logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 14/05/2018 lúc 10:31:48(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
(Hình minh họa: Getty Images)

“Rớt tú tài anh đi trung sĩ,
Em ở nhà lấy Mỹ nuôi con
Bao giờ xong chuyện nước non.
Anh về anh có Mỹ con anh bồng.”
Tôi lớn lên không giống những đứa trẻ chung quanh. Bởi tôi là một đứa con lai. Do má tôi chửa hoang mà có.
Trước khi bạn nhăn mặt lắc đầu, xin hiểu dùm má tôi không phải dân nhà giàu trí thức hay ăn chơi lỡ lầm sa đọa mà sanh ra tôi. Bà là cô gái Mỹ Tho nhà quê trắng trẻo hiền lành, được người bà con giới thiệu đi làm lao công tạp vụ cho một sở Mỹ. Một ngày định mệnh, trong lúc quét dọn hồ bơi, má tôi lọt vô mắt xanh của ba tôi, một anh lính Mỹ trẻ đẹp trai xa nhà, hiền lành, ôm mộng ước đi bảo vệ hòa bình nhân loại.
Trong mắt ông, bà là người con gái Châu Á đẹp nhứt mà ông từng nhìn thấy. Bà kể, tuy vốn tiếng Mỹ của bà không nhiều, bà rất cảm động khi ông hay gọi bà là người đẹp Á Châu, “my Asian beauty”. Ông hào phóng giới thiệu bà lối sống phương Tây và ân cần chăm sóc bà. Cuối tuần rảnh rang, ông mời bà đi ăn, chịu khó hỏi han dạy bà ngôn ngữ, dù tiếng Mỹ của má là thứ tiếng bồi, chẳng có chút căn bản nào. Ông là mối tình đầu của bà. Tôi nghe kể sau mấy tháng làm quen, má tôi “ lỡ với ba” nên “lòi ra” tôi.
Lúc bị tôi tra hỏi, bà kể nhẹ bưng, như đó là chuyện phải xảy ra, không thể tránh khỏi: rằng tôi là kết quả của ngay lần đầu hai người gần gũi. Rồi ngày hôm sau, bỏ sau lưng cuộc ân ái, ba tôi đi vào cuộc chiến. Trước khi ra trận, ông có đến chia tay má tôi và hẹn gặp lại bà sau vài ngày, nơi chỗ hò hẹn của hai người. Má tôi gật đầu vui vẻ “Dĩ nhiên rồi, honey, em sẽ đợi” mà ngây thơ đâu biết cuộc đời luôn ẩn chứa những bất ngờ!
Bà không bao giờ được gặp lại ba tôi sau lần gặp gỡ đó… Ba tôi ra chiến trường rồi sau đó bặt vô âm tính. Má tôi không lưu giữ món gì thuộc về ba, cũng không biết ông đã quay về Mỹ hay đã tan xác trên chiến trường Nam Bộ. Chỉ biết ông đã biến mất khỏi cuộc đời má tôi, không hề có chút khái niệm gì về việc tôi bé nhỏ đang tượng hình trong bụng má.
Liền sau đó là sự sụp đổ của miền Nam. Sài Gòn sụp đổ. Má tôi sụp đổ theo. Ông bà ngoại tôi xấu hổ vì con gái không chồng mà chửa. Lại thêm đủ thứ cải cách. Đủ thứ xáo trộn. Lòng người cũng xáo trộn theo. Má tôi trẻ người non dạ, bụng mang dạ chửa bỏ xứ không dám một lần đặt chân về quê, chỉ dám nương náu người quen rồi buôn bán trong một hẻm chợ nhỏ xíu Phú Nhuận.
Tôi lớn lên trong tình yêu và sự tủi hổ của má.
“Rớt tú tài anh đi trung sĩ,
Em ở nhà lấy Mỹ nuôi con
Bao giờ xong chuyện nước non.
Anh về anh có Mỹ con anh bồng.”
Mỗi khi nghe đứa nào trong xóm rêu rao mấy câu này là máu tôi sôi sùng sục. Nhiều lần tôi điên lên, lao vô đánh nhau với nhiều thằng con nhà giàu, cha làm ông lớn, cũng vì chúng chế giễu thân phận con lai của tôi. Mỗi lần tôi đánh lộn, không biết ai báo mà má tôi bỏ chợ, nơi má ngồi bán đậu hũ chiên, đậu hũ trắng với mẹt mắm nêm Quảng Nam (gốc của bà cố) chạy hộc tốc về lật đật ôm tôi vào lòng.
Lần đầu tôi đánh đấm nhừ tử chắc là khoảng 7-8 tuổi, má tôi lao vào như con gà mái xù lông bảo vệ con khi tôi đang lâm chiến, tôi bị một thằng to cao ngồi đè lên đầu và nắm tóc chửi “thằng chó đẻ này là con kẻ thù, là tàn tích đế quốc Mỹ.” Má tôi lao vô, gỡ tay, xô thằng đó ra, lôi tôi về nhà trọ. Trên đoạn đường chừng trăm mét về nhà, bà nắm tay tôi thiệt chặt như sợ tôi lịm đi rồi… chết tức tưởi vì giận dữ. Về tới nhà trọ, bà ngồi phịch xuống đất ôm tôi. Rồi bà khóc, bà hỏi tôi sao con đánh nhau. Tôi nức nở kể, má nghẹn ngào khóc. Mấy lần sau má có xuất hiện can đánh nhau nhưng chắc để tránh làm tôi đau lòng, má không hỏi lý do tôi lâm chiến nữa. Bà chỉ ôm tôi, nước mắt hai má con thi nhau rơi lã chã. Lớn một chút, tôi không còn đánh nhau mà chuyển qua cắn môi. Ai nói đến thân phận của tôi là tôi cắn môi, đến chảy máu thì thôi.
UserPostedImage
“Trong tất cả những món quà mà cuộc đời trao cho bạn, tình mẹ là món quà vĩ đại nhất” (Hình: Minh Minh cung cấp)
Đến đầu những năm 90, phong trào con lai đi Mỹ nở rộ, má tôi lúc này đã đi bước nữa và có bầu đứa em cùng mẹ khác cha thứ hai của tôi. Cha dượng tôi cũng hiền lành, “thương binh chế độ cũ,” tính tình ông điềm đạm, lặng lẽ, nhỏ nhẹ, không bao giờ tỏ vẻ ghét bỏ gì tôi. Ông với má như rổ rá cạp lại, người ngồi chợ, người chạy xích lô vất vả nuôi đàn con nhỏ xíu.
Tưởng mọi thứ yên ổn thì một ngày có người giới thiệu má “bán” tôi cho một gia đình muốn mua con lai đi Mỹ. Má nói tôi đi cho có tương lai, má thì nhứt quyết không đi. Tôi cự tuyệt khóc rống lên, nhất định không chịu xa má. Vì trong lòng tôi chỉ có má, vì tôi trên đời không có ai là huyết nhục. Má nói để má suy nghĩ. Má suy nghĩ mấy tháng rồi một ngày tôi đi học về, má dứt khoát kêu người làm giấy tờ cho tôi. Tôi khóc hết nước mắt, một đứa con trai vị thành niên nghe người này người kia xầm xì “Má mày muốn tống khứ mày cho rảnh nợ,” “Nhìn mày đi, xung quanh mày giống ai không thằng kia? Thằng con hoang. Thằng con lai!” như tôi chỉ muốn đấm vỡ mặt tất cả những ai tôi nhìn thấy lúc đó. “Con hận má!” tôi hét lên và bỏ chạy ra chợ. Chiều hôm đó tôi ngồi khóc tỉ tê giữa những rau rác héo queo, vỏ cá tanh tưởi, ruồi nhặng nhơ nhớp của buổi chợ đã tan.
Ngày tôi dứt áo ra đi, trong lòng tôi buồn má vô cùng.
Phải đến 20 năm sau vết thương lòng tôi mới lành. Tôi đã dần hiểu ra qua nhiều bức thơ tay má gửi. Má muốn tôi đi là để dò tìm tung tích ba tôi. Và tia hy vọng đó dù mong manh cỡ nào vẫn là đốm lửa thắp sáng cuộc sống của má.
Tôi không còn căm giận má mà nghĩ cuộc sống thực là kỳ diệu, bể dâu sóng sánh biến đổi khôn lường làm những phận người như má, như gia đình mẹ nuôi, như tôi, như người cha chưa bao giờ biết mặt của tôi phải ngụp lặn, vật vã, ba chìm bảy nổi chín lênh đênh nhưng hóa ra lại mang đến nhiều cái hay của nó.
Nhờ cuộc chia ly giữa tôi với má mà cả gia đình mẹ nuôi tôi được sang Mỹ. Nhờ nó, má tôi có mấy cây vàng mua được căn nhà nhỏ xíu trong căn hẻm nhỏ thoát khỏi phận thuê mướn. Rồi có vốn nấu đậu hũ. Rồi sau đó bán nhà nhỏ đi, mua căn lớn hơn nuôi hai đứa em tôi thành tài, đứa cô giáo, đứa kỹ sư. Nhờ gia đình mẹ nuôi cưu mang cho cơ hội mà tôi được học hành chu đáo tử tế ở Mỹ.
Dù tôi và má không còn chung họ, trên giấy tờ cũng không còn chứng nhận má con huyết thống, nhưng trong lòng tôi, má vẫn là người thương yêu tôi nhất. Mười bảy năm sống với má là chuỗi thời gian tôi hạnh phúc nhất xưa nay. Mỗi khi bị đời vùi dập, đầu óc bưng bưng, đất trời sụp đổ, tâm tưởng tôi không bao giờ quên trở về, quay lại căn nhà trọ ngày xưa ở hẻm nhỏ Sài Gòn, lúc má ôm tôi đầy thương tích vào lòng, hít hà mái tóc vàng hoe cháy nắng của tôi. Sau một hồi nức nở, sau khi bà mỉm cười nắn người tôi coi xương coi tay có gãy có trầy chỗ nào không, bao giờ má cũng nhìn tôi, ánh mắt bà ấm áp trìu mến “Nhóc con của má gan lắm, giống thằng cha mày y đúc. Cang cường lắm!”
Chính những lời đơn giản này của má đã biến thành đôi cánh nâng đỡ tôi không biết bao lần tôi sắp sụp đổ trên đường đời. Má lúc nào cũng động viên an ủi tôi, cũng yêu thương tôi vô điều kiện. Mà suy cho cùng, thì đúng thiệt, trên đời này làm gì có tình yêu nào vô điều kiện như tình yêu con của các bà mẹ. Phải không bạn?
Minh Minh/Người Việt
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.055 giây.