logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 02/05/2018 lúc 06:25:04(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Cựu thiếu tá Puthinart Paholpolpayahasena kể lại kinh nghiệm tham chiến tại Việt Nam
Cựu thiếu tá Puthinart Paholpolpayahasena kể lại kinh nghiệm một người lính Thái Lan tình nguyện qua Việt Nam chiến đấu cùng quân đội Mỹ, khi cuộc chiến ở vào giai đoạn hết sức nóng bỏng.
Như nhiều đồng đội đến Việt Nam tham chiến vào năm 1968, ông thuộc sư đoàn Báo Đen (Black Panthers) đóng ở Bearcat Base, một căn cứ quân sự ở thị trấn Long Thành, thuộc tỉnh Biên Hòa của VNCH.
Trong buổi gặp gỡ phóng viên BBC hôm 25/4 tại tư gia của ông, cựu thiếu tá Paholpolpayahasena, năm nay 78 tuổi, qua lời thông dịch của một đồng nghiệp người Thái Lan, hé lộ tâm tư rối bời của một người đàn ông dưới 30, chân bước vào nơi khói lửa.
Lúc sang Việt Nam, ông cũng không rõ mình đến nơi đó để chiến đấu cho ai, và chiến đấu cho điều gì.
Ông tâm sự:
"Học xong, tôi gia nhập quân ngũ vì lúc ấy tôi nghĩ trong gia đình không ai thương tôi, kể cả mẹ."
"Xong khoá huấn luyện quân sự, tôi phục vụ trong quân ngũ một thời gian, rồi muốn tham dự một cuộc chiến nào đó, nhưng Thái Lan không có chiến tranh. Khi thấy quảng cáo cần tình nguyện viên qua Việt Nam tôi ghi danh xin đi ngay."
"Tôi muốn đi xa nhà để làm cho mẹ hối hận, đau lòng, vì tôi nghĩ bà không còn thương tôi nữa."
Khi được hỏi ông nghĩ gì về chiến tranh Việt Nam, về mục đích của Hoa Kỳ, và của Thái Lan khi tham dự cuộc chiến, ông Paholpolpayahasena xua tay:
"Tôi không hiểu gì nhiều về cuộc chiến. Không biết gì về điều vừa được hỏi là quân đội miền Nam chiến đấu để bảo vệ tự do, để ngăn cản sự lan tràn của cộng sản Bắc Việt vào miền Nam Việt Nam. Không hiểu mà cũng không quan tâm. Lúc đó tôi cũng chẳng thắc mắc về việc mình sẽ phục vụ cho một lý tưởng gì, mà chỉ muốn đi đánh nhau với ai đó, muốn tham gia một trận đánh thực thụ nào đó."
Tại Long Thành, Biên Hòa, ước muốn được "đánh nhau hay tham gia một trận đánh nào đó" của ông Paholpolpayahasena đã thành sự thật.
Căn cứ Bearcat, nơi ông phục vụ nằm trên quốc lộ 15, cách Biên Hoà khoảng 16 km về hướng tây nam. Trách nhiệm chính của ông là lái chiếc thiết vận xa chở súng cối, M125 để tấn công hoặc yểm trợ các cuộc tấn công của liên quân Mỹ, VNCH và đồng minh.
Ông khoe tấm hình chụp mình đang ngồi ghế lái xe, và tỏ ra hãnh diện về vai trò của mình.
UserPostedImage
Thiết vận xa chở súng cối, M125 của quân đội Hoa Kỳ
Ông Paholpolpayahasena là một trong số 40.000 binh sĩ và thuỷ thủ Thái Lan đến Việt Nam phục vụ từ năm 1967 đến 1972.
Theo Albert Lau, tác giả cuốn ''Southeast Asia and the Cold War'' xuất bản năm 2012, thì Thái Lan là quốc gia lớn đứng hàng thứ ba tính theo số binh sĩ được gửi qua Việt Nam tham chiến, sau Mỹ và Nam Hàn.
Trong khi chiến tranh Việt Nam được nhắc đến như một thảm kịch ở cả Hoa Kỳ lẫn Việt Nam, thì Thái Lan, theo Richard A. Ruth, tác giả cuốn "In Buddha's Company: Thai Soldiers in the Vietnam War," cuộc chiến này được mô tả bởi người tham dự, sử gia quân sự và những đài kỷ niệm chính thức ở Thái Lan với cái nhìn phần lớn là lạc quan.
Thái độ của Thái Lan có lẽ được Bộ trưởng Ngoại giao của nước này, ông Thanat Khoman mô tả rõ nhất trong cuộc phỏng vấn với chương trình ABC Scope, vào tháng 5 năm 1967.
Ông Khoman giải thích rằng Thái Lan là một quốc gia tham gia tự nguyện và tích cực trong Chiến tranh Việt Nam. Lý do của ông đằng sau việc tham chiến vừa là phương tiện để bảo vệ biên giới của Thái Lan, vừa để giúp mang lại sự ổn định cho toàn bộ khu vực.
UserPostedImage
Trực thăng quân đội Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, năm 1967
Về mặt tài chánh, ông Hunchangsith, B., tác giả tài liệu nghiên cứu có tên "Economic Impact of the US Military Presence in Thailand," cho biết Thái Lan nhận được sự hỗ trợ tài chính hùng hậu từ Mỹ trị giá hơn 2 tỷ USD, trong đó phần lớn nhất được phân bổ để chống lại các cuộc nổi dậy và chống du kích tại Nam Việt Nam, Lào và Campuchia.
Năm 1963, một chương trình chuyên biệt được chỉ định bởi Tư lệnh Quân đội Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương (CINCPAC) cho các hoạt động chống nổi dậy của Thái Lan, phân bổ cho Thái Lan 700 triệu đô la trong vòng sáu năm. Chi tiêu tài chính này của Hoa Kỳ chiếm 26% tổng giá trị xuất khẩu sang Thái Lan thời đó, và đã thúc đẩy kinh tế cho nền kinh tế Thái Lan sau này.
Yểm trợ tài chánh lớn lao này khiến một số nhà phân tích từng đặt cho lực lượng Thái Lan được gửi qua Việt Nam danh hiệu "lính đánh thuê," dù danh hiệu này không gây ảnh hưởng tiêu cực lên cái nhìn của dân Thái Lan về cuộc chiến.
Về tổn thất nhân mạng, tác giả Albert Lau cho biết trong số hơn 40.000 người đến Việt Nam, 351 binh sĩ tử nạn, và hơn 1.300 binh sĩ khác bị thương.
Hai lần thoát chết
Trở lại với trải nghiệm chiến tranh của ông Paholpolpayahasena.
Khi được hỏi về những giây phút kinh hoàng gần với cái chết nhất trong khoảng thời gian một năm ở Việt Nam, ông kể lại một cách thật linh hoạt, chi tiết, hai lần chạm trán với lực lượng cộng sản, hai lần ông đối diện với tử thần.
"Lần thứ nhất, tôi đi tuần với đồng đội. Chúng tôi gặp khoảng bốn mươi quân lính cộng sản, hai bên nã súng vào nhau. Chẳng may, súng trường của tôi lúc đó bị trục trặc. Tôi rất khiếp sợ. Có phải mình sẽ chết? Hôm nay chắc tôi sẽ chết, tôi sẽ chết. Tôi nhớ mình hoảng hốt với ý nghĩ đó. Nhưng may thay, cuộc giao tranh đã chấm dứt sau khoảng hai mươi phút. Tôi thoát chết!"
Dừng một chút để lau những giọt mồ hôi nhễ nhại trên khuôn mặt còn rắn rỏi, ông kể tiếp:
"Lần thứ hai, chúng tôi được cấp trên ra lệnh phục kích một ổ Việt Cộng. Tôi cùng khoảng 30 đồng đội được chỉ thị đi vào đồn cao su, vì cấp lãnh đạo biết đây là con đường mòn mà ban đêm họ thường dùng để di chuyển đi đâu đó. Khi thấy Việt Cộng, chúng tôi xả súng vào họ, và hai bên bắn nhau rất ác liệt. Sau đó căn cứ chúng tôi thắp hỏa châu đầy bầu trời để chúng tôi nhìn thấy rõ bên địch. Địch quân rút chạy. Chúng tôi được lệnh phải rượt theo. Lúc ấy tôi chợt thấy một người lính Việt Cộng bị thương, đang nằm sát một gốc cây."
"Tôi nhớ đã được căn dặn từ ngày đầu tiên vào đến Việt Nam rằng trong lúc giao tranh, nếu thấy lính Việt Cộng, dù họ bị thương, cũng phải bắn cho chết, và phải biết chắc chắn rằng họ đã chết, nếu không chính mình sẽ bị giết hại. Nhưng thú thật lúc đó tôi thiếu kinh nghiệm giết người, nên tôi do dự rồi bắn đại hai phát súng trúng vào anh ta ở đâu đó.
UserPostedImage
'...trước khi tôi lên đường, mẹ tôi may những miếng bùa này vào mũ'
Nhưng người lính Việt Cộng bị thương này, dù chỉ còn cử động được nửa người trên, đã bắn vào đầu tôi. Rất may viên đạn đi qua đầu làm thủng chiếc mũ beret mà không làm tôi vỡ sọ. Sợ quá, tôi bò đến đàng sau những bụi cây để núp, và trốn ở đó cho đến khi đồng đội đến để giải cứu, bằng cách ném lựu đạn và bắn súng máy để giết người lính Việt Cộng đó."
'tôi chỉ là lính đánh thuê'
"Người lính đó với tôi là một anh hùng, anh ta chiến đấu cho đến khi chết, cho đến khi không thể chiến đấu được nữa. Anh ta đã bị thương, bị trúng lựu đạn rồi bị bắn chết bằng súng máy. Khi đến dưới gốc cây, tôi thấy cơ thể rách nát của anh ta đẫm máu, thịt văng tung toé.
Anh ta là một người lính anh hùng. Ngược lại, tôi chẳng phải là một binh sĩ gì thực thụ cả. Tôi sợ hãi, đã rất sợ hãi, khiếp nhược khi đối diện với người lính Việt Cộng đó Ông Paholpolpayahasena
Tôi nhìn vào khẩu súng và thấy anh vẫn còn vài viên đạn trong tay. Điều đó có nghĩa là anh ta là một tay súng thực sự, có thể điều khiển cây súng của mình, với số đạn ít ỏi mà anh có. Tôi đã dùng bài học đó để dạy những người lính trẻ mà tôi đào tạo sau này."
"Anh ta là một người lính anh hùng. Ngược lại, tôi chẳng phải là một binh sĩ gì thực thụ cả. Tôi sợ hãi, đã rất sợ hãi, khiếp nhược khi đối diện với người lính Việt Cộng đó. Tôi chạy đi, không phải chạy, mà là bò đi, và trốn trong bụi cây.
Sau sự việc đó tôi nhận ra mình không phải là một người lính thực sự, tôi không có phẩm giá nào so với người lính đó, người đã chiến đấu để bảo vệ đất nước của mình, để tranh đấu cho điều mà anh ta tin tưởng. Còn tôi thì không, tôi chỉ là một người lính đánh thuê của quân đội Mỹ."
UserPostedImage
Vật lưu niệm từ cuộc chiến cách đây hơn 50 năm
Nói đến đây, ông Paholpolpayahasena cho chúng tôi xem chiếc mũ beret bị bắn thủng, đã hơn 50 năm nay ông vẫn nâng niu, mà ông hãnh diện đội lên đầu. Rồi lật ngửa mũ ra ông lôi từ một cái túi nhỏ, được may sát vào đỉnh mũ, một sấp bùa cũ kỹ, có tấm có hình đức Phật.
"Bùa hộ mệnh của tôi, trước khi tôi lên đường, mẹ tôi may những miếng bùa này vào đấy."
Trả lời câu hỏi ông có tin sấp bùa này đã phù hộ cho mình, ông Paholpolpayahasena gật đầu:
"Có chứ. Tất cả các binh sĩ Thái Lan ai cũng đều đeo trên mình những bùa tương tự như thế."
Về thức ăn Việt Nam, ông nói trước kia ở Long Thành thì mê phở, giờ đây mê thêm món nem nướng.
Năm 1969, khi chính quyền Thái Lan quyết định rút quân khỏi Việt Nam, ông Paholpolpayahasena trở về Thái Lan. Ngày hồi hương ông bỏ lại mọi lo âu và suy nghĩ về chiến tranh, tính việc lấy vợ, xây dựng cuộc đời.
Được hỏi có theo dõi tình hình thời sự Việt Nam từ ngày rời xa đất nước này, ông bảo là không.
Được hỏi sự tham chiến của Thái Lan vào cuộc chiến Việt Nam có giúp 'ngăn chặn sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản' sang Thái Lan, ông đáp:
"Không, hai việc không liên quan, vì cộng sản ở khắp mọi nơi, và việc chủ nghĩa cộng sản có vào được hay không tuỳ theo mỗi chính quyền."
Với câu hỏi suy nghĩ của ông về cuộc chiến Việt Nam cách đây 50 năm có khác bây giờ, ông nói là không thay đổi.
Rồi ông giải thích thêm:
"Trước khi gặp người lính Việt Cộng chiến đấu đến chết ấy, tôi không nghĩ gì về cuộc chiến. Sau lúc đó, cũng như bây giờ, mỗi khi tôi nghĩ về chiến tranh Việt Nam, tôi lại thấy hình ảnh người lính Việt Cộng mà chúng tôi đã giết, đến sự anh hùng của người lính đó.
Bây giờ cuộc chiến đã kết thúc, Việt Nam đang hòa bình, nhưng tôi nghĩ rằng tinh thần Việt Nam vẫn còn đó. Với tinh thần đó, Việt Nam sẽ thịnh vượng hơn Thái Lan."
Bài phỏng vấn và cuộc gặp với cựu thiếu tá Puthinart Paholpolpayahasena do BBC Tiếng Việt và tiếng Thái của World Service cùng thực hiện ở ngoại ô Bangkok. Ông Puthinart Paholpolpayahasena là con trai của thủ tướng Thái Lan, Phraya Paholpolpayahasena.
Theo BBC
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.085 giây.