logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 14/05/2018 lúc 10:10:46(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,589

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Cũng là hai quốc gia sừng sỏ hạt nhân với Mỹ rất ngứa mắt, song dạo gần đây Mỹ có vẻ dễ chịu hẳn với Bắc Hàn hơn so với Iran. Bạn hỏi tại sao? Thực ra câu trả lời không khó (nếu) suy diễn nhẹ nhàng một chút, giới chính khách lúc nào chẳng tính toán kỹ thiệt hơn, như thế, chuyện Bạch ốc đối đãi nồng hậu với Kim Jong Un hẳn phải có những lý do riêng.
Điểm lại không lạ, chương trình thử nghiệm vũ khí hạt nhân của các nước “hăng tiết vịt” như Iran và Bắc Hàn luôn khiến Mỹ và những cường quốc có khả năng cả vú lấp miệng em trong làng vũ khí hạt nhân khó chịu, vì vũ khí hạt nhân có khả năng tàn phá lớn, một khi rơi vào tay những quốc gia thích gây hấn sẽ nguy hiểm đến hòa bình thế giới. Vì thế hai quốc gia này luôn bị các cường quốc kiềm chế, bởi mối lo vũ khí hạt nhân bị lạm dụng gây ra nhiều rắc rối khó lường cho thế giới.
Thực ra Iran và Bắc Hàn là hai cây đinh trồi lên mặt ván. Trong nhiều thập niên liền họ tỏ ra cứng đầu với Mỹ. Chẳng phải đây là chuyện con gà tức nhau tiếng gáy, song đường đường chính chính Iran và Bắc Hàn cũng là hai quốc gia như những quốc gia khác trên thế giới, nhưng chuyện bị Hoa Kỳ đe nẹt không thể chấp nhận được. Trong khi Mỹ, trên cương vị siêu cường về hạt nhân của thế giới thì Tehran và Bình Nhưỡng không có tư cách ngang hàng với Hoa Kỳ về vấn đề hạt nhân, nên Hoa Kỳ phải lên tiếng, ra oai, dùng các hiệp ước hạn chế phát triển hạt nhân như cái roi trong gánh xiếc để răn đe hai con cọp giấy Tehran và Bình Nhưỡng phải khôn ngoanné tránh đòn roi.
Thế tại sao lần này Iran bị Hoa Kỳ ghét cay ghét đắng một cách lộ liễu còn Bắc Hàn thì không? Có lẽ do Nhà trắng dưới trướng Tổng thống Trump thân thiện với Do Thái nên những kẻ đối đầu với Do Thái nghiễm nhiên bị Nhà trắng dằn mặt. Hơn nữa các thỏa thuận hạt nhân ký kết giữa Iran và LHQ, trong đó có Hoa Kỳ tham gia năm 2015 được coi là thành công của Cựu tổng thống Obama nghiễm nhiên bị Tổng thống Trump bứng tận gốc.
Nói khác đi Iran xui xẻo vì trót gian díu với Cựu tổng thống Obama, thành ra mọi cam kết giữa Iran và Mr. Obama cần bị lôi ra đoạn đầu đài. Dù mất bao nhiêu công sức Iran mới có được một hiệp ước tử tế với LHQ. Nên khi Iran bị đại diện của Hoa Kỳ là Tổng thống Trump hất bỏ mọi nỗ lực đàm phán trước đó, họ khó tránh cảnh bực bội. Hơn nữa lời lẽ của Tổng thống Trump đối với Iran luôn hằn học, mang tính miệt thị, càng khiến Iran cảm thấy tức giận.
Quay sang bán đảo Triều tiên, tại sao Bắc Hàn cũng ngang ngược, bặm trợn, khua môi múa mép, năm lần bảy lượt thách thức Tổng thống Trump song Nhà trắng có vẻ không câu nệ trong việc trao cho Kim Jong Un vòng nguyệt quế. Nhưng nếu quan sát kỹ, hành xử của Hoa Kỳ thời Trump trên trường quốc tế dạo gần đây thay đổi như chong chóng, lúc thế này, lúc thế khác, rất khó tiên liệu.
Năm ngoái, Tổng thống Trump và Kim Jong Un cãi chày cãi cối, hàng tôm hàng cá với nhau khiến thế giới tủm tỉm cười. Kim Jong Un gọi Tổng thống Trump là ông già lẩm cẩm, lẩn thẩn (mentally deranged U.S. dotard). Còn Tổng thống Trump, tiếng là nguyên thủ quốc gia của một cường quốc (thế mà) không ngại thân phận chén kiểu va chén thường, cù nhày với Kim Jong Un là “gã rocket”. Vào đầu năm nay, tổng thống Trump còn lớn tiếng khoe mẽ nút bấm nguyên tử của mình to hơn của Kim Jong Un (my button is bigger and more powerful).
Nhưng giờ thì họ đang chuẩn bị tay bắt mặt mừng với nhau.
Chuyện gì đã xảy ra, phải chăng có một bàn tay quân sư nào đó đứng sau điều khiển? Nếu thế, chỉ cần một cuộc nói chuyện sau màn nhung hậu trường chính trị, hoặc có ai đó thậm thụt to nhỏ, Tổng thống Trump nghe bùi tai nên chuyện chịu khó nhún nhường kết thân với Bắc Hàn trong canh bạc vũ khí hạt nhân (biết đâu) sẽ có dăm ba điều lợi…
Theo tin phong thanh cho biết Bắc Hàn lần này nhũn như chi chi một cách bất ngờ vì địa điểm thử nghiệm bom hạt nhân dưới chân núi đã bị hư hại nặng, không còn khả năng trụ lại nữa. Vả lại, lệnh cấm vận kinh tế cứ kéo dài, chẳng khác nào gọng kìm siết chặt, đẩy Bắc Hàn sâu hơn vào thế kẹt.
Cộng thêm tình hình cải thiện giữa hai miền Nam – Bắc tại bán đảo Triều Tiên hé lộ nhiều tia hy vọng, cho thấy thiện chí chung của hai miền như chất xúc tác cần thiết giúp “phản ứng hóa học” đàm phán lần này diễn ra thuận lợi hơn. Nhiều người hy vọng Nam Hàn và Bắc Hàn sẽ xích lại gần nhau. Họ tin chắc Nam Hàn có thể cưu mang một Bắc Hàn nghèo khó triền miên thiếu hụt, tương tự Tây Đức mạnh dạn kéo đổ bức tường Bá Linh cưu mang Đông Đức. Nếu được như thế, lọt sàng xuống nia, Nam Hàn sẽ mở rộng vòng tay đón Bắc Hàn. Kết quả: Lực lượng lao động không cần tay nghề cao tràn từ Bắc Hàn xuống, hứa hẹn trám vào thị trường lao động phổ thông Nam Hàn hiện nay đang rất cần.
Song có lẽ đáng kể hơn cả là chuyến đi Bình Nhưỡng của tân Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo (từng giữ chức vụ Giám đốc cục tình báo Mỹ CIA) gặp gỡ Kim Jong Un gần đây, chẳng hiểu họ nói gì, hứa hẹn điều gì, khi trở về, tin tức báo chí sôi động hẳn lên về chuyến viếng thăm chính thức Bắc Hàn của Tổng thống Trump dự trù diễn ra cuối tháng 05 hoặc đầu tháng 06. Thấy vậy có người chau mày: Rồng đi gặp tôm. Nhưng với Tổng thống Trump chuyện này chẳng có gì lạ nếu so sánh với những chuyện lạ ông làm trước đây, ông không nề hà mặt mũi, miễn là được việc.
Một số tin tức (có lẽ chẳng cần kiểm chứng) cho thấy Tổng thống Trump nhã nhặn với Bắc Hàn vì những điều lợi lộc. Trước hết, theo những kẻ hoài nghi thiện ý của ông, Tổng thống Trump thị oai với Iran khiến Do Thái, một đồng minh của Mỹ, mát ruột hơn. Đồng thời cứng rắn với Iran giúp tạo ra hiệu ứng mềm mỏng với Bán đảo Triều Tiên như một thứ ân huệ mưa móc, đặc biệt khát vọng hòa bình yên ổn trong vùng, trong đó có Nhật Bản thỉnh thoảng tấy sưng lên rồi xẹp xuống. Sau đó liếc ngang qua Trung Quốc, nếu vụ này thành công, ảnh hưởng của Mỹ trong vùng sẽ chuyển sang gam màu mới, ít nhiều gì sẽ ảnh hưởng đến tiếng rống của Bắc Kinh trong vùng. Đã thế, khoản chi phí bạc tỷ vẫn phải rót vào Nam Hàn có khi lại được cắt giảm, nhất cử đa tiện, có nằm mơ Tổng thống Trump cũng chẳng dám nghĩ mọi chuyện sẽ xuôi chèo mát mái như thế.
Còn chuyện Phó Tổng thống Mike Pence đợt Thế vận hội Pyeongchang tỏ ra cứng rắn với Bắc Hàn, thậm chí thân chinh đến tận xứ sở kim chi giám sát, canh chừng, giữ như giữ mả tổ, không cho Bắc Hàn mượn sự kiện thể thao này đánh bóng uy tín của mình trên trường quốc tế; nhưng nay tình thế khác đi, chẳng biết ông có thấy bẽ bàng với quyết định mới của Uncle Sam, hay chuyện ông trước sau hết mình ủng hộ Tổng thống Trump vẫn vững như bàn thạch.
Rồi thiên hạ rỉ tai nhau, nếu canh bạc Nam – Bắc Hàn hòa hợp thành công, hiệp ước xóa bỏ vũ khí hạt nhân mới được ký kết, các bên một thời từng là kẻ thù nay đối đãi với nhau thân thiết như bát nước đầy, cơ hội được nhận Giải Nobel hòa bình đối với Tổng thống Trump sẽ trở thành sự thật. Thế mới biết vụ này to chứ không bé; mà Tổng thống Trump lại thích những vị trí hào quang rạng ngời như thế. Thành ra chuyện phải vất vả thân chinh đi Bắc Hàn một chuyến xem ra không hề quá đáng với vị tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ; càng gẫm càng thấy Tổng thống Trump dễ tính, xuề xòa, sao cũng được, chẳng coi dư luận là cái đinh han gì.
Lịch sử Bán đảo Triều Tiên sẽ lật qua một chương mới. Mèo mù vớ cá rán, Tổ đãi, biết đâu đấy, mọi chuyện diễn ra vuông vức, nếu thế, có muốn cản những bước tiến thuận lợi của Tổng thống Trump cũng khó. Nếu được như ý muốn, ông sẽ lập lại lịch sử giống Cựu Tổng thống Obama được Ủy ban Nobel Hòa Bình Na Uy trao giải ngay năm đầu tiên ông nhậm chức. Và như thế, mặt mũi Tổng thống Trump sẽ sáng sủa hơn, bảnh chọe hơn, phong thái và cách ăn nói của ông cũng sẽ rổn rảng hơn.
Vấn đề là Ủy ban Nobel Na Uy có thấy công lao của ông là xứng đáng. Hay họ sẽ nghĩ khác. Họ sẽ đánh giá tư cách nhân phẩm của ông? Thành ra chuyện 18 chữ ký của các ông nghị Đảng Cộng hòa hay lời đề nghị của Tổng thống Nam Hàn Moon Jae-in đề cử Tổng thống Trump lãnh giải Nobel Hòa bình phải đợi đến mùng 10 tháng 12 mới biết, xem coi lần này Tổ có đãi Tổng thống Trump nữa hay không?
Nguyễn Thơ Sinh
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.083 giây.