logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 06/11/2017 lúc 07:02:34(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
”Viêt Nam phải thay đổi hiến pháp dân chủ, nâng cao đạo đức, tôn trọng trí thức và pháp luật, thực thi nhân quyền và dân quyền và bảo vệ thiên nhiên. Phật giáo sẽ nhập thế hơn để giúp người dân tìm lại nguyện vọng trung thực, khởi động một trào lưu nhận thức chung về tinh thần bất bạo động và giúp lãnh đạo chuyển hóa chính trị trong an hoà. Với nỗ lực chúng ta sẽ đạt được một phần nào những tiến bộ để tiến gần tới mục tiêu cao cả mà Kant soi sáng: một nền hòa bình vĩnh cửu cho Việt Nam.”
Đỗ Kim Thêm
“Tác giả muốn truyền tải thông điệp về một nhu cầu kết hợp cần có giữa hai tư tưởng phương Tây của Kant và phương Đông của Đức Phật để có thể mang lại hòa bình cho thế giới . . . .  Và đây sẽ là mô hình mới trong công cuộc đóng góp cho hòa bình khởi đi từ nội tâm mỗi người, lan tỏa từ thôn xóm, xã ấp đến bình diện rộng lớn hơn là quốc gia và thế giới.“

“This book looks at the modern aproach that requires a new route to world peace. This innovative and thoughtful volume ist must reading for anyone who cares about Kantian philosophy and Buddhist position in the world peace.”
UserPostedImage

LỜI GIỚI THIỆU
Tác giả
Tiến sĩ Đỗ Kim Thêm, Thạc sĩ Luật, Thạc sĩ Văn chương, chuyên gia về luật quốc tế và luật thương mại, chuyên nghiên cứu về Mạng lưới Quản lý Toàn cầu, Quản trị Toàn cầu, Luật Cạnh tranh, Chính sách và Lý thuyết Pháp luật. Ông là Cố vấn tổ chức phi chính phủ: Mạng lưới Cạnh tranh Quốc tế (ICN), Chuyên gia Nghiên cứu về luật cạnh tranh quốc tế và chính sách ở Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên Hợp Quốc (UNCTAD), Geneva, Thụy Sĩ.
Ông đã xuất bản nhiều tiểu luận và bài viết trên các tạp chí ngoại quốc về luật và chính sách cạnh tranhquốc tế, vấn đề pháp trị, Phật giáo và báo cáo quốc gia về Việt Nam; như Manchester Journal of International Economic Law, Journal of Competition Law, Recht der Internationalen Wirtschaft, Rechtstheorie và Social Science Research Network.
Sách đã xuất bản: Kontakt mit Vietnam; Global Netwerke als Gestaltungschance für internationale Politik; Quan điểm của Phật Giáo trước các Vấn đề Hiện đại; Global Governance of Competition Law and Policy: Key Issues; Giới thiệu các Danh tác Cổ điển và Hiện đại của phương Tây, Nhà Nước Pháp Quyền: Kinh Nghiệm Quốc Tế về Lý Thuyết và Thực Tế.
 
Tác phẩm
Hòa bình theo Quan điểm của Immanuel Kant và Phật Giáo là một tuyển tập gồm các bài viết và dịch để giới thiệu những nghiên cứu về những điều kiện có thể đem lại hòa bình cho thế giới.
Qua quyển sách Hòa bình theo Quan điểm của Immanuel Kant và Phật Giáo, tác giả muốn truyền tải thông điệp về một nhu cầu kết hợp cần có giữa hai tư tưởng phương Tây của Kant và phương Đông của Đức Phật để có thể mang lại hòa bình cho thế giới.
Đối tượng chủ yếu mà cuốn sách hướng tới không chỉ là các nhà nghiên cứu chuyên về chiến tranh và hòa bình, các giảng viên và sinh viên đang theo học các ngành Kinh tế, Chính trị và Phật học, mà còn là cho tất cả mọi người đang sống trong bối cảnh căng thẳng hiện nay giữa các cường quốc hạt nhân, giữa một thế giới đầy bất ổn mà các biện pháp ngoại giao và kinh tế xem như không còn mấy hiệu quả.
Học thuyết của Kant cho rằng chiến tranh có thể chấm dứt và hòa bình vĩnh cửu có thể đạt được thông qua chính trị với ba nguyên tắc tự do, ràng buộc pháp luật và bình đẳng của Hiến pháp cộng hòa. Pháp luật phải được áp dụng cho mọi người và mọi người đều bình đẳng trước nó, kể cả chính phủ, nghĩa là không loại trừ một ai. Sự đồng thuận về hình thức lãnh đạo, quản trị và điều hành quốc gia phải đặt trên căn bản pháp luật, trên cơ sở các quy luật đạo đức, một cơ sở lập luận cần có của người dân và chính quyền.
Trong khi đó, Phật Giáo với những lời dạy thực tiễn của Đức Phật về lòng từ bi và trí tuệ, về Giới, Định, Tuệ, về bất bạo động và nguyên tắc sống lục hòa, vô tranh, vô ngã... Nếu như cả hai được kết hợp và bổ sung cho nhau thì viễn ảnh người dân được sống trong an lạc và thế giới được hòa bình sẽ không còn là điều mơ tưởng. Con đường của luật pháp của Kant và Phật pháp của nhà Phật chính là con đường của hòa bình. Và đây sẽ là mô hình mới trong công cuộc đóng góp cho hòa bình khởi đi từ nội tâm mỗi người, lan tỏa từ thôn xóm, xã ấp đến bình diện rộng lớn hơn là quốc gia và thế giới.
Cầu mong tất cả mọi loài chúng sinh đều được sống an lạc hạnh phúc và thế giới được hòa bình.

Tâm Diệu | Nhà xuất bản Ananda Viet Foundation

https://thuvienhoasen.or...manuel-kant-va-phat-giao

Sửa bởi người viết 06/11/2017 lúc 07:03:04(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.042 giây.