logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 09/05/2018 lúc 08:39:32(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Nếu không có người nhắc thì chẳng ai còn nhớ Các Mác sinh ngày nào, năm nay là năm thứ bao nhiêu kể từ khi ông sinh ra. Đến khi xuất hiện các bài phát biểu của mấy nhà tuyên giáo nhân kỷ niệm 200 năm ngày sinh của Các Mác thì người ta mới biết đến. Cũng phải thôi, nếu mấy nhà tuyên giáo này mà còn không nhớ nữa thì các ông biết chuyển sang nghề gì.
Để giữ cái nghề của mình, các ông bất chấp thực tế, bất chấp lý luận để ca ngợi Mác và cái chủ nghĩa Mác đưa ra bằng những ngôn từ tốt đẹp nhất, tưởng như kho từ vựng Tiếng Việt không đủ để diễn tả. Nào là “bộ óc kiệt xuất”, “Học thuyết của Mác là công cụ vạn năng để giải cứu thế giới”, “Tư tưởng của Mác là một nguồn động lực vô biên để động viên, thúc đẩy phong trào cách mạng trên thế giới”, "Những giá trị của chủ nghĩa Mác là không thể xuyên tạc". Thâm chí tư tưởng của Mác còn soi rọi đến cả... cách mạng công nghiệp 4.0, làm cho nhiều người được phen cười nghiêng ngả.
(Trích phát biểu của ông Nguyễn Xuân Thắng, Tạ Ngọc Tấn, chủ tịch và phó chủ tịch Hội đồng lý luận trung ương).
Vậy Mác đã cống hiến cho loài người những gì? Trước hết cũng nên thừa nhận học thuyết của ông có những luận điểm chấp nhận được về thế giới quan, trong đó có những luận điểm ông thừa hưởng từ Hêghen, Phơ bách. Hoặc ông đưa ra một nguyên lý đúng mang tính đúc kết cao là “quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất”. Tuy nhiên, ông có những luận thuyết chết người cộng thêm với sự vận dụng và phát triển tùy tiện của những nhà mác xít ở các nước cộng sản đã gậy ra tác hại rất lớn ở khu vực chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác. Ở đây xin đề cập hai luận thuyết đấu tranh giai cấp và giá trị thặng dư.
Trong học thuyết giá trị thặng dư, Mác đã đánh tráo khái niệm, lập lờ đánh lận lao động của nhà tư bản thành bóc lột lao động của công nhân, làm cho người ta tưởng bị bóc lột thật nên cần phải dùng bạo lực để cướp lại. Mác cổ vũ cho sự cướp bóc này, gọi hành động này là “tước đoạt của kẻ tước đoạt”.
Từ nhận xét “Lịch sử tất cả các xã hội tồn tại từ trước đến ngày nay chỉ là lịch sử đấu tranh giai cấp”, Mác đưa ra luận điểm “đấu tranh giai cấp là động lực thúc đẩy sự vận động và phát triển của xã hội”
Học thuyết về giá trị thặng dư và đấu tranh giai cấp là hai luận thuyết mà sự ảnh hưởng của nó sâu đậm nhất đối với các quốc gia đi theo chủ nghĩa cộng sản, gây nên bao nhiêu tai ương ở các quốc gia này.
Chủ nghĩa Mác đã từng ảnh hưởng và làm thay đổi chế độ chính trị khoảng 1/3 thế giới. Tuy nhiên, chủ nghĩa Mác “soi rọi” đến đâu thì ở đó có bạo lực và thanh trừng đẫm máu trong nội bộ. Tất nhiên, những cuộc chiến tranh trên thế giới không chỉ sinh ra từ luận điểm đấu tranh giai cấp. Có tài liệu ước tính, nạn nhân của những cuộc tàn sát ở riêng 3 quốc gia: Liên Xô, Trung Quốc, Campuchia lên tới 70 triệu người. Không chỉ là nội chiến hay thanh trừng nội bộ mà còn có cả chiến tranh giữa các nước XHCN với nhau.
Chủ nghĩa Mác “soi rọi” đến đâu thì kinh tế ở đó tụt hậu, sản xuất không phát triển được vì động lực thúc đẩy sản xuất bị triệt tiêu bởi chính sách làm ăn chung, triệt tiêu kinh tế tư bản tư doanh, công hữu hóa tư liệu sản xuất. Nhiều quốc gia lâm vào cảnh đói kém, nhất là các quốc gia châu Á như Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên. Theo Wikipedia, giai đoạn 1958 - 1962 Trung Quốc có khoảng 15 đến 45 triệu người chết đói. Nạn đói ở Bắc Triều Tiên trong thập niên 1990 đã làm chết khoảng 240.000 tới 3.500.000 người mà đỉnh cao là năm 1997.
Ngoài bạo lực chuyên chính vô sản, kinh tế tụt hậu, việc áp dụng chủ nghĩa Mác còn bộc lộ ra rất nhiều điều bất ổn trong tất cả các mặt của đời sống xã hội.
May thay, chủ nghĩa Mác những tưởng sẽ thắng thế ở phần còn lại của thế giới thì cuối thập niên 80, đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, bỗng dưng đồng loạt sụp đổ, từ Liên Xô, “thành trì của cách mạng thế giới” đến Đông Âu, Mông Cổ. Sự sụp đổ này không phải là ngẫu nhiên mà là do mâu thuẫn nội tại trong lòng các nước đi theo chủ nghĩa Mác bùng nổ. Ngày nay chỉ còn 3 đứa con đơn độc của chủ nghĩa Mác là Trung Quốc, Việt Nam và Cu Ba (Triều Tiên trong tình trạng không rõ ràng). Tất cả các quốc gia đã thoát ra khỏi chủ nghĩa Mác không có gì phải nuối tiếc nếu không nói là vẫn còn kinh hoàng. Chủ nghĩa Mác đã kéo nhân loại chậm lại, có lẽ không dưới một trăm năm hoặc hơn, nếu tính đến cả những ảnh hưởng lâu dài của nó.
Sự sụp đổ của hệ thống XHCN vào thập niên cuối của thế kỷ trước là quá ngoạn mục. Sự phá sản của chủ nghĩa Mác là một thực tế trông thấy.
Chủ nghĩa Mác soi rọi đến đâu thì lụi tàn đến đấy. Đó là một sự thật. Sự sụp đổ của hệ thống XHCN cũng là một sự thật. Thế nhưng, các nhà tuyên giáo ở Việt Nam cố tình không nhìn thấy. Chủ nghĩa Mác là một sai lầm tạm thời của nhân loại, nó đã chết ở quê hương Các Mác, chết ở châu lục mà Mác sinh ra nhưng ở một đất nước nghèo đói xa lạ, người ta cố thổi hồn vào nó, hà hơi cho nó những mong nó sống lại. Đó là một điều không tưởng. Chết rồi mà vẫn sống mãi, vẫn thúc đẩy được phong trào cách mạng thế giới, vẫn là chìa khóa vạn năng để giải cứu thế giới và còn đòi soi rọi đến cả... cách mạng 4.0. Thật là không còn sự khôi hài nào hơn.
Dám chắc, chẳng còn ai tin vào chủ nghĩa Mác, kể cả những người đang cổ súy cho nó, lấy đó làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động. Gần 90 năm đi cùng nó, tuyên truyền, cổ vũ cho nó, từng thất bại ê chề vì nó, chẳng lẽ giờ lại đột nhiên từ bỏ, hóa ra công nhận mình đã từng sai? Đây là tâm lý bảo thủ cố hữu của người cộng sản. Ngoài ra, người ta cố giữ lấy nó còn để làm bình phong lừa mị dân, để kéo dài sự độc quyền thống trị chứ không chịu chia sẻ quyền lãnh đạo đất nước cho người khác, còn đất nước ra sao, đi về đâu thì không cần biết.
Theo Blog Nguyễn Tường Thuỵ
song  
#2 Đã gửi : 09/05/2018 lúc 08:43:34(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Lý luận kinh tế của Marx

UserPostedImage
Tranh cổ động có hình Marx, Engels và Lenin tại Việt Nam. AFP

Thiên tài ngụy biện
Nguyên Lam: Nguyên Lam xin kính chào ông Nguyễn-Xuân Nghĩa, chuyên gia tư vấn kinh tế của Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do. Thưa ông, trong tuần qua, Chính quyền Trung Quốc và Việt Nam có sinh hoạt kỷ niệm 200 năm ngày sinh của Karl Marx. Mỗi quốc gia có thể có một lý do tổ chức lễ kỷ niệm này, nhưng việc Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc tham dự lễ kỷ niệm trong Nhân Dân Đại Sảnh tại Bắc Kinh và long trọng đề cao cuộc đời cùng tư tưởng của Marx như một di sản thần thánh dẫn đến sự thịnh vượng của Trung Quốc ngày nay cũng làm nhiều người ngạc nhiên. Vì vậy, kỳ này, Nguyên Lam xin đề nghị ông phân tích riêng về lý luận kinh tế của Marx.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Trong cả chục nhà tư tưởng Âu Châu vào thế kỷ 19 và 20 về xã hội chủ nghĩa, chỉ Marx có chủ thuyết được coi là lý luận chính thống của các đảng phái chính trị tự xưng là đại diện của giai cấp công nhân thợ thuyền. Y như Mao Trạch Đông, cuộc sống thật của Marx không được như Tập Cận Bình đề cao chỉ vì nhu cầu củng cố vai trò của đảng Cộng sản Trung Hoa. Ai tin việc tuyên truyền ấy thì ráng chịu. Nhưng quả thật là chúng ta nên nhìn ra huyền thoại - là chuyện không có thật mà cứ được loan truyền - về lý luận kinh tế của Marx, mà điều này thật ra không
dễ vì ông ta là một thiên tài về nghệ thuật ngụy biện.
- Trong cả trăm năm, giới nghiên cứu lịch sử vẫn đánh giá cao thiên tài của Marx vì là tác giả của tài liệu tuyên truyền đầy lý tưởng là bản Tuyên ngôn Cộng sản, viết cùng Fredrich Engels và xuất hiện năm 1848, sau đó là các tài liệu vô cùng khó hiểu cho người thường, nhất là bộ “Tư Bản Luận” hay “Das Kapital, viết từ năm 1867 tới khi chết vào năm 1883, cũng do Engels sao nhuận và xuất bản.
- Những kẻ nông dại tin vào bản Tuyên ngôn thì cho rằng tài liệu ấy được hỗ trợ bởi một pho sách mà chỉ có giới bác học mới hiểu. Vì vậy, tôi thiển nghĩ Marx là một thiên tài ngụy biện và nếu không có Lenin sử dụng một số ý kiến của ông để cướp chính quyền và xây dựng xã hội chủ nghĩa thì Marx cũng chỉ là một nhà tư tưởng lỗi thời trong buổi bình minh của tư bản chủ nghĩa mà thôi.
Trình tự của lý luận
Nguyên Lam: Ta sẽ khởi đi từ đó và xin đề nghị ông chầm chậm trình bày cho thính giả của chúng ta hiểu ra trình tự hay diễn tiến về lý luận kinh tế của Marx.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Quả thật là ta phải đi chầm chậm vì không dễ hiểu đâu! Tinh hoa của Marx là đưa ra sự tiên đoán về sự chuyển hóa của xã hội con người lồng trong việc phê phán tư bản chủ nghĩa mới phôi thai vào thời đại của ông. Sau này nhìn lại thì các tiên đoán ấy đều sai mà việc phê phán tư bản chủ nghĩa lại thiếu cơ sở khoa học, là chuyện chúng ta sẽ nói tới. Những tiên đoán của Marx đều sai khi ông còn sống với sự ra đời của Đệ nhất rồi Đệ nhị Quốc tế, thành thử
- Chủ nghĩa Mác-xít có mấy phiên bản mâu thuẫn và đối nghịch cho tới khi Chủ nghĩa Mác-Lênin ra đời với Đệ tam Quốc tế và Đệ nhất Thế chiến. Sau đó là một vụ tàn sát kéo dài cũng vì nhân danh Karl Marx. Vì sao tư tưởng Marx lại bị nhiều lần xét lại như vậy thì cả Staline tại Liên Xô, Mao Trạch Đông hay các nhà lý luận cò con của xứ khác cũng chẳng giải thích được sau khi giết nhau như ngóe! Ngày nay, Tập Cận Bình cũng chỉ ngoa ngụy nói láo mà thôi! Bây giờ, ta sẽ đi vào phần nhức đầu hơn nữa là lý luận kinh tế của Marx.
Nguyên Lam: Ông mới chỉ nhắc lại vài chi tiết về bối cảnh đó, nhiều người đã giật mình! Nguyên Lam xin đề nghị ông khai triển tiếp các khía cạnh kinh tế.
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Khi còn trẻ và học các nhà tư tưởng đi trước, Marx đã muốn đưa ra một triết lý về lịch sử, theo đó các xã hội của con người sẽ tiến hóa theo một xu hướng tất yếu. Đó là phần tiên đoán lý tưởng mà non dại của Marx, nhưng sau này được hệ thống hóa thành “duy vật sử quan”, quan điểm duy vật về lịch sử. Sau đó, Marx mới học hỏi thêm về kinh tế và xã hội để lồng vào lý luận có vẻ tiên tri của mình một số hiểu biết lõm bõm về khoa học đầy chất “duy lý” vì tưởng lý trí sẽ giải quyết được mọi bài toán của nhân sinh.
- Nói nôm na dễ hiểu thì xã hội con người tất nhiên tiến hóa theo những định luật lịch sử và vì tư bản chủ nghĩa đã thay thế chế độ nô lệ và phong kiến nên tất yếu sẽ bị thay thế bởi chế độ xã hội chủ nghĩa để tiến lên cộng sản chủ nghĩa. Cốt tủy của Marx là hợp nhất một phê phán luân lý, rằng tư bản chủ nghĩa là sự bóc lột, với chuỗi lập luận có vẻ khoa học về sự bóc lột đó, cho nên tất yếu dẫn tư bản chủ nghĩa tới khủng hoảng và đào thải. Nhưng dưới vẻ khoa học, lý luận kinh tế của Marx là chuỗi ngụy biện!
Nguyên Lam: Vì biết đề tài kỳ này khó hiểu, Nguyên Lam sợ là nhiều thính giả vẫn muốn ông giải thích thêm về lý luận kinh tế đó của Karl Marx.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Thứ nhất, Marx vẽ ra lý luận nhập môn về “giá trị lao động”, theo đó trị giá của mọi loại hàng hóa là bằng với lượng lao động bình quân để sản xuất ra món hàng đó. Bước thứ hai là lý thuyết về “tiền lương”, vì Marx cho rằng tư bản chủ nghĩa dựa trên quyền tư hữu về phương tiện sản xuất nên giới tư bản mua dùng lao động vận hành các phương tiện sản xuất kia và bóc lột người lao động bằng lương rẻ. Bước thứ ba là lý luận về “giá trị thặng dư”, sự sáng tạo hàm hồ nhất của Marx. Vì ông ta cho giá trị của hàng hóa là bằng với lượng lao động được mua với tiền lương, thì giới tư bản chỉ cần trả lương thấp hay bắt thợ thuyền phải lao động nhiều hơn là sẽ có thêm lợi nhuận.
- Ra cái vẻ khoa học, Marx còn viết ra công thức về lợi nhuận của tư bản như một phân số: lợi nhuận là tử số ở trên, bên dưới mẫu số gồm có tư bản cố định tức là đất đai và máy móc, và tư bản biến thiên là sức lao động, xin nói tắt là LN/ C+V. Qua nhiều đoạn chứng minh, Marx quy định rằng tư bản biến thiên, hay sức lao động, luôn luôn bằng với lợi nhuận. Từ đấy bèn kết luận rằng giá trị thặng dư hay tỷ lệ bóc lột là 100%. Sự thật không phải vậy nhưng mấy ai chịu khó đọc và tìm ra sự hàm hồ đó?
Bần cùng hóa
Nguyên Lam: Trở lại quy tắc đạo lý về nạn bóc lột và sự tiêu vong tất yếu của tư bản chủ nghĩa thì thưa ông, Karl Marx và những người theo chủ nghĩa Mác giải thích ra sao?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Marx đã hàm hồ, người Mác-xít lại khéo ngụy biện nên có nhiều cách giải thích khác nhau! Lý luận đơn giản nhất là sự bần cùng hóa.
- Vì giới tư bản hay giai cấp tư sản làm chủ các phương tiện sản xuất như đất đai máy móc nên họ ra sức bóc lột sức lao động của công nhân khiến thành phần này bị bần cùng, trở thành vô sản, ngày càng đông và có ý thức giai cấp cao hơn, trước bọn bóc lột giàu có hơn mà sẽ là thiểu số. Vì vậy, cách mạng tất yếu bùng nổ để đa số lập ra một chế độ công bằng hơn cho mọi người. Thực tế thì điều ấy chỉ xảy ra và đã xảy ra trong các nước xưng danh cộng sản hay xã hội chủ nghĩa khi nền chuyên chính vô sản mà Marx nói tới lại là ách chuyên chính trên đầu giai cấp vô sản. Chúng ta đang thấy điều đó tại Cuba hay Venezuela và ngay tại Việt Nam.
- Một cách giải thích tinh vi hơn của những người tự xưng là Mác-xít dựa trên công thức ngoa ngụy của Marx về “giá trị thặng dư” hay lợi nhuận. Vì lợi nhuận dựa trên sức lao động cộng với các phương tiện sản xuất cố định, khi các phương tiện nảy giảm mà sức lao động tăng thì lợi nhuận tất nhiên sẽ giảm và tư bản chủ nghĩa sẽ nghèo đi và bị khủng hoảng rồi sụp đổ. Thời Marx, nhiều người tưởng vậy và khai triển lý luận vừa đạo lý vừa khoa học mà hàm hồ của ông về “giá trị thặng dư” để tiên báo sự sụp đổ tất yếu của tư bản chủ nghĩa và sự ra đời cũng tất nhiên của xã hội chủ nghĩa.
- Thành thử, nếu nói cho gọn thì lý luận kinh tế của Marx là sự nông cạn dễ hiểu vào thời đại của ông. Nhưng trên cơ sở của tư tưởng cao đẹp về việc giải phóng con người, ông cũng biện minh cho tội ác. Người ca ngợi Marx là thiếu hiếu biết về kinh tế học, hoặc tệ hơn vậy, là chạy tội cho kẻ sát nhân. Marx chỉ khoác vai đấng cứu thế và chẳng giết ai nhưng chủ nghĩa Mác-Lênin và chế độ cộng sản đã làm cả trăm triệu người chết.
Ảo tưởng
Nguyên Lam: Nhưng thưa ông, vì sao một tư tưởng cao đẹp với các lập luận kinh tế đáng ngờ của Karl Marx lại có thể là biến cố lớn trong thế kỷ 20 và giờ này còn được một số người ngợi ca?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Có thể chỉ vì giới trí thức lười suy nghĩ và hơi hèn! Họ lười nghĩ vì tin vào những tiên đoán của Marx và còn muốn đón đầu lịch sử nên trở thành công cụ của tội ác rồi cúi đầu chấp nhận, nay còn lải nhải về Marx như kẻ ghiền ma túy.
- Đầu tiên là Engels khi gây ảo tưởng về tương lai tất yếu của nhân loại qua nhiều tiểu luận của ông, nhất là tác phẩm “Chống Duhring” xuất bản năm 1876, khi đã manh nha các tư tưởng xã hội chủ nghĩa có tính chất cải lương thay vì cách mạng tại Đức. Engels đơn giản hóa nhằm quảng bá tư tưởng có vẻ tiên tri của Marx về một chủ thuyết hành động hợp với quy luật lịch sử cho quần chúng chạy theo.
- Sau đó, Lenin mới là một trí thức siêu đẳng đã đi vào hành động để dùng tư tưởng Marx làm công cụ cách mạng qua nhiều tác phẩm của ông. Để nguyên thì tư tưởng Marx đã bị đào thải, là chuyện có thể hiểu được. Nhưng Lenin khai triển, loại bỏ và đảo ngược nhiều lý luận của Marx để xây dựng một đội ngũ chuyên nghiệp về cướp chính quyền và thiết lập nền chuyên chính với độc quyền chân lý của đảng và nhà nước theo nguyên tắc dân chủ tập trung đang thấy tại Bắc Kinh. Vì vậy, cách mạng vô sản không xảy ra tại Đức như Marx tiên đoán mà tại Nga nhờ Lenin. Chủ nghĩa Mác-Lênin ra đời mới dọn đường cho các bạo chúa như Stalin hay Mao Trạch Đông và nhiều kẻ hiếu sát sau này.
Nguyên Lam: Chúng ta không còn nhiều thời gian nên Nguyên Lam xin ông cho một kết luận ngắn gọn.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Karl Marx rậm râu sâu mắt chỉ là mụ đỡ cho một lũ sát nhân khiến cả trăm triệu người thiệt mạng trong thế kỷ 20 vì chủ nghĩa cộng sản. Qua thế kỷ 21 mà còn ngợi ca Marx thì chỉ có những kẻ mê tín hoặc các chế độ độc tài muốn dựng xác chết để bảo vệ hệ thống bóc lột đã bị chính Marx đả kích. Hèn gì, vào lúc cuối đời, Marx nói rằng ông không là người Mác-xít!
Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do cùng Nguyên Lam xin cảm tạ kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa về bài phân tích đầy vẻ châm biếm kỳ này.
Theo RFA
song  
#3 Đã gửi : 10/05/2018 lúc 08:23:32(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Karl Marx, ông tổ cộng sản và những nghịch lý sau 200 năm

UserPostedImage
Chụp hình với cờ búa liềm trước tượng Karl Marx do Trung Quốc tặng cho thành phố Trier, Đức ngày 05/05/2018. REUTERS/Wolfgang Rattay

Karx Marx, tác giả cuốn « Tư bản luận », thường được mệnh danh là ông tổ cộng sản, ra đời cách đây đúng hai trăm năm, vào ngày 05/05/1818. Phẫn nộ trước những người vẫn đang ngưỡng mộ lý thuyết gia cộng sản, tác giả Nicolas Lecaussin trong bài « Karl Marx ? Tôi đã biết quá rõ ! » trên Le Figaro nhận định rằng các tư tưởng của Marx đã bị thực tế phủ nhận.
Là người gốc Rumani, tên thật là Bogdan Calinescu, tác giả bài viết trong thời thơ ấu đã từng sống dưới chế độ độc tài của Ceausescu, cha của ông là một nhà trí thức đối lập. Hiện nay Lecaussin lãnh đạo một think tank tự do : Viện nghiên cứu kinh tế và thuế khóa (IREF) và đã xuất bản nhiều tác phẩm tại Pháp, trong đó có « Chí nguy, bọn chúng muốn tiêu diệt chủ nghĩa tư bản », và « Nỗi ám ảnh chống chủ nghĩa tự do ở Pháp ».
Chủ nghĩa Mác-Lênin là mầm mống của những thảm họa
Nicolas Lecaussin kể lại :
Tôi còn nhớ rất rõ những buổi học về chủ nghĩa xã hội khoa học tại Rumani (cũng như tại các nước « anh em » khác). Chúng tôi bị buộc phải học môn này ở trường trung học và cả khi lên đại học. Quy trình này nằm trong chương trình học chính trị, góp phần tẩy não sinh viên học sinh. Họ dạy cho chúng tôi về chủ thuyết Mác-Lênin.
Vào thời đó, tôi không hề biết rằng tất cả những thứ vô nghĩa như chủ nghĩa duy vật lịch sử, đấu tranh giai cấp, chuyên chính vô sản hay « chủ nghĩa tư bản giãy chết »; tuy đã khiến cho nhiều dân tộc đã phải sống trong cảnh khốn khổ và « đần độn hóa » toàn bộ, lại chinh phục được nhiều trí thức phương Tây.
Cần nói cụ thể là những điều ngu xuẩn mà chúng tôi phải học nhiều lần trong tuần, rõ ràng là từ chủ nghĩa Mác-Lênin, được áp dụng rập khuôn tại nước Rumani cộng sản. Bởi vì ngược với điều mà những người còn nuối tiếc chủ nghĩa cộng sản khẳng định sau khi khối xã hội chủ nghĩa sụp đổ năm 1989, tình trạng bi thảm và những vụ thảm sát do người cộng sản gây ra không phải là do những tư tưởng sai lệch. Chính lý thuyết Mác-Lênin là mầm mống cho những thảm họa của nền kinh tế kế hoạch, và độc tài cộng sản.
Hơn nữa, khi ra khỏi các bài giảng về chủ nghĩa xã hội khoa học, tôi có thể nhận ra rất rõ những thành công cụ thể của chủ thuyết này : nạn nghèo đói, thiếu thốn hàng hóa, sự độc tài, đàn áp, vân vân. Xã hội cộng sản đã chứng minh thất bại của chủ nghĩa mác-xít, và Marx đã hoàn toàn sai lầm. Khi áp đặt việc hủy bỏ sở hữu tư nhân và buộc cá nhân phải tan biến trong tập thể, Marx đã đặt ra những nền tảng cho chủ nghĩa toàn trị hiện đại.
Tác giả của « Tuyên ngôn Đảng Cộng Sản » không che giấu sự ngưỡng mộ khủng bố, và cho rằng việc xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa và con người mới cần phải được áp đặt bằng vũ lực. « Nhờ » chống lại chủ nghĩa tư bản, nạn bần cùng hóa trở thành phổ biến. Marx, con người chưa bao giờ bước vào một nhà máy lại muốn xóa bỏ giai cấp. Độc tài cộng sản được nghiêm chỉnh tuân theo, qua việc « diệt chủng giai cấp » : lưu đày các nông dân khá giả (kulak), giới trí thức, tu sĩ và tất cả « kẻ thù giai cấp » khác.
Giai cấp thống trị mới
Do thực thi chủ nghĩa mác-xít, tuy không còn giai cấp tại Rumani, nhưng Lecaussin lại thấy hình thành nên một giai cấp mới. Đó là giới quan lại đỏ thống trị, đặc quyền đặc lợi. Họ được vào những cửa hàng mà dân đen bị cấm đoán, có được căng-tin riêng ở trụ sở Đảng. Chuyên chính vô sản đã chuyển đổi thành độc tài đảng trị và quan chức chuyên quyền.
Việc hình sự hóa chủ nghĩa mác-xít đã được chứng tỏ tại tất cả châu lục, ở những nơi mà chủ thuyết này được áp dụng, vì chỉ có độc tài mới có thể thực hiện được. Hàng mấy chục triệu người đã chết do chủ nghĩa cộng sản, họ là nạn nhân của giải pháp cực đoan mà Marx đã thẳng thừng đề ra.
Chưa hết. Theo Lecaussin, cần phải đọc những tác phẩm của Karl Marx. Ông tổ cộng sản còn muốn trừ khử « những bộ tộc đang hấp hối như người di-gan, người Korinthos (ở Hy Lạp), người Dalmatia (ở Croatia), vân vân ». Engels đòi hỏi tiêu diệt người Hungary. Tính thượng đẳng của người da trắng đối với Marx là một sự thật « mang tính khoa học ».
Nhà kinh tế người Áo Ludwig Von Mises nhận diện mười biện pháp khẩn cấp do Marx đề ra trong « Tuyên ngôn Đảng Cộng Sản » cũng nằm trong chương trình hành động của Hitler. Ông viết năm 1944 : « Tám trên mười điểm này đã được bọn quốc xã thực hiện, với mức độ triệt để mà Marx đã rao giảng ».
Chủ nghĩa tư bản vẫn chưa thấy « giãy chết »
Tuy vậy, may thay, từ sau khi « Tuyên ngôn Đảng Cộng Sản » và « Tư bản luận » được xuất bản, lịch sử đã tiến triển theo hướng khác hẳn lời « tiên tri » của Karl Marx. Chủ nghĩa tư bản không hề « giãy chết », và kinh tế thị trường là nền kinh tế duy nhất hoạt động tốt, là chế độ duy nhất đã giải phóng và làm giàu cho « giai cấp vô sản ».
Tác giả Nicolas Lecaussin kết luận : Nếu Marx là người chính trực, thì đã nhận ra được điều đó ngay từ hồi ông còn sống. Từ năm 1818 khi Karl Marx được sinh ra, cho đến năm 1883 khi ông qua đời, lương công nhân đã tăng gấp đôi, và tổng sản phẩm nội địa tính trên đầu người tại Anh quốc tăng gấp ba !
Ngày nay, tài sản trung bình của một người dân ở Rheinland (Marx sinh ra ở Trier, tức Trèves theo tiếng Pháp) cao gấp 20 lần so với năm 1818, tuy đã trải qua hai cuộc đại chiến ! Đó là nhờ chủ nghĩa tư bản.
Theo Nicolas Lecaussin, Karl Marx đã hoàn toàn sai lầm. Tất cả những gì mà chủ thuyết của ông để lại, ở những nơi nó được áp dụng, là những trận địa hoang tàn và những xác chết.
Nhà văn Guy Sorman trên Le Point cho rằng sai lầm lớn nhất của Karl Marx là không hình dung ra được chủ nghĩa tư bản sẽ sản sinh ra một tầng lớp trung lưu rộng lớn – không bóc lột ai, cũng không bị bóc lột. Giai cấp trung lưu này chiếm đến 90% dân số, nếu tính tổng cộng các nền kinh tế phát triển, khiến hai thái cực còn lại trở thành thiểu số.
Những nhân vật hậu mác-xít như Lênin cố gắng mở rộng khái niệm đấu tranh giai cấp ở tầm mức toàn cầu, giữa các quốc gia bóc lột và các nước thuộc địa. Tuy nhiên theo Guy Sorman, lý thuyết này đã bị thực tế bác bỏ, vì các nước cựu thuộc địa, thông qua trao đổi quốc tế và phát triển tư bản của chính họ, lại phát sinh giai cấp trung lưu. Chính ở các Nhà nước tự nhận là cộng sản như Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Triều Tiên, Cuba, mà giới quan chức đảng đã bóc lột và đàn áp nhân dân của mình.
Marx sau 200 năm vẫn gây tranh cãi
Tại Đức, quê hương của Karl Marx, các hoạt động kỷ niệm 200 năm ngày sinh của ông diễn ra trong không khí bất đồng. Ở thành phố Trier (Trèves theo tiếng Pháp) nơi nhà triết học sinh ra, bức tượng Marx cao 5,5 mét do Trung Quốc tặng càng gây thêm bất mãn tại một đất nước từng bị chia đôi trong nhiều thập niên, và nạn đàn áp tại Đông Đức cộng sản vẫn còn để lại dấu ấn.
AFP mô tả trong ngày kỷ niệm chính thức 5/5, rất nhiều cuộc biểu tình đã diễn ra. Liên minh các nhóm nạn nhân của độc tài cộng sản phản đối việc dựng tượng, đảng cực hữu AfD – mà thành công lớn trong cuộc bầu cử Quốc Hội mới đây chủ yếu nhờ lá phiếu cử tri Đông Đức cũ – hô hào : « Đừng quên các nạn nhân của cộng sản. Hãy lật đổ tượng Marx ! ». Ngược lại, đảng Cộng Sản Đức và cánh tả xuống đường ủng hộ Marx, kêu gọi « Vô sản toàn thế giới đoàn kết lại ! »
Còn tại Trung Quốc, đất nước mang danh là cộng sản lớn nhất thế giới với 89 triệu đảng viên, chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố « Trung Quốc tiếp tục giương cao ngọn cờ mác-xít ». Ông Tập khuyến khích các đảng viên tập thói quen đọc sách của tác giả cuốn « Tuyên ngôn Đảng Cộng Sản ».
Hãng tin Pháp ghi nhận thêm một nghịch lý : sau khi Mao Trạch Đông qua đời năm 1976, Trung Quốc đã quay lưng với tư tưởng mao-ít, chạy theo kinh tế thị trường và nay đã trở thành nền kinh tế thứ nhì thế giới. Trung Quốc hiện có ít nhất 370 tỉ phú đô la, chỉ đứng sau Hoa Kỳ, và bất bình đẳng ngày đào sâu giữa lớp người giàu có thành thị và « giai cấp » nông dân, thay vì một xã hội không giai cấp như Marx dự đoán.

Một số khái niệm tiêu biểu
« Một đặc thù của các tác phẩm Karl Marx là có thể giải thích trong năm phút, năm giờ, năm năm, hay trong nửa thế kỷ ». Chuyên gia người Pháp về chủ nghĩa mác-xít, Raymond Aron đã nhận xét như thế.
Hãng tin Pháp AFP tóm lược một số khái niệm đặc trưng nhất của tư tưởng gia người Đức :
Đấu tranh giai cấp
Theo tác phẩm « Tuyên ngôn Đảng Cộng Sản »: « Lịch sử của tất cả xã hội cho đến nay chỉ là lịch sử đấu tranh giai cấp ».
Đối với Marx, ở mọi nơi và mọi lúc, đều có sự đối kháng giữa người lao động và những ai nắm trong tay tư bản và/hoặc phương tiện sản xuất.
Sự bất bình đẳng này đương nhiên dẫn đến xung đột được gọi là « giai cấp » vốn là động cơ mang tính tích cực của Lịch sử. Trong xã hội tư bản, giai cấp vô sản luôn tìm cách xóa bỏ tình trạng này bằng cách làm cách mạng để thiết lập một xã hội bình đẳng.
Chuyên chính vô sản
Chỉ đến năm 1850, Marx mới kết hợp hai từ này, vốn đã từng được nêu ra dưới các dạng khác từ cuộc Cách mạng Pháp.
Chuyên chính vô sản được thực hiện giai đoạn quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản. Giữa hai thời kỳ đó là chủ nghĩa xã hội, Nhà nước tạm được duy trì. Giai cấp vô sản nắm lấy chính quyền và sử dụng để làm giảm đi sức mạnh của giai cấp tư sản.
« Chuyên chính vô sản » do phe bôn-sê-vích tuyên bố năm 1918 là trung tâm quyền lực của Lênin. Lý thuyết này được sử dụng để biện minh cho độc tài mác-xít lê-nin-nít, bắt đầu từ Cách mạng Tháng Mười.
Chủ nghĩa cộng sản
Karl Marx là đồng tác giả « Tuyên ngôn Đảng Cộng Sản » với Friedrich Engels, xuất bản năm 1848. Tác phẩm này chỉ trở nên nổi tiếng kể từ năm 1872, và cuối cùng đến thế kỷ 20 đã trở nên thống trị ở Đông Âu.
Marx cho rằng sau chiến thắng của giai cấp vô sản, một xã hội bình đẳng sẽ xuất hiện. Trong chủ nghĩa cộng sản, không còn sở hữu tư nhân, không giai cấp và không Nhà nước, trong đó con người được tự do phát triển. Nhưng trên thực tế, việc xóa bỏ sở hữu tư nhân đã dẫn đến cái chết của hàng triệu người, đặc biệt trong thời gian cưỡng bức đi lên hợp tác hóa dưới thời Stalin ở Liên Xô, và thời Mao Trạch Đông ở Trung Quốc.
Quốc tế cộng sản
« Vô sản toàn thế giới, đoàn kết lại ! », câu kết nổi tiếng của « Tuyên ngôn Đảng Cộng Sản » đặt nền móng cho cơ cấu chính trị đầu tiên vượt qua biên giới các quốc gia. Câu này trở thành khẩu hiệu của Liên Xô, và vang vọng trong nhiều thập niên, gắn kết số phận của những nước xa xôi về mặt địa lý như Việt Nam, Cuba, hay trong khuynh hướng mác-xít của những nhóm khác nhau như FARC ở Colombia, đảng Lao Động Kurdistan (PKK)…
Thuốc phiện của nhân dân
Marx coi tôn giáo là phương tiện giúp cho những người bị bóc lột quên đi thân phận của mình, có thể được kẻ mạnh lợi dụng. Khái niệm này bị cực đoan hóa tại Liên Xô và các nước cộng sản khác : tu sĩ bị sát hại, tín đồ bị lưu đày, nơi thờ tự bị tàn phá…
Theo RFI
song  
#4 Đã gửi : 10/05/2018 lúc 08:30:46(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Việt Nam vận dụng chủ nghĩa Marx

UserPostedImage
Các sự kiện sinh nhật của Karl Marx thu hút các cuộc biểu tình ở Đức. AFP

"Mồ cha không lậy, đi lậy tổ mối"

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai - Giám đốc Trung tâm Minh Triết đánh giá, việc Việt Nam tổ chức kỷ niệm 200 năm ngày sinh Karl Marx - một nhà tư tưởng là điều bình thường, có tính văn hóa, nhưng lại thể hiện tư duy "mồ cha không lậy, đi lậy tổ mối".
Ông Nguyễn Khắc Mai nói rõ thêm, năm 2017 là dịp kỷ niệm 110 năm phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục - một phong trào được nhìn nhận là tiến bộ về tư tưởng, là cuộc "quốc gia khởi nghiệp" đầu tiên của Việt Nam đầu thế kỷ 20, nhưng Chính quyền Việt Nam không tổ chức kỷ niệm.

Điều này có thể được lý giải rằng, bởi vì Đảng Cộng sản và chính quyền hiện nay đi theo chủ thuyết của Karl Marx, không đi theo đường hướng tư tưởng của Đông Kinh Nghĩa Thục, do vậy, họ "nhất bên trọng, nhất bên khinh" đối với 2 dịp kỷ niệm như vậy.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Khắc Mai đặt nghi vấn rằng, Việt Nam có thực sự đi theo những giá trị tư tưởng của Marx hay không.
"Thế còn anh coi ông ta (Marx) là ông tổ sư của mình, rồi coi là người dẫn đường cho tới hôm nay, rồi anh nói là nó (chủ nghĩa Marx) hợp thời đại, là kim chỉ nam, v.v... Đấy là quyền của anh thôi, anh nghĩ thế nào, anh nói như thế thôi. Nhưng có là sự thật hay không, có đúng hay không, có lừa dối hay không, có đánh tráo khái niệm hay không, lại là vấn đề khác."
Marx phủ nhận chính Marx
Ông Nguyễn Khắc Mai cho rằng, Marx có 3 nhân cách khác nhau chia theo lứa tuổi: Marx thời trẻ, Marx thời trung niên và Marx khi đã già. Chủ nghĩa Cộng sản được Marx sinh ra ở lứa tuổi trung niên với hàng loạt tác phẩm như Tư bản luận, Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, …
Theo Tiến sỹ Nguyễn Văn Vịnh - nhà nghiên cứu triết học, có hai điểm nổi bật của Chủ nghĩa Marx là tư duy biện chứng và đấu tranh giai cấp. Trong đó, tư duy biện chứng là sản phẩm của lịch sử triết học và đỉnh cao là triết hoc cổ điển Đức mà người tổng kết lại là Hegel. Do vậy, chỉ còn đấu tranh giai cấp là điều nổi bật duy nhất của Marx và khi áp dụng nó thì hậu quả để lại rất bi thảm như Đại cách mạng văn hóa do Mao Trạch Đông gây nên tại Trung Quốc.
"Trong giai đoạn trước của cách mạng Việt Nam thì đã có hẳn một khẩu hiệu "Trí, Phú, Địa, Hào / Đào tận gốc, trốc tận rễ". Trí thức là đối tượng được coi là tội phạm nặng nhất. Trí thức, địa chủ, cường hào thì sẽ không có tên, không được phép tồn tại trên mặt đất này, bởi vì đào tận gốc, trốc tận rễ. Những quốc gia xã hội chủ nghĩa, hay những quốc gia cộng sản thì người ta đã làm theo cách đó."
Theo ông Nguyễn Khắc Mai, khi về già, Karl Marx đã phủ định lại tư tưởng của chính mình thời trung niên và dường như đã "sám hối", từ bỏ cương lĩnh xây dựng chủ nghĩa cộng sản.
"Ông đã trò chuyện với người bạn thân, người giúp ông nên người là Engels. Thì Engels đã thổ lộ trong bài từ của tác phẩm của Marx "Những cuộc đấu tranh giai cấp ở Pháp" và Engels khẳng định rằng, chẳng có chủ nghĩa cộng sản gì cả, không có lý tưởng cộng sản vĩ đại gì hết đâu. Nó chỉ là những điều suy nghĩ trẻ con lúc thiếu thời của Marx, mà nay về già thì ông đã từ bỏ. Tức là bản thân Marx đã từ bỏ cái thời trung niên của mình."
Trong tác phẩm "Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản", Marx và Engels nhấn mạnh đến việc xóa bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, nhưng đến cuối đời Marx lại cổ súy cho quyền tư hữu để tạo động lực cho xã hội phát triển. Còn về cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản, Marx đã dự đoán về việc sẽ hình thành nên một "bọn tham vọng mới".
"Marx trò chuyện với Bakunin, Marx nói rằng: một khi giai cấp công nhân nắm được chính quyền, họ sẽ thúc đẩy một chế độ ủy trị, để cho một nhóm người tự bầu cử và ứng cử - y như ở Nga, ở Tàu, ở Việt, để cai trị và đại diện cho công nhân. Ngay lập tức công nhân thấy mình bị lừa dối, bị lệ thuộc. Sau một hồi hưng phấn cách mạng trong một kiểu nhà nước mới thì công nhân sẽ bừng tỉnh thức dậy và thấy mình là nô lệ, là con dối, đặc biệt là con mồi, nạn nhân của những tham vọng mới."
Ông Nguyễn Khắc Mai chia sẻ thêm, thời trẻ, Marx là một người chịu ảnh hưởng của cách mạng dân chủ tư sản, cổ súy cho nhân quyền và các quyền tự do, trong đó có tự do báo chí.
Việt Nam áp dụng cái gì của Chủ nghĩa Marx
Trong thực tế lịch sử, Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông, Kim Nhật Thành, … và nhiều lãnh tụ cộng sản khác đã vận dụng tư tưởng chủ nghĩa cộng sản của Marx vào trong quốc gia của mình, đặc biệt là quan điểm đấu tranh giai cấp. Tại Việt Nam, cho đến dịp kỷ niệm 200 năm ngày sinh Karl Marx, Đảng Cộng sản vẫn tôn vinh quan điểm đấu tranh giai cấp này. Theo ông Khắc Mai, thì đây chính là việc người ta đã thu nhận những gì mà Marx đã từ bỏ, thải đi và phủ nhận.
Cũng theo nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai, giới lãnh đạo Việt Nam không thực sự hiểu về Marx và toàn bộ tư tưởng của Marx, và áp dụng những thứ mà Marx đã phủ nhận, bỏ đi lúc cuối đời. Ông Mai đánh giá, Marx đã dự đoán đúng về giới cầm quyền theo chủ nghĩa cộng sản là đám "tham vọng mới", trong đó có giới lãnh đạo Việt Nam ngày nay.
Cho đến nay, chỉ còn 5 quốc gia đi theo chủ nghĩa cộng sản, đó là Trung Quốc, Bắc Hàn, Lào, Cuba và Việt Nam. Theo Tiến sỹ Nguyễn Văn Vịnh, các quốc gia cộng sản còn lại đã "vận dụng sáng tạo" chủ nghĩa Marx bằng cách thêm vào những yếu tố khác, như Trung Quốc là Chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc, tư tưởng Mao Trạch Đông; Việt Nam là Chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh ...
Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.207 giây.