logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 18/11/2017 lúc 12:35:18(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,589

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Cả nước Mỹ đang bàn chuyện thuế. Hạ Viện mới thông qua một dự luật cải tổ thuế vụ. Thượng Viện sẽ làm một dự luật khác, rồi hai bên sẽ thương thảo để có một dự luật chung đưa cho Tổng Thống Donald Trump ký ban hành.
Các dự luật trên đều nói đến việc cắt thuế, tức là giảm suất thuế, một tỷ lệ lợi tức phải đóng cho chính phủ. Các đại biểu quốc hội đều nói muốn làm giảm mức chênh lệch lợi tức sau khi đóng thuế của người dân. Thuế có thể phân phối lợi tức bằng cách đánh thuế nặng hay nhẹ; do đó ảnh hưởng tới công bình xã hội, ít nhất trong lợi tức và tài sản.
Tại Mỹ, mức chênh lệch giàu nghèo ngày càng cao hơn. Viện Nghiên Cứu Brookings Institution thấy năm 1992, 1% những người giàu nhất nước Mỹ, tức là tài sản lớn nhất, chiếm 27% tổng số tài sản, đến 2013 thì nhóm 1% này chiếm 32% tài sản cả nước. Năm 1992 lợi tức của họ bằng 12% tổng số lợi tức cả quốc gia làm ra, tới năm 2013 lên thành 18%. Trong 35 nước tư bản giầu nhất, không có nước nào mức lợi tức chênh lệch tăng nhanh như vậy. Trong 25 năm từ 1980 tới 2014, nhóm 1% lợi tức cao nhất ở Đan Mạch tăng từ 5% lên 6% lợi tức cà nước.
Lợi tức cao dẫn tới tài sản lớn, điều này dễ hiểu. Nhưng tại sao người ta lại kiếm ra tiền nhiều hơn người khác? Trước hết vì khả năng làm những việc khó hơn, ít người làm được. Những người chuyên nghiệp như bác sĩ giải phẫu não hay họa sĩ nổi danh có thể kiếm tiền hơn người làm nghề lái xe hoặc nấu bếp. Những nhà chuyên nghiệp ở Mỹ có lợi tức trung bình hơn ba lần (3.5 lần) số lương trung vị, tức mức lương đứng giữa trong bậc thanh lợi tức của tất cả các nghề nghiệp.
Tại các nước tiên tiến như Thụy Sĩ, Hòa Lan, Phần Lan, Đan Mạch, tỉ số chỉ là gấp đôi. Những nhà chuyên nghiệp thường được một hàng rào bảo vệ, vì ai muốn hành nghề, thí dụ bác sĩ quang tuyến, phải được hiệp hội những người cũ chấp nhận. Nhưng lợi tức của họ cũng không thuộc loại cao nhất nước. Lợi tức của họ cũng thuộc loại “tay làm hàm nhai,” không làm thì ngưng. Ngay cả giới quản đốc xí nghiệp, loại người được chú ý nhiều nhất nếu xí nghiệp lớn, cũng không cao nhất nước. Những chuyên gia kỹ thuật, nhất là trong các kỹ nghệ liên quan tới tin học, được tiếng là kiếm nhiều tiền. Nhưng cũng rất ít người gia nhập được nhóm 1%, tức là lương bổng từ $390,000 trở lên.
Những ai thực sự kiếm nhiều tiền nhất, do đó, có tài sản cao nhất? Đó là những người bỏ vốn, họ làm chủ nhiều cổ phần các xí nghiệp, và biết cách mua, bán cổ phiếu để kiếm nhiều hơn.
Ngoài khả năng làm việc, lợi tức của mọi người chênh lệch còn do cách tổ chức của cả xã hội, do luật pháp quy định. Chúng ta sống trong một nền kinh tế được rất nhiều luật lệ quy định, trong đó có luật thuế vụ. Kinh tế tư bản có hai thành phần tạo ra lợi nhuận; một là tiền vốn để mua máy móc thiết bị, hai là những người làm việc. Khi một xí nghiệp phát triển, kiếm lời nhiều, là do cả hai đóng góp. Lợi tức chênh lệch, nếu không vì khả năng làm việc khác nhau, còn vì xã hội tưởng thưởng, bằng tiền, cho những người bỏ vốn nhiều hơn những người dùng sức lao động. Luật lệ thuế khóa tạo nên tình trạng này.
Tỷ phú Warren Buffett, người giàu hàng thứ ba ở Mỹ, giải thích trường hợp của ông nhiều năm trước đây: Năm ngoái, tôi phải đóng thuế $6,938,744. Coi là nhiều lắm. Nhưng đó chỉ là 17.4% lợi tức kiếm được. Và đó là suất thuế thấp nhất so với 20 nhân viên làm việc trong văn phòng của tôi! Họ đóng thuế mất từ 33% đến 41% lợi tức. Nhưng nếu các bạn đi làm, mức thuế bạn phải trả chắc chắn cao hơn suất thuế tôi trả.
Những tay giàu nhất nước Mỹ phần lớn kiếm tiền nhờ đầu tư, với suất thuế 15%. Bạn đóng thuế an sinh xã hội (Social Security – SS), còn những đại phú gia gần như không phải đóng. Vì thuế SS này chỉ đánh trên số lợi tức $106,800 đầu tiên thôi (ông dùng con số năm 2010). Nếu đánh thuế SS trên tất cả số tiền họ kiếm được (có thể nhiều trăm triệu), như những người đi làm khác, thì chính phủ Mỹ sẽ kiếm thêm được khối tiền! Trong khi những người trung lưu ở Mỹ, lợi tức dưới $110,000, suất thuế từ 15% đến 25%, họ phải đóng thuế SS trên tất cả số tiền kiếm được.
Nghe ông Buffett nói thì chúng ta hiểu hệ thống thuế khóa ưu đãi các nhà đầu tư, những người có lợi tức cao nhất. Chính ông, và tỷ phú Bill Gates giàu nhất nước, đều chống lại việc cắt giảm thuế cho người giàu.
Nhiều người làm nghề quản lý quỹ đầu tư như ông Buffett có thể kiếm khối tiền và số tiền kiếm ra được coi là “lợi tức đầu tư,” chỉ đóng thuế 15%. Ông nói: Nhiều người mua bán “index futures” trong thị trường chứng khoán trong 10 phút, kiếm bạc triệu, cũng chỉ phải đóng thuế 15%.
Những chính trị gia muốn duy trì tình trạng trên thường nói rằng giảm thuế cho các nhà đầu tư và các xí nghiệp sẽ khuyến khích họ đầu tư nhiều hơn, nhờ thế sẽ tạo thêm công việc làm cho giới tay làm hàm nhai.
Gần đây, ông Gary Cohn, cố vấn kinh tế của ông Donald Trump và phụ trách việc thúc đẩy quốc hội cải tổ thuế, mời một số người đứng đầu (CEO) của các doanh nghiệp lớn tới họp ở Tòa Bạch Ốc. Ông hỏi ai đồng ý sau khi cắt giảm thuế họ sẽ tăng số tiền đầu tư trong công ty thì đưa tay lên. Ông Cohn ngạc nhiên khi thấy một số người ngồi im, không đưa tay lên.
Vì những CEO này sống trong thế giới kinh doanh thật. Họ quyết định đầu tư dựa trên những cơ hội kinh doanh có lời chứ không phải vì suất thuế giảm.
Ông Warren Buuffet viết: “Tôi nghe nhiều người nói tăng thuế trên lợi tức (capital gains) đầu tư và cổ tức (dividends) sẽ làm nản lòng khiến người ta ngưng đầu tư. Tôi không ngừng, những nhà đầu tư khác cũng vậy. Tôi làm việc với nhiều người đầu tư trong 60 năm, tôi chưa thấy ai từ chối bỏ vốn làm ăn dù thuế đánh trên capital gains, dù đánh thuế tới 39.9% như những năm 1976-77. Người ta đầu tư để kiếm lời. Thuế không làm cho người ta sợ.”
Ông Buffet cũng bác bỏ lý luận nói rằng hạ thấp thuế sẽ tạo thêm công việc làm. Ông nhận xét: “Trong những năm từ 1980 đến 2000, nước Mỹ tăng thêm 40 triệu công việc làm. Sau đó, Chính Phủ Bush cắt thuế. Năm 1992, nhóm 400 người giàu nhất nước có lợi tức tổng cộng $16.9 tỷ, họ đóng thuế trung bình 29.2%. Năm 2008, lợi tức nhóm giàu nhất này tăng $90.9 tỷ, và họ chỉ đóng thuế 21.5% thôi. Trong số 400 người đó có 88 người không khai món lợi tức vì làm việc nào, tất cả mọi người đều khai lợi tức đầu tư. Nhưng số việc làm không tăng lên bằng những năm trước.”
Năm 2008 bắt đầu cuộc khủng hoảng làm mất đi hàng triệu công việc làm. Tám năm thời Tổng Thống Bill Clinton tạo ra thêm 21 triệu việc làm mới, thời Tổng Thống George W. Bush thêm được 5.7 triệu, thời Tổng Thống Barack Obama tăng thêm được 9.3 triệu. Có thể nói rằng cắt giảm thuế không nhất thiết thúc đẩy đầu tư, cũng không tăng số việc làm.
Cho nên, có 400 nhà triệu phú đã ký bản kiến nghị yêu cầu Quốc Hội Mỹ đừng cắt giảm suất thuế mà họ đang đóng. Những người này thuộc nhóm 5% những người giàu nhất nước, có tài sản trên $1.5 triệu và lợi tức trên $250,000, trong đó có nhiều tỷ phú đô la. Họ nói rằng các xí nghiệp Mỹ và chủ nhân các cổ phần đã giàu hơn rất nhiều trong hàng chục năm qua.
Trong tám năm ông Obama làm tổng thống, chỉ số Dow Jones đã tăng gấp ba, từ 6,000 lên 18,000 và trong mười tháng với ông Trump mới tăng thêm 5,000 nữa. Chủ nhân các xí nghiệp không cần chính phủ giúp! Thay vì cắt thuế cho họ, bản kiến nghị xin chính phủ và quốc hội hãy dùng tiền đó đầu tư vào trường học, cơ sở hạ tầng, và nghiên cứu, để cho tất cả mọi người được hưởng và bảo đảm những chương trình như Medicaid (Medi-Cal) không bị cắt giảm.
Một điều trong dự luật thuế đang nằm tại quốc hội cũng bị nhiều người phản đối là việc bỏ hoặc giảm bớt thuế di sản, là tài sản để lại cho con cháu sau khi chết. Số người được lợi nhờ cải tổ này chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, trong 1,000 người qua đời có hai người. Bãi bỏ và giảm thuế di sản sẽ tặng mỗi người trung bình $20 triệu cho 330 di sản ở Mỹ với giá trị trên $50 triệu.
Bức thư của 400 người giàu vạch ra rằng số thuế di sản cắt giảm, khoảng 269 triệu trong 10 năm, lớn hơn ngân sách của các cơ quan Kiểm Soát Thực Phẩm, Dược Phẩm (FDA), Trung Tâm Ngừa Bệnh Truyền Nhiễm (CDC) và Cơ Quan Bảo Vệ Môi Trường (EPA) cộng lại!
Bãi bỏ thuế di sản là cách hiệu quả nhất khiến tình trạng chênh lệch giàu nghèo gia tăng. Thí dụ, một người đầu tư 10 triệu, sau một thời gian giá trị tăng lên thành 100 triệu. Nếu đem bán thì còn bị đánh thuế 15% trên số tiền lời 90 triệu; nhưng nếu qua đời, để lại cho con cháu thì không phải đóng đồng thuế nào cả!
Có những biện pháp được ghi vào dự luật thuế mới tuy không liên can tới thuế suất nhưng cũng ảnh hưởng khiến tình trạng chênh lệch giàu nghèo nặng hơn. Đó là điều khoản bãi bỏ luật bắt mọi người đều phải có bảo hiểm y tế, theo luật thời Obama. Khi hàng chục triệu người trẻ và khỏe mạnh không mua bảo hiểm nữa, giá mua bảo hiểm của những người còn lại trong thị trường cá nhân tự mua lấy bảo hiểm sẽ tăng lên. Đó là một thứ “thuế vô hình” đánh trên giới trung lưu tự lập, không làm việc trong các xí nghiệp.
Tóm lại, dự luật thuế quốc hội Mỹ đang bàn vẫn duy trì và củng cố một cách tổ chức xã hội trong đó lợi tức quốc gia được chia cho những người bỏ vốn nhiều hơn là cho những người làm việc, tay làm hàm nhai. Trong mười năm qua, thị trường chứng khoán đã tăng gấp bốn lần, các nhà đầu tư không cần được giúp đỡ nữa! Nhiều người đã từ chối được giúp cắt giảm thuế, vì lương tâm bảo họ hãy từ chối. Họ thấy mình giàu đủ rồi, chỉ muốn xã hội công bằng hơn

Ngô Nhân Dụng
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.094 giây.