logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
ta  
#1 Đã gửi : 16/03/2018 lúc 09:14:51(UTC)
ta

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 429

Hoàng dự định trong đầu sẽ đưa Huệ về thăm quê hương mình một lần. Ngày anh chọn là ngày mùng hai Tết.
Anh đón Huệ ở bến xe. Ngày hôm ấy Huệ mặc chiếc áo sơ-mi màu thiên thanh dài tay, quần Tây màu cà phê sữa. Đồi với Hoàng bộ đồ này rất thích hợp với Huệ khi về quê ăn Tết. Nét đẹp Huệ thùy mị, đoan trang.
Nửa đoạn đường từ Sài Gòn về quê Hoàng đối với Huệ là đoạn đường khá quen thuộc, vì đã nhiều lần cô đi qua đây để về một thành phố khác. Nhưng nửa đoạn đường còn lại đối với cô thật hoàn toàn xa lạ. Lạ từ quang cảnh, nhà cửa và cách sinh hoạt. Mỗi cảnh tượng xảy ra, mỗi lời đùa giỡn của thanh niên nam nữ trên xe, của các em nhỏ ngồi trên mui xe đều làm cô ngạc nhiên thấy lạ. Cô ngồi e ấp bên Hoàng trong dáng vẻ, nhưng đầu óc đang nhảy múa với những điều mới lạ đang diễn ra chung quanh.
Còn Hoàng, ngồi cạnh người yêu mình, anh lại tìm ra một mô hình khác để nhìn ngắm. Cũng con đường này từ năm mười một tuổi anh đã đi qua lần đầu tiên, rời quê, về thành phố học. Rồi mỗi tháng cứ lượt đi lượt về qua lại nơi đây. Ngày đó, hình ảnh con đường, nhà cửa, cảnh vật chung quanh không gợi cho anh những mộng mơ, ngạc nhiên nào cả. Anh chỉ mong xe chạy cho lẹ sớm về đến nhà để gặp cha mẹ, anh chị em, hàng xóm.
Còn lúc trở lại thành phố anh lại rầu rầu luyến tiếc hai ngày cuối tuần vừa qua trong không khí đầm ấm gia đình. Bao giờ trước khi rời khỏi nhà anh cũng nói: Con đi luôn nha ba má! Má anh hay rày: Lúc nào nó cũng nói đi luôn!
Nhưng rồi một tháng sau anh lại trở về. Gần mười năm qua, những điều ấy cứ lập đi lập lại, đến một lúc nó như trở thành một chuyển đổi bình thường, một cuộc sống không có gì là sôi nổi, một sinh hoạt êm xuôi như mặt hồ nước đọng.
Nhưng hôm nay, khi ngồi bên cạnh Huệ trong ngày mùng hai Tết, những cây nêu xanh bằng tre dựng trước mỗi nhà hai bên đường, những lá cờ nhỏ màu đỏ đen để trừ tà được treo trên những cây nêu ấy, những tà áo mới của các em bé, và cả những tiếng pháo đang nổ đì đùng đâu đó chung quanh đã gợi cho anh một niềm vui dạt dào, trong đó tình tự dân tộc lại trở về mạnh mẻ hơn lúc nào hết. Có được tình cảm như thế cũng chỉ vì Hoàng vui với cái vui của Huệ trong hiện tại, khi cô rời thành phố quen thuộc để đi về vùng thôn dả trong không khí đang tưng bừng vui Tết, đón xuân.
- Cảnh ở đây trong ngày Tết vui thế hả anh? 
Đôi mắt Huệ nhìn Hoàng thật tình tứ. Miệng cô cười e ấp.
- Ừ, vui quá hả? Tết ở đây là như vậy đó em. Chỉ có ngày Tết ngồi xe ngang qua đây mới thấy vui.
Khi chỉ còn cách quê Hoàng mười cây số, xe đang chạy qua những cánh đồng phẳng phiu, rộng rãi, chạy thật xa vào chân núi. Những làng xóm quê nho nhỏ nơi đây là những tập họp từ những mái nhà tranh, ngôi nhà ngói đỏ, chen chút với nhau dưới hàng cao, hàng dừa xanh cao cao. Đồng ruộng mùa này nổi màu nâu sậm. Màu xanh non của mạ, màu vàng rực rỡ của lúa chín đã qua, những thửa ruộng bây giờ chỉ còn là những mẫu đất đã được các bác nhà nông cày lật vỡ, cho nó thu nhận không khí mới của trời đất để chuẩn bị cho ngày mùa năm sau. Giống chim muôn đang lượn in hình trên trời xanh. Không khí mùa xuân trong lành dịu mát.
Trong lòng xe, trên mui xe, tiếng trò chuyện cười đùa của thanh niên nam nữ, cộng tiếng hò hát của các em bé trong những điệu hò về tình yêu trai gái đã làm ầm ĩ trên xe, át cả tiếng máy xe đang chạy. Một anh thanh niên đang ngồi trên mui cất giọng, tiếp theo có tiếng hò phụ trợ ngay:
 
Trên trời có đám mây xanh...Á di hò lờ...
Chính giữa mây tím...á di hò lờ...
Chung quanh mây vàng...hò lơ hó lơ, chúng ta nghe tiếng ai đang hò lờ, hò lơ hó lơ... 
 
Rồi anh sửa lời một điệu hò:
  
Hỡi cô kẹp tóc chổi chà... Á di hò lờ...
Dừng chân cho tôi hỏi... Á di hò lờ...
Có chồng chưa em...hò lơ hó lơ, chúng ta nghe tiếng ai đang hò lờ, hò lơ hó lơ...
 
Mọi người ngồi trên xe đều cười ngặt nghẽo khi câu hò châm chọc vừa dứt. Mấy cô gái đang ngồi trên xe cũng không chịu thua, nên một giọng hò đối đáp lại cất lên:
 
Uổng công anh xúc tép nuôi cò... Á di hò lờ...
Nuôi cho cò lớn... Á di hò lờ...
Có giò cò bay... hò lơ hó lơ, chúng ta nghe tiếng ai đang hò lờ, hò lơ hó lơ...
 
Để đối đáp với cô con gái vừa hò, tiếng của một cậu lại cất lên. Mỗi khi dứt một điệu hò mọi người đều vui cười rầm rộ và chờ một người mới nổi hứng lên hò đối đáp tiếp.
Hoàng nhìn Huệ trong lúc cô vui cười vì những điệu hò pha chế chọc ghẹo. Khuôn mặt cô nghiêng nghiêng, mái tóc phủ vai có vài sợi đang lòa xòa trước hàng mí mắt. Hoàng thấy Huệ đẹp hẳn lên. Lựa lúc bất ngờ không ai để ý anh quay qua hôn lên má cô. Huệ đỏ mặt nhưng gượng cười ngay và kiếm chuyện để nói:
- Mấy cô cậu hát hò vui quá! Em thích ghê!
- Tết ở đây là như vậy đó! Em mà về đến làng anh, em thấy họ xích đu trên những cây đu cao, hò hát, thấy còn vui hơn.
Sự chuyện trò của Hoàng và Huệ luôn luôn bị đứt đoạn vì những điệu hò. Cứ sau một vài câu đối đáp, hai người phải giữ sự yên lặng lại để nghe tiếp tục những chuyện kể, những câu hò của cô cậu trên xe.
Từ lâu Huệ đã ao ước được một lần cùng Hoàng về thăm quê hương Hoàng. Huệ gợi ý, dọ hỏi nhưng anh vẫn chần chờ. Với Hoàng, bởi vì đất nước còn đang chiến tranh, an ninh trên đường đi không được bảo đảm, và vì quê quê anh, ngày thường, chẳng có gì để xem ngắm. Một làng quê quanh năm chỉ bận bịu với công việc đồng án, hái củi, hầm than. Làng quê mà có một người xa lạ từ thành phố về sẽ được nhìn ngắm, ngưỡng mộ thật tận tình! Nhưng hôm nay Hoàng muốn đưa Huệ về, vì trong ngày xuân đầu năm, trong ngày Tết sẽ có những điều lạ mắt cho Huệ.
Ngược lại, với Huệ, cô muốn về quê Hoàng một lần, chỉ vì cô muốn biết quê hương của người yêu mình đã sinh ra và lớn lên nó ra sao. Cô đã quen nếp sống ở thành thị rồi, ngày qua ngày, thường nhật, lập lại những điều quen thuộc: đi làm, đi phố, xi-nê, dự tiệc với bạn bè... Hơn nữa, cô cũng muốn có những lần, thỉnh thoảng, rời xa thành phố, về với ruộng đồng, vườn rẫy. Một ý muốn bình thường thế thôi, chẳng có gì là to lớn trọng đại.
Xuống xe, trên đường về nhà Hoàng, Huệ thấy quang cảnh Tết hiện lên rõ ràng hơn: trên đường, trẻ em trong những bộ đồ thật mới tụ họp từng nhóm, hoặc đang đi trên đường, miệng huyên thuyên nói chuyện, móc bóp khoe tiền. Gần như trong mỗi nhà đều có chưn hoa vạn thọ màu đỏ vàng rực rỡ. Thỉnh thoảng một cây mai trong nhà ai đó, cánh hoa nở vàng. Gần như cứ cách năm bảy nhà thì có một nhà dựng cây nêu, ăn tết. Dọc lề đường đầy những hàng quán: dưa hấu, hột vịt lộn, nước đá nhận, chè đậu đen..., xen lẫn là những sòng bông vụ, bầu cua cá cọp, đầy người bu quanh la ó om sòm trong việc ăn thua.
Sinh hoạt trong những ngày Tết trước mắt Hoàng, hiện tại, vẫn vậy. Từ những ngày còn nhỏ, khi biềt Tết như thế nào, anh đã lồng mình vào quang cảnh như thế. Anh cũng la cà với vài thằng bạn ở sòng bầu cua cá cọp, bông vụ, cũng ngồi vào quán bên mấy ly nước đá nhận, rồi từ mỗi thằng móc bóp khoe tiền đã được lì xì. Ôi, đã qua những ngày Tết của tuổi thơ.
Nhưng bên cạnh Huệ trong ngày Tết này Hoàng lại có một cảm giác khác, ấm áp lạ thường. Một vọng về từ quá khứ của tuổi thơ, góp cùng niềm lâng lâng khi đi bên cô gái mà mình đã yêu, đã nghĩ mình sẽ cưới làm vợ. Nếp sinh hoạt Tết nhứt của quê hương, những hàng quán ăn uống đầu năm, hoà với hương thơm từ da thịt, quần áo và mái tóc của Huệ làm Hoàng choáng ngộp trong cảm giác giữa mộng và thực. Khi đi đến gần cây đu có ba tay vịn cao năm bảy mét, có chỗ đứng cho sáu người Huệ mở bừng mắt để xem. Cứ sáu cậu trai lên đu xích qua xích lại hò chọc ghẹo các cô gái đang đứng bên dưới, hoặc các cô gái vừa đi ngang, thì đến lượt sáu cô gái lại lên đu, xích và hò chọc ghẹo các cậu trai đang đứng chầu rìa bên dưới. Cứ ai đặt hò hay thì được mọi người khen ngợi vỗ tay. Cứ nhóm nào xích đu càng lên cao thì được người ta càng thán phục.
Về đến nhà, gặp lại những sinh hoạt quen thuộc trong những ngày Tết của gia đình, Hoàng biết đối với Huệ cũng là điều vui mắt. Những tập tục, truyền thống của tổ tiên vẫn còn được giữ gìn. Bàn thờ Phật, ông bà tổ tiên đã được chưng bày đầy trái cây, nhang đèn. Trên mỗi trái dưa hấu đang được chưng trên bàn thờ đều được dán một miếng giấy nhỏ, vuông, màu đỏ. Ở mỗi bộ lư đồng, chỗ cắm nhang, bình bông cũng đều được dán một miếng giấy đỏ này. Những bộ liễn, những tấm truyện bằng tranh mới mua như Thạch Sanh Lý Thông, Phạm Công Cúc Hoa, Lâm Sanh Xuân Nương...được treo lên hai bên tường nhà. Những cây cột nhà cũng được dán kín những câu đối dài nền đỏ, chữ Tàu màu đen. Ba Hoàng trả lời Huệ khi cô hỏi về những thứ lỉnh kỉnh này: Cho ăn Tết hết đó cháu à! Ở đây tục lệ là như vậy. Ở Sài Gòn chắc không phải ai cũng làm vậy đâu phải không cháu? Má và anh chị em Hoàng hỏi thăm Huệ nhiều chuyện từ Sài Gòn trong không khí đầm ấm, vui vẻ tự nhiên.
Ngày mùng bốn Tết Hoàng đưa Huệ đi chùa. Ngôi chùa mà lúc nhỏ, mỗi năm, đều đặn anh hay theo bà nội đi lễ chùa mỗi khi Tết về. Ngôi chùa cách làng năm cây số. Thiện nam tín nữ, kẻ đi bộ, người ngồi xe đò, trên đường tấp nập. Chùa được cất trên ngọn đồi cao, sát gần chân núi. Từ xa, khách thập phương đã thấy được chùa lồng lộng, đứng vượt lên trên mọi cảnh vật, dựa lưng vào núi, đầu phủ lớp sương mờ. Muốn lên chùa phải bước đi trên gần một trăm bậc đá. Vừa lên đến bậc đá cuối cùng Huệ ngồi ngã lưng ngay ở băng ghế cạnh đường, hơi thở dồn dập vì mệt, mồ hôi lả tả thấm lưng. Trên chùa, ngoài chánh điện, được xây cất do bàn tay phàm, nhưng nhà thờ Tổ lại được thờ trong một hang đá, nằm cạnh chùa, đây ắt hẳn là một công trình của tạo hóa? Hang đá to bằng một cái am! Trong chánh điện mọi người đã tề tựu đông đủ, chuẩn bị nghe bài thuyết pháp của vị trụ trì.
Không biết có phải bài thuyết pháp đã làm Huệ suy nghĩ không, hay vì cảnh chùa ở làng quê, trên đồi, sát núi, lại nằm dưới những cây cổ thụ cao, hùng vĩ, phiêu nhiên đã làm tâm hồn Huệ có chút biến đổi, khác thường, mà điệu bộ, dáng dấp cô khi rời chùa đã trở nên trầm mặc, ưu tư. Cả Hoàng cũng vậy, sau bài thuyết pháp, anh cảm thấy tâm hồn mình cũng khác thường. Những lời giảng từ vị trụ trì so với tâm mình như cánh chim đang lượn dưới bầu trời xuân. Cánh chim nhỏ bé dưới bầu trời bao la!
Để thay đổi cảnh trí trên đường về Hoàng dẫn Huệ đi về nhà bằng một lộ trình khác. Lúc đi , anh theo con đường quen thuộc cho mọi người, giờ về anh sử dụng con đường mòn băng qua rừng khoảng hơn hai cây số, còn đoạn đường còn lại chạy dọc theo một dòng sông. Ở đoạn đường mòn băng rừng, có cây hai bên đường phủ trùm kín, cao quá đầu, cành lá xanh vàng chen chúc. Dọc đường, mỗi khi dừng lại nghỉ chân, Hoàng chỉ cho Huệ xem những con chim có màu sắc thật đẹp. Thấy chim rừng, Huệ thích thú: Còn đẹp hơn mấy con chim được bày bán ở Sài Gòn! Hoàng chỉ cho Huệ xem những con rắn lục màu xanh, mình nằm vắt ngang những cành lá. Màu da rắn ẩn náu trong màu lá cây, chỉ tinh mắt lắm người ta mới nhận ra. Không có Hoàng chỉ chưa chắc gì Huệ đã nhận ra được rắn. Cô thốt lên: Trời, gì mà ghê thế! Rắn gì nằm khơi khơi như nằm trong sở thú! Hoàng chỉ cho Huệ xem những cây mai rừng, mọc hoang dại, xen lẫn trong các loại cây khác, vẫn cho nở những nụ mai vàng vươn lên dưới bầu trời xuân. Đoạn đường đi yên tỉnh, chỉ còn ngửi thấy mùi hương thơm của lá hoa. Khi đến đoạn đường đi dọc dòng sông, Huệ cười rộ lên và nói: Ở đây có núi có sông, có rừng, có đá, chính là cảnh chùa chẳng sai!
Theo Hoàng, Huệ nhận xét như thế cũng đúng, vì ngôi chùa này cứ vào những ngày rằm, những ngày lễ lớn, đầu năm, người trong làng dù quanh năm làm ăn vất vả, họ cũng vân tập về chùa để cúng kiến, hành lễ, ăn chay, nghe thuyết Pháp và nhất là được nhìn xem cảnh vật thiên nhiên, để tâm hồn, ít ra là một vài ngày, tìm lại được sư yên ổn, bình an. Hai bên dòng sông những tảng đá thiên nhiên to lớn màu hồng đỏ nằm rải rác, xen kẻ là loài cây dại.
Chạy dọc dòng sông này, bên con đường cỏ xanh tươi là đồng ruộng. Ruộng nơi đây không rộng lớn như những nơi khác nhưng cũng đủ cung cấp lúa gạo cho quê Hoàng qua một năm dài. Những ngày Hoàng còn nhỏ, nơi đây là rừng chồi. Buổi trưa anh cùng vài người bạn cầm cần câu đạp xe đến đoạn sông này để câu cá, anh đã thấy các bác dân quê quần xà lỏn đen, đầu trần, áo bà ba sờn rách, bên kia đường, xa xa, đang cầm rựa phát hoang đám rừng chồi để chuẩn bị làm thành những đám ruộng cho mai sau. Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu, quả là không sai! Ngày hôm nay, những gốc cây lúa cũ, vàng sau mùa gặt hái đang nằm trong những vũng nước đọng, đầy cá lia thia, là kết quả với biết bao nhiêu mồ hôi nước mắt của các bác nông phu ngày xưa khẩn hoang, khai thác. Chỉ bằng đôi bàn tay, bằng với sức lực mình để đem lại cơm áo cho gia đình. Cá con con ngày ấy trên đoạn sông có đá này vô số kể. Câu để chơi chớ không phải để ăn. Buổi xế chiều khi giỏ cá đầy Hoàng cùng các bạn đạp xe ngược gió về làng. Ngọn gió bấc, ngày Tết, thổi mạnh đến nổi không một thằng nào có thể đạp được một mạch về nhà mà không xuống dắt xe đi bộ một khoảng đường....
Hoàng kể cho Huệ nghe câu chuyện trên đây làm Huệ đôi chút thú vị, hào hứng thêm trên đường đi. Cô lại kể cho Hoàng nghe chuyện của mình. Quê cô ở tận ngoài Bắc, làng cô cũng nằm dọc dòng sông, bố mẹ là người cùng làng, đã cùng gia đình chạy vào Nam năm năm mươi tư. Những buổi cơm sau ngày đó ở Sài Gòn, bố cô hay kể, buổi chiều ba mươi Tết, nhà ông bà nội và ông bà ngoại hay ra bờ sông để đốt lò nấu bánh chưn. Hai nhà cạnh nhau, nên thường ngày trong sinh hoạt mọi người vẫn hay gặp nhau, chào hỏi. Nhưng thú vị nhất phải là chiều hôm ba mươi Tết. Buổi tối cuối năm hôm ấy các cô cậu thanh niên thiếu nữ phải lòng nhau đều có dịp ngồi trông chừng nồi bánh, và tâm tình. Trong các bếp lửa ấy có cả hai bếp lửa của gia đình bố mẹ cô. Nhờ những đêm xuân " ngồi trông nồi bánh chưn" ấy mà bố mẹ cô đã trở nên chồng vợ....
Đoạn đường còn lại dẫn về làng, gió xuân, khi chiều xuống đã bắt đầu thổi mạnh.
Mùng sáu Tết Hoàng đưa Huệ về lại Sài Gòn. Tâm tình Huệ lúc này không còn giống như buổi sáng mùng hai, khi đang đi trên đường đến nhà Hoàng. Vui Tết trong mấy ngày đã qua! Huệ không biết có điều gì vui nữa cho cô trong những ngày kế tiếp? Cô sẽ làm lại những công việc thường nhật trong hãng sở, trong gia đình và lại...chờ...cả một mùa xuân to lớn nhất của đời con gái: lên xe hoa. Huệ thầm hỏi, không biết có phải Hoàng sẽ là người mang lại cho cô...mùa xuân của cuộc đời?
Còn với Hoàng, mấy ngày qua anh có ý giới thiệu với Huệ về quê hương mình, từ quang cảnh, đến con người, từ chuyện lạ đến các người thân trong gia đình. Hoàng muốn "bắt mạch" xem Huệ có thể hòa mình chấp nhận nơi đây làm quê hương thứ hai của mình không, một khi anh ngỏ ý với cô chuyện trăm năm chồng vợ. Suốt mấy năm quen nhau ở Sài Gòn, làm chung nhau trong một hãng, anh cứ ái ngại hoài vì không có dịp thuận tiện để ngỏ ý với Huệ về chuyện vợ chồng. Dù kẻ Bắc người Nam nhưng tiếng "yêu" hai người đã nói với nhau từ lâu. Hoàng lần lựa, nên đôi lần đã bắt gặp sự hồ nghi trong ánh mắt Huệ: anh là một kẻ qua đường? Nhưng không, anh chỉ đợi dịp thật thuận tiện. Và lần đó là lần này, sau khi đi chơi chung với Huệ trong mấy ngày Tết vừa qua. Anh sẽ ngỏ lời cưới Huệ trong nay mai. Và tin tưởng Huệ sẽ đáp lại thâm tình anh bằng sự ưng thuận, vui vẻ.
VŨ NAM 
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.170 giây.