logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 06/04/2018 lúc 06:26:44(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
“Oh, my God! Did you see that?”
Tôi giật mình, trợn tròn con mắt, “See what?” Trong đầu hình dung cảnh một tên ôm bom tự sát vừa vạch ngực áo, phô bày những thoi chất nổ màu nâu sậm, quấn viền quanh bụng. Chứ sao không. Thời buổi bọn khủng bố mọc lên như nấm khắp nơi thế này. Nhưng không thấy tên nào vạch áo, phơi bụng, mặt đằng đằng sát khí hết.
“You didn’t see that?” Vẫn cái giọng trong trẻo, thanh thoát.
Vẫn đứa tôi ngơ ngác, “See what?”
Và trong cái đầu nhỏ hẹp nhưng trí tưởng tượng lại vô cùng phong phú của tôi hiện ra hình ảnh một tay tội phạm, lăm lăm khẩu AK-47 trên tay, thứ súng mà bọn Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam vẫn dùng thời Việt Nam còn chiến tranh, thứ mà bây giờ ở cái nước Mỹ hùng cường kia muốn mua bao nhiêu cũng có. Nhưng cũng chẳng thấy đứa tội phạm nào khoác AK-47 của Nga hay AR-15 của Mỹ trên vai, lững thững đi trên hành lang đông người qua lại hết.
“Don’t tell me you didn’t see that!” Đôi môi hồng lại lao xao. Tôi ngẩn ra như đứa trẻ không thuộc bài, bị cô giáo tra vấn.
“See WHAT?”
“Thiệt tình, đàn ông mấy anh, có mắt cũng như không!” Cô gái lắc đầu. Xin nhấn mạnh là cô vẫn nói bằng tiếng Anh đấy nhé. Tôi chỉ lập lại bằng tiếng Việt cho dễ hiểu thôi.
“Thiệt tình, đàn ông mấy anh!” Cô gái xuống giọng trách móc.
Trí tưởng tượng phong phú trong cái sọ nhỏ hẹp của tôi càng lúc càng phình ra, tưởng chừng sẽ làm nứt toác những khúc nối xương sọ. Tôi thấy cô gái tóc vàng đứng thẳng, vai xuôi, hai tay buông thõng, bàn tay xòe rộng. Những ngón tay có móng sơn màu hồng thắm duỗi ra. Ngao ngán. Buông xuôi. Vô vọng. Cử chỉ mà những người vợ, sau một ngày làm việc vất vả, về đến nhà, thấy nhà cửa bề bộn, con cái nheo nhóc, nhơ nhớp, bẩn thỉu, mà chồng thì đang ngồi trước màn hình ti vi, xem nốt trận hockey chung kết. Tôi chớp mắt vài lần để xua cái hình ảnh ấy đi.
Cô gái vẫn ngồi cạnh tôi. Cô đang lắc đầu. Chẳng biết lắc đầu vì lý do gì, nhưng xem ra có vẻ ngao ngán lắm, cái lắc đầu thay cho ý nghĩ sẵn sàng buông xuôi. Tôi bứt rứt nhìn quanh. Thấy cái gì mới được chứ? Thiên hạ đi qua đi lại, đủ mọi thứ người, tôi có thấy gì khác thường đâu.
“Không thấy thật hả?”
“Không.” Tôi quả quyết.
“Cái túi xách hai chục ngàn đồng?”
“Túi xách nào?”
“Túi xách con nhỏ (kiểm duyệt bỏ) đeo trên vai chứ đâu.”
À, con bé (lại kiểm duyệt bỏ) thì tôi biết. Cái người đã làm tôi mất ăn mất ngủ bao lâu nay; cái người khiến tôi mất bao nhiêu thời gian khai đi khai lại những chuyện ấm ớ ở đồn cảnh sát; cái người khiến tôi đặt vấn đề với chính mình rằng bản hiến chương có tên The Charter of Rights and Freedoms của Xứ Tuyết bảo vệ mọi thứ quyền cơ bản của người dân nhưng có bảo vệ luôn cái quyền nhìn (và) ngắm hay không. Tôi nhớ có thấy con bé ấy đeo cái túi trên vai nhưng cái túi là cái túi, chẳng có gì khác lạ hết.
“Đàn ông các anh thật vô tích sự. Cái túi lồ lộ như vậy mà không trông thấy, vậy thì lúc con nhỏ ấy đi qua, anh nhìn cái gì?”
Tôi giật mình. Lúc cô ta đi qua tôi quả có nhìn, nhưng nhìn cái gì thì tôi không chắc lắm. Mà có chắc tôi cũng không dám mạnh dạn nói ra. Bởi cái người vừa mới hỏi tôi “Did you see that?” là một cô luật sư chẳng những chuyên về luật hình sự mà còn đặc biệt chuyên biện hộ những tội liên hệ tới sách nhiễu tình dục. Và tôi đang là thân chủ của cô ấy. Nói vắn tắt, cô là luật sư biện hộ của tôi. Cô gái vừa đi qua, vai đeo cái túi xách hai chục ngàn đô là người tố cáo tôi có hành vi sách nhiễu tình dục. Và chúng tôi đang ngồi trong hành lang tòa án, giữa giờ nghỉ giải lao của tòa.
“My God! Cái túi hàng hiệu ấy tôi mơ ước từ lâu lắm rồi mà chưa dám mua!” Cô luật sư biện hộ của tôi thở dài. Và chờ cho nỗi u uẩn lắng xuống, cô quay sang tôi, “Đấy nhé, nhìn là một chuyện mà có thấy không lại là chuyện khác; và đó mới là điều quan trọng.”
Khúc phim ngắn buổi sáng hôm ấy còn mãi trong trí nhớ tôi. Nhìn và thấy là hai thứ hoàn toàn khác nhau. Và điều làm tôi suy nghĩ là tôi nhận ra rằng cũng có hai mắt như nhau, cũng nhìn về cùng một hướng, nhưng hình ảnh ghi nhận được lại không giống nhau, nếu kẻ nhìn là hai người khác phái.
Tưởng tuợng nhé. Bạn là người đàn ông bảnh trai, bạn đi dạo với nửa kia của bạn trong thương xá, nửa kia của bạn cũng dễ thương, xinh xắn hết biết, sau khi để bạn chờ ngoài cửa tiệm giầy bốn mươi lăm phút, để thưởng công bạn đã chờ đợi và tán dương đức kiên nhẫn của bạn, nửa kia mua cho bạn ly Bubble Tea, rồi hai người lững thững đi bên nhau và bạn vừa nhấm nháp cái chất lỏng ngọt lịm và lạnh buốt vừa giả vờ chăm chú lắng nghe nửa kia thao thao kể cho nghe về những món hàng đang on sale trong tiệm giầy. Điều tôi muốn nói là nếu bạn để ý nhìn ánh mắt của những cô gái, của những bà xồn xồn, ngay cả của những nữ bô lão đi ngược chiều với bạn trước và sau khi bạn cầm ly Bubble Tea trong tay, bạn sẽ thấy sự khác biệt lớn lao. Lúc chưa có Bubble Tea, sẽ không có một phụ nữ nào đi ngược chiều với bạn, để mắt nhìn bạn dù chỉ một giây đồng hồ, mà phần lớn nếu có nhìn thì sẽ nhìn nửa kia xinh xắn của bạn. Đến khi bạn có ly Bubble Tea trong tay, bạn sẽ bắt gặp những cái nhìn đắm đuối từ những phụ nữ đi ngược chiều, những cái nhìn đắm đuối không phải cho bạn (dĩ nhiên), cũng không còn cho nửa kia nóng bỏng của bạn, mà cho ly Bubble Tea bạn cầm trong tay. Không tin bạn cử thử mà xem. Tôi đã thực hành trắc nghiệm này nhiều lần và lần nào kết quả cũng giống nhau.
Ngược lại với các chàng trai, với các ông – nói chung – thì dù là ly Bubble Tea hay là ly gì đi nữa thì nếu có nhìn, các chàng thanh niên, các ông có tuổi… sẽ chỉ nhìn cô gái, tức là nửa kia của bạn mà thôi.
Nêu lên sự kiện rằng kết quả của thí nghiệm này chính xác, tôi không ngụ ý phê phán là phái nữ yêu thích Bubble Tea nói riêng và các món ăn nói chung (nghĩa là ham ăn), tôi chỉ muốn xác định cái lý thuyết rằng dẫu đàn ông và đàn bà cùng nhìn một thứ thì hình ảnh hiện lên trong võng mạc hai người vẫn hoàn toàn khác nhau.
Từ cái chuyện vặt ấy nở ra những thắc mắc khác cũng lặt vặt không kém. Tôi biết các cô sinh viên y khoa gốc Việt khi đi thực tập thường mang theo ô mai, xí muội, tầm ruộc để nhâm nhi nhưng tôi thắc mắc không biết khi đã ra trường hành nghề, các nữ bác sĩ có mang theo gói tầm ruộc, ô mai, me dầm, cóc dầm chấm muối, ổi, xoài… – toàn những thứ độc địa dưới con mắt người thầy thuốc – trong cặp sách, bên cạnh cái ống nghe không. Và tôi phát hiện ra là: có! Không tin bạn cứ hỏi bất kỳ bác sĩ Việt Nam nào mà xem.
Thì ra dù ngồi trên ngôi cao nữ hoàng, trong phòng thí nghiệm không gian của NASA, dù là phi hành gia đi bộ ngoài không gian, hay là chánh án tối cao pháp viện, dù là chiến sĩ đấu tranh cho nhân quyền hay chỉ là người nội trợ khiêm nhường các cô muôn đời vẫn là… các cô: dễ thương và… dễ thương hết biết.
Trở lại chuyện cái túi xách hàng hiệu. Từ lúc ngồi cạnh cô luật sư hình sự trong hành lang tòa án ngày hôm ấy, tôi bắt đầu học cách nhận diện những túi xách hàng hiệu. Một cô bạn của em gái tôi có thói quen sưu tập túi xách. Bộ sưu tập của cô lên tới hàng trăm món, từ những cửa hàng trứ danh trên thế giới, những cái tên mà tôi nghe như vịt nghe sấm nhưng lại là những cái tên có thể khiến nhiều người gọi thầm trong giấc ngủ: Chanel, Fendy, Hermes, Hilde Palladino, Lana Marks, Louis Vuitton, Marc Jacobs, Mouawad, Prada, Judith Leiber… (Những cái tên này tôi nhờ Google chỉ giùm chứ thật ra chẳng biết ất giáp gì.) Cô mua túi xách về, giấu biệt trong một cái walk-in closet của riêng cô, lâu lâu đem ra ngắm nghía, chuyện trò với cái túi, rồi lại cất vào góc tối. Những khi chồng cô có việc, phải đi xa hàng tuần lễ, phải ở nhà một mình nhưng cô không lo lắng, không buồn phiền. Cô cũng chẳng buồn chán hay cô đơn, bởi cô có thể đem toàn bộ sưu tập của mình rải đầy phòng khách, lan qua phòng ăn, xuống tận nhà bếp. Đứng trước rừng túi xách, như vị nữ tướng đứng trước đoàn quân tinh nhuệ, cô nhìn đám túi xách như vị nữ tướng nhìn những người lính trong đoàn quân của mình. Cô vuốt ve cái mềm mại, mịn màng, mướt mát của lớp da, cô cầm từng cái xách tay lên hít hà mùi da mới thơm ngây ngất. Cô chuyện trò với từng đứa như chuyện trò với người bạn thân lâu ngày không gặp. Rồi cô cứ để rải ra như thế suốt mấy ngày chồng vắng mặt. Mỗi tối, cô lựa một số túi mà cô yêu thích nhất, cho ngủ chung giường với cô. Cứ thế, những ngày chồng đi xa lại là những ngày hạnh phúc nhất trong đời cô.
Những lúc chồng có nhà, để hợp thức hóa sự có mặt của đám túi xách xâm nhập gia cư bất hợp pháp, thỉnh thoảng cô đem một cái túi ra, lượn qua lượn lại cho chồng thấy và chờ chồng hỏi cái câu quen thuộc, “Mua hồi nào vậy?” là cô nhanh nhảu, “Mua lâu lắm rồi, cũ xì anh hổng thấy sao.” Và anh chồng dễ tính của cô cũng lại nhìn cái túi xách mà chẳng thấy gì hết, bèn xuống giọng, “Vậy sao!”
Hết chuyện.
Cô gái ấy là chuyên viên cao cấp về túi xách hàng hiệu. Và cái chân lý nhìn và thấy là hai chuyện hoàn toàn khác nhau bao giờ cũng đúng. Nhiều lần tôi muốn nhờ em gái nói với cô bạn cho tôi học một khóa nhận diện túi xách, nhưng con bé em khó chịu, không muốn anh mình vướng vào những chuyện không nên vướng, tôi đành thôi.
Để đền bù công ơn cô luật sư hình sự đã giúp mở mắt tôi để biết nhìn những thứ có giá trị – dù là vật chất – và quan trọng hơn là giúp tôi trắng án trong phiên xử ấm ớ ngày hôm đó – dĩ nhiên là trắng án bởi người ta chỉ nhìn mình một cái mà đã vội la toáng lên là bị sách nhiễu, là bị “he stared at me” thì ai mà tin được – tôi hứa với lòng là từ nay sẽ cố lựa thứ để nhìn cho phải phép.
Và nhìn thì phải thấy mới không uổng công vén mắt nhìn.
Bởi NHÌN và THẤY là hai chuyện hoàn toàn khác nhau.
Khúc An
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.066 giây.