logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 15/06/2013 lúc 09:13:16(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Hình minh họa Truyện Kiều
Truyện Kiều từ những ngày đầu xuất hiện trong xã hội Việt Nam đã đựợc đón nhận như một luồng sinh khí mới của văn chương Việt. Từ Trung Hoa, Kiều biến dạng trở thành máu thịt Việt Nam, qua bao nhiêu biến thiên lịch sử, khen hay chê Kiều đều là nét văn hóa độc đáo chưa từng xảy ra đối với văn học bình dân cũng như bác học.

Song hành cùng vận mệnh đất nước
Truyện Kiều nổi tiếng, sống lâu và luôn luôn song hành cùng vận mệnh đất nước bởi nội dung, tình tiết và cá tính nhân vật. Mọi hành vi lời nói hay cung cách ứng xử của mỗi nhân vật trong tác phẩm có thể áp dụng qua mọi thời đại. Từ phong kiến tới thực dân đế quốc và bây giờ là cộng sản, thời đại nào Kiều cũng xuất sắc đưa ra vài nhân vật điển hình, diễn trọn vai trò trong xã hội mới.

Lần này là Nguyễn Viện, nhà văn tiếp tục trò chơi lấy áo của Truyện Kiều làm số đo cho khuôn mặt của chính trường Việt Nam ngày nay.

Nguyễn Viện không viết lại Truyện Kiều như vài nhận xét của báo chí. Ông lấy truyện Kiều phản ánh những hình ảnh của chế độ hiện nay: những cán bộ cộng sản có tên Hồ Tôn Hiến, Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Thúc Sinh. Kim Trọng hay Vuơng Quan, Từ Hải… Những Đạm Tiên, Kiều Nhi, hóa thân của Kiều, trong cơn lốc dị thuờng thổi ra từ các cửa quan ấy qua cách trình bày của Nguyễn Viện giúp người đọc nhận ra thêm phía sau những con chữ là vở kịch nhiều chương hồi ẩn chứa ngóc ngách của toan tính chính trị, những trầm cảm uẩn ức, những gập ghềnh tính dục bên cạnh so sánh, giải mã những gì đã đang và xảy ra trong chính trường lẫn cuộc đời, xã hội Việt Nam.

Trong phần giới thiệu, nhà văn Phạm Thị Hoài viết: “Trong cuốn tiểu thuyết phản lịch sử, phản hư cấu, phản hiện thực và phản tiểu thuyết này, các nhân vật chính của tác phẩm văn học Việt Nam nổi tiếng nhất, Truyện Kiều, và cả tác giả của nó, Nguyễn Du, bước thẳng ra từ hư cấu và lịch sử để lăn lộn trên một bàn cờ thế sự quái đản mà tất cả chúng ta dường như đều có mặt.”

Chia sẻ với chúng tôi nhà văn Nguyễn Viện cho biết:

“Thật ra đây không phải là lần đầu tôi viết tiểu thuyết theo dạng thức như thế này. Đối với tôi mỗi một tác phẩm bao giờ cũng có một đòi hỏi riêng biệt tùy theo nội dung mà nó được thể hiện. Tiểu thuyết mới của tôi đáp ứng nhu cầu nội dung tôi muốn truyền đạt với tính cách phản lịch sử, phản hư cấu, phản hiện thực, và phản tiểu thuyết. Đây thực sự là ý đồ của tôi ngay từ đầu.

Mặc dù tôi không thích Truyện Kiều lắm nhưng cá nhân ông Nguyễn Du hay là những hệ lụy mang lại cho nguời Việt nói chung thì tôi vẫn cho rằng Truyện Kiều là một tác phẩm vĩ đại nhất của người Việt. Bởi thế sau khi tôi đọc lại Truyện Kiều trong khung cảnh đời sống khác, đời sống hiện đại bây giờ thì điều đó có nghĩa là tôi tôn xưng ông Nguyễn Du chứ không phải tôi phỉ báng ông Nguyễn Du. Những nhân vật trong Truyện Kìêu gần như đã nói đẩy đủ tất cả những tính cách con người mọi thời đại bởi thế tôi để những nhân vật của Nguyễn Du trong Truyện Kìêu tiếp tục sống trong đời sống của thời hiện đại. Đối với tôi Truyện Kiều bất tử và những nhân vật trong nó cũng bất tử vì thế rất thuận lợi đối với tôi khi viết truyện này.”

Bắt đầu với Kim Trọng chúng ta có thể thấy sự khinh miệt của tác giả đối với cái tên bất lực, vô tài và khá hèn này trong một vai mới cho Kim, vai Bí thư tỉnh ủy:

“Bí thư Tỉnh ủy là một trong các chức vụ không phải cao nhất của Kim Trọng nhưng lại mang đến cho chàng sự viên mãn nhất. Với chức vụ này, chàng đủ điều kiện để hủ hóa mang tính chất mặt trận tổ quốc, đồng thời thu vén được cả một gia tài cho con cháu hưởng lộc đến muôn đời sau.”

Chỉ vài dòng, khuôn mặt Kim Trọng trở nên sinh động hẳn. Kim không còn nho nhã nhút nhát như trong nguyên bản, chàng buớc ra sân khấu với danh xưng và hành động quay ngoặc 180 độ sau khi ước vọng quan quyền trở thành hiện thực.
UserPostedImage
Hình minh họa Truyện Kiều

Từ Hải, không còn vai năm tấc rộng thân mười thước cao giữa xã hội @ nữa. Những con ma Karl Max, Lenin, Mao Trạch Đông biến chàng thành một con cừu chính trị và Nguyễn Viện không ngần ngại cho Từ Hải trở thành một tiểu tư sản thành thị, ngang ngược và bất định. Vai trò chết đứng của Từ Hải trong Kiều đã diễn biến khác qua ngòi bút Nguyễn Viện trong một cuộc nói chuyện giữa họ Từ và Thúc Sinh:

Thúc Sinh nói với Từ Hải: “Gái là nhu cầu muôn thuở của đàn ông. Bởi vậy, cái nghề nghiệp vững bền nhất chắc chắn phải là nghề chăn gái. Cậu cho người làm cho tôi cái dự án kinh doanh tình dục thật hoành tráng, với khả năng giải quyết việc làm cho hàng triệu phụ nữ. Đặc biệt chú ý tới vấn đề thời vụ của các chị em nông thôn. Đồng thời giải quyết vấn đề an sinh xã hội.”

Trong đoạn văn này Thúc Sinh vẫn trung kiên giữ được bản chất buôn người của mình. Nạn nhân ở đây không phải là Kiều mà là Từ Hải, một nông dân vai u thịt bắp to xác và dễ bị lợi dụng đuợc gán ghép một chỗ ngồi trong đảng và bị Thúc Sinh, bây giờ đại diện cho Đảng, chỉ đạo làm những gì có lợi cho nó.

Sự tù mù của Từ Hải khi cộng tác với đảng lộ rõ khi Đạm Tiên đưa ra những lời khuyên có tính cảnh báo như nàng từng cảnh báo Kiều trong nguyên tác của Nguyễn Du, mặc dù lời cảnh báo lần này chua chát và đậm chất xã hội hơn:

“Khi ấy có nhiều người chính thức ra khỏi Đảng của Hồ Tôn Hiến, hoặc tiêu cực hơn thì lẳng lặng không sinh hoạt chi bộ nữa. Đạm Tiên nói với Từ Hải: “Để phù hợp với bản chất của anh, anh không thể bó thân mãi trong cái đảng ẩm ương ấy, vào Hội Bạch Mi với chúng em, anh tha hồ tung hoành. Sự nghiệp của anh sẽ bền vững muôn đời cùng với sự bất biến của đĩ nghiệp chúng em.”

Từ Hải trừng mắt hỏi: “Sao lại gọi là ẩm ương?”

Đạm Tiên nói: “Một cái đảng độc tôn, độc tài toàn trị, nhưng lại lãnh đạo tập thể. Không ai chịu trách nhiệm. Cứ một thằng làm thì hai thằng phá, bọn ngu dốt còn lại thì ỡm ờ ăn theo. Vì thế đảng của anh suốt bao năm nay chỉ biết loay hoay tự sướng, vơ vét và làm khổ nhân dân.”

Từ Hải hỏi: “Cô không sợ bạo chúa à?”
Đạm Tiên nói: “Bạo chúa mà được việc thì vẫn còn hơn cái lũ ham hố quyền lực mà không biết làm gì ngoài việc bắt nạt dân chúng. Em nói cho anh biết nhé, không phải chỉ có Đảng của Hồ Tôn Hiến mới theo đuổi quyền lực. Bọn đĩ điếm chúng em cũng muốn thực thi công lý theo cái cách phổ quát nhất, anh cứ nhìn kỹ xem.”

Từ Hải cười lớn: “Công lý ở chỗ nào?”

Đạm Tiên: “Ăn bánh phải trả tiền. Có phải là công lý không?”

Từ Hải đáp: “Phải.”

Đạm Tiên: “Bọn anh vơ vét của nhân dân, có đền bù gì xứng đáng?”

Từ Hải: “Em không thấy đất nước tiến bộ à?”

Đạm Tiên: “Anh so sánh với cái gì?”

Từ Hải: “Hôm qua.”

Đạm Tiên: “Thối. Các anh chỉ so sánh theo chiều dọc mà không so sánh theo chiều ngang.”

Từ Hải: “Dù sao vẫn là tiến bộ.”

Đạm Tiên: “Có rất nhiều cái thụt lùi đấy. Cần em chứng minh không?”

Từ Hải im lặng.

Đạm Tiên chua chát: “Chưa bao giờ chúng ta độc lập, cũng như tự do và hạnh phúc.”

Đội ngũ những nhà đảng trị
Nói tới đảng, Hồ Tôn Hiến có lẽ thích hợp cho một vai trong đội ngũ của những nhà đảng trị. Hồ Tôn Hiến trong cách miêu tả của Nguyễn Viện có những điều thích hợp rất tự nhiên. Họ Hồ là yếu tố đầu tiên. Trong toàn tác phẩm của Nguyễn Viện, Hồ Tôn Hiến chỉ xuất hiện vài lần nhưng những gì mà nhân vật này nói luôn bám sát với thực tiễn chính trị Việt Nam. Hãy nghe Sở Khanh nói với họ Hồ:

“Sở Khanh tâu với Hồ Tôn Hiến: “Văn nghệ sĩ và các loại tương cận đều rất háo danh, để sai khiến được bọn này cần ban tặng cho chúng các chức danh này nọ. Vì các chức danh, chúng sẽ như lũ thiêu thân.”

Hồ Tôn Hiến bảo: “Được. Ta biết sức mạnh của các nghệ sĩ. Đồng chí rất thâm sâu. Ta sẽ ban cho chúng mọi tước vị cao cả.”

Sở Khanh tâu tiếp: “Văn nghệ sĩ và các loại tương cận cũng đều rất thích được sai khiến, xin hãy giao việc cho chúng vì chúng sẽ tưởng đấy là điều cao cả.”

Sở Khanh trong Truyện Kiều của Nguyễn Du nổi tiếng vì tính chất bá đạo, dẫn mối và nhất là lươn lẹo của đương sự. Nguyễn Viện nâng anh ta “lên một tầm cao mới” giống như đại gia và quan quyền. Người đọc Nguyễn Viện có thể từ đó suy ngược lại, quan quyền và đại gia rất giống Sở Khanh:
“Sở Khanh con nhà nòi đẹp trai, được xếp vào loại “người đương thời” mẫu mã chính thống, tài năng và thành đạt của báo chí lá cải. Để tả Sở Khanh có thể nói một cách đặc trưng, hắn giống đại gia và cũng giống quan quyền. Phổ thông và ba hoa. Văn nghệ sĩ các loại phục tùng hắn vì hắn là biểu tượng của khát vọng chinh phục.”

Nhiều tác phẩm trước đây khi lấy Truyện Kiều là chiếc đũa để gắp cảm hứng thường không đụng đến Nguyễn Du. Nguyễn Viện không sợ vùng cấm ấy. Nhân vật Nguyễn trong tiểu thuyết của ông góp mặt vào tác phẩm chính là Nguyễn Du, xuất hiện sinh động trong cách viết rất siêu thực và đầy sáng tạo.

Trong tiểu thuyết của Nguyễn Viện, Nguyễn Du xuất hiện đầy đau khổ, dằn vặt và trăn trở. Nguyễn tiếp tục cuộc đời xộc xệch bị sách nhiễu, khinh rẻ giữa chế độ cộng sản sau khi bước ra khỏi ngưỡng cửa phong kiến với Truyện Kiều trên tay.

“Nguyễn vùi mình trong bóng tối của nhà tù. Chàng tuyệt vọng như sau những ngày vừa giải phóng 1975. Cái cảm giác của sự chấm dứt giày vò chàng. Đối với việc viết văn, sự chấm dứt lại càng trở nên khốc liệt hơn. Nó giống như sự băm vằm. Nguyễn phải sống một cuộc đời khác, nếu muốn tồn tại. Chưa bao giờ ý nghĩ thỏa hiệp có trong đầu chàng. Cái thôi thúc của một nhà văn không phải là tìm kiếm danh vọng, lại càng không phải miếng cơm manh áo. Trong điều kiện bắt buộc của chữ nghĩa nô lệ, thì việc trở thành nhà văn chỉ là một hành động tự phỉ báng về nhân cách. Vì thế, Nguyễn đã sống như không sống. Đã chết mà vẫn lay lắt. Vả lại, cũng chẳng có bất cứ điều gì buộc Nguyễn phải viết, thế thì cớ gì chàng phải khom lưng làm một kẻ xu nịnh viết những điều dối trá?”

Nguyễn của Nguyễn Viện buồn và bi quan, như ông đã từng. Bây giờ Nguyễn lại bị một cơn sốc khác: Chỉ trích, phê phán từ nhân vật do mình tạo ra, Từ Hải là một kẻ như thế:

“Từ Hải nhìn thẳng vào mặt Nguyễn: “Đó là việc của ông và những trí thức như ông.”

Nguyễn không cười được nữa, chàng cầm ly rượu lên soi qua ánh nắng, rồi đặt ly xuống mà không uống. Nguyễn không thể tự cho phép mình bỏ qua cái gánh nặng mà Từ Hải vừa quăng cho chàng.

Nguyễn và những trí thức như chàng đã làm gì trước hiện thực cuộc sống và lịch sử?

Cúi đầu và im lặng. Người ta vẫn sống như trách nhiệm thuộc về người khác.”

Không những Từ Hải, Kim Trọng thời nay vứt bỏ hẳn vẻ hào hoa của một gã học trò tay yếu chân mềm để mang một bộ dạng khác: khát máu và độc tài. Điều này lộ rõ khi y dằn mặt Nguyễn:

“Nhưng ngay khi đó Kim Trọng đã xuất hiện, ông ta nói với Nguyễn: “Nếu ông muốn sống yên thân và chơi gái thì hãy ở trong thành phố, sáng cà phê chiều nhậu, đừng dây dưa vào chuyện thiên hạ. Nếu ông muốn nổi loạn, cứ nổi loạn với chữ nghĩa. Nếu ông muốn làm người hùng, cứ làm người hùng trong văn chương. Nếu ông đi lạc chỗ, tụi tôi sẽ xử lý ông ngay.”

Nguyễn nói: “Lạc chỗ hay không đó là lựa chọn của tôi. Các anh không có quyền…”

Kim Trọng: “Anh biết là chúng tôi có quyền. Đi lạc chỗ đồng nghĩa với chống đối và chúng tôi sẽ xử lý anh.”

Nguyễn nói: “Đây là quyền của tôi: Cút khỏi nhà tôi.”

Kim Trọng bảo: “Khi cần đuổi thì người đuổi sẽ là tôi chứ không phải anh.”

Nói xong Kim Trọng đi ra.”

Kim Trọng đi ra nhưng Nguyễn ở lại với những đau khổ mới. Ông không thể làm gì hơn, không thể nói lại, viết lại những gì ông đã viết trong Kiều về nhân vật Kim Trọng. Có thể chúng ta sẽ viết tiếp cho ông về tính phản phúc của một kẻ như Kim Trong trong xã hội cộng sản chăng?

Tiểu thuyết của Nguyễn Viện gây suy nghĩ và truyền cảm hứng. Suy nghĩ về một thời thế nhố nhăng và chia sẻ cảm hứng từ những động thái mang tính biểu tượng của của các nhân vật mới. Thái độ, hành vi, lời nói của họ khai mở một cách nhìn khác về tiểu thuyết hiện đại. Nguyễn Viện đã mở cánh cửa bên hông cuốn sách để người đọc tràn vào và sống cùng trong nó, với ông.
Source: RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.161 giây.