logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 09/03/2018 lúc 12:16:04(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage

Ngày 27/02, trong cuộc bầu cử sơ bộ để chọn người đại diện đảng Bảo Thủ tranh cử chức vụ dân biểu tỉnh bang, Adam Phạm Ngọc Cương với khẩu hiệu “Adam Pham -Change That Works” đã vượt qua đối thủ chính trị là luật sư Paul Zambonini, tốt nghiệp đại học nổi tiếng Harvard, Hoa Kỳ, làm việc 3 năm ở thị trường tài chánh Wall St, New York và cả hai vợ chồng luật sư Paul đều là công tố viên tòa án trong 14 năm liên tục.
Có thể vì quan niệm rằng “Chiến thắng không gian nan không phải là chiến thắng vinh quang”, nên Phạm Ngọc Cương đã chọn đơn vị Parkdale High Park. Khởi đầu có 4 ứng cử viên nhưng về sau chỉ còn lại 2 người tranh cử. Vùng này từ bao nhiêu năm qua, đảng Tự Do và Tân Dân chủ NDP thay nhau giữ vai trò đại diện dân cử ở nghị viên tỉnh bang.
“Khi tôi lên văn phòng trung ương Đảng Bảo Thủ thông báo là tôi muốn ra tranh cử, lãnh đạo Đảng khuyên tôi là hiện nay có 4 ứng viên rất nặng ký rồi, nếu tôi sang vùng Davenport, sẽ được đề cử không cần tranh cử và ở đó theo danh sách của Đảng là có tới 3,000 người Việt, còn tại Parkdale High Park chỉ có chưa tới 400 người gốc Việt. Tôi từ chối. Là công dân Canada tôi muốn vận động người Canada đủ các sắc dân bầu ủng hộ tôi. Lãnh đạo đảng nói là sẽ rất khó cho tôi nhưng chúc tôi may mắn”, Phạm Ngọc Cương nói.
Vươn lên từ những nhọc nhằn
“Tôi sinh trưởng trong một gia đình có ông nội là viên chức cao cấp tỉnh Hưng Yên. Sau khi đảng Cộng sản Việt Nam cướp chính quyền tại miền Bắc Việt Nam, họ qui kết ông tôi là đại điạ chủ và lôi ông nội tôi ra xử bắn trước cái gọi là Toà án nhân dân nhưng sau không bắn, lưu đày ông 13 năm; lưu đày qua các nhà tù tàn khốc nhất miền Bắc Việt Nam; nơi cư ngụ của ông bà biến thành Uỷ ban hành chính.
Ông ngoại tôi là người Pháp gốc Ba lan, phải rời khỏi Việt Nam. Học vấn đã cứu gia đình tôi, cả nhà tôi đi dạy học. Học vấn cũng làm tuổi thơ của tôi bớt nhọc nhằn; giúp ông bà cũng như gia đình bớt đau khổ khi mỗi lần đài phát thanh thành phố xướng tên tôi là học sinh xuất sắc ở Hải Phòng. Năm 1983, tôi thi đậu vào Đại Học Tổng hợp Quốc gia Hà Nội, năm 1984, hết năm thứ nhất, là thủ khoa nên tôi được chuyển sang Đại học Ngoại ngữ Hà Nội để đi học ở Nga. Tốt nghiệp trường đại học Tổng hợp Quốc gia Kiev (Ukraine) năm 1991, tiến sĩ tâm lý giáo dục tại Viện hàn lâm khoa học Liên bang Nga 2000. Vợ tôi, Phạm Phương Lan, là người Hà Nội, bạn cùng lớp từ Đại học Ngoại Ngữ Hà Nội, dù cùng đi một năm, nhưng giỏi hơn tôi nên tốt nghiệp tiến sĩ sớm hơn tôi một năm.
Với mảnh bằng tiến sĩ, Phạm Ngọc Cương và vợ, bà Phạm Phương Lan có thể chọn con đường nhàn hạ, nhiều bổng lộc nếu trở về Việt Nam. Tuy nhiên, biến cố Đông Âu xảy ra, chế độ Cộng sản sụp đổ đã níu chân đôi vợ chồng trẻ ở lại tranh đấu cho người dân Việt Nam thoát khỏi gông cùm của chủ nghĩa Cộng sản.
“Chúng tôi dù rất yêu Việt nam không thể về Việt Nam vì vợ tôi là Tổng Biên tập đầu tiên của tờ Đàn Chim Việt, tiếng nói của các lưu học sịnh Đông Âu về hiện tình đất nước và đã bị cấm về nước . Chúng tôi những tay mơ, nhưng đầy tình yêu và nhiệt huyết, khởi đầu với việc đòi hỏi dân chủ cho quê hương mình ở đó”.
Bà Phạm Phương Lan, Phạm Ngọc Cương và kỹ sư Trần Ngọc Thành, tốt nghiệp ở Ba Lan là những người đầu tiên tham gia vào tờ Đàn Chim Việt ở Đông Âu do anh Cao Ngọc Quỳnh khởi xướng. Những năm tháng đó, không có internet, ban chủ biên Đàn Chim Việt phải in tờ Đàn Chim Việt bằng máy photocopy và phân phối cho người Việt ở Nga, Đông Âu qua bưu điện. Sau khi, Phạm Ngọc Cương định cư Canada, Trần Ngọc Thành khởi xướng Phong trào Lao động Việt (*).
Nhận định rằng đất nước chỉ có thể thay đổi nếu đồng bào trong nước ý thức được vấn đề nhân quyền, dân chủ, Phạm Ngọc Cương đã thành lập Ngòi bút Tự do, trong những năm qua, mỗi năm tổ chức này yểm trợ 10.000 CAD cho bất cứ cá nhân hay tổ chức có những đóng góp trong việc đòi hỏi quyền tự do ngôn luận cho người dân trong nước.
“Chúng tôi đến Canada năm 2001 theo chương trình di dân có kỹ năng chuyên môn. Ngày làm việc tại Viện hàn lâm Khoa Học Giáo Dục Liên Bang Nga chúng tôi được nhiều lời mời, giới thiệu về chương trình di trú của Canada, Mỹ, Úc , Anh…Đối với vợ chồng tôi thì Canada là quê hương của Hiến chương thế giới về Nhân quyền và có nền giáo dục Trung học vào hàng đầu thế giới”, Phạm Ngọc Cương nói lý do đã chọn Canada làm nơi định cư.
“Không có người quen và thân nhân ở Canada, nhưng khi bước ra sân bay Pearson Toronto, gia đình chúng tôi có ngay ba người bạn mới là anh Đỗ Ngọc, Lê Quốc Tuấn và Đặng Ngọc Khánh. Cả ba chưa hề gặp, chỉ biết tôi qua báo Đàn Chim Việt. Chúng tôi bắt đầu cuộc sống mới trong một tầng hầm ở khu vực Jane/Finch 3 năm. Ngày ngày đi học tiếng Anh và làm thêm bằng việc dạy tiếng Việt cho Sở giáo dục Toronto và Sở Giáo dục vùng Peel. Năm 2004 chúng tôi nhận được chứng chỉ của Đại học tổng hợp Toronto công nhận bằng cấp tương đương. Cùng năm đó tôi chuyển sang hành nghề bất động sản”, Phạm Ngọc Cương nhắc lại chuyện 14 năm về trước.

Đoạn đường trước mặt còn nhiều gian nan
Gần đây có những thư minh danh và nặc danh cho rằng Phạm Ngọc Cương xuất thân từ miền Bắc và khuyến cáo cộng đồng cần lưu ý về những hoạt động của Phạm Ngọc Cương có thể “làm lợi cho Cộng sản”.
“Tôi không có sự chọn lựa Tổ Quốc khi sinh ra nhưng tôi đã có sự chọn lựa Tổ Quốc khi tôi trưởng thành. Tôi chọn Canada vì đó là một nước dân chủ, nhân quyền, theo chế độ tư bản”, Phạm Ngọc Cương nhấn mạnh.
“Vài lần một số thành viên lãnh đạo Đảng bảo thủ nói cho tôi biết về những chống đối của một số người Việt. Tôi cũng giải thích với mọi người là tôi sinh ra ở miền Bắc Việt Nam. Cộng đồng chúng tôi như các bạn biết đấy là phân rẽ lắm vì sau bao nhiêu tang thương của mấy chục năm chiến tranh và hoạ cộng sản còn đến tận hôm nay làm vết thương lòng càng rỉ máu. Tôi dù không sống ở miền Nam Việt Nam nhưng vẫn thấy yêu lá Cờ vàng vì dưới lá cờ đó tâm hồn Việt, văn hoá Việt được bảo tồn và lưu giữ rất tốt ở nơi thật xa Việt nam là Bắc Mỹ này. Tôi còn yêu cách hành xử của chính quyền Nam Việt Nam khi chọn bài Tiếng Gọi sinh viên của nhạc sĩ cộng sản Lưu Hữu Phước làm bài Quốc ca cho mình. Dân chủ biết bao, đẹp biết bao. Tôi cảm ơn vô cùng đất nước này đã đón chúng tôi đến đây không phân biệt Nam hay Trung hay Bắc”…
“Không biết là Ban chấp hành Đảng Bảo thủ nghĩ ra sao khi có người nói với họ là cộng đồng Việt tới cả 100 ngàn người ở GTA và Southern Ontario nhưng mà trên thực tế danh sách đảng viên đảng P.C người gốc Việt chưa đến 400 người và phần lớn trong số đó là bạn bè của tôi”, Phạm Ngọc Cương nói việc có người gọi điện thoại cho ban lãnh đạo đảng P.C lưu ý về số lượng cử tri người Việt.
Giải thích về việc trên trang mạng tranh cử trước đây có ghi “leader in Vietnamese Community” khiến sau đó có những điện thư luân lưu được phát tán nói rằng Phạm Ngọc Cương tiếm danh lãnh đạo cộng đồng trong khi cộng đồng không biết anh, Phạm Ngọc Cương nói: “Tôi xin nhắc lại câu nói của một thành viên lãnh đạo đảng khi có người Việt liên lạc với đảng nói là tôi tiếm danh xưng là lãnh đạo của cộng đồng thì chúng tôi cũng nói luôn là anh đã có khả năng mời 30 người bỏ việc một ngày giữa ngày bão tuyết đến giúp anh làm bữa cơm, nấu nướng, phục vụ, biểu diễn ca nhạc, tổ chức chúc mừng Giáng Sinh và năm mới cho dân chúng Parkdale High Park thì anh là community leader. Tôi không phải là lãnh đạo của cộng đồng người Nam và Bắc tỵ nạn sau 1975 vẫn còn ôm nhiều nghi ngờ và hân thù nhau. Tôi là lãnh đạo của cộng đồng những người Việt tin là chỉ có một nước Việt nam thống nhất, không phân biệt vùng miền, hướng tới dân chủ pháp trị và thịnh vượng, ít nhất là trong vùng tôi tranh cử. Tôi cũng tin rằng không phải cứ giữ các chức danh của các tổ chức cộng đồng là lãnh đạo cộng đồng. Và cũng không có lãnh đạo cộng đồng nào được thêm tín nhiệm gì và tự nhiên trở thành ứng cử viên của Đảng cả. Vấn đề là có bao nhiêu phiếu bầu mà thôi trong đơn vị tranh cử mà thôi”. Tuy nhiên, để tránh ngộ nhận và hiểu lầm, Phạm Ngọc Cương đã điều chỉnh lại bằng cụm từ “community leader” trong khu vực tranh cử vì hôm bầu cử hơn 200 thiện nguyện viên người Việt có mặt tại phòng phiếu ủng hộ Phạm Ngọc Cương không tính đến những người Việt thuộc đảng P.C đến bỏ phiếu rồi ra về.
“Chúng tôi thuê tầng một của toà nhà làm đại bản doanh tranh cử. Sức chứa của phòng đó là 100 người mà lúc nào cũng đầy người. Toàn bộ từ tầng một lên tầng ba là các ủng hộ viên. Ngoài đường là khoảng 30 cái xe liên tục chạy đưa đón người đến bầu tại tầng hai từ 5:00 pm tới trước giờ thùng phiếu đóng là 9 giờ tối. Lần đầu tiên sau 37 năm, đảng phải mở ra 6 thùng phiếu để đủ chỗ cho mọi người xếp hàng bầu”, Phạm Ngọc Cương cho biết.
Tưởng cũng nên nhắc lại, trước đây ở Cali cũng xảy ra trường hợp, Chủ tịch Liên Ủy Ban Chống Cộng Sản và Tay Sai, Phan Kỳ Nhơn từng chụp mũ và lên án thượng nghị sĩ tiểu bang California Janet Nguyễn, giám sát viên Andrew Đỗ là những người có hành vi bất xứng và phá hoại cộng đồng. Chính ông Phan Kỳ Nhơn và những người cùng phe đã lên truyền hình, truyền thanh, báo chí yêu cầu đồng hương bỏ phiếu cho một ứng cử viên người Mễ. Cuối cùng Janet Nguyễn và Andrew Đỗ vẫn đắc cử.
Hiện nay, vấn đề quan trọng nhất đối với Phạm Ngọc Cương là trong 93 ngày sắp tới phải gõ cửa từng nhà để thuyết phục 120.000 cử tri, bỏ phiếu cho đảng Bảo Thủ thay vì Tự Do hay Tân Dân Chủ như trước đây.
Ngoài ra, còn phải gây quỹ để trang trải chi phí tranh cử từ 150.000 CAD đến 200.000 CAD. Ngân khoản này phải đến từ những buổi vận động, nói chuyện, cử tri đóng góp và luật bầu cử giới hạn mỗi cá nhân ủng hộ không quá $2.400 CAD, kể cả ứng cử viên cũng không được xuất tiền túi ra tranh cử vượt quá số tiền này.
Trả lời câu hỏi rằng nếu đắc cử, và nếu có cơ hội anh sẽ lên tiếng tranh đấu cho người dân trong nước như gắn liền các trao đổi thương mại với vấn đề nhân quyền theo đúng chủ trương của đảng P.C, Phạm Ngọc Cương nói: “Là một ứng viên của một đảng lớn lâu đời, tôi sẽ theo đuổi sát sao đường lối của đảng. Ngoài ra tất cả những đề nghị của cộng đồng tôi phải lắng nghe và nếu thấy phù hợp tôi có thể khởi thảo một luật mới đáp ứng những nguyện vọng chính đáng đó. Tuy nhiên vấn đề đầu tiên là phải chiên thắng trong cuộc bầu cử trong 93 ngày tới”.
Về vấn đề đối luận công khai với những cá nhân hiện đang phản đối việc Phạm Ngọc Cương ra tranh cử, Phạm Ngọc Cương chấp nhận sẵn sàng “tranh luận công khai với bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào khi có thời gian sau ngày 07/06 nếu tôi thắng cử”.
“Cảm giác bây giờ của tôi là một sự biết ơn vô hạn đến đất nước Canada, tỉnh bang Ontario và đến nơi tôi đang ở là Parkdale – High Park, đã giúp một người di dân mới đến như tôi có cơ hội trở thành đại diện cho một đảng chính trị lớn và lâu đời nhất ở Canada. Nhưng khi tôi nhìn lại điều đó thì tôi cảm thấy buồn vì hiện nay ở Việt Nam có những người bạn còn tài giỏi và mạnh mẽ hơn mình thì lại đang trong cảnh lao tù; họ còn không được đứng ra đại diện cho tiếng nói của dân chúng, của dân chủ.”, Phạm Ngọc Cương phát biểu với VIETV sau khi nhận được sự đề cử.
Để kết thúc nhận xét về ứng cử viên đầu tiên người Việt tranh cử chức vụ dân biểu tỉnh bang, xin trích lại đoản văn “Tản mạn sau 24 giờ…của bà Phạm Phương Lan viết về chồng của bà:
“Hình ảnh ấn tượng nhất với tôi là đối thủ chính trị của chồng tôi…đã để tay lên vai chồng tôi, nói những điều cao đẹp nhất về chồng tôi trước cử tri mà tôi nghĩ người vợ yêu chồng như tôi cũng khó có thể tìm được những ngôn từ đẹp hơn như vậy: “Adam trong quá khứ là một người đã từng luôn luôn chiến đấu, và tôi tin là anh ấy sẽ luôn luôn chiến đấu và đem chiến thắng về cho đảng Bảo thủ của chúng ta trong tháng 6 tới”. Từ dưới nhìn lên tôi thấy mắt cả hai người đàn ông đều ngấn lệ. Họ thật là những người đàn ông đúng nghĩa. Là đối thủ mà luôn hào hiệp, trân trọng và tự hào về nhau. Khi chồng tôi phát biểu xong đi xuống, vợ và con của đối thủ chính trị của anh cùng tiến đến bắt tay chúc mừng. Tôi cũng muốn làm điều ấy với đối thủ của chồng mà đầu gối cứ như khuỵ xuống vì bỗng thấy xót xa là khi nào nước Việt ta mới đến được cái văn hoá chính trị ấy, nền dân chủ ấy khi con người không thể là kẻ thù của nhau…
Tới Canada 17 năm trước, với vốn liếng tiếng Anh bập bõm, tai bị khuyết tật bẩm sinh không nghe được 30% âm tiết…đã dám dấn thân trong con đường chính trị chính thống của Canada.
….Tri ân xiết bao sự đồng lòng của nhiều người Canada gốc Việt. Từ người lớn tới trẻ nhỏ, từ sinh viên tới người đi làm, người Nam, người Trung, người Bắc, Công giáo, Phật giáo, người già, trẻ em… đã dành cả ngày tới làm thiện nguyện, giúp đỡ, bỏ phiếu biểu lộ lòng tin và ủng hộ anh… Xin cảm ơn từng ánh mắt tin yêu, từng nụ cười trìu mến, từng bàn tay, trái tim và khối óc của người thân, bạn bè, những người hiểu, tin yêu và quí mến anh. Cũng xin cảm ơn cả những người vẫn còn ranh giới Nam- Bắc, những ám ảnh hận thù, những khác biệt và nghi ngờ nếu có đã và đang chia rẽ cộng đồng Việt nhỏ nhoi của chúng ta…Canada thực sự là một xã hội của những con Người viết hoa”.

VPY/Thời Báo
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.080 giây.