Tiền sảnh trụ sở Interpol tại Lyon, miền trung nước Pháp (ảnh chụp ngày 16/10/2007)
Bộ Tư pháp Mỹ được yêu cầu điều tra xem Trung Quốc lạm dụng hệ thống Thông báo Đỏ của INTERPOL như thế nào để sách nhiễu và đe dọa các nhà bất đồng chính kiến và thân nhân họ.
Thông báo Đỏ không phải là một lệnh bắt giam nhưng là “một yêu cầu tìm ra và tạm thời bắt giữ một cá nhân trong khi chờ đợi trục xuất,” INTERPOL nói. “Thông báo Đỏ được Tổng thư ký INTERPOL ban hành theo yêu cầu của một quốc gia thành viên hay một Tòa án quốc tế căn cứ trên một trát bắt có hiệu lực..,INTERPOL không thể cưỡng bách bất cứ quốc gia thành viên nào bắt một cá nhân đối tượng của Thông báo Đỏ. Mỗi quốc gia thành viên tự quyết định giá trị pháp lý của Thông báo Đỏ trong phạm vi biên giới của mình.”
Hầu hết Thông báo Đỏ chỉ dành riêng cho các cơ quan thi hành pháp luật, nhưng một số được đưa lên mạng và giữ lại các tin tức nhạy cảm.
Một nhóm các Thượng nghị thuộc cả hai đảng đã gởi thơ cho Bộ trưởng Tư pháp Jeff Sessions nhắc đến một phát hiện của Human Rights Watch là “Nhà chức trách Trung Quốc dùng Thông báo Đỏ của INTERPOL như là một biện minh, sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để sách nhiễu một cách có hệ thống các thân nhân của những người có tên trong Thông báo Đỏ.”
Sử dụng Thông báo Đỏ để sách nhiễu và giam giữ thân nhân những người bất đồng chính kiến vẫn còn sống tại Trung Quốc, Bắc Kinh có thể áp lực buộc những nghi can bất đồng chính kiến ở nước ngoài phải trở về để bị trừng phạt.
Các nhà lập pháp Mỹ yêu cầu Bộ Tư pháp trong tư cách đại diện Hoa Kỳ tại INTERPOL cung cấp tin tức về bất cứ trường hợp nào liên hệ đến việc Trung Quốc sách nhiễu hay cưỡng bách những cá nhân tại Mỹ căn cứ trên Thông báo Đỏ.
Theo PJ Media, Rubio.senate.gov