nếu không trực tiếp nghe nhà văn Nguyên Ngọc nói, chúng ta sẽ ngờ vực có chắc rằng một trí thức “bên thắng cuộc” đã nói như thế chăng…

Phim ‘The Vietnam War’ do vậy mang rất nhiều sự thực. Mang tiếng nói từ cả diều hâu và bồ câu Hoa Kỳ. Xem bộ phim này, chúng ta mới hiểu được vì sao có phong trào phản chiến Hoa Kỳ. Phản chiến chúng ta ưa nghĩ là “trí thức thiên tả” -- thực sự trong phim là cả triệu người dân thường đổ ra phô biểu tình, kêu gọi hòa đàm, ngưng bắn và rút khỏi VN. Khi phản chiến là bà mẹ hay người vợ, người em gái của chiến binh Mỹ, chúng ta có thể thấy rằng tinh thần diều hâu không còn bao nhiêu.

Đặc biệt có một phim bên lề, cũng trên PBS, cho thấy tại sao cảm xúc phản chiến mạnh mẽ hơn trong các thị trấn Hoa Kỳ có đông cộng đồng da đen, Latino, thổ dân da đỏ, xóm nghèo… vì tỷ lệ bắt lính tại Hoa Kỳ tập trung nhiều hơn vào các cộng đồng này thay vì nơi có đông sắc dân da trắng và dân thượng lưu, và do vậy lính Mỹ da trắng chết ít hơn lính Mỹ da đen, Latino, da đỏ và thành phần nghèo. Bởi vì giới thương lưu có cách trốn lính kiểu riêng, như bạn đã biết: Bill Clinton, Al Gore, George Bush, Donald Trump… Một phim bên lề nên xem là “Latino – Vietnam” (http://www.pbs.org/video/stories-service-two-fronts-latinos-vietnam-full-episode/)  cho thấy sự thực đó. Trong phim cũng nói rằng giới lãnh đạo Hà Nội gửi con du học ở Liên Xô, Tiệp Khắc…

Phim lựa chọn người để phỏng vấn cũng nhìn theo khía canh “tính truyện” – nghĩa là, phải gây được xúc động. Nhiều nhân vật được phỏng vấn, tự thân đã là những cuốn tiểu thuyết gay cấn.

Thí dụ, một nhân vật kể truyện là bà Duong Van Mai Elliott, vợ của ông David Elliott, một cựu thẩm vấn viên của cơ quan RAND. Tự câu chuyện của bà cũng đã gay cấn: thân phụ giữ chức cao trong chính quyền bảo hộ của người Pháp, có người chị (hình như tên Thăng) cùng chồng tìm vào mật khu Việt Bắc để chiến đấu cho bộ đội ông Hồ thời kháng Pháp… thế rồi cô Duong Van Mai cùng ba má và gia đình còn lại vào Nam khi chia đôi đất nước, vì biết Cộng quân sẽ truy bắt và giết thân phụ. Khi vào Nam, cô Duong Van Mai vào làm công việc thẩm vấn tù binh cho RAND, và kết hôn với David Elliott, một cuộc hôn nhân tới giờ là hơn nửa thế kỷ. Tháng 4/1975, toàn gia bà Duong Van Mai di tản ra khỏi VN, trong khi mẫu thân do dự, muốn ở lại để gặp con gái trong hàng ngũ bộ đội phía Bắc.

Thí dụ, Trung Tá Trần Ngọc Toàn (cựu Tiểu đoàn trưởng TĐ4 Thủy Quân Lục Chiến) trúng đạn, giả chết, vài ngày sau mới được cứu ra khỏi chiến trường (hình như trận Bình Giã). Hình ảnh giả chết, bị nhiều vết đạn còn sẹo ở chân, đùi… ngày 30/4/1975 đi bộ từ Biên Hòa về nhà để gặp lại vợ con rồi tới đâu tính sau, nhất định không nghĩ tới chuyện ra đi, rồi tù cải tạo 7 năm…

Hay như Tướng Phạm Duy Tất, trong các ngaỳ cuôi tháng 4/1975 vẫn còn một trực thăng và một phi công đang chờ, nhưng ông quyết định ở lại với VN, và rồi bị tù cải tạo 17 năm (có thể người viết nghe không rõ số năm, nhưng phải hơn một thập niên) và là một trong nhóm cuối cùng ra trại cải tạo.

Hay như Đại tá Trần Ngọc Châu, Tỉnh Trưởng Kiến Hòa, trước khi về hàng ngũ VNCH là bộ đội Việt Minh chống Pháp, và hàng ngũ bên kia vẫn còn người anh (hay em?). Trong khi tất cả các tỉnh khác đều bất ổn, tỉnh Kiến Hòa vẫn bình an, vì ông Châu có nhiều kinh nghiệm với Việt Minh và biết thói quen hoạt động của du kích để đánh chận. Ông nói với cố vấn Mỹ, giết một du kích VC, thì sẽ có thanh niên khác bổ sung cho du kích; nhưng khi giết oan một nông dân, cả làng sẽ đứng về phe du kích VC. Cho nên, cách hay nhất là thuyết phục các gia đình nông dân thuyết phục con em du kích về hàng.

Hay như Chánh án Phan Quang Tuệ có người em (hay anh?) của ông Tuệ là một trung úy phi công bị bắn rớt trong chiến trận.

Hay như hình ảnh sĩ quan cảnh sát ngày 30//4/1975 bước tới chào pho tượng chiến binh giữa Sài Gòn, rồi rút khẩu súng tự bắn vào đầu tuẫn tiết. Phim không nói tên, chỉ cho thấy hình. Nhưng tất cả người Việt đều nhớ đó là Trung Tá Cảnh Sát Quốc Gia Nguyễn Văn Long.

Một nhân vật cũng đầy xúc động là một nữ du kích VC, trong quân phục có lẽ đã mang cấp tướng, kể rằng mẹ bà sinh 9 người con, 8 anh trai và bà là gái. Có 4 anh trai lớn tử trận khi chống Pháp, 4 anh trai kế tử trận khi chống Mỹ, bản thân bà có 2 con trai đã tử trận vào tháng 2/1975, vài tháng trước khi Sài Gòn sụp đổ.

Phim này có rất nhiều sự thực. Nhiều hình ảnh về Trận Mậu Thân cả ở Sài Gòn và Huế 1968.

Phim cũng cho thấy những hình ảnh làm đổi chiều dư luận Hoa Kỳ. Thí dụ, Tướng Nguyễn Ngọc Loan bắn chết một đặc công VC trong trận Mậu Thân Sài Gòn. Đối với người dân Mỹ, như thế là phạm luật tù binh. Thêm nữa, người Mỹ sẽ thắc mắc, Việt Cộng sẽ xử bắn tù binh Mỹ trả thù hay không?

Phim cũng chiếu lại hình thảm sát Mỹ Lai. Khi Trung úy William Calley ra lệnh bắn vào dân Mỹ Lai, làm chết hàng trăm người, cả người già, phụ nữ và em bé. Từ đó, có chữ “baby killers” xuất hiện – tức là “kẻ giết trẻ em”…

Phim nói lên nhiều sự thực, nhưng vẫn thiếu. Đặc biệt, trong cương vị người Miền Nam, dễ dàng thấy thiếu rất nhiều. Có thể vì không đủ băng hình của VNCH?

Thí dụ, không nói về 5 vị tướng VNCH tuẫn tiết trong những ngày tàn cuộc chiến. Không nói về các trận pháo kích VC nhắm vào dân, như vào chợ và trường học Cai Lậy. Không nói về Lực Lượng Biệt Kích Nhảy Bắc, những vị anh hùng biến mất vào bóng đêm vô danh. Không nói về các chị Thiên Nga, những nữ điệp viên gan dạ của VNCH…

Và thiếu nhiều nữa. Nhưng làm sao bây giờ. Người thua trận không có lời nào để nói.

Một bản tin đặc biệt của Việt Báo cho thấy cộng đồng mình sôi nổi. Bản tin ghi lại như sau:

“Góp Ý Về Phim ‘The Vietnam War’

WASHINGTON (VB) -- Trưa hôm 28/9/2017 tại trụ sở trung ương của đài truyền hình công cộng lớn nhất vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn - WETA: Washington Educational Television Association - một buổi họp mặt cho các khách mời bao gồm: cựu chiến binh Mỹ (cựu quân nhân Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ Tom Vallely và nhiều vị khác), cựu quân nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà (trung tá Trần Ngọc Huế và nhiều vị khác), tiến sĩ Nguyễn Lâm Kim Oanh (Bộ Giáo Dục), giám đốc Vietnam Education Foundation Sandy Đặng, cựu thông tín viên Newsweek tại Saigon, cựu chủ nhiệm một nhật báo tại Saigon, nhiều nhân vật trong cộng đồng Mỹ, Việt; tổng công trên 100 người.

Bắt đầu lúc 12 giờ trưa với bữa ăn nhẹ, khoảng 45 phút dành để chiếu tóm tắt các đoạn phim đã trình chiếu trong 2 tuần qua (chủ nhật Sep 14, 2017 đến thứ năm tuần trước, chủ nhật đến hôm qua thứ tư Sep 27, 2017), tổng cộng là 9 trong 10 phần. Sau đó là phần hỏi đáp qua sự điều hợp của ông phó chủ tịch ngoai vụ của WETA. Trên sân khấu có bà Dương Vân Mai (có trong phim) và nhà sản xuất Lynn Novik.

Chúng tôi nhận thấy có các ý kiến sau đây:

- trong phim chỉ thấy quân đội Hoa Kỳ tác chiến với quân đội Bắc Việt và Mặt Trận, rất ít khi có mặt Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà vì thế Vietnam War trở thành American War in Vietnam.

- rất nhiều cảnh quân nhân Hoa Kỳ đốt nhà tạo một ấn tượng một sự tàn phá.

- chỉ nói đến vấn đề quân sự song không nói nhiều đến dân sự qua các sự giúp đỡ của Hoa Kỳ xây bệnh viện, xây trường học, giúp đỡ dân chúng trong nhiều khía cạnh.

- ý kiến một cựu quân nhân Mỹ: phim đề cao quân đội Bắc Việt với sự quyết tâm, tình đồng đội, không nhấn mạnh đến những yếu tố đó hiện diện trong quân đội Hoa Kỳ. Tại chiến tuyến mọi quân nhân chiến đấu cho sự tồn tại, ủng hộ đồng đội, săn sóc bảo vệ thương binh và sát cánh chiến đấu không hề nghĩ đến màu da chủng tộc tôn giáo ý tưởng.

- chỉ có các nhà văn quân đội Bắc Việt, không có nhà văn quân đội của miền Nam như nhà văn Phan Nhật Nam.

- sau khi người Mỹ phản bội bỏ rơi miền Nam thì bây giờ nhìn toàn cảnh thì thanh bình song có rất nhiều bất công không được nói đến để hiểu là với sự chiến thắng của miền Bắc, sau đó là chiến tranh tại Cao Miên năm 1978, Trung Cộng đánh chiếm tàn phá miền Bắc sát biên giới năm 1979, thảm cảnh đồng bào vượt biên, sự tàn bạo của các trại tù với danh từ mỹ miều là trại cải tạo.

- phim đã tạo được sự đối thoại của nhiều thế hệ, sự tìm hiểu sâu xa hơn về lịch sử.

- cảm tạ sự cố gắng của nhà sản xuất phim với tiêu chuẩn: tôn trọng sự khác biệt, coi trọng giá trị của đối thoại (respect the differences, value the dialogues).

- mọi chuyện đã qua hãy nhìn vào tương lai để xây dựng, học hỏi để không bị sa lầy và mắc phải những lỗi lầm quá khứ ở những cuộc chiến trong tương lai.”

Và bây giờ là ý kiến riêng của người viết, xin đề nghị độc giả hãy xem hết 10 tập phim, và nên có suy nghĩ riêng, chớ nên dựa theo ý kiến người khác.

Xem 10 tập phim ở đây:

http://www.pbs.org/show/...language/episodes/ 

Phim có phụ đề tiếng Việt.

Trần Khải
_______________

GHI CHÚ: Có thể tìm hiểu thêm ở các link sau.
- Báo Der Spiegel phỏng vấn Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu - Nguyễn Viết Kim dịch (VB)
https://vietbao.com/a272...g-thong-nguyen-van-thieu
- The Vietnam War: Phỏng Vấn Với Ken Burns và Lynn Novick - Andrew Lam (NAM)
https://vietbao.com/a271...ken-burns-va-lynn-novick
- Tổn thất trong chiến tranh - Giao Chỉ San Jose (VB)
https://vietbao.com/a272...n-that-trong-chien-tranh
- Phim tài liệu The Vietnam War: Cuộc thảm bại tái diễn - Giao Chỉ San Jose (VB)
https://vietbao.com/a272...r-cuoc-tham-bai-tai-dien
- Cựu Đại Tá Vũ Văn Lộc Về Phim The Vietnam War: “Chúng Ta Thua Trên Từng Thước Phim” (Cali Today)
http://www.baocalitoday....ren-tung-thuoc-phim.html
- Thẩm Phán Phan Quang Tuệ về Phim The Vietnam War: “Không Làm Lợi Cho Cộng Sản” (Cali Today)
http://www.baocalitoday....am-loi-cho-cong-san.html
- Viết Về bộ phim The Vietnam War - Nguyễn Tiến Hưng (VB)
https://vietbao.com/a272...n-khi-dong-minh-nhay-vao
- Ngô Kỷ nói về phim The Vietnam War: “Tôi rất hài lòng”! (Cali Today):
http://www.baocalitoday....uyen-xuan-nam/33850.html
- Những gì được kể trong “The Vietnam War” -- FB Manh Kim
https://boxitvn.blogspot...e-trong-vietnam-war.html
- Bộ phim dài không có hậu - Bùi Tín (VOA)
https://www.voatiengviet...ovick-movie/4043243.html
- Điểm phim: Chiến tranh Việt Nam - David Brown - Trần Văn Minh dịch (Tiếng Dân)
https://baotiengdan.com/...im-chien-tranh-viet-nam/
- Phim The Vietnam War: giới truyền thông phản chiến Mỹ tiếp tục phủ nhận và bôi nhọ chính thể Việt Nam Cộng Hòa - Đoàn Hưng (SBTN)
http://www.sbtn.tv/the-v...h-the-viet-nam-cong-hoa/
- Những Ngày Cuối Của VNCH (nguyên Tác: The Final Collapse Của Đại Tướng Cao Văn Viên. Dịch Giả: Nguyễn Kỳ Phong) - VB
https://vietbao.com/a143...dich-gia-nguyen-ky-phong
- Five myths about the Vietnam War - Lan Cao (WP)
https://www.washingtonpo...l?utm_term=.cb48af5bae4a
- ‘The Vietnam War’ should be shown in every classroom - RUBÉN ROSARIO (Pioneer Press)
http://www.twincities.co...m-every-nook-and-cranny/
- Veterans angry, disappointed following PBS’ Vietnam War documentary - TATIANA SANCHEZ (Mercury News)
http://www.mercurynews.c...vietnam-war-documentary/

phai  
#11 Đã gửi : 19/10/2017 lúc 09:31:01(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Phim tài liệu The Vietnam War: Cuộc thảm bại tái diễn

Trong công việc sưu tầm tài liệu cho Việt Museum, chúng tôi phải xem và đọc biết bao nhiêu tài liệu, đặc biệt phim về chiến tranh Việt Nam. Hết sức đau lòng. Xem bộ phim Vietnam War mới đây lại thêm đau lòng. Vẫn hiểu rằng đây là phim của người Mỹ làm cho khán giả Mỹ. Không phải dành cho người Mỹ gốc Việt. Tôi viết bài nhận xét sau đây, đã phổ biến nhưng phần lớn không đến tay các bạn. Xin gửi lại thêm một lần nữa. Nếu nhận được xin vui lòng cho biết. Cảm ơn.

Tin tức thời sự chính trị nước Mỹ vẫn tràn ngập trên diễn đàn truyền thông. Thiên tai vừa trải qua với cuồng phong và mưa bão tại miền Đông Nam Hoa Kỳ rồi tiếp đến động đất Mễ Tây Cơ. Bộ phim 10 tập 18 giờ do hai nhà làm phim Ken Burns và Lynn Novick bỏra mười năm với 30 triệu mỹ kim mới hoàn tất vẫn làm xôn xao dưluận. Phần lớn các nhà bình luận, các chính khách và nhân vật cộng đồng Hoa Kỳ đều hết lòng khen ngợi. Riêng phần chúng tôi có nhận định khác biệt. Là quân nhân của phe bại trận với niềm đau thương gặm nhấm suốt cuộc đời. Mất nước là mất tất cả. Một lần bại trận và phải đào thoát ngay trên quê hương. Từ đó thấy lại biết bao lần thảm bại tái diễn trên phim ảnh, làm sao mà vui mừng khi nhìn lại vết thương. Sau 42 năm phe tự do thua trận, với bộ phim công phu phổ biến năm nay, cuộc thảm bại trên chiến trường Việt Nam lại một lần nữa tái diễn. Xin có đôi lời đóng góp ý kiến như sau.         
                                            
 1) Vẫn hình ảnh đau thương cũ:  
Các nhà làm phim mới đã soạn lại tài liệu cũ. Thêm tài liệu sưu tầm trong thập niên qua. Cắt ráp và bình luận công phu, nhạc đệm xuất sắc. Phỏng vấn khoảng 100 người trong đó có chừng 30 nhân vật từ cả hai phía quốc cộng Nam Bắc Việt Nam. Đặc biệt có những hình ảnh và lời bình luận khen chê cả hai bên. Lần đầu tiên có đề cập đến vai trò của chiến binh Việt Nam Cộng Hòa cũng như vụ Việt cộng thảm sát Mậu Thân. Nhưng sau cùng khán giả của thế hệ hôm nay thuộc thế kỷ21 đều thấy rằng những nhà làm phim đã gián tiếp xác định sựchiến thắng của Cộng sản Việt Nam là hữu lý và tất yếu. Hình ảnh sau cùng vẫn là một dân tộc chống ngoại xâm và thống nhất đất nước. Dù hy sinh bao nhiêu họ cũng vẫn khoác danh hiệu chống Pháp xâm lược, chiến thắng trận Điện Biên thần thánh. Dủ chết thêm bao nhiêu cũng giữ được hào quang đánh Mỹ giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Bốn mươi năm sau chiến tranh, Hoa Kỳ vẫn còn vẳng nghe tiếng hô vang của hàng triệu thành viên phản chiến. Thế hệ Hoa Kỳ ngày nay làm sao hiểu được những khúc mắc phức tạp của cuộc chiến tranh Quốc Cộng. Trong lãnh vực truyền thông, hình ảnh sống động vẫn có khả năng thuyết phục hơn cảngàn lời nói. Một bên là chiến binh đồng minh dù là lính Pháp, lính Mỹ hay chiến binh miền Nam mặc quân phục, trang bị đầy đủ được yểm trợ bằng phi pháo hùng mạnh. Phía bên địch toàn là hình ảnh nữ dân quân, vũ khí thô sơ, chân dép áo nâu quyết tâm chiến đấu. Phe ta thua trên từng thước phim. Hình ảnh hàng ngũ lãnh đạo miền Bắc. Ốm yếu khắc khổ, cuộc sống thanh đạm và ý chí chiến đấu mãnh liệt. Tất cả đều đã vào tù ra khám. Trong khi đó phe ta là hình ánh quan lại, xiêm áo lịch sự, xa cách quần chúng, không chứng tỏ được tinh thần hy sinh cho dân và quyết tâm bảo vệ đất nước. Hình ảnh vị tướng VNCH đích thân lạnh lùng xử bắn tù binh trước ống kính của báo chí quốc tế, hình em bé trần truồng chạy bom. Những bức hình đã mang danh hiệu biểu tượng đau thương của cả thế kỷ. Và rất nhiều hình ảnh sẵn có phô diễn những sai lầm dã man của phe ta mà không có chứng tích tội ác của đối phương. Không thể nào có đủ lời lẽđể giải thích nguồn cơn. Dù 40 năm trước hay bốn mươi năm sau, một lần nữa chúng ta thua trận trên từng thước phim.

2) Không thể tranh luận được với sự thành công.  
Chúng ta phải chấp nhận rằng phe cộng sản đã chiến thắng phe tự do trong cuộc chiến Việt Nam. Hoa Kỳ từ tổng thống Johnson thực sự đã từng quyết tâm chiến thắng. Sau vụ hỏa mù trên Vịnh Bắc Việt, quốc hội Hoa Kỳ đã biểu quyết đồng thuận cho tổng thống toàn quyền. Nhưng sau cùng ý chí của chính phủ Mỹ thua ý chí của phe cộng sản. Nga, Tàu và Việt cộng không hề nao núng. Phong trào phản chiến đánh gục ý chí của chính phủ Hoa Kỳ. Mỹ thua trận ngay từ trong lòng dân chúng quốc nội.. Tiếp theo chính thức thua trận trên giấy tờ ký hiệp định Paris 1973. Sau cũng là cuộc bỏ chạy cùng Việt Nam Cộng Hòa trên nóc tòa đại sứ. Trong chiến tranh Việt Nam, Hoa Kỳ đã thua hết sức cay đắng, nhưng vẫn còn vượt qua được vì đây chỉ là một chiến dịch trong chiều dài của lịch sử Hoa kỳ. Đối với Mỹ, Việt Nam chỉ là một mặt trận. Một cuộc chiến. Thế giới Tự do thua trong một cuộc chiến nhưng 20 năm sau đã toàn thắng khi liên bang Sô viết xụp đổ tại Nga. Với Nam Việt Nam năm 1972 thắng trận Bình Long, Kon Tum và lấy lại được Quảng Trị. Nhưng thua trận 75 là mất tất cả. Dù sau này một lần hay là 10 lần cờ đỏ phải hạ xuống ở điện Cẩm Linh thì Việt Nam Cộng Hoà cũng đã mất tất cả. Bao nhiêu sự hy sinh trong 21 năm chiến đấu và xây dựng 2 nền cộng hòa của miền Nam đều đổ ra sông ra biển.

3) Vì đâu nên nỗi: 
Phía Hoa Kỳ sai lầm hẳn đã học được bài học chiến tranh Việt Nam. Dù trở thành cơn ác mộng nhưng người Mỹvẫn còn sống. Nam Việt Nam thì hoàn toàn đã chết qua sự sai lầm trong chiến tranh. Đối với miền Nam Việt Nam thì việc thất trận là một thảm kịch vô cùng đau thương, không có điều gì có thể bào chữa ngoài lý do duy nhất là lỗi ở chính chúng ta. Kết quả mất nước là mất tất cả. Lỗi lầm không phải tại đồng minh không quyết tâm, cũng không phải bởi kẻ thù quá mạnh. Lỗi lầm là lãnh đạo ta không đủ sức vượt qua những khó khăn lớn lao và toàn dân không được vận động để quyết tâm tham chiến. Trong cuộc chiến 2 thập niên, trong khi miền Bắc vận dụng toàn dân tấn công thì miền Nam chỉ xử dụng được một phần rất nhỏ để tự vệ. Lãnh đạo lè phè và dân chúng thờ ơ. Tất cả tùy thuộc vào Hoa Kỳ. Mỹ trực tiếp tham chiến đã cứu Việt Nam nhưng đồng thời cũng làm mất Việt Nam.Việt Nam mất khả năng tự chủ. Không dùng hết khả năng vào công việc phòng thủ. Không vận động được dư luận thế giới và đồng minh. Bị đồng minh Hoa Kỳ và thế giới bỏ rơi và chính nhân dân miền Nam cũng bỏ rơi cuộc chiến. Cho đến khi cả chính quyền và nhân dân miền Nam mất nước mới biết là mất tất cả. 

4) Những cuộc chiến sau chiến tranh.  
Khi miền Bắc chiếm được miền Nam, hàng trăm ngàn chiến binh bị tù đầy, hàng triệu người miền Nam trở thành dân "Ngụy." Lúc đó mới bừng tỉnh và tham dự vào hai cuộc chiến sau chiến tranh. Cuộc chiến trong tủ đầy chiến đấu để tồn tại, và không bị khuất phục. Cuộc chiến của người dân bên ngoài tiếp tục chịu đựng phấn đấu đểnuôi tù và toàn dân tìm đường vượt thoát. Trong chiến tranh, hàng trăm ngàn chiến binh cộng sản đã được miền Nam Chiêu Hồi. Sau cuộc chiến, hàng trăm ngàn chiến binh VNCH bị tù đầy. Dù bịtuyên truyền và bỏ mặc đói rét. Dù bị hành hạ lao động khổ sai. Dù tuyệt đường tương lai, vô hy vọng có ngày tự do, nhưng tuyệt nhiên không hề đầu hàng cộng sản. Không một ai trở thành cộng sản. Đó là chiến thắng sau chiến tranh.Trong chiến tranh, đa sốdân miền Nam vẫn sống trong thanh bình tại các đô thị. Sau chiến tranh bắt đầu cuộc sống phải chiếu đấu khi được kẻ thù "Giải phóng" Đây là lúc toàn dân miền Nam tham gia chiến dịch chiến đấu để đào thoát. Cuộc chiến dành cho tất cả mọi người tham dự. Người già, em bé. Nam phụ lão ấu cùng tìm đường vượt biên. Đàn bà có bầu và trẻ sơ sinh. Tu sĩ và thầy chùa. Các nông dân và các giáo sư, bác sĩ. Trên đường tìm tự do đã hy sinh hàng trăm ngàn người. Tù đầy, sóng gió và hải tặc. Mọi người dù thất bại năm mười lần vẫn tiếp tục lên đường. Đó là cuộc chiến sau chiến tranh.

5) Ý nghĩa của chiến thắng:
Kết quả ngày nay phe chiến thắng trở thành lũ độc tài đảng trị trăm lần tham nhũng, bất công. Kết quả ngày nay sau khi cả ngàn ngôi mộ hoang nằm lại trên các trại tù cải tạo và hàng trăm ngàn người vượt biên nằm dưới đáy biển. Đây mới là lúc luận bàn thắng bại trong chiến tranh Việt Nam. Nếu ngày nay, sau khi thống nhất đất nước, Việt Nam trởthành quốc gia dân chủ tự do không cộng sản. Việt Nam trở thành một con rồng châu Á như Nam Hàn, Singapore, Hồng Kông, Đài Loan..Dân Việt Nam từ Bắc vào Nam đều sống trong tự đó hạnh phúc. Dân trí mở mang, các tệ trạng xã hội được giải quyết. Không kỳ thị về chính trị và tôn giáo. Không quá cách biệt giầu nghèo. Người dân Việt được kính trọng trên 5 châu 4 bể. Được như vậy thì sự thất bại của Nam Việt Nam cũng là chuyện đáng cam chịu. Được như vậy thì cuộc chiến thắng của miền Bắc mới là điều cho Hoa Kỳ và chúng ta cần học hỏi. Nhưng Việt Nam ngày nay là nước độc tài đảng trị, tham nhũng và bị cả thế giới coi thường. Cuộc chiến thắng do đó trở thành vô nghĩa. Mọi hy sinh của người miền Bắc đều trởnên vô nghĩa. Và những tổn thất của miền Nam cũng như sự hy sinh của Hoa Kỳ vẫn muôn đời là những ghi dấu vô cùng cay đắng. Không, chúng ta không thể kết luận là Hoa Kỳ đã chiến thắng trong chiến tranh Việt Nam. Chỉ có thể nhận định rằng Miền Bắc đã chiến thắng trong một cuộc chiến nhưng không đem lại hạnh phúc cho toàn dân.
Riêng tại Hoa Kỳ, không có ai làm phim chiến thắng cho những người bại trận. Không bao giờ có vòng hoa cho người chiến bại. Sau chiến tranh Đông Dương, đại diện Khmer Đỏ với bàn tay diệt chủng giết cả triệu dân bước vào diễn đàn Liên Hiệp Quốc với những tiếng vỗ tay vang dội. Tiếp theo, tiếng vỗ tay lại vang dội nhiều hơn khi đại diện Hà Nội trở thành hội viên chính thức với thành tích đánh thắng 2 đế quốc Pháp và Mỹ. Sau gần nửa thế kỷ, dù thiên đàng Sô Viết đã tan rã, Việt Nam thống nhất đã biến hình ảnh những người nữ dân quân anh hùng trở thành nạn nhân nô lệ tình dục khắp Đông Nam Á. Trong chiến tranh, dù ở bên này hay bên kia, chỉ những người chết mới là người thua cuộc. Nhân chứng không phải là sự thực. Lời bình luận không phài là sự thực và ngay cả những thước phim cũng không phải là sự thực. Dù là phim tài liệu Vietnam War trị giá 30 triệu mỹ kim, 10 năm sưu tầm kéo dài 18 giờ qua 10 phim tập. Sự thực đã chôn vùi cùng những người lính trẻ ở cả hai bên chiến tuyến.

Giao Chi San Jose. 
giaochi12@gmail.com  (408) 316 8393
phai  
#12 Đã gửi : 19/10/2017 lúc 09:36:53(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Điện ảnh và lịch sử

Những lúc về sau này tôi không muốn theo dõi những chuyện về Việt Nam, kể cả những gì người ta viết về chiến tranh Việt Nam. Thành ra mãi đến khi có một người bạn gọi điện thọai hỏi và nhờ tôi cho ý kiến về tập phim mới nhất của hệ thống truyền hình PBS về chiến tranh Việt Nam tôi mới biết. Nhưng khi mất thì giờ coi tuy rằng không phải toàn bộ 18 tiếng của bộ phim 10 tập này nhưng cũng coi một số đoạn đáng kể, tôi đã thất vọng.
Thật sự thì điện ảnh không phải là một môi truờng có thể diễn tả lại những phức tạp của lịch sử. Để hấp dẫn người coi, điện ảnh cần phải đơn giản hóa những nét xám cần phải giảm bớt để nổi lên cái tương phản giữa đen và trắng. Thành ra tôi cũng không trông đợi nhiều về bộ phim này trên khía cạnh lịch sử.

Nhưng với việc bộ phim 10 tập này về chiến tranh Việt Nam do Ken Burns và Lynn Novick sản xuất và đạo diễn với kịch bản viết bởi Geoffry Ward được ca ngợi như là bộ phim xét lại hoàn chỉnh nhất về chiến tranh Việt Nam vốn đã làm trên 2 triệu người Việt chết cùng với mạng sống của 58,000 lính Mỹ, tôi chờ đợi ít nhất một sự trung thực lịch sử hơn là bộ phim cho thấy.
Truớc hết chúng ta cần phải xác nhận rằng bộ phim này là bộ phim của người Mỹ viết về cuộc chiến tranh của người Mỹ tại Việt Nam trong đó Việt Nam chỉ là bối cảnh. Thành ra chúng ta không nên chờ một sự thấu hiểu nào về lịch sử Việt Nam của các tác giả.
Nhưng chính những phần về lịch sử Mỹ cũng không được tác giả nói lên một cách trung thực.
Truớc hết về nguyên nhân dẫn đến sự can thiệp của Mỹ vào Việt Nam. Các tác giả không hề giải thích hoặc có một cố gắng nào để giải thích vấn đề địa chính trị quan trọng nhất của thời đại mà chiến tranh Việt Nam chỉ là một phần, đó là cuộc đấu tranh sinh tử giữa hai hệ thống phương Tây do Mỹ lãnh đạo và khối Cộng Sản do Liên Xô Trung Quốc cầm đầu. Thành ra khi lên án chiến tranh Việt Nam của Hoa Kỳ là một cuộc chiến tranh phi nghĩa, các tác giả đã né tránh không trả lời câu hỏi vì sao chống lại cuộc xâm luợc của Cộng Sản tại Berlin năm 1949 hoặc tại Triều Tiên trong thập niên 1950 là chính đáng trong khi việc chống lại sự xâm lược của Cộng Sản tại Việt Nam trong thập niên 1960-70 lại là phi nghĩa?
Và có lẽ để tránh câu hỏi đó, bộ phim mô tả ông Hồ và những người Cộng Sản đồng chí của ông như là “quốc gia” và chỉ theo Cộng Sản là để thực hiện mục tiêu giải phóng dân tộc, nhưng cũng vì vậy không bao giờ tìm cách giải thích tại sao những người quốc gia như vậy lại làm một cuộc chiến tranh xâm lược chống lại chính những đồng bào của mình nhân danh chủ nghĩa Mác-Lê? Và tại sao sau khi chiếm được miền Nam đã nhân danh thực hiện thiên đàng Xã Hội Chủ Nghĩa cầm tù hàng trăm ngàn và gởi đi “học tập cải tạo” những người mà họ gọi là ngụy quân ngụy quyền cũng như đẩy hàng triệu “thuyền nhân” bỏ nước ra đi.
Mô tả lại diễn biến của cuộc chiến cũng cho thấy một sự thiên lệch rõ rệt. Tuy rằng bộ phim cũng có nhắc đến những hành động tàn bạo của phe Cộng nhưng tập trung chính vào những hảnh động tàn bạo của phía Việt Nam Cộng Hòa và Mỹ. Các lãnh tụ Cộng Sản miền Bắc không bao giờ bị gán cho danh từ “hủ hóa,” tham nhũng.” Những danh từ này được dùng để chỉ những nhà lãnh đạo Viêt Nam Cộng Hòa và về phía Mỹ, Richard Nixon, một người bị các nhà làm phim coi như là một tên tội phạm.
Bộ phim nhắc lại huyền thọai rằng Tổng Thống Richard Nixon đã ngăn cản thỏa hiệp hòa bình tại Paris vào năm 1968 khi thuyết phục Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu từ chối không tham dự Hội Nghị Paris trước cuộc bầu cử tổng thống năm 1968, qua đó kéo dài chiến tranh để ông có thể thắng cử tổng thống.
Trên thực tế năm 1968, ông Thiệu không cần phải ông Nixon thuyết phục cũng biết rằng có tham gia vào hội nghị hòa bình chỉ là một hình thức để Mỹ rút chạy và bỏ mặc cho Việt Nam đối phó với Cộng Sản. Ông Thiệu cuối cùng chỉ chấp nhận ký vào Hiệp Định Paris duới sự đe dọa Mỹ sẽ bỏ rơi Việt Nam và ký riêng thỏa hiệp với Cộng Sản và với lời hứa của Nixon là tuy rằng Mỹ rút quân khỏi Việt Nam nhưng sẽ còn tiếp tục viện trợ quân sự và kinh tế cho Việt Nam để có thể chống lại với Cộng Sản.
Và chính Quốc Hội Mỹ là thủ phạm cho sự sụp đổ của miền Nam Việt Nam khi đầu tiên cắt giảm và sau đó cắt luôn cả viện trợ quân sự và kinh tế cho Việt Nam. Trong dự thảo luật viện trợ cho Việt Nam năm 1975 đến ngân khoản viện trợ mua phân bón cho nông dân Việt Nam cũng bị cắt chứng tỏ rằng quyết tâm của Quốc Hội Mỹ muốn bảo đảm cho sự sụp đổ của chế độ miền Nam. Tất cả những điều đó không hề được nhắc tới trong bộ phim.
Tập chót của bộ phim có tựa đề là “Reconciliation.” Nhưng tuy rằng đề tài của tập này là “hòa hợp hòa giải,” nó chỉ là cho cho người Mỹ. Nguời Việt không có phần. Rất nhiều thời giờ được dành cho đài kỷ niệm chiến tranh Việt Nam tại Washington DC và những câu chuyện của các cựu chiến binh Mỹ trở về Việt Nam hai mươi năm sau cuộc chiến để coi lại các chiến truờng cũ và bắt tay với kẻ cựu thù. Ta có cảm tuởng rằng người miền Bắc mới là bạn của Mỹ còn người miền Nam là kẻ thù.
Thật là đáng buồn.
Lê Mạnh Hùng
phai  
#13 Đã gửi : 19/10/2017 lúc 09:42:44(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Thế hệ hậu chiến nghĩ gì về phim Chiến tranh Việt Nam

UserPostedImage
Bia tưởng niệm Chiến tranh Việt Nam tại thủ đô Washington, Hoa Kỳ. 5/2017. AFP
Bộ phim ‘The Vietnam War’ của hai đạo diễn Mỹ Ken Burns và Lynn Novick là phim tài liệu mới nhất về cuộc chiến đã kết thúc cách đây hơn 40 năm.
Đã có nhiều phê bình, khen ngợi, chỉ trích bộ phim này từ nhiều phía.
Những người Việt Nam trưởng thành sau chiến tranh nghĩ gì về bộ phim này?
Chúng tôi tìm đến những người sinh ra trong thời chiến tranh, và lớn lên sau khi chiến tranh kết thúc tại hai miền Nam Bắc để ghi nhận những gì họ suy nghĩ về bộ phim này.
Những người miền Nam
Ông Lê Dũng, là một người sinh trưởng ở Sài Gòn trước năm 1975, hiện nay đang dạy toán tại Đại học Texas ở San Antonio, tiểu bang Texas, Mỹ, nói với chúng tôi nhận xét chung của ông về bộ phim này:
“Cái này dành cho người Mỹ, nhìn những sai lầm của họ, hy vọng là họ sửa sai, mà tôi thì không thấy họ sửa sai trong những cuộc chiến sau đó. Họ phỏng vấn cựu chiến binh của họ là nhiều, rồi họ phỏng vấn một vài người để hiểu suy nghĩ của kẻ thù của họ vào lúc đó.”
Cùng suy nghĩ với ông Dũng rằng bộ phim này là một góc nhìn của người Mỹ, là kỹ sư Trần Quốc Sĩ hiện sống tại tiểu bang Maryland Hoa Kỳ. Tự nhận mình là một người hâm mộ đạo diễn Ken Burns, nhưng ông Sĩ không đồng ý với việc ông Ken Burns so sánh cuộc chiến tranh Việt- Pháp và cuộc chiến tranh Việt Nam, trong tập đầu của bộ phim.
“Tôi nghĩ cách làm đó là sai lầm vì người Mỹ không đô hộ Việt Nam như là Pháp. Cái so sánh này theo tôi thì Ken Burns đã công nhận sự xâm chiếm của miền Bắc Việt Nam, là một cuộc giải phóng, giống như chúng ta đã đánh cuộc chiến chống Pháp và giành độc lập.”
Ông Sĩ nói rằng khởi đầu của cuộc chiến Việt Nam là một cuộc chiến ý thức hệ giữa một bên là thế giới tự do, với bên kia là quốc tế cộng sản, và người dân miền Nam Việt Nam không cần có sự giải phóng của miền Bắc.
Ông Sĩ nói tiếp rằng trước khi xem phim, sau hơn 40 năm ông nghĩ rằng những cảm xúc thù hận, tiếc nuối đã qua đi, nhưng sau khi xem xong ông lại thấy rằng có sự nuối tiếc vì bộ phim đã bỏ qua một phần quan trọng là tiếng nói của Việt Nam Cộng hòa, những đồng minh của người Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam.
Giải thích điều này ông Lê Dũng có ý kiến:
“Đồng minh của họ thì họ cho rằng họ đã hiểu rồi. Và những đồng minh đó cũng không có tiếng nói quan trọng nào với họ. Người Mỹ chỉ làm cái gì có lợi cho họ, vậy thì đồng minh của họ ngày xưa có lợi gì cho họ? Kẻ thù của họ ngày xưa bây giờ còn có lợi cho họ hơn, vậy thì tại sao lại đi phỏng vấn những người không có lợi?”
Theo nhiều người, trong bộ phim ý kiến của những người thuộc phe miền Bắc trong chiến tranh áp đảo hẳn những ý kiến của những người thuộc phe miền Nam. Ông Lê Dũng nói tiếp:
“Chuyện phỏng vấn những người phía bên kia thực ra mới làm bộc lộ ra cho người Mỹ hiểu ra rằng, tôi xin mở ngoặc kép, chiến đấu với những kẻ khùng điên như vậy. Có Nguyên Ngọc, Bảo Ninh, Huy Đức, nói tương đối một chút nào đó là người có suy nghĩ.”
Nhận định này của ông Dũng cũng là nguyên nhân mà ông và ông Sĩ cho rằng bộ phim này có điểm khá công bằng, chứ không phải như những chỉ trích cho rằng bộ phim được thực hiện bởi những người có tư tưởng cánh tả phản chiến.
“Ken Burns cũng có nói lúc đầu là cuộc chiến này bắt đầu bằng mong muốn giữ cho miền Nam được tự do, thành ra nó không phải là một chiều như những phim khác. Có một ông nói rằng: chúng ta, tức là người Mỹ, cố tình hạ thấp cái khả năng của Việt Nam Cộng hòa để nâng cao mình lên. Tôi nghĩ đó là một điểm chứng tỏ bộ phim không phải là một chiều, nó cũng khá cân bằng trong đó.”
Những người miền Bắc
Một người sinh trưởng ở miền Bắc cùng trang lứa với ông Lê Dũng và ông Trần Quốc Sĩ là bà Nguyễn Hoàng Ánh, hiện đang dạy đại học tại Hà Nội, cho chúng tôi biết cảm xúc khi xem bộ phim Chiến tranh Việt Nam:
“Tôi có cảm giác rất đau buồn. Nói chung với chúng tôi thì chiến tranh Việt Nam là một cái gì đó rất đau buồn. Đau buồn không phải chỉ vì những mất mát, mà còn là những gì để lại cho hậu chiến. Khi xem phim thì rất dè dặt vì sợ là sẽ đau buồn quá. Cuộc đời thế hệ chúng tôi gắn liền với cuộc chiến tranh đó nên bây giờ nó cũng không hết. Rồi thì cũng phải xem vì cũng muốn biết được là sự kiện đã tác động lớn đến cuộc đời mình nó như thế nào.”
Bà Nguyễn Hoàng Ánh cho biết là có nhiều điều bà mới biết khi xem bộ phim này, bắt đầu từ tên gọi, vì đối với thế hệ của bà, sinh trưởng ở miền Bắc thì cuộc chiến này được gọi là cuộc chiến chống Mỹ cứu nước. Ngoài ra những dẫn chứng về sự dối trá của chính quyền Mỹ mà bộ phim đưa ra cũng là một điều gây ngạc nhiên cho bà, mà bà so sánh nó với cách thức mà nhà cầm quyền Việt Nam hiện nay đối xử với những hoạt động đối lập trong xã hội.
Bà cũng thấy có cảm giác bị xúc phạm khi xem một số đoạn trong bộ phim này:
“Những người lính rất thành thật nói rằng trước khi sang Việt Nam thì họ tập luyện, không được biết rằng đó là người Việt Nam, mà gọi chúng tôi là gook, phụ nữ Việt Nam thì gọi là Mama San, tức là những phụ nữ quản lý gái điếm.”
Và những điều gây bối rối:
“Có những cái cũng gây bối rối, ví dụ như trình bày những cái tội ác của phía miền Bắc. Những điều đấy chúng tôi không biết. Xem nó gây bối rối vì trước giờ mình có nghe, nhưng không có nhân chứng nào, hình ảnh nào nói rõ ràng như bộ phim này.”
Một điều mới mẽ với bà Hoàng Ánh nữa là khái niệm về cuộc chiến tranh du kích do phía cộng sản thực hiện, mà bộ phim đã cho thấy nó không có nhân tính vì sử dụng dân thường làm bia đỡ đạn.
Bình luận về hình ảnh của chính thể Việt Nam Cộng hòa trong bộ phim này bà cho rằng:
“Chính thể Việt Nam Cộng hòa đã không đủ quyền lực và bản lĩnh nên nó mới sinh ra tất cả những chuyện sau này. Mọi người quá trông đợi vào viện trợ nước ngoài, cái điều đấy khác với miền Bắc, vì miền Bắc lúc ấy có viện trợ hay không thì người ta cũng đánh.”
Một người trẻ hơn thế hệ của bà Hoàng Ánh, cũng sinh trưởng và lớn lên ở miền Bắc là nhà văn Đỗ Hoàng Diệu, viết trên mạng xã hội sau khi xem bộ phim Chiến tranh Việt Nam:
Chưa bao giờ tôi ghét những khẩu AK văn thơ còn cái lai quần cũng đánh, những lưỡi lê bài ca đường ra trận mùa này đẹp lắm như lúc này, lúc bình yên ngồi xem từng khối máu, từng khối thanh xuân tràn ra từ lớp lớp thân thể trai trẻ, xây nên chiến thắng, xây nên ngai vàng cho kẻ chỉ biết quật roi, hô vang hô vang.
Bà Đỗ Hoàng Diệu cũng có trao đổi với chúng tôi rằng bộ phim cũng gây cho bà nhiều bối rối. Và bà cũng cho rằng bộ phim không đúng khi cho rằng trách nhiệm lao vào chiến tranh của miền Bắc hoàn toàn là của cố Tổng bí thư Lê Duẫn, vì ông Hồ Chí Minh cũng chịu trách nhiệm rất lớn.
Một cái nhìn về cuộc chiến của người Việt Nam
Sau khi bộ phim Chiến tranh Việt Nam được chiếu, đã có nhiều ý kiến cho rằng cần có một tác phẩm hoàn chỉnh dưới góc nhìn của người Việt Nam, trong số này có bà Nguyễn Hoàng Ánh:
“Chúng ta không có một bộ phim được trình bày dưới góc độ Việt Nam Cộng hòa, cũng không có một bộ phim tổng thể, tôi nghĩ giá mà Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh được dựng lên thành phim, thì chúng ta có một phần của bộ phim của miền Bắc. Một cuộc chiến kép dài hai mươi mấy năm mà không có một cuốn tiểu thuyết, một bộ phim nào đến đầu đến đũa.”
Bà Ánh nói rằng cuộc hòa giải giữa người Việt với nhau có thể bắt đầu dễ nhất tại những gia đình, chẳng hạn như gia đình của bản thân bà, có người thân tham chiến ở cả hai bên. Nhưng bà cũng nói rằng đó là chuyện không dễ, vì sự thù hận vẫn còn, vì những gì người ta nghĩ là thiêng liêng vẫn còn.
Ông Lê Dũng cũng đồng ý rằng nhìn nhận về Cuộc chiến Việt Nam thật sự phải được thực hiện bởi những người Việt Nam, nhưng theo ông điều này sẽ không xảy ra vì những người Việt vẫn chưa ngồi lại với nhau, và thực ra ông tiếp lời, những người Việt có suy nghĩ như Trịnh Công Sơn hay Bảo Ninh, cũng không cần xem bộ phim này để có thể cảm nhận điều gì thực sự đã xảy ra trong chiến tranh Việt Nam.
Theo RFA
phai  
#14 Đã gửi : 20/10/2017 lúc 06:33:31(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Vài điều cần phản biện với ‘The Vietnam War’

UserPostedImage
Ông Hồ Chí Minh trong một lần tại Bắc Kinh, 1957. Ảnh do Đại tá Đoàn Sự (phải) cung cấp.
Sau khi xem bộ phim dài nhiều tập «The Vietnam War» của 2 nhà đạo diễn Ken Burns và Lynn Novick, tôi thấy có 2 vấn đề cần phản biện vì các tác giả không thể hiểu rõ ràng, đầy đủ về Việt Nam nên đã đưa ra những nhận xét không thích hợp với thực tế.
Trước hết bộ phim tỏ ý tiếc rằng hồi 1945, ông Hồ Chí Minh đã có thiện chí gửi đến 6, hay 8 bức thư và điện cho tổng thống H.S. Truman để kêu gọi sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với cuộc đấu tranh dành độc lập của Việt Nam chống thực dân Pháp. Nhưng đáng tiếc là phía Hoa Kỳ không đáp ứng, sau đó còn giúp vũ khí và tài trợ cho Pháp rồi thay chân Pháp tham chiến ở Việt Nam.
Bộ phim còn nói lên thiện chí của ông Hồ Chí Minh trích dẫn Tuyên Ngôn Độc lập của Hoa Kỳ trong bản Tuyên Ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 ở Hà Nội.
Điều này phản ánh suy nghĩ của nhiều người cho rằng nếu hồi đó Hoa Kỳ đáp ứng lời chìa tay hữu nghị của Hà Nội thì chiến tranh có thể không xảy ra, Việt Nam được độc lập như Ấn Độ, Miến Điện… mà không phải đổ máu.
Cũng theo luồng suy nghĩ này, nhiều người cho rằng hồi 1945, ông Hồ Chí Minh là nhà lãnh đạo theo chủ nghĩa yêu nước, có chú tâm giành độc lập dân tộc, do Hoa Kỳ không đáp ứng lời kêu gọi ủng hộ và kết thân mà ông Hồ phải buộc lòng quay sang tìm sự ủng hộ của Trung Cộng và Nga Xô, ngả vào lòng thế giới cộng sản.
Trên đây chính cũng là lầm lẫn của tôi từ khi ở trong nước, được tự đính chính sau khi nghiên cứu nhiều hồ sơ lịch sử ở Moscow, Paris, London, Washington DC, trong các kho tư liệu của Đệ Tam Quốc tế Cộng sản ở Nga, của «Phòng Nhì» và thư viện Montpellier / Pháp, của Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ…
Ngay từ khi còn ở trong nước, tháng 5/1990, tôi gặp ông Archimede Patty tại lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh ông Hồ ở hội trường Ba Đình, chính ông A. Patty từng ở trong tổ Con Nai của tình báo Mỹ đột nhập Việt Bắc để bắt liên lạc và giúp huấn luyện quân sự bộ đội Việt Minh, cho tôi biết rằng ông không tiếc gì việc lỡ làng mối quan hệ Mỹ - Việt, vì sự thể ắt phải như thế. Theo ông tìm hiểu, hồi đó, tổng thống F.D. Roosevelt và tổng thống H.S. Truman cùng các ngọai trưởng E. Stentinius và J. Byrns nắm rất chắc lý lịch của ông Hồ, qua trao đổi tin tức rất đầy đủ kịp thời giữa tình báo Pháp, Anh và CIA. Từ đầu năm 1945 họ đã thông báo cho nhau rằng ông Hồ là cán bộ quốc tế ăn lương của Quốc tế Cộng sản, được huấn luyện kỹ ở Moscow từ năm 1924, cầm đầu Đảng Cộng sản Đông Dương và sớm muộn sẽ thực hiện chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam, Lào và Cam-bốt.
Năm 1992 tôi cùng nhà sử học Stanley Karnow gặp các nhà ngoại giao Mỹ tại trụ sở bộ ngoại giao, khi trao đổi về vấn đề này, các bạn Mỹ cho rằng cả 6 bức thư của ông Hồ gửi tổng thống Truman đều được nghiên cứu nhưng cố tình không trả lời, vì chả lẽ lại nói rằng chúng tôi đang thực hiện «Chiến lược be bờ ngăn chặn chủ nghĩa Cộng sản» - «Containment Strategy», mà các ông đích thị là cộng sản trá hình, không thể chơi với nhau.
Các bạn nhà báo Pháp, Anh, Đức, Nhật của tôi được trao đổi về vấn đề này cũng chung một ý nghĩ là ông Hồ là con người rất khôn ngoan, nhiều mưu mẹo, rất «già jeu» về chính trị. Ông có thủ thuật «lạt mềm buộc chặt» là thế.
Năm 1945, khi thế chiến II kết thúc, phe xã hội chủ nghĩa theo chủ nghĩa Cộng sản vừa phôi thai ở châu Âu, ở châu Á chưa có nước nào theo chủ nghĩa cộng sản, đảng cộng sản Trung quốc chưa nắm được chính quyền, nên ông Hồ phải che dấu thật kỷ bản chất cộng sản của mình. Ở trong nước số đảng viên cộng sản chỉ có 1 vài nghìn, yếu ớt lắm. Phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh năm 1930 với các khẩu hiệu cực đoan, bạo động «đả trí phú địa hào, đào tận gốc trốc tận rễ» không được lòng dân, còn gây phản cảm mạnh trong mọi giới.
Ngay từ năm 1941 phong trào Việt minh – «Việt Nam độc lập đồng minh» do đảng cộng sản chủ trương đã dấu kỹ bản chất cộng sản, tất cả các tỏ chức của Mặt trận đều mang tên «Cứu quốc». Thanh niên Cứu quốc, Phụ nữ Cứu quốc, Binh sỹ Cứu quốc, Công nhân Cứu quốc… với tiêu chí giành độc lập dân tộc, không nói gì đến giai cấp và đấu tranh giai cấp.
Cuối năm 1946 đảng cộng sản Đông dương còn giả vờ tuyên bố tự giải tán để cố tập họp các nhân sỹ, quan lại cũ, trí thức tham gia kháng chiến, học đòi thủ thuật của Staline giải thể Đệ tam quốc tế cộng sản năm 1943 để bắt tay với thế giới dân chủ chống phát xít.
Chỉ sau khi nối liền biên giới với đảng cộng sản Trung Quốc đã nắm được chính quyền tháng 10/1949, đảng Cộng sản Đông dưong mới bắt đầu hé lộ bản chất cực đoan phi dân tộc, bè phái của mình, qua cuộc cải cách ruộng đất, cải tạo công thương nghiệp, chống Nhân văn giai phẩm, qua vụ án xét lại chống đảng, thải lọai các nhân sỹ trí thức trong 2 đảng Xă hội và Dân chủ, nắm trọn chính quyền về mình không chia xẻ cho ai, dẫn đến sự thoái hóa, rồi tha hóa toàn diện, phụ thuộc làm tôi đòi cho đảng cộng sản Trung quốc, bế tắc, mất trọn niềm tin của xã hội như hiện nay.
Bài học rút ra từ vấn đề trên đây là Việt Nam hiện nay nếu muốn có nền độc lập chân chính, trọn vẹn, hòa nhập với thế giới hiện đại để phát triển vững chắc mang lại phồn vinh hạnh phúc cho toàn dân, chỉ có một con đường là từ bỏ chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa xã hội mù mờ, từ bỏ con đường chia rẽ dân tộc, hèn với giặc ngoại xâm ác với dân, tham nhũng lan tràn bất trị, hòa nhập trọn vẹn với thế giới dân chủ, thật lòng thực hiện đòan kết hòa giải dân tộc, không có con đường nào khác.
Vấn đề thứ hai cần phản biện là trong cuốn phim và trên các mạng thông tin từng đưa ra con số thổi phồng quá đáng về số quân nhân Trung Quốc có mặt ở Việt Nam trong thời chiến. Có nơi đưa ra con số 320.000, cứ như quân Tàu có mặt khắp nơi để Quân đội nhân dân đổ vào Nam hết. Không có gì gian dối bằng!
Tôi từng ở bộ Tổng tham mưu trong thời chiến. Con số quân nhân Trung Quốc luôn được cập nhật để có các đoàn thăm viếng quà cáp khi có ngày lễ lớn của mỗi bên. Số lựong, tên đơn vị, địa điểm đóng quân ghi rõ trên bản đồ để cho Cục Tuyên huấn hàng tháng cử tổ chiếu phim đến phục vụ bộ đội «bạn,» và đôi khi cử Đoàn văn công quân đội của Tổng Cục chính trị đến múa hát cho bạn.
Phần lớn là các đơn vị phòng không sang để luyện tập, học hỏi kinh nghiệm chiến trường. Khi cao nhất là 22 tiểu đoàn gồm có chừng 140 ụ súng, với quân số từ 8.000 đến 12.000. Họ đóng quân trong rừng, nhà gỗ ở tạm, tránh quan hệ với nhân dân địa phương, xa các thị trấn. Chỉ ở vài tỉnh thuộc quân khu 1.
Còn ở phía Nam sông Hồng, ở các Quân khu 3, 4, 5, 7, 8, 9, vào miền Trung và Nam bộ, - chừng 92% diện tích thì tuyệt nhiên không có 1 quân nhân Trung Quốc nào.
Đây là kiểu thống kê gian xảo của Trung Quốc. Mỗi đợt quân Trung quốc được luân phiên phái sang chỉ 3 dến 4.000, thời gian mỗi đợt chỉ có 3 đến 4 tháng, nếu cộng lại trong 10 năm là 120 tháng, có 40 đợt cộng lại mới là 160.000 người. Họ tùy tiện thổi phồng lên 2 hay 3 lần nữa cho có vẻ đông đảo lắm. Anh Tàu hay ngoa ngôn, phóng đại, thổi phồng là thế!
Nên hồi đó trong cả nước, rất ít người thấy, gặp mặt lính Trung cộng. Phòng tùy viên quân sự trong Sứ quán khi đông nhất chỉ có 130 người.
Vài tỉnh phía Bắc thuộc quân khu 1, người dân rất vui nhộn khi thấy các đơn vị phòng không Trung quốc bắn máy bay Mỹ, đó là họ bắn vô tội vạ, không hề tiết kiệm, bắn từ rất xa, có khi chưa nhìn thấy máy bay, một tay bấm cò một tay giơ cao Mao tuyển bìa đỏ chót; miệng đọc lời ông Mao thuộc lòng như đọc kinh. Và có hạ được chiếc nào đâu, dù vãi đạn lên trời. nếu hạ được 1 chiếc họ đã khoe khoang hết mức.
Họ ngủ dậy là đọc Mao tuyển, trước khi cầm đũa ăn cơm, trước khi đi ngủ đều đọc Mao tuyển, làm nhà, đào hầm hố đều niệm Mao tuyển…
Quả thật phía Trung Quốc có lần yêu cầu để cho họ vào tham gia vận chuyển trên đường Hồ Chí Minh, nhưng lãnh đạo Việt Nam không chịu, vì biết rằng họ vào dễ, trở về thì khó, sẽ bị mắc mưu thâm.
Đó là điều cảnh giác đáng khen, không như hiện nay mở toang cửa cho tràn ngập vào trên mọi địa bàn, tận Tây Nguyên, Nam bộ, với các phố xá, hàng giả, hàng độc hại tràn vào khắp nơi.
Trên đây là 2 điều thực tế cần phản biện qua bộ phim «The Vietnam War» để tránh những hiểu sai, hiểu lầm về cuộc chiến này.
Nhà báo Bùi Tín (VOA)
song  
#15 Đã gửi : 21/10/2017 lúc 08:09:21(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,244

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Lịch sử ‘được làm vua, thua làm giặc’

Trong hai Tháng Tám và Tháng Chín vừa qua, cộng đồng người Việt khắp nơi, đặc biệt là tại Hoa Kỳ, dư luận sôi nổi vì phim The Vietnam War do truyền hình PBS sản xuất, đồng đạo diễn bởi hai nhà làm phim tài liệu nổi tiếng vào bậc nhất tại Hoa Kỳ hiện tại, ông Ken Burns và bà Lynn Novick.
Hầu hết mọi người Mỹ Gốc Việt sau khi xem phim The Vietnam War không khỏi buồn phiền, tức giận vì sự sai, sót, thiên vị và chủ đích nhằm rửa mặt cho sự hèn nhát và sai lầm của phe phản chiến được cổ xúy và hỗ trợ nhiệt tình của Hệ Thống Truyền Hình PBS, một hệ thống truyền thông đã đóng vai trò quan trọng trong việc thất thủ của miền Nam, Việt Nam. Là một trong những vai chính trong cuộc chiến tranh nhưng phim The Vietnam War chỉ dành cho Việt Nam Cộng Hòa một chỗ đứng mờ nhạt của một vai phụ để rồi họ đã không được nói lên tiếng nói của mình; vì sao họ phải chiến đấu trong cuộc chiến tranh khốc liệt máu lửa trên 20 năm, vì sao họ phải buông súng, và những gì đã xảy ra cho họ và gia đình họ trong suốt cuộc chiến tranh, nhất là sau khi cuộc chiến chấm dứt?
Để phản bác lại, đã có nhiều bài viết được đăng trên các báo giấy, báo điện tử, trên Internet, và nhiều ý kiến được nêu lên tại các buổi thảo luận do PBS tổ chức tại nhiều thành phố trên khắp nước Mỹ trước và sau khi phim The Vietnam War được chính thức chiếu vào trung tuần Tháng Chín vừa qua. Những ý kiến phản bác bằng cả hai thứ tiếng Việt và Anh đã được người Nam Việt Nam và cả cựu chiến binh Hoa Kỳ từng tham chiến tại Việt Nam, từng phải hy sinh rất nhiều trong cuộc chiến qua những bài tranh luận sâu sắc và giá trị, với những chứng cứ rõ ràng từ kinh nghiệm sống, từ tài liệu đã được giải mật của thư khố quốc gia, Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, và từ những thư khố của các đơn vi quân đội của Hoa Kỳ để vạch rõ những sai sót, một chiều của cuốn phim dài 18 tiếng, tốn kém đến $30 triệu, 10 năm làm việc của hằng trăm người và một chương trình quảng bá sâu rộng, ồn ào vào bậc nhất của hệ thống truyền hình PBS trong những tháng ngày qua.
Thế nhưng, những cuộc tranh luận dù sôi nổi đến đâu cũng sẽ có ngày lắng xuống và dần quên đi theo năm tháng. Cái còn lại là cuốn phim đồ sộ này vẫn sẽ còn đó, mãi mãi để cùng với những cuốn phim tài liệu đồ sộ về sự tốn kém cũng như chiều dài của nó như phim Vietnam Ten Thousand Day War gồm 26 phân đoạn, dài 13 tiếng do nhà báo phản chiến gốc Canada, Michael Maclear đạo diễn và nhà báo Peter Arnett viết truyện phim (1980), hay phim Vietnam, A History Television dài 13 tiếng gồm 13 phân đoạn do hệ thống PBS WGBH-TV in Boston sản xuất, với bốn đạo diễn: Judith Vecchione, Austin Hoyt, Martin Smith, Bruce Palling và tám người viết truyện phim: Martin Smith, Elizabeth Deane, Richard Ellison, Marilyn Mellowes, Bruce Palling, Judith Vecchione và Austin Hoyt (1983). Năm 1997 phim này được cắt xén cón lại 11 giờ với 11 phân đoạn được cho chiếu lại trên hệ thống PBS và được liệt kê vào danh mục phim nói về kinh nghiệm của người Mỹ (American Experiences), Cuốn phim này được quảng bá là cuốn phim tài liệu thành công nhất của PBS với ước lượng 9% tổng số các nóc gia xem với số lượng 9.7 triệu người. Cả hai phim kể trên làm nền tảng cho cuốn sách “Vietnam, A History” của Stanley Karnow trở thành sách bán chạy nhất trong năm 2004.
Những văn hóa phẩm phim ảnh, sách báo kể trên đều có liên quan đến hệ thống truyền hình PBS mà quan điểm chống chiến tranh Việt Nam từ hơn nửa thế kỷ qua đã không hề thay đổi; quan điểm cho rằng Hoa Kỳ đã sai lầm trong việc “xâm lăng” (invade) Việt Nam, thay thế Pháp để phải tốn kém hàng nhiều trăm tỷ đô la và nhất là tổn thất trên 58,000 sinh mạng của người Mỹ để ủng hộ cho phe ác (wrong side – ý chỉ miền Nam Việt Nam). Lý do Mỹ và miền Nam thua là vì Quân đội Nam Việt Nam hèn nhát, không chịu chiến đấu, chính phủ Nam Việt Nam thối nát, lính Mỹ vào Việt Nam thì hiếp phụ nữ, giết trẻ con… Luận điệu này được đóng góp thêm bởi hàng trăm những cuốn sách được viết bởi những tác giả phản chiến, xin đơn cử một vài tác giả như Frances Fitzgerald (Fire In The Lake, 1972), Neil Sheehan ( A Bright Shining Lie, 1988), Marylyn B. Young (The Vietnam War, 1945-1990), Gerald Nicosia (Home To War, 2004)… Đặc biệt luận điệu này còn được phụ họa bởi một số chính trị gia còn có những ảnh hưởng trong chính trường đương đại như cựu bộ trưởng Ngoại Giao John Kerry, Bob Kerry, Henry Kissinger…
Tất nhiên, không phải các tác giả nào cũng thuộc phe phản chiến, một số cuốn sách có giá trị phản ánh sự thật viết bởi các tác giả nổi tiếng, với công tâm và nghiên cứu kỹ lưỡng như Giáo Sư Tiến Sĩ Lewis Sorley (A Better War, 1999), Giáo Sư Tiến Sĩ Robert F. Turner (Vietnamese Communism, Its Origin and Development, 1975), James E. Parker Jr. (Last Man Out, 2000 & Vietnam War and Its Ownself, 2015), và một số tác giả gốc Việt viết sách bằng tiếng Anh như Cựu Đại Sứ Bùi Diễm (In the Jaws of History, 1999), Trương Như Tảng (A Viet Cong Memoir, 1986), Yung Krall (A Thousand Tears Falling, 2011), Lan Cao (The Lotus and The Storm, 2015)… nhưng con số này còn tương đối ít ỏi. Riêng về phim tài liệu bằng tiếng Anh thì ngoài cuốn phim VIETNAMERICA (2015) của Hội Bảo Tồn Lịch Sử và Văn Hóa Người Mỹ Gốc Việt (VAHF) và phim tài liệu có diễn xuất Ride The Thunder (2015) do Koster Films, LLC sản xuất, chúng ta cũng có phim Journey To The Fall của đạo diễn Trần Hàm, nhưng phim được làm theo thể loại phim truyện, dù là làm dựa theo truyện thật nhưng vẫn được xem như có hư cấu nên việc dùng vào sách giáo khoa sẽ gặp nhiều khó khăn. Còn lại thì hầu như không có cuốn nào khác có tầm cỡ được chiếu tại các rạp.
Nhìn vào cuộc diện trên, chúng ta tự đặt câu hỏi: liệu chúng ta có thể làm gì để có thể thay đổi? Để trả lại sự thật cho lịch sử? Để nói lên chính nghĩa của miền Nam Việt Nam và nhất là nói lên lời công đạo cho quân đội Việt Nam Cộng Hòa và hơn 2 triệu người lính Mỹ đã tham chiến, hy sinh để bảo vệ tự do cho miền Nam Việt Nam? Để cho nhiều triệu người phải bỏ mạng trong cuộc chiến tranh khỏi phải chết vô nghĩa, và nhất là để con cháu chúng ta khỏi phải cúi mặt tủi hổ mỗi khi học về lịch sử chiến tranh Việt Nam?
Cộng đồng người Việt hải ngoại và nhất là tại Hoa Kỳ đã sống trong thế giới tự do này tuy chưa lâu như một số cộng đồng khác, nhưng cũng đủ dài để chúng ta hiểu được rằng chúng ta có thể làm bất kỳ chuyện gì mà chúng ta muốn, trong khuôn khổ luật pháp cho phép. Vì thế, việc viết sách, làm phim tài liệu có liên quan đến chiến tranh Việt Nam bằng tiếng Anh để nói lên sự thật, để không phải chấp nhận cảnh “được làm vua, thua làm giặc” là điều chúng ta cần làm và phải làm.
Một điều may mắn là dù dư luận bị hỏa mù bởi nhóm phản chiến, nhưng vẫn có những người có công tâm nếu chúng ta trình bày câu chuyện của chúng ta với chứng cớ, với lý luận vững chắc, với công tâm, vấn đề vẫn được chấp nhận và đón nhận. Lấy ví dụ của cuốn phim VIETNAMERICA đã ra mắt khán giả hơn 2 năm qua, đi trình chiếu gần 20 thành phố tại Hoa Kỳ và Canada và được sự bảo trở của Cộng Đồng Người Việt Liên Bang Úc Châu, hội VAHF đang chuẩn bị một Tour trình chiếu vào đầu tháng 12, 2017 tại 7 thành phố tại Úc Châu và New Zealand; qua các thành phố Victoria, Melbourne, Adelaide, Sydney, Wollongong, Brisbane và Auckland, New Zealand. Cuốn phim cũng đã được chọn trình chiếu tại Viện Bảo Tàng Truyền Thông Hoa Kỳ là cơ quan cao quý nhất của truyền thông Hoa Kỳ và cả thế giới vào Tháng Mười, 2015.
Nội trong hai Tháng Tám và Tháng Chín, 2017 vừa qua, dư luận sôi nổi đổ dồn vào phim The Vietnam War, thì phim VIETNAMERICA cũng đã đón nhận được một số thành quả đáng kể như đầu Tháng Tám, phim được chọn trình chiếu tại Quốc Hội Hoa Kỳ đi kèm với một buổi Thảo luận với các diễn giả nổi tiếng như Lewis Sorley, Robert F. Turner, khoa học gia Dương Nguyệt Ánh, nhà sản xuất Nancy Bùi, Bác sĩ Cựu Đại tá Không Quân Mylene Huỳnh, Charlie Quý Tôn, CEO của Regal Nails và một cuộc triển lãm tranh của nhiều họa sĩ Mỹ Gốc Việt danh tiếng như Ann Phong, Vũ Hối, CHÓE…
Cùng trong Tháng Chín, 2017, phim VIETNAMERICA được chính thức phát hành vào hệ thống thư viện Hoa Kỳ và được đánh giá bởi nhà phát hành The AVCafe’ là phim đứng vào hạng đầu của loại phim tài liệu năm 2017 của Thư Viện “The 2017 Best Librarians Documentaries.”
Tờ Library Journal’s số ra ngày September 1st, 2017 đã trân trọng giới thiệu tới độc giả với nhận xét: “Câu chuyện (phim VIETNAMERICA) tuyệt vời này sẽ giúp khán giả hiểu biết và mang ơn vấn đề của người tị nạn, điều mà số báo này đặc biệt đặt trọng tâm vào.”
Riêng tờ Video Librarians phát hành vào Tháng Chín đã cho điểm phim VIETNAMERICA ngang hàng “Highly Recommended” với phim The Vietnam War của Ken Burns và Lynn Novick cũng được điểm phim trong cùng số báo.
Chúng tôi cũng được biết hội VAHF đã phỏng vấn trên 700 nhân vật Mỹ Việt liên hệ đến cuộc chiến và người tị nạn Việt Nam. Dự định ban đầu của hội là làm một bộ phim dài 10 tiếng, 6 tập nhưng vì không đủ ngân quỹ nên gói gọn vào 90 phút thành phim VIETNAMERICA và đặt trọng tâm vào lý do của cuộc chiến và tị nạn, cùng hành trình gian khổ tìm tự do để giới trẻ hiểu được nguồn gốc tị nạn của mình và phải tạm gác những phần quan trọng khác. Hiện hội đã và đang đưa những cuộc phỏng vấn vào thư khố điện tử để giới thiệu tới các đại học qua địa chỉ: http://vietdiasporastories.omeka.net/
Từ những tài liệu có được, việc thực hiện một bộ phim tài liệu có tầm óc để đưa vào dòng chính về chiến tranh Việt Nam và hậu chiến tranh sẽ chỉ còn là ngân quỹ. So sánh ngân quỹ $350,000 để thực hiện cuốn phim VIETNAMERICA được người Mỹ đánh giá không thua gì phim The Vietnam War với kinh phí trên $30 triệu thì ngân quỹ cần thiết để hoàn tất VIETNAMERICA toàn tập sẽ chỉ là một con số thật khiêm nhường mà theo thiển ý của chúng tôi, cộng đồng người Việt hải ngoại của chúng ta sẽ đủ sức để hoàn thành. Khi đó, khi các nhà sử học nói đến chiến tranh Việt Nam, họ có thêm tài liệu để có thể nghe tiếng nói về phía chúng ta để chúng ta không còn phải sống với lời than vãn “Được làm vua, thua làm giặc!”
Cha ông của chúng ta vẫn dạy rằng” Hùm chết để da, người ta chết để tiếng.” Chúng ta muốn để tiếng như thế nào về thế hệ của chúng ta trong những bài học lịch sử lưu truyền cho con cháu chúng ta?
Người Mỹ vẫn có câu nói mà chúng ta cần học; đó là “Don’t get mad, get even.” Tạm địch là “Đừng tức giận, hãy lấy lại công bằng!” Nếu người Việt chúng ta quyết tâm làm được điều này thì con cháu chúng ta sẽ không phải cúi mặt trước những bài học lịch sử mà thế hệ chúng ta lưu truyền lại. Và chúng ta phải làm ngay bây giờ vì những nhân chứng lịch sử cả người Việt lẫn người Mỹ đang ở lứa tuổi trên 60 trở lên, họ sẽ không còn nhiều thời gian để chờ đợi chúng ta. 

Triều Giang
song  
#16 Đã gửi : 21/10/2017 lúc 08:14:50(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,244

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Lịch sử ‘được làm vua, thua làm giặc’

Trong hai Tháng Tám và Tháng Chín vừa qua, cộng đồng người Việt khắp nơi, đặc biệt là tại Hoa Kỳ, dư luận sôi nổi vì phim The Vietnam War do truyền hình PBS sản xuất, đồng đạo diễn bởi hai nhà làm phim tài liệu nổi tiếng vào bậc nhất tại Hoa Kỳ hiện tại, ông Ken Burns và bà Lynn Novick.
Hầu hết mọi người Mỹ Gốc Việt sau khi xem phim The Vietnam War không khỏi buồn phiền, tức giận vì sự sai, sót, thiên vị và chủ đích nhằm rửa mặt cho sự hèn nhát và sai lầm của phe phản chiến được cổ xúy và hỗ trợ nhiệt tình của Hệ Thống Truyền Hình PBS, một hệ thống truyền thông đã đóng vai trò quan trọng trong việc thất thủ của miền Nam, Việt Nam. Là một trong những vai chính trong cuộc chiến tranh nhưng phim The Vietnam War chỉ dành cho Việt Nam Cộng Hòa một chỗ đứng mờ nhạt của một vai phụ để rồi họ đã không được nói lên tiếng nói của mình; vì sao họ phải chiến đấu trong cuộc chiến tranh khốc liệt máu lửa trên 20 năm, vì sao họ phải buông súng, và những gì đã xảy ra cho họ và gia đình họ trong suốt cuộc chiến tranh, nhất là sau khi cuộc chiến chấm dứt?
Để phản bác lại, đã có nhiều bài viết được đăng trên các báo giấy, báo điện tử, trên Internet, và nhiều ý kiến được nêu lên tại các buổi thảo luận do PBS tổ chức tại nhiều thành phố trên khắp nước Mỹ trước và sau khi phim The Vietnam War được chính thức chiếu vào trung tuần Tháng Chín vừa qua. Những ý kiến phản bác bằng cả hai thứ tiếng Việt và Anh đã được người Nam Việt Nam và cả cựu chiến binh Hoa Kỳ từng tham chiến tại Việt Nam, từng phải hy sinh rất nhiều trong cuộc chiến qua những bài tranh luận sâu sắc và giá trị, với những chứng cứ rõ ràng từ kinh nghiệm sống, từ tài liệu đã được giải mật của thư khố quốc gia, Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, và từ những thư khố của các đơn vi quân đội của Hoa Kỳ để vạch rõ những sai sót, một chiều của cuốn phim dài 18 tiếng, tốn kém đến $30 triệu, 10 năm làm việc của hằng trăm người và một chương trình quảng bá sâu rộng, ồn ào vào bậc nhất của hệ thống truyền hình PBS trong những tháng ngày qua.
Thế nhưng, những cuộc tranh luận dù sôi nổi đến đâu cũng sẽ có ngày lắng xuống và dần quên đi theo năm tháng. Cái còn lại là cuốn phim đồ sộ này vẫn sẽ còn đó, mãi mãi để cùng với những cuốn phim tài liệu đồ sộ về sự tốn kém cũng như chiều dài của nó như phim Vietnam Ten Thousand Day War gồm 26 phân đoạn, dài 13 tiếng do nhà báo phản chiến gốc Canada, Michael Maclear đạo diễn và nhà báo Peter Arnett viết truyện phim (1980), hay phim Vietnam, A History Television dài 13 tiếng gồm 13 phân đoạn do hệ thống PBS WGBH-TV in Boston sản xuất, với bốn đạo diễn: Judith Vecchione, Austin Hoyt, Martin Smith, Bruce Palling và tám người viết truyện phim: Martin Smith, Elizabeth Deane, Richard Ellison, Marilyn Mellowes, Bruce Palling, Judith Vecchione và Austin Hoyt (1983). Năm 1997 phim này được cắt xén cón lại 11 giờ với 11 phân đoạn được cho chiếu lại trên hệ thống PBS và được liệt kê vào danh mục phim nói về kinh nghiệm của người Mỹ (American Experiences), Cuốn phim này được quảng bá là cuốn phim tài liệu thành công nhất của PBS với ước lượng 9% tổng số các nóc gia xem với số lượng 9.7 triệu người. Cả hai phim kể trên làm nền tảng cho cuốn sách “Vietnam, A History” của Stanley Karnow trở thành sách bán chạy nhất trong năm 2004.
Những văn hóa phẩm phim ảnh, sách báo kể trên đều có liên quan đến hệ thống truyền hình PBS mà quan điểm chống chiến tranh Việt Nam từ hơn nửa thế kỷ qua đã không hề thay đổi; quan điểm cho rằng Hoa Kỳ đã sai lầm trong việc “xâm lăng” (invade) Việt Nam, thay thế Pháp để phải tốn kém hàng nhiều trăm tỷ đô la và nhất là tổn thất trên 58,000 sinh mạng của người Mỹ để ủng hộ cho phe ác (wrong side – ý chỉ miền Nam Việt Nam). Lý do Mỹ và miền Nam thua là vì Quân đội Nam Việt Nam hèn nhát, không chịu chiến đấu, chính phủ Nam Việt Nam thối nát, lính Mỹ vào Việt Nam thì hiếp phụ nữ, giết trẻ con… Luận điệu này được đóng góp thêm bởi hàng trăm những cuốn sách được viết bởi những tác giả phản chiến, xin đơn cử một vài tác giả như Frances Fitzgerald (Fire In The Lake, 1972), Neil Sheehan ( A Bright Shining Lie, 1988), Marylyn B. Young (The Vietnam War, 1945-1990), Gerald Nicosia (Home To War, 2004)… Đặc biệt luận điệu này còn được phụ họa bởi một số chính trị gia còn có những ảnh hưởng trong chính trường đương đại như cựu bộ trưởng Ngoại Giao John Kerry, Bob Kerry, Henry Kissinger…
Tất nhiên, không phải các tác giả nào cũng thuộc phe phản chiến, một số cuốn sách có giá trị phản ánh sự thật viết bởi các tác giả nổi tiếng, với công tâm và nghiên cứu kỹ lưỡng như Giáo Sư Tiến Sĩ Lewis Sorley (A Better War, 1999), Giáo Sư Tiến Sĩ Robert F. Turner (Vietnamese Communism, Its Origin and Development, 1975), James E. Parker Jr. (Last Man Out, 2000 & Vietnam War and Its Ownself, 2015), và một số tác giả gốc Việt viết sách bằng tiếng Anh như Cựu Đại Sứ Bùi Diễm (In the Jaws of History, 1999), Trương Như Tảng (A Viet Cong Memoir, 1986), Yung Krall (A Thousand Tears Falling, 2011), Lan Cao (The Lotus and The Storm, 2015)… nhưng con số này còn tương đối ít ỏi. Riêng về phim tài liệu bằng tiếng Anh thì ngoài cuốn phim VIETNAMERICA (2015) của Hội Bảo Tồn Lịch Sử và Văn Hóa Người Mỹ Gốc Việt (VAHF) và phim tài liệu có diễn xuất Ride The Thunder (2015) do Koster Films, LLC sản xuất, chúng ta cũng có phim Journey To The Fall của đạo diễn Trần Hàm, nhưng phim được làm theo thể loại phim truyện, dù là làm dựa theo truyện thật nhưng vẫn được xem như có hư cấu nên việc dùng vào sách giáo khoa sẽ gặp nhiều khó khăn. Còn lại thì hầu như không có cuốn nào khác có tầm cỡ được chiếu tại các rạp.
Nhìn vào cuộc diện trên, chúng ta tự đặt câu hỏi: liệu chúng ta có thể làm gì để có thể thay đổi? Để trả lại sự thật cho lịch sử? Để nói lên chính nghĩa của miền Nam Việt Nam và nhất là nói lên lời công đạo cho quân đội Việt Nam Cộng Hòa và hơn 2 triệu người lính Mỹ đã tham chiến, hy sinh để bảo vệ tự do cho miền Nam Việt Nam? Để cho nhiều triệu người phải bỏ mạng trong cuộc chiến tranh khỏi phải chết vô nghĩa, và nhất là để con cháu chúng ta khỏi phải cúi mặt tủi hổ mỗi khi học về lịch sử chiến tranh Việt Nam?
Cộng đồng người Việt hải ngoại và nhất là tại Hoa Kỳ đã sống trong thế giới tự do này tuy chưa lâu như một số cộng đồng khác, nhưng cũng đủ dài để chúng ta hiểu được rằng chúng ta có thể làm bất kỳ chuyện gì mà chúng ta muốn, trong khuôn khổ luật pháp cho phép. Vì thế, việc viết sách, làm phim tài liệu có liên quan đến chiến tranh Việt Nam bằng tiếng Anh để nói lên sự thật, để không phải chấp nhận cảnh “được làm vua, thua làm giặc” là điều chúng ta cần làm và phải làm.
Một điều may mắn là dù dư luận bị hỏa mù bởi nhóm phản chiến, nhưng vẫn có những người có công tâm nếu chúng ta trình bày câu chuyện của chúng ta với chứng cớ, với lý luận vững chắc, với công tâm, vấn đề vẫn được chấp nhận và đón nhận. Lấy ví dụ của cuốn phim VIETNAMERICA đã ra mắt khán giả hơn 2 năm qua, đi trình chiếu gần 20 thành phố tại Hoa Kỳ và Canada và được sự bảo trở của Cộng Đồng Người Việt Liên Bang Úc Châu, hội VAHF đang chuẩn bị một Tour trình chiếu vào đầu tháng 12, 2017 tại 7 thành phố tại Úc Châu và New Zealand; qua các thành phố Victoria, Melbourne, Adelaide, Sydney, Wollongong, Brisbane và Auckland, New Zealand. Cuốn phim cũng đã được chọn trình chiếu tại Viện Bảo Tàng Truyền Thông Hoa Kỳ là cơ quan cao quý nhất của truyền thông Hoa Kỳ và cả thế giới vào Tháng Mười, 2015.
Nội trong hai Tháng Tám và Tháng Chín, 2017 vừa qua, dư luận sôi nổi đổ dồn vào phim The Vietnam War, thì phim VIETNAMERICA cũng đã đón nhận được một số thành quả đáng kể như đầu Tháng Tám, phim được chọn trình chiếu tại Quốc Hội Hoa Kỳ đi kèm với một buổi Thảo luận với các diễn giả nổi tiếng như Lewis Sorley, Robert F. Turner, khoa học gia Dương Nguyệt Ánh, nhà sản xuất Nancy Bùi, Bác sĩ Cựu Đại tá Không Quân Mylene Huỳnh, Charlie Quý Tôn, CEO của Regal Nails và một cuộc triển lãm tranh của nhiều họa sĩ Mỹ Gốc Việt danh tiếng như Ann Phong, Vũ Hối, CHÓE…
Cùng trong Tháng Chín, 2017, phim VIETNAMERICA được chính thức phát hành vào hệ thống thư viện Hoa Kỳ và được đánh giá bởi nhà phát hành The AVCafe’ là phim đứng vào hạng đầu của loại phim tài liệu năm 2017 của Thư Viện “The 2017 Best Librarians Documentaries.”
Tờ Library Journal’s số ra ngày September 1st, 2017 đã trân trọng giới thiệu tới độc giả với nhận xét: “Câu chuyện (phim VIETNAMERICA) tuyệt vời này sẽ giúp khán giả hiểu biết và mang ơn vấn đề của người tị nạn, điều mà số báo này đặc biệt đặt trọng tâm vào.”
Riêng tờ Video Librarians phát hành vào Tháng Chín đã cho điểm phim VIETNAMERICA ngang hàng “Highly Recommended” với phim The Vietnam War của Ken Burns và Lynn Novick cũng được điểm phim trong cùng số báo.
Chúng tôi cũng được biết hội VAHF đã phỏng vấn trên 700 nhân vật Mỹ Việt liên hệ đến cuộc chiến và người tị nạn Việt Nam. Dự định ban đầu của hội là làm một bộ phim dài 10 tiếng, 6 tập nhưng vì không đủ ngân quỹ nên gói gọn vào 90 phút thành phim VIETNAMERICA và đặt trọng tâm vào lý do của cuộc chiến và tị nạn, cùng hành trình gian khổ tìm tự do để giới trẻ hiểu được nguồn gốc tị nạn của mình và phải tạm gác những phần quan trọng khác. Hiện hội đã và đang đưa những cuộc phỏng vấn vào thư khố điện tử để giới thiệu tới các đại học qua địa chỉ: http://vietdiasporastories.omeka.net/
Từ những tài liệu có được, việc thực hiện một bộ phim tài liệu có tầm óc để đưa vào dòng chính về chiến tranh Việt Nam và hậu chiến tranh sẽ chỉ còn là ngân quỹ. So sánh ngân quỹ $350,000 để thực hiện cuốn phim VIETNAMERICA được người Mỹ đánh giá không thua gì phim The Vietnam War với kinh phí trên $30 triệu thì ngân quỹ cần thiết để hoàn tất VIETNAMERICA toàn tập sẽ chỉ là một con số thật khiêm nhường mà theo thiển ý của chúng tôi, cộng đồng người Việt hải ngoại của chúng ta sẽ đủ sức để hoàn thành. Khi đó, khi các nhà sử học nói đến chiến tranh Việt Nam, họ có thêm tài liệu để có thể nghe tiếng nói về phía chúng ta để chúng ta không còn phải sống với lời than vãn “Được làm vua, thua làm giặc!”
Cha ông của chúng ta vẫn dạy rằng” Hùm chết để da, người ta chết để tiếng.” Chúng ta muốn để tiếng như thế nào về thế hệ của chúng ta trong những bài học lịch sử lưu truyền cho con cháu chúng ta?
Người Mỹ vẫn có câu nói mà chúng ta cần học; đó là “Don’t get mad, get even.” Tạm địch là “Đừng tức giận, hãy lấy lại công bằng!” Nếu người Việt chúng ta quyết tâm làm được điều này thì con cháu chúng ta sẽ không phải cúi mặt trước những bài học lịch sử mà thế hệ chúng ta lưu truyền lại. Và chúng ta phải làm ngay bây giờ vì những nhân chứng lịch sử cả người Việt lẫn người Mỹ đang ở lứa tuổi trên 60 trở lên, họ sẽ không còn nhiều thời gian để chờ đợi chúng ta.

Triều Giang
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 1.186 giây.