logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
chung  
#1 Đã gửi : 24/01/2018 lúc 07:18:13(UTC)
chung

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,773

Thời gian của những người luống tuổi như nước trong cái bình đã cạn, dốc ngược. Năm năm trôi qua nhẹ nhàng như vạt nắng chiều lặng lẽ mất hút ngoài hiên nhà.
Ngày ấy, ở tuổi ngoài 80, tuy “Trời quê đất khách sương cài tóc thưa,” đôi mắt bà vẫn còn tinh anh, ánh nhìn lấp loáng mặt hồ thu trong trẻo. Bà vẫn còn đi những bước tự tin và vững vàng. Bà vẫn còn tiếng cười thấp thoáng nét reo vui trong câu chuyện trao đổi. Bà chỉ mới bắt đầu viết xuống những bài thơ ấp ủ hàng mấy thập niên trong tâm hồn và trong trái tim yêu thương không mỏi mệt cuộc sống và con người của bà.
Năm 2012, tôi được bà gửi tặng cuốn thơ “Chiều Bến Đợi,” thi tập thứ ba sau tác phẩm đầu tay “Hương Mùa Chinh Chiến” xuất bản tại Hà Nội năm 1952, viết chung với ba nhà thơ nữ đương thời; sau tác phẩm thứ hai “Từ Phương Trời Xa,” xuất bản tại Hoa Kỳ, California, năm 2010, là cuốn mở màn cho chuỗi sáng tác phong phú, liên tục mỗi năm tiếp theo cho tới cuốn mới nhất, ra mắt khách yêu thơ mùa Thu năm 2017.
Bà là nhà thơ Dương Hồng Anh, cháu nội trực hệ của cụ Dương Khuê, Vân Đình, Hà Đông, danh sĩ đất Bắc nổi tiếng về kiến thức uyên bác và tài thơ đóng góp đặc sắc cho nghệ thuật ca trù của người Việt. Con dòng cháu giống, bà thừa hưởng từ lúc lọt lòng mẹ tinh hoa của đại tộc họ Dương, nhưng đã trải qua tuổi thơ và tuổi trưởng thành trong nền văn hóa cổ truyền dân tộc – người phụ nữ mang thân phận con chim họa mi hót trong lồng son, cóng sứ.
Bà chỉ có thời hoa niên ngắn ngủi cắp sách tới trường như một bông quỳnh nở vội rồi khép cánh, dẫu biết tứ thơ tràn trề, chan chứa trong tâm ý nhưng thể hiện mình bằng thơ, thời của bà, là điều bất khả khi thiên chức làm vợ, làm mẹ được xem là khuôn vàng thước ngọc để nữ giới thể hiện mình trong khung cảnh gia đình, sống là hy sinh cho chồng con, là một bóng đèn nhỏ đủ soi ấm áp cảnh nhà yên ả.
Sau năm năm, nhìn lại nhau, bà đi với bước chân cẩn trọng hơn, nhưng dáng dấp và nụ cười trên môi bà không già thêm. Vẫn ánh nhìn đằm thắm. Vẫn nụ cười không thành tiếng mà nghe như có ai khúc khích. Vẫn bàn tay rụt rè muốn nói điều gì nhưng chừng như e ngại. Bà tặng tôi cuốn thơ thứ tám, “Tình Thu,” gồm 81 bài thơ nhiều thể loại, dàn trải trên 134 trang giấy màu ngà thanh nhã, là món quà đón Xuân nhiều ý nghĩa, nhiều hương vị mà cả người nhận lẫn người cho cùng chia nhau niềm vui: “Vui đón Xuân về ta chúc nhau/ Thơ còn hẹn mãi với mai sau/ Run tay ngọn bút không ngừng chảy/ Có nghĩa là ta sống rất giàu.”
Trong một bài trước giới thiệu thơ của bà, tôi đã hình dung ra nhà thơ một mình trong căn chung cư nhỏ, sớm chiều làm bạn cùng thơ, ăn uống, ngủ nghỉ, vào ra, những sớm mai hồng, những chiều nhạt nắng, những đêm thanh lặng. Thơ với bà là một, thể nhập vào nhau hài hòa, trọn vẹn, khiến thời gian với bà là cung đàn muôn điệu, khiến không gian với bà luôn “rung động những giây tơ” óng ánh, bền bỉ, không có nỗi bi ai.
Tôi nhớ đã đọc đâu đó tuyên ngôn của một thi sĩ, một họa sĩ, một điêu khắc gia, nói rằng thơ, họa và nghệ thuật đã chọn tới với họ, họ không đi tìm. Tôi tin điều này. Càng tin hơn với nữ sĩ Dương Hồng Anh, không phải ở số lượng bài thơ in ra trong các thi tập đã tới với độc giả mà ở một vài khoảng thời gian ngắn khi chúng tôi gặp nhau, nghe bà đọc thơ mình, giọng như suối reo, nhìn néat rạng rỡ của thơ trên khuôn mặt tươi tắn, hồn nhiên của bà đi qua tháng năm không hằn dấu vết tàn phai mặc cho mái “tóc sương thưa ngậm ngùi…”
Bà cất giấu thơ trong từng hơi thở, từng sợi máu luân lưu trong huyết quản, nuôi dưỡng mình và nuôi dưỡng thơ trong cuộc đời cả hai không thể thiếu vắng nhau: “Trời mây lãng đãng hoàng hôn/ Còn thơ trở lại trong muôn mạch đời.”
Thơ cho bà sức sống. Thơ cho bà cất cánh bay. Thơ cho bà tình yêu, mơ ước thỏa lòng và một tâm hồn trong trẻo: “Hoa vẫn như thơ, đời vẫn đẹp/ Tình ta còn mãi với non sông/ Bao nhiêu mộng ước theo ngày tháng/ Trở về đây một tấm lòng trong.”
Thơ là tấm võng lụa mềm ru êm nỗi buồn xa xứ khôn nguôi. Chiều cư xá đèn vàng bóng lẻ, thơ sưởi ấm cánh hoa rơi trong bàn tay người tha hương chợt xót xa phận mình: “Nhặt cánh hoa rơi thoáng hắt hiu/ Không gian vời vợi ngẩn ngơ chiều/ Đèn vàng xa lộ mờ sương trắng/ Cư xá – hoàng hôn gió lạnh nhiều.”
Sinh thời phu quân bà, khi nhắc tới thi tài của vợ, ông thường cười âu yếm và trả lời bằng hữu với câu nói: “Chim trong tổ ấm thì chim thôi hót.” Bây giờ ông đã đi xa, không bao giờ về nữa, tổ ấm ngày xưa giờ đây lạnh giấc nằm nên cánh chim hồng.
Nhờ có “bút thơ là bạn tình tri kỷ” nên thinh không của bà không trống trải, không bi thiết, trái lại, là một cảnh quan nhiều màu sắc, tình tự và hương thơm: “Cơm chiều gạo mới hương đưa ngạt ngào/ Ru con mẹ hát ca dao/ Lời ru của mẹ đi vào giấc mơ.”
Tôi yêu phong thái ung dung của nhà thơ. Nếu phải khóc, xin khóc như bà, bằng những hạt châu. Nếu phải thở than, xin thở than như bà, bằng thanh âm nhã nhạc. Nếu phải tạ từ, xin hãy tạ từ như bà, bằng đôi môi biết cười: “Nếu mai tôi ra đi/ Bình yên một nẻo về/ Chắp tay xin từ tạ/ Mỉm cười phút chia ly.”
Từ khi tôi khôn lớn vào đời, Chúa Phật không thấy đâu, trời quá cao và đất quá lạnh lùng, cha mẹ già thì xa xôi, anh em chỉ có hai, mỗi người đau thương một cách, tôi thường phải đơn thân đối phó với nhiều hoàn cảnh sống khắc nghiệt, hiểu rằng không thể trông cậy vào đâu ngoài chính mình và từng gục ngã, tôi cố gắng liêu xiêu đứng dậy, bắt đầu biết dựa vào nghị lực riêng và cắn răng khám phá biên giới của nó tới bao xa?
Tạo hóa hiếu sinh, không bỏ ai trong căn phòng khóa cửa nhưng con người phải tìm lấy chìa khóa để tự thấy lối ra, như một thứ bản năng sinh tồn. Kết quả, nói như người Mỹ, “at the end of the day,” tôi vui mừng biết được trong mỗi phụ nữ, bản năng sinh tồn trời ban cho họ là vô biên, có chăng, chỉ là nhiều bạn gái chưa tự hiểu hết mình.
Bản năng sinh tồn đáng ngưỡng mộ của nữ sĩ Dương Hồng Anh là mầm nụ thơ không ngừng lớn mạnh trong suốt một mùa Đông dài hơn nửa thế kỷ.

Bùi Bích Hà
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.041 giây.