logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 04/05/2018 lúc 08:30:32(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Cannes 2018 : Thế thượng phong của điện ảnh châu Á

UserPostedImage
Cành Cọ Vàng, giải thưởng cao quý nhất của Liên Hoan Phim Cannes 2018 về tay ai ? Reuters

Liên Hoan Phim Quốc Tế Cannes 2018 mở ra từ ngày 8 đến 19/05/2018 hứa hẹn nhiều thay đổi. Lần đầu tiên nhiều cây đại thụ của điện ảnh thế giới vắng bóng, để nhường chỗ cho những nhà làm phim mà tên tuổi còn rất xa lạ với công chúng. Ban tổ chức liên hoan Cannes lần thứ 71 đặc biệt chú ý đến nghệ thuật thứ 7 của Á châu.
Ngày 12/04/2018 giám đốc và chủ tịch Liên Hoan Cannes họp báo tại Paris, công bố danh sách 21 bộ phim được tuyển chọn để tranh Cành Cọ Vàng. Bất ngờ đầu tiên là 4 trong số các tác phẩm được đề xuất ở hạng mục chính thức, đại diện cho châu Á.
Hai đạo diễn Nhật Bản Hirokazu Kore Eda và Ryusuke Hamgaguchi bước lên thảm đỏ tại Cung Liên Hoan Cannes. Kore Eda đã quá quen thuộc với khán giả ở Cannes lần này ông trở lại bờ biển biếc với Shoplifters, một lần nữa nhà làm phim Nhật Bản này lại soi rọi vào cuộc sống thu hẹp trong một gia đình. Khác hẳn với Kore Eda, đạo diễn trẻ tuổi Ryusuke Hamgaguchi lần đầu được mời tranh giải với Asako 1 và 2. Trên xứ hoa anh đào, Ryusuke Hamgaguchi nổi tiếng với những bộ phim nhiều tập mang tên là Senses.
Về phía Hàn Quốc, ban tổ chức Cannes 2018 đã chú ý đến Burning của nhà làm phim Lee ChangDong. Năm 2010 và 2007 ông đã gây chú ý với Poetry và Secret Sunshine. Đạo diễn Trung Quốc Giả Chương Kha tranh Cành Cọ Vàng với Ash is Purest White phim được dịch sang tiếng Pháp dưới tên gọi Les Eternels (Bất tử). Họ Giả năm 2006 từng đoạt giải Sư Tử Vàng của Liên Hoan Phim Venise và từ đó ông được công chúng biết đến rộng rãi. Ông đã từng nhiều lần đến Cannes ở các hạng mục như là Nhãn Quan Độc Đáo, năm 2010 với bộ phim tài liệu I Wish I Knew.
Điểm đáng chú ý thứ nhì là lần đầu tiên từ nhiều năm nay, ban tổ chức đã không mời những nhà làm phim lớn trên thế giới như Jacques Audiard, Paolo Sorrentino, Mike Leigh, Lars Von Trier… tranh tài. Mùa liên hoan 2018 dành một chỗ đứng xứng đáng cho các nhà làm phim trẻ và ít được biết tới. Nữ đạo diễn Mỹ Eva Husson với Les filles du soleil (Những cô con gái của Mặt Trời), bộ phim thứ nhì của cô, hay Pawel Pawklikowski đại diện cho điện ảnh Ba Lan, đạo diễn Ai Cập A.B. Shawky với bộ phim đầu tay Yomeddine có tên trong danh sách rất chọn lọc này.
Điểm nổi bật thứ ba là Liên Hoan Cannes năm nay vinh danh điện ảnh Iran, mời đạo diễn Asghar Farhadi tranh Cành Cọ Vàng. Tác phẩm Todoss Lo Saben được thực hiện tại Tây Ban Nha với đôi tài tử nổi tiếng Penelope Cruz-Javier Bardem là tác phẩm khai mạc mùa Cannes 2018. Một tác phẩm của Iran thứ nhì là Se Kokh của Jafar Panahi. Ông này đang bị chính quyền Teheran cấm xuất cảnh.
Một điều đáng tiếc là tới nay vẫn có quá ít nữ đạo diễn được mời tham gia tranh tài. Trong số 21 bộ phim được chọn tranh Cành Cọ Vàng, chỉ có ba phụ nữ là Eva Huson đại diện cho Hoa Kỳ, nhà làm phim người Liban, Nadine Labaki với Capharnaüm và Alice Rohrwacher người Ý với Lazzaro Felice.
Về phía Pháp, bốn tác phẩm được chọn tranh Cành Cọ Vàng. Nhưng nếu nhìn chung tất cả các hạng mục, giới phê bình nêu ra 10 bộ phim "sẽ nổi đình đám" trong mùa Liên Hoan 2018.

Theo RFI
song  
#2 Đã gửi : 06/05/2018 lúc 09:24:23(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
1001 gương mặt của Cate Blanchett, chủ tịch giám khảo Cannes 2018

UserPostedImage
Diễn viên ate Blanchett,(ảnh chụp năm 2017), chủ tịch giám khảo Liên hoan phim Cannes 2018. AFP

Cate Blanchett, chủ tịch ban giám khảo Liên Hoan Phim Quốc Tế Cannes 2018, là ai ? Tự nhận là một "nhà đấu tranh", một nghệ sĩ "dấn thân", bước lên "tuyến đầu chống nạn bạo hành đối với phụ nữ ", ngôi sao điện ảnh người Úc này đang là tâm điểm thu hút báo chí. Kể từ ngày 8 đến 19/05/2018, Cate Blanchett có trọng trách điều hành ban giám khảo của một trong những liên hoan phim uy tín nhất thế giới.
Hai lần đoạn giải Oscar của làng điện ảnh Hoa Kỳ nhờ thủ các vai diễn trong Aviator và Blue Jasmine, năm nay 48 tuổi, Cate Blanchett sinh ra và lớn lên ở Melbourne. Cô đã mồ côi cha từ năm lên mười và từ đó đã đánh mất tuổi thơ. Năm 1999, Cate đoạt giải Cầu Vàng Golden Globe và Bafta nhờ thủ vai nữ hoàng Anh Elizabeth đệ Nhất trong bộ phim mang tên bà. Đó cũng là bộ phim đưa tên tuổi cô ra khắp năm châu. Công chúng lại càng biết đến Cate một cách rộng rãi hơn khi cô tham gia vào bộ phim Lords of the Rings.
Vào năm 2005, Cate Blanchett đoạt giải thưởng Oscar đầu tiên ở hạng mục dành cho nữ diễn viên phụ tài hoa nhất trong bộ phim Aviator do đạo diện Martin Scorsese thực hiện. Từ đó trở đi, Cate liên tục xuất hiện trong những bộ phim được đánh giá rất cao như Babel của đạo diễn người Mêhicô, Alexandro Gonzalez Inarritu, I'm Not There của Todd Haynes, mà trong đó cô thủ vai ... nam danh ca người Mỹ Bod Dylan. Cate Blanchett đã cộng tác với Haynes thêm một lần nữa năm 2015 trong tác phẩm Carol, mà ở đó cô đóng vai một phụ nữ đồng tính. Tác phẩm này từng được chọn tranh Cành Cọ Vàng của Liên Hoan Cannes. Cate đoạt giải Oscar thứ nhì năm 2014 nhờ Blue Jasmine của đạo diễn bậc thầy Wooddy Allen.
Từ gần một chục năm nay, Cate Blanchett ít xuất hiện trên màn ảnh lớn, cô dành thời gian để quay trở lại với mối đam mê ban đầu là diễn kịch. Điều thú vị nhất đối với chủ tịch ban giám khảo Liên Hoan Cannes năm nay là cô chia sẻ niềm đam mê ấy với người chồng là Andrew Upton và Cate hiện là giám đốc nghệ thuật của Nhà Hát Sydney.
Cannes 2018 là liên hoan đầu tiên bên bờ biển biếc sau vụ tai tiếng Harvey Weinstein. Trả lời tạp chí Variety, Cate cho biết cô từng bị nam giới sách nhiễu, trong số này có Weinstein. Tháng Giêng vừa qua, ngôi sao điện ảnh người Úc đã cùng với rất nhiều nữ minh tinh khác của Hollywood như Meryl Streep, Natalie Portman... lập quỹ Time's Up để hỗ trợ các nạn nhân bị sách nhiễu tình dục.
Là một nhà đấu tranh cho nữ quyền, Cate Blanchett không khỏi phiền lòng khi nhìn vào bảng vàng của Liên Hoan Cannes. Trong số 70 giải Cành Cọ Vàng, chỉ có một giải về tay một nữ đạo diễn là bà Jane Campion, người New Zealand.
Theo RFI
song  
#3 Đã gửi : 06/05/2018 lúc 09:28:25(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Phụ nữ và Liên Hoan Phim Quốc Tế Cannes

UserPostedImage
Cate Blanchett, Kristen Stewart, Léa Seydoux và Eva Husson (ảnh từ trái sang phải), những gương mặt nữ của Liên Hoan Cannes 2018. AFP
Mỗi mùa liên hoan, câu hỏi được đặt ra luôn là vị trí của nữ giới. AFP điểm lại một vài thống kê. Sau 70 mùa liên hoan, đến nay Jane Campion là nữ đạo diễn duy nhất đoạt Cành Cọ Vàng.
Trong số 268 các nhà làm phim ra về với một phần thưởng quan trọng của Liên Hoan Cannes, gồm Cành Cọ Vàng, Giải Thưởng Lớn và Giải Thưởng Của Ban Giám Khảo, nữ giới chiếm 4 %, tức là có 11 người chen chân được vào câu lạc bộ rất khép kín này. Ngoài tác giả của La Leçon de Piano, nữ đạo diễn Iran Samira Makhmalbaf hai lần đoạt giải Giải Thưởng Của Ban Giám Khảo trong hai mùa liên hoan hồi năm 2000 và 2003. Gần đây nhất, Alice Rohrwacher năm 2014 ra về với Giải Thưởng Lớn.
Ở hạng mục dành cho kịch bản xuất sắc nhất và nhà đạo diễn hay nhất, trong 7 thập niên, mới chỉ có 4 phụ nữ được mời đứng ngang hàng với 111 ông.
Nhìn vào danh sách đề cử tranh giải, kể từ ấn bản đầu tiên năm 1946 cho đến năm 2017, Liên Hoan Cannes đã chọn 1.790 tác phẩm để tranh Cành Cọ Vàng. Trong số này chỉ có 84 bộ phim do các nữ đạo diễn thực hiện. Cannes lần thứ 71 không là một ngoại lệ : 3 trong số 21 phim được đề cử tranh Cành Cọ Vàng của một nhà làm phim nữ. 2010 và 2012 là những mùa liên hoan mà 100 % các tác phẩm được chọn ở hạng mục này đều là phim do các đạo diễn nam thực hiện.
Thành phần ban giám khảo ?
Liên Hoan Cannes công bằng hơn một chút với phái đẹp khi chọn các thành viên trong ban giám khảo. Năm nay chủ tịch là nữ diễn viên người Úc, Cate Blanchett. Ban giám khảo gồm 5 nữ, 4 nam. Trong lịch sử liên hoan điện ảnh nổi tiếng này, đã hai lần toàn bộ ban giám khảo là các đấng mày râu.
Hơn 70 tuổi đời, Liên Hoan Cannes mới chỉ mời 11 nữ minh tinh màn bạc làm chủ tịch ban giám khảo. Người đầu tiên mở đường là ngôi sao gạo cội của điện ảnh Hoa Kỳ Olivia de Haviland năm 1965. Bà nổi tiếng với vai Melanie Wilkes trong tác phẩm để đời Cuốn Theo Chiều Gió, năm 1939. Cố nghệ sĩ Jeanne Moreau là trường hợp duy nhất đã hai lần được vinh dự làm chủ tịch ban giám khảo Cannes.
Theo RFI
song  
#4 Đã gửi : 07/05/2018 lúc 07:51:34(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Danh sách 21 phim tranh Cành Cọ Vàng tại Cannes 2018

UserPostedImage
Biểu tượng "Cành cọ vàng" dựng bên ngoài khách sạn Carlton thành phố Cannes, ngày 06/05/2018. REUTERS/Regis Duvignau

Festival Cannes 2018 sẽ chính thức khai mạc ngày 08/05/2018 tại thành phố biển miền đông nam nước Pháp. RFI giới thiệu danh sách các bộ phim tham gia tranh giải tại kỳ liên hoan điện ảnh quốc tế lần thứ 71.
● Everybody Knows của đạo diễn Asghar Farhadi (Iran) : Toàn bộ tác phẩm được quay tại Tây Ban Nha với cặp tài tử nổi tiếng Penélope Cruz vàJavier Bardem. Bộ phim này được chọn khai mạc Liên Hoan Cannes 2018 tối ngày 08/05/2018.
● En Guerre của đạo diễn Stéphane Brizé, (Pháp) : Một lần nữa Stéphane Brizé lại xoáy vào đề tài xã hội. En Guerre là cuộc đấu tranh của 1100 nhân viên một nhà máy sẵn sàng làm tất cả để cứu nhà máy sản xuất phụ tùng xe hơi bị đe dọa đóng cửa và nhất là để bảo vệ việc làm của tầng lớp công nhân. Bộ phim mang nặng màu sắc xã hội này được chiếu đúng vào lúc nước Pháp đang đối mặt với nhiều cuộc biểu tình bảo vệ phúc lợi xã hội và công việc làm.
● Le Poirier sauvage của đạo diễn Nuri Bilge Ceylan (Thổ Nhĩ Kỳ) : Từng đoạt Cành Cọ Vàng của Cannes năm 2014 với Giấc Ngủ Đông – Winter Sleep, Nuri Bilge Ceylan lần này hy vọng sẽ chinh phục ban giám khảo với Cây lê dại. Đây là câu chuyện của một người đàn ông mơ trở thành văn sĩ và mơ trở lại vùng Anatolie nơi ông đã sinh ra. Như thông lệ với Nuri Bilge Ceylan, phim của nhà đạo diễn này luôn kéo dài trong trên dưới ba tiếng đồng hồ.
● Ayka của đạo diễn Serge Dvortsevoy (Kazakhstan -Nga) : Đây là bộ phim thứ nhì của đạo diễn người Kazakhstan này. Cách nay đúng 10 năm ông từng đoạt giải Nhãn Quan Độc Đáo. Ayka là tên một thiếu nhữ người Kyrghizistan định cư và lao động trái phép tại thủ đô Matxcơva, trên hành trình đi tìm người con trai mà cô đã chối bỏ.
● Dogman của đạo diễn Matteo Garrone (Ý):Đã nhiều lần đoạt giải thưởng tại Liên Hoan Cannes, như Giải Thưởng Lớn và đạo diễn xuất sắc nhất, Matteo Garrone năm nay trở lại bờ biển biếc với Dogmann, nói về sự báo thù nhắm vào một gã võ sĩ quyền anh hết thời nhưng lại cực kỳ tàn bạo. Vòng xoáy của hận thù, của bạo lực như không có hồi kết.
● Le Livre d'image của Jean-Luc Godard (Pháp): Là một trong những tên tuổi lớn của điện ảnh thế giới vẫn được mời tham dự Cannes 2018. Cuốn sách về hình ảnh của Godard dường như là một lời mời gọi hãy suy nghĩ về thế giới Ả Rập qua muôn vàn hình ảnh tài liệu cũng như là từ những câu chuyện được dựng lên. Cho đến ngày bộ phim được trình chiếu tại cung liên hoan, ẩn số lớn nhất vẫn là sự hiện diện của Godard tại Cannes, bởi giữa ông và liên hoan nổi tiếng này luôn là một « cuộc tình đầy sóng gió ».
● Un couteau dans le cœur của đạo diễn Yann Gonzalez (Pháp và Mêhicô) : Bộ phim thứ nhì của đạo diễn Gonzalez nói về một nhà sản xuất phim con heo dành cho giới đồng tính. Nữ diễn viên thủ vao chính là cô đào người Pháp Vanessa Paradis.
● Asako I & II của đạo diễn Ryusuke Hamaguchi (Nhật Bản) : Câu chuyện xoay quanh Asako. Cô tìm thấy được một chàng trai giống người tình vừa mất tích, Baku, như đúc. Cô gái dùng mọi mánh khóe để « mồi chài » cho bằng được người đàn ông đó. Về nội tâm, Baku và « clone » của anh là hai thái cực. Phim này khiến người xem liên tưởng đến câu chuyên dân gian Việt Nam, Hồn Trương Ba, Da Hàng Thịt.
● Plaire, aimer et courir vite của đạo diễn Christophe Honoré (Pháp) : Đề tài được đạo diễn người Pháp này yêu thích nhất có lẽ là những mối tình đồng tính. Phim của ông trình làng tại Cannes lần này nói về mối tình giữa một chàng sinh viên và một nhà văn ở vào những năm 1990 …
● Les Filles du soleil của nữ đạo diễn Eva Husson, (Pháp) : Những Cô Con Gái của Mặt Trời là bộ phim nói về một tiểu đội nữ của người Kurdistan đương đầu với quân thánh chiến. Thủ lĩnh của tiểu đội này theo đuổi một mục tiêu : tìm lại đưa con trai duy nhất của bà đã bị quân thánh chiến cướp đi.
● Les Éternels của đạo diễn Giả Chương Kha (Trung Quốc) : Sau 5 lần được mời tranh giải, Cành Cọ Vàng 2018 liệu có về tay nhà làm phim người Trung Quốc này hay không ? Lần này họ Giả kể một câu chuyện tình của một cô ca sĩ và thủ lĩnh một băng đảng tội phạm chinh phục khán giả tại Cannes.
● Shoplifters hay Une affaire de famille của đạo diễn Hirokazu Kore Eda (Nhật Bản) : Từng đoạt Giải Thưởng của Ban Giám Khảo năm 2013 với Cha nào con nấy, Kore Eda đã 5 lần dược mời tranh Cành Cọ Vàng. Ông luôn theo đuổi một đề tài : liên hệ trong một gia đình. Shoplifters không là một ngoại lệ. Cuộc sống êm đềm của cặp vợ chồng nghèo và cô con gái nuôi đột ngột bị chao đảo vì những bí mật thầm kín từ quá khứ hiện về.
● Capharnaüm  của nữ đạo diễn Nadine Labaki, (Liban) : Đã được mời đến Liên Hoan Cannes ở hạng mục La Quinzaine des réalisateurs, từng đoạt giải thưởng của công chúng tại Liên Hoan Phim Quốc Tế Toronto năm 2011, với Capharnaüm Nadine Labaki đưa khán giả trở về với câu hỏi xưa như tráo đất : « Tại Sao Cha Mẹ lại sinh ra Tôi ? »
● Burning của đạo diễn Lee Chang Dong (Hàn Quốc) : Lee Chang Dong sinh ra là để làm phim. Sau một thời gian ngắn ngủi giữ chức bộ trưởng Văn Hóa, ông trở lại với tình yêu duy nhất là điện ảnh. Burning dựng phim từ một tác phẩm của nhà văn Nhật Bản Haruki Murakami.
● BlacKkKlansman  của đạo diễn Spike Lee (Hoa Kỳ) : Một câu chuyện có thực ngoài đời. Năm 1978, một viên cảnh sát người Mỹ da đen trà trộn vào tổ chức Ku Klux Klan. Hắn từng bức thăng tiến để trở thành chủ tịch của tổ chức kỳ thị này … Spike Lee đem một bộ phim mang tính thời sự về đất nước ông đến Cannes.
● Under the Silver Lake của đạo diễn David Robert Mitchell (Hoa Kỳ): Sam, một gã thanh niên ngoài ba mươi tuổi, yêu cô hàng xóm. Cô ta mất tích, anh lao vào cuộc điều tra … và lặn ngụp dưới tận cùng các nấc thang xã hội ở thành phố Thiên Thần, Los Angeles …
● Trois visages của đạo diễn Jafar Panahi (Iran): Chân dung ba người đàn bà tại Iran. Bị chính quyền Teheran cấm hành nghề, cấm xuất ngoại, Jafar Panahi vẫn làm phim về đất nước ông. Năm 2015 Taxi Teheran đoạt giải thưởng cao quý nhất tại Liên Hoan Phim Quốc Tế Berlin. Lần này, ban tổ chức Cannes đã chính thức yêu cầu chính phủ Pháp can thiệp để đạo diễn Panahi được xuất ngoại. Phải đợi đến ngày 12 tháng 5, khi phim của ông được chiếu ở rạp Lumière, mới biết được rằng Teheran có đáp ứng nguyện vọng của Liên Hoan Cannes hay không.
● Cold War của đạo diễn Pawel Pawlikowski (Ba Lan) : Năm 2015 Pawel Pawlikowski đoạt giải Oscar dành cho phim ngoại quốc với Ida. Lần này trong Chiến Tranh Lạnh Pawel Pawlikowski kể về câu chuyện của một phụ nữ và hai người đàn ông đi về giữa Ba Lan và Pháp  trong những năm 1950-1960. Đây là một bộ phim đen trắng do tập đoàn Amazon phát hành.
● Heureux comme Lazzaro của nữ đạo diễn Alice Rohrwacher (Ý) : Một câu chuyện đầy chất thơ giữa một gã nông dân sống trong một ngôi làng hẻo lánh và tình bạn giữa Lazzaro với con trai của nữ bá tước Alfonsina de Luna… Năm 2014, Alice Rohrwacher bất ngờ đoạt giải thưởng Grand Prix của Cannes với Les Merveilles.
● L'Été của đạo diễn Kirill Serebrennikov (Nga) : Đang bị quản thúc tại gia, Kirill Serebrennikov khó có cơ hội đến Cannes. Nhân vật chính trong Mùa Hạ là Viktor Tsoï trưởng ban nhạc Kino. Liên Xô trong những năm tháng cộng sản, Viktor Tsoï là thần tượng của làng nhạc rock ở phía đông bức màn sắt.
● Yomeddine, của đạo diễn Abu Bakr Shawky (Ai Cập) : Một bộ phim cười ra nước mắt kể lại hành trình của một người đàn ông và một thằng bé mồ côi thoái khỏi trại nơi tập trung những người bị bệnh cùi. Với một con lừa gầy trơ xương, họ tìm cách trốn khỏi đất nước Ai Cập…
Theo RFI
song  
#5 Đã gửi : 09/05/2018 lúc 09:09:27(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Khai mạc Liên Hoan Cannes 2018

UserPostedImage
Thành phần ban giám khảo Liên Hoan điện ảnh Cannes lần thứ 71, ngày 08/05/2018. REUTERS/Eric Gaillard

Tối 08/05/201, khi trời chưa tắt nắng tại cung liên hoan, chủ tịch ban giám khảo Cate Blanchett đã cùng với một vị khách mời danh dự là nam đạo diễn Mỹ gốc Ý, Martin Scorsese, tuyên bố « Khai mạc Liên Hoan Điện Ảnh Quốc Tế Cannes lần thứ 71 ».
Trước đó, giám đốc điều hành Festival Thierry Frémaux đã lần lượt mời 9 thành viên trong ban giám khảo lên sân khấu, giới thiệu qua những bộ phim tranh giải không chỉ ở hạng mục chính thức, mà cả ở những chương trình song song, như Cannes Classics hay những bộ phim được chiếu trong những xuất đặc biệt.
Cate Blanchett hứa với khán giả và giới điện ảnh là trong hai tuần lễ vừa mở ra đêm qua, cô sẽ cùng với 8 thành viên còn lại trong ban giám khảo làm việc hết mình « trong tinh thần cởi mở và với trái tim mở rộng ».
Lễ khai mạc đã mở ra trên nền một vài nốt nhạc trong tác phẩm Pierrot le Fou năm 1965 của đạo diễn Jean Luc Godard. Điều thú vị là nữ diễn viên Anna Karina, mà nụ hôn lãng mạn năm xưa được chọn là áp phích của mùa liên hoan 2018, hôm qua cũng đã có mặt ở rạp Grand Théâtre Lumière, nơi diễn ra lễ khai mạc.
Người điều khiển chương trình, nam diễn viên Edouard Baer, đã nhắc lại rằng 2018 đánh dấu 50 năm Liên Hoan Cannes từng bị gián đoạn do phong trào nổi dậy trong xã hội Pháp vào tháng 5/1968.
Đúng nửa thế kỷ trước, ở cách rất xa bờ biển Cannes, nhà soạn nhạc phim người Pháp Michel Legrand đoạt giải Oscar với nhạc phẩm The Windmills of Your Mind ( Les moulins de mon coeur ), trong bộ phim Mỹ The Thomas Crown Affair, với hai ngôi sao điện ảnh lẫy lừng thời đó là Steve McQueen và Faye Dunaway.
50 năm qua, nhạc phẩm Les moulins de mon cœur vẫn không một nếp nhăn qua phần trình bày của nữ ca sĩ Juliette Armanet. Cô vừa đoạt giải thưởng dành cho đĩa hát triển vọng nhất tại lễ hội âm nhạc Victoires de la Musique 2018.
Theo RFI
song  
#6 Đã gửi : 10/05/2018 lúc 08:53:57(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Yomeddine, làn gió mới cho thể loại road movie

UserPostedImage
Giám đốc A.B. Shawky và nhà sản xuất Dina Emam mang bộ phim “Yomeddine” đi tranh tài ở Liên hoan điện ảnh Cannes, 10/05/2018. Director A.B. Shawky and producer Dina Emam pose. REUTERS/Stephane Mahe

Là tác phẩm đầu tay của một đạo diễn Ai Cập, 32 tuổi, hoàn toàn vô danh, Yomeddine bất ngờ có tên trong danh sách 21 bộ phim được chọn đi tranh Cành Cọ Vàng và Ống Kính Vàng dành cho những tác phẩm đầu tay.
Là một trong hai bộ phim thuộc thể loại road movie ở hạng mục chính thức, hành trình của một người đàn ông góa vợ từ bỏ trại cùi, lên đường tìm về với gia đình là một bài thơ ngụ ngôn về tình người.
Tối 09/05/18, gần như cùng lúc, Yomeddine ra mắt khán giả Cannes tại các rạp Grand Théâtre Lumière, Debussy và Bazin.
Phải chăng đây là dấu hiệu cho thấy ban tổ chức dành nhiều ưu đãi cho nhà làm phim trẻ tuổi mang hai dòng máu Ai Cập và Áo Abu Bakr Shawky ?
Bộ phim mở đầu với hình ảnh một người đàn ông lặn ngụp trong bãi rác trên sa mạc. Kiếm được chút tiền để dành đem về cho vợ. Vợ chết, Beshay quyết định lên đường, tìm về với gia đình. Ông nhớ lại thuở bé, một đêm người cha mang ông tới trại cùi và bảo « con ở đây, khi nào hết bệnh ta trở lại đón con về ». Mấy chục năm dã trôi qua, Beshay không còn nhớ rõ tuổi tác của chính mình. Ông chỉ biết rằng « bệnh cùi thì đã hết, nhưng sẽ không bao giờ xóa được những vết sẹo in vào gương mặt của ông ».
Khỏi bệnh và không còn gì ràng buộc, Beshay quyết định lên đường tìm lại người cha xưa kia. Obama, một thằng bé da đen sống trong viện mồ côi bên cạnh trại cùi lẽo đẽo theo ông.
Đôi bạn đồng hành nương tựa vào nhau. Trên hành trình đi từ đầu nguồn đến cuối ngọn của dòng sông Nil, thằng bé mồ côi và Beshay gặp không ít kẻ bất lương và nhiều tấm lòng vàng.
Sinh ra tại Cairô, theo học trường mỹ thuật New York, Shawky thi tốt nghiệp với bộ phim tài liệu mang chủ đề The Colony, được thực hiện trong một trại cùi. Bộ phim tài liệu này đã nhận được nhiều giải thưởng tại các festival. Rồi từ đó, anh đã khai thác thêm chủ đề nói về những người bị mắc bệnh cùi ở Ai Cập để thực hiện bộ phim đầu tay.
Nhà làm phim người Ai Cập này đang đem lại một sắc thái mới cho dòng phim road movie, trong lúc mà nhiều người ngỡ rằng không còn gì để nói thêm về thể loại phim hành trình nẩy sinh từ Mỹ trong thập niên 1960 và đã phát triển rất mạnh với những tác phẩm nổi tiếng như Easy Rider (Denis Hopper, 1969) hay Thelma and Louise (Ridley Scott, 1991).
Với Yomeddine phương tiện di chuyển của hai nhân vật chính không là xe hơi hay xe máy, không là những phi thuyền được phóng vào vũ trụ mà đơn thuần là một chiếc xe kéo, một con lừa già.
Cũng có khi Beshay và thằng bé da đen tự đặt tên cho mình là Obama « giống như cái ông mặc áo vét hay lên truyền hình » phải đi nhờ xe chở hàng, trèo lên tàu hỏa mà không có vé…
Cùng với cuộc viễn du đó, Abu Bakr Shawky đưa khán giả đến với một đất nước Ai Cập, nơi mà một thành phần các tín đồ Hồi Giáo đang lao vào con đường cực đoan. Trên quê hương của những vị Pharaon, những « kẻ tật nguyền bị chối bỏ, bị gọi là súc vật ».
Bên cạnh một số những vụng về của một tác phẩm đầu tay, ngôn ngữ mộc mạc mà ý nhị của đạo diễn Shawky khi đề cập đến một đề tài vừa mang tính xã hội, chính trị và cả màu sắc tôn giáo đã chinh phục được nhiều cảm tình của khán giả Cannes.
Nhưng phim của anh có sức thuyết phục với ban giám khảo hay không ? Đó lại là chuyện khác.
Có một điều chắc chắn là đạo diễn Shawky đang được xem là một hiện thân cho một thế hệ mới của điện ảnh Ai Cập sau những Youssef Chahine, Yousry Nasralla... Youssef Chahine từng đạt giải Gấu Bạc của Liên Hoan Phim Berlin năm 1978 với Alexandrie, Tại Sao ? Với tác phẩm Le Chaos năm 2007 ông đã được Liên Hoan Cannes trao tặng một giải thưởng đặc biệt vinh danh toàn bộ sự nghiệp đóng góp cho Nghệ Thuật Thứ Bảy của thế giới.
Theo RFI
song  
#7 Đã gửi : 11/05/2018 lúc 08:12:03(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Tình cuối, tình đầu và tác phẩm bí hiểm nhất của Liên Hoan Cannes

UserPostedImage
Đoàn làm phim "Plaire, aimer et courir vite" tại cuộc tranh tài Liên Hoan Cannes, Pháp, ngày 10/05/2018. REUTERS/Jean-Paul Pelissier

Ngày 11 tháng 5 năm 2018 là ngày lễ hội của điện ảnh Pháp tại Cannes. Hai bộ phim Pháp "Plaire, Aimer et Courir Vite" và "Le Livre d’Image" trình làng khán giả. Phim của Christophe Honoré trở lại với thời kỳ « tình yêu thời HIV ». Còn tác phẩm của Jean Luc Godard thực sự là một thách thức với khán giả.
Một năm sau khi trao Giải Thưởng Lớn cho bộ phim 120 Nhịp Đập Mỗi Phút của Robin Campillo, Liên Hoan Cannes 2018 lại dành chỗ đứng cho một tác phẩm với chủ đề tình yêu thời đại HIV : Plaire, Aimer et Courir Vite – tạm dịch là Làm Hài Lòng, Yêu và Chạy Cho Nhanh. Thực sự có thể nói một cách đơn giản là Chistophe Honoré đã đưa lên màn ảnh lớn chuyện « tình cuối, tình đầu ».
Với Jacques, nhà văn mới ngoài ba mươi, bị nhiễm siêu vi HIV gặp và yêu chàng sinh viên trẻ, là mối tình cuối cùng. Còn với Arthur, Jacques là mối tình đầu. Cậu sinh viên từ tỉnh lẻ lên kinh đô ánh sáng lập nghiệp đang tìm cho mình một chỗ đứng trong xã hội, và đang định hướng giới tính… Tựa phim như một chương trình hành động, bởi với Jacques, thời gian còn lại chẳng là bao …
Cùng khai thác chung một chủ đề, nhưng phim của Campillo nói lên sự phẫn nộ của những người đồng tính bị nhiễm HIV. Ống kính của Honoré xoáy vào quan hệ dịu dàng và mong manh giữa Jacques và người tình trẻ, xoáy vào sự ham muốn và tình yêu.
Christophe Honoré sinh năm 1970, lớn lên cùng với những năm tháng khi HIV bắt đầu hoành hành. Plaire, Aimer et Courir Vite là bộ phim thứ 11 ông thực hiện. Năm 2002 Christophe Honoré được mời đến Liên Hoan Cannes lần đầu ở hạng mục Un Certain Regard. Từ đó, ông không ngừng sáng tác : nào là viết tiểu thuyết, soạn kịch và cả kịch bản cho phim … Tác phẩm Les Chansons d’Amour của ông được đề cử tranh Cành Cọ Vàng năm 2007. Bốn năm sau, Honoré có trọng trách trình làng một bộ phim đế khép lại lễ hội điện ảnh Cannes 2011.
Bộ phim bí hiểm nhất của Cannes 2018
Cùng ngày Le Livre d’Image - Cuốn sách ảnh của đạo diễn Pháp sống tại Thụy Sĩ, Jean Luc Godard ra mắt khán giả Cannes. Có quá nhiều câu hỏi sẽ được đặt ra trong buổi họp báo ngày 12/05. Chỉ biết rằng đây là một bộ phim tài liệu với rất nhiều hình ảnh, thực có, hư có, để Godard nói về « thế giới Ả Rập vào thời điểm 2017 ». Nhưng trong tựa phim, tác giả đã cố ý để chữ hình ảnh ở số ít. Cả một cuốn sách chỉ có một hình ảnh không thôi hay sao ? Lời giới thiệu bộ phim cũng bí ẩn không kém với vỏn vẹn một dòng : « Chỉ có sự im lặng, chỉ có một ca khúc cách mạng, một câu chuyện với năm chương, như bàn tay năm ngón ». Teaser của Le Livre d’Image như vừa khiêu khích, vừa thôi thúc trí tò mò và vừa đánh đố người xem, khi tác giả chỉ trưng ra có phần generic … Vài giờ trước khi phim của Godard ra mắt ban giám khảo, không ai biết là tác giả sẽ có mặt ở Cannes hay không.
Chỉ biết rằng ấn bản 2018 của Liên Hoan Cannes đã dành một chỗ đứng riêng biệt vinh danh một trong những cột trụ của trào lưu Sóng Mới, Jean Luc Godard : phim của ông "Pierrot le Fou" được chọn làm áp phích của mùa festival năm nay. Tác phẩm này là sợi chỉ đỏ trong buổi lễ khai mạc hôm đầu tuần. Nhưng Cannes đã bao lần lỡ hẹn với Godard. Biết bao tác phẩm lớn nhất của Godard trong thời kỳ hoàng kim 1960-1968 đã bị bỏ lỡ.
"A bout de souffle" từng đoạt giải thưởng Gấu Bạc Berlin năm 1960 dành cho đạo diễn xuất sắc nhất ; tác phẩm "Pierrot le Fou" được mời dự Liên Hoan Venise, nhưng với Cannes thì vẫn quá xa vời. Hay như Le Mépris, Alphaville, La Chinoise … đều không được Cannes quan tâm. Mãi đến năm 1970 mới được ban tổ chức vớt vát, mời ông tham dự ở hạng mục Hai Tuần Lễ Dành Cho Các Nhà Làm Phim. Ngay cả khi Godard không còn phải chứng minh điều gì về những đóng góp của ông cho điện ảnh, thì Cannes mới mời ông tham dự liên hoan ở hạng mục dành cho « những tài năng có triển vọng ». Phải đợi cho đến năm 1980 trở đi, Jean Luc Godard mới được mời tranh tài ở nhiều hạng mục khác nhau trong 10 lần sau đó. Nhưng dường như quá trễ.
Cannes không thể thiếu Godard nhưng tác giả của "A bout de souffle" thì không cần thảm đỏ của liên hoan này để hiện hữu. Bằng chứng là năm nay đã 87 tuổi, phim của ông vẫn là một sự kiện và vẫn bắt giới yêu điện ảnh phải chăm chú đón chờ.
Theo RFI
song  
#8 Đã gửi : 11/05/2018 lúc 08:15:57(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Tình yêu và âm nhạc trong « Chiến Tranh Lạnh »

UserPostedImage
Đoàn làm phim "Chiến Tranh Lạnh" (Zimna wojna) đến tranh giải tại Cannes, Pháp, ngày 11/05/2018. REUTERS/Regis Duvignau

Điện ảnh Ba Lan sau nhiều năm vắng bóng đã trở lại Cannes với Zimna Wojna- Chiến Tranh Lạnh trong buổi công chiếu ngày 11/05/2018. Bộ phim đen trắng của đạo diễn Pawel Pawlikowski kể về một câu chuyện tình trong quãng thời gian 1949-1964.
Zula và Viktor yêu nhau trên xứ sở của Chopin, tưởng chừng mất nhau ở Đông Đức khi Viktor bước sang bên phía Tây bức tường Berlin. Họ gặp lại nhau ở Paris, Nam Tư … trước khi trở lại điểm khởi đầu là Ba Lan.
Trong suốt hành trình đó, âm nhạc là sợi chỉ đỏ. Zula là thành viên đoàn nghệ thuật thanh niên Ba Lan. Viktor là nhạc sĩ dương cầm của đoàn. Chung quanh họ là những cán bộ của Đảng, là mật vụ Ba Lan. Đoàn nghệ thuật thanh niên được cử đi lưu diễn tại các nước bạn trong khối cộng sản. Paris là một ngoại lệ.
Trong một lần lưu diễn tại Kinh Đô Ánh Sáng, Zula tìm lại người tình, giờ là một nhạc công trong một hộp đêm … Đã xa rồi cái thời mà Zula và Viktor là những nghệ sĩ được trọng vọng. Paris không là thiên đường cho những người « nghệ sĩ lưu vong » Đông Âu.
Zula bằng mọi giá trở lại « bên kia », phía Đông bức màn sắt. Viktor hối hả vất bỏ lại chiếc dương cầm và những buổi đệm đàn cho ban nhạc jazz ở quán L’Eclipse để « đuổi theo người đàn bà duy nhất trong cuộc đời » anh.
Nhân vật Zula do nữ diễn viên Joanna Kulig thủ vai. Ngay từ đầu Zula là hiện thân của tinh thần nổi loạn, của sự phẫn nộ. Để rồi cô phải đầu hàng trước một guồng máy « thanh lọc » những thành phần bất hảo. Đứng đầu trong số đó là giới nghệ sĩ.
Chiến Tranh Lạnh là một chuyện tình oái oăm và oan nghiệt. Hồi kết mà Pawel Pawlikowski dành cho tác phẩm này không thua gì kịch bản của Shakespeare với Romeo và Juliette.
Theo RFI
song  
#9 Đã gửi : 13/05/2018 lúc 09:49:20(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Điệp viên Hàn Quốc đi về phương Bắc

Nếu thích thể loại phim gián điệp, thì « Gongjak » của đạo diễn Hàn Quốc Yoon Jong Bin là bộ phim nên xem ở Cannes. Phim được dịch sang tiếng Anh là The Spy Gone North, tạm dịch là Điệp Viên đi về phương Bắc không tranh giải.
Phim được dựa trên một câu chuyện có thật trong ngành tình báo Hàn Quốc vào thập niên 1990. Vào thời điểm ấy, Cơ Quan Tình Báo Quốc Gia NIS muốn gài người sang Bình Nhưỡng để thu thập thông tin về chương trình hạt nhân Bắc Triều Tiên. Chiến dịch này mang tên Black Venus.
Seoul năm 1993, Park được lệnh thâm nhập guồng máy lãnh đạo cao cấp nhất ở phía bắc vĩ tuyến 38, thu thập thông tin về cơ sở hạt nhân Yongbyon. Đội lốt một doanh nhân chỉ chạy theo đồng tiền, Park sang Bắc Kinh tìm đầu mối làm ăn với Bắc Triều Tiên. Cố vấn kinh tế của lãnh thụ Kim Jong In là Ri liên lạc với anh. Những dự án làm ăn của Park lọt vào mắt xanh của đảng Lao Động Bắc Triều Tiên.
Thành công của chiến dịch Black Venus vượt ngoài mong đợi. Có điều tại Seoul, năm 1998, ứng cử viên tổng thống thuộc phe đối lập là Kim Dae Jung đang dẫn đầu các thăm dò dư luận. Chủ trương chìa bàn tay thân thiện với miền Bắc của ông đang làm cỗ máy an ninh Hàn Quốc lo sợ. Park được lệnh « chuyển hướng » nhiệm vụ ban đầu … dùng lá bài Bắc Triều Tiên chống phá Kim Dae Jung.
Gongjak hồi hộp không kém một bộ phim James Bond, nhưng không có những màn rượt đuổi sôi động như là với 007. Giữa Park và Ri, đặc biệt là giữa Park với lãnh đạo ngành an ninh Bắc Triều Tiên, là những cuộc đấu trí, nắn gân lẫn nhau triền miên.
The Spy Gone North được chiếu tại Cannes vào lúc mà Seoul và Bình Nhưỡng thông báo sẽ kết thúc chiến tranh, mở ra một trang sử mới. Việc mời đạo diễn Yoon Jong Bin Festival Cannes lần thứ 71 vào thời điểm này thể hiện rõ quan điểm này của ban tổ chức Liên Hoan.
Theo RFI

Sửa bởi người viết 13/05/2018 lúc 09:55:30(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

song  
#10 Đã gửi : 14/05/2018 lúc 10:16:34(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Cannes 2018: BlacKkKlansman, phim Mỹ đầu tiên tranh Cành Cọ Vàng

UserPostedImage
Đạo diễn người Mỹ Spike Lee, cùng vợ Tonya Lewis, hai con Satchel và Jackson tại Đêm từ thiện nhân Liên Hoan Phim Cannes, ngày 13/05/2018. REUTERS/Eric Gaillard
BlacKkKlansman nói về số phận lạ kỳ của một viên cảnh sát da đen ở bang Colorado, trà trộn vào tổ chức KKK của người Mỹ da trắng rất kỳ thị. Nhưng rồi "bảo hoàng hơn vua", anh trở thành thủ lĩnh số 1 của tổ chức đó. Bộ phim này được trình chiếu trong bối cảnh căng thẳng giữa cộng đồng người da trắng và da đen tại Hoa Kỳ vẫn âm ỉ.
Đây là một câu chuyện có thật của viên cảnh sát Ron Stallworth, 52 tuổi, vừa mới nghỉ hưu, được đạo diễn Spike Lee đưa lên màn ảnh lớn. BlacKkKlansman đánh dấu sự trở lại của đạo diễn người Mỹ da đen, Spike Lee, với Liên Hoan Cannes. Ông đã ba lần được mời tranh Cành Cọ Vàng.
Spike Lee năm 1985 thực hiện bộ phim đầu tay She's Gotta Have It. Tác phẩm này được coi là là cột mốc quan trọng của các nghệ sĩ Mỹ người da đen trong thế giới điện ảnh hiện nay.
Theo lời một người trong cuộc, Spike Lee là người mở đường cho nhiều thế hệ đạo diễn để có được một bộ phim như Black Panther do Ryan Coogler thực hiện. Báo Đen đang là một trong những bộ phim ăn khách nhất trên thế giới hiện nay.
Theo RFI
song  
#11 Đã gửi : 14/05/2018 lúc 10:19:04(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Chữ "Tình" đậm nét điện ảnh trong "Tro Tàn Rực Rỡ"

Thanh Hà Đăng ngày 14-05-2018 Sửa đổi ngày 14-05-2018 12:36
UserPostedImage
Đạo diễn Bùi Thạc Chuyên tại Liên Hoan Cannes 2018 @RFI
"Tro Tàn Rực Rỡ" dựa trên truyện ngắn cùng tên và Củi Mục Trôi Về của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư trong tập truyện Đảo. Bùi Thạc Chuyên khởi động và bắt đầu viết kịch bản từ gần ba năm nay. Tro Tàn Rực Rỡ của Bùi Thạc Chuyên là một trong số 15 dự án làm phim được chọn trong khuôn khổ chương trình L’Atelier, thuộc quỹ Cinéfondation đến Liên Hoan Cannes. Trong một tuần lễ làm việc từ ngày 10 đến 16/05/2018, Bùi Thạc Chuyên không ngừng giới thiệu thêm về đứa con tinh thần mà anh hy vọng sớm được bấm máy khởi quay. Mùa thu năm ngoái, tại Liên Hoan Phim Quốc Tế Busan, Hàn Quốc, dự án Tro Tàn Rực Rỡ đã đoạt phần thưởng trong chương trình Asia Project Market.
Chương trình L'Atelier bắt đầu hoạt động từ năm 2002 với mục đích tạo cơ hội cho những thế hệ các nhà làm phim trẻ trên thế giới. Từ đó đến nay, L'Atelier đã theo chân 202 dự án, 145 trong số này đã được hoàn thành tốt đẹp để đến được với công chúng.
Trả lời RFI Việt Ngữ tại Liên Hoan Cannes, đạo diễn Bùi Thạc Chuyên cho biết thêm về cốt truyện, về công việc anh đã và đang xúc tiến để Tro Tàn Rực Rỡ, từ một dự án, được trở thành một bộ phim.
Theo RFI
phai  
#12 Đã gửi : 16/05/2018 lúc 08:51:48(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Kẻ giết Đôn Ki-hô-tê: Bộ phim « lận đận » nhất tại Liên hoan Cannes 2018

UserPostedImage
Đạo diễn Mỹ Terry Gilliam tại lễ trao Giải thưởng phim Anh Quốc báo Evening Standard, Luân Đôn, ngày 07/02/2016 REUTERS
Sau rất nhiều tranh cãi và kiện tụng, cuối cùng Kẻ giết Đôn Ki-hô-tê cũng đến được Cannes để khép lại Liên hoan phim quốc tế lần thứ 71 trong đêm 19/05/2018.
Đạo diễn Terry Gilliam đã phải viết lại kịch bản hơn một chục lần, bốn lần thay diễn viên chính trong vai Don Quixote, bị nhà sản xuất kiện về bản quyền. Một tuần lễ trước khi đến Cannes, Gilliam bị đột quỵ. The Man Who Killed Don Quixote được xem là bộ phim « lận đận » nhất trong lịch sử điện ảnh thế giới.
The Man Who Killed Don Quixote được đạo diễn người Anh, Terry Gilliam, ấp ủ từ đầu những năm 1990. Ông bắt đầu soạn kịch bản về người hùng trong tác phẩm của Cervantes. Gần một chục năm sau, dự án bắt đầu hình thành. Gilliam tìm được nguồn tài trợ và dàn diễn viên lý tưởng. Nhưng khi khởi quay, thời tiết xấu, diễn viên chính là Jean Rochefort đổ bệnh. Sau 45 ngày chờ đợi, cặp diễn viên phụ Johny Depp và Vanessa Paradis trở về Mỹ, dự án bị bỏ dở.
Năm 2008 đạo diễn Gilliam làm sống lại dự án nhưng không tìm đủ kinh phí 20 triệu đô la cho công trình đồ sộ này. Mãi tới 2016 ông mới tìm được nhà sản xuất người Bồ Đào Nha, Paulo Branco. Chính tại Cannes, họ đã bắt tay nhau hợp tác trước ống kính của báo chí quốc tế. Nhưng rồi Branco không đủ sức đài thọ những phí tổn của bộ phim. Gilliam phải cầu viện tới hai nhà sản xuất khác là Tornasol của Tây Ban Nha và Amazon của Mỹ.
Khi phim hoàn tất, Branco quay trở lại và kiện Gilliam về bản quyền. Trong cuộc đọ sức pháp lý, Branco đã ba lần ghi bàn thắng. Nhưng lần này, tư pháp đã nghiêng về phía nhà làm phim Gilliam. Nhờ vậy mà bộ phim Kẻ giết Đôn Ki-hô-tê sẽ được công chiếu trong buổi lễ bế mạc Liên Hoan Canne 2018.
Vài giờ sau khi nhận được tin vui, Terry Gilliam bị đột quỵ. Hai ngày sau, ông trấn an giới hâm mộ là « đang trên đà bình phục » và nóng lòng có mặt tại Cannes để giới thiệu bộ phim của mình.
Ban tổ chức mời đạo diễn Terry Gilliam đến Cannes để vinh danh một nhà làm phim kiên trì, vượt qua rất nhiều thử thách, từ điều kiện làm phim cho đến những khó khăn tài chính và cả trên phương diện pháp lý, để đứa con tinh thần của ông được chào đời.
Theo RFI
phai  
#13 Đã gửi : 20/05/2018 lúc 01:42:38(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Cannes 2018: Sau hơn 2 thập niên, phim Nhật Bản lại giành Cành Cọ Vàng

UserPostedImage
Liên hoan điện ảnh Cannes : Đạo diễn Nhật Hirokazu Kore-Eda được trao giải Cành Cọ Vàng 2018. REUTERS/Eric Gaillard

Liên Hoan Điện Ảnh Cannes 2018 đã bế mạc hôm qua, 19/05/2018 với một kết quả vinh danh nền điện ảnh số một châu Á : Cành Cọ Vàng, giải thưởng cao quý nhất của Liên Hoan Cannes đã được trao cho bộ phim « Một câu chuyện gia đình – Une affaire de famille », nguyên tác tiếng Nhật Manbiki Kazoku, tức là Gia đình kẻ cắp - của đạo diễn Nhật Bản Hirokazu Kore-Eda.
Theo đặc phái viên RFI Elisabeth Lequeret, kết quả này đánh dấu sự trở lại của điện ảnh Nhật Bản :
« Đây là Cành Cọ Vàng Nhật Bản đầu tiên kể từ bộ phim « Unagi - Con lươn » của đạo diễn Shohei Imamura, đã đoạt giải năm 1997, cách đây 21 năm.
Tác phẩm của Hirokazu Kore-Eda kể lại câu chuyện một gia đình sông lây lất, chuyên ăn cắp vặt trong các cửa hàng. Vào một buổi tối mùa đông, họ đón nhận một cô bé bị hành hạ.
Hirokazu Kore-Eda không xa lạ với Liên Hoan Cannes: ông đã từng có 5 bộ phim đến tranh giải tại đây.
Khi kể lại câu chuyện gia đình này với những mối quan hệ chằng chịt, mập mờ, đạo diễn đã trở lại với chủ đề mà ông ưa chuộng : Quan hệ tình thương mạnh hơn là quan hệ máu mủ. Đó là một bộ phim rất cảm động và chan chứa tình người, giống như phát biểu của ông trên bục trao giải :
« Tôi cảm nhận được niềm hy vọng, hy vọng là có lẽ nhờ điện ảnh mà những con người thường đối đầu nhau, những thế giới thường đối đầu nhau, có thể đến với nhau. »
Cành Cọ Vàng dành cho Hirokazu Kore-Eda vừa là biểu tượng của sự dấn thân, vừa thể hiện một sự phong nhã : Nhà làm phim Nhật Bản đã chia sẻ giải thưởng của mình cho hai đạo diễn khác vì lý do chính trị đã không đến được Cannes : Đạo diễn Iran Jafar Panahi và đạo diễn Nga, Kirill Serebrenikov. »
Các giải khác …
Phải nói là chủ đề trẻ em bị ngược đãi đã chiếm lĩnh bảng vàng Liên Hoan Phim Cannes năm nay, với một ban giám khảo đa số là nữ, và một chủ tịch là Cate Blanchett, nữ diễn viên đang đi đầu trong cuộc đấu tranh cho phụ nữ, dấy lên từ sau vụ « Quỷ râu xanh » đầy thế lực Harvey Weinstein bị vạch mặt chỉ tên.
Ngoài « Một câu chuyện gia đình » đoạt Cành Cọ Vàng, bộ phim « Capharnaum » kể về những tuổi thơ bị bỏ mặc tại các khu ổ chuột ở Beirut, thủ đô Liban, của nữ đạo diễn Liban Nadine Labaka đã được Giải Thưởng của Ban Giám Khảo, giải lớn thứ ba của Liên Hoan Cannes.
Cũng trong chiều hướng đó, Giải Nữ Diễn Viên Xuất Sắc Nhất được trao cho nữ diễn viên người Kazakhstan Samal Yeslyamova trong bộ phim Nga « Ayka » của Sergei Dvortsevoy. Cô đóng vai một phụ nữ trẻ người Kyrgyzstan không có giấy tờ ở Nga, bị buộc phải từ bỏ đứa con sơ sinh của mình sau khi sinh để giữ được việc làm…
Cũng nên nói về bộ phim có một cái tên cực kỳ khó đọc : BlacKKKlansman của đạo diễn bậc thầy người Mỹ Spike Lee, được trao Giải Thưởng Lớn, tức là giải quan trọng thứ hai ở Cannes, chỉ sau Cành Cọ Vàng. Đây là một bộ phim vui nhộn, không thể xếp vào loại nào, vừa là hài kịch, vừa là phim hình sự, vừa là một tuyên ngôn chính trị, trong đó đạo diễn da đen không ngần ngại chế nhạo tổ chức phân biệt chủng tộc Ku Klux Klan và châm chích tổng thống Mỹ Donald Trump.
Tệ nạn lạm dụng tình dục gây chấn động lễ bế mạc…
Trong một sự kiện không liên quan gì đến bảng vàng, nhưng gây chấn động tại lễ bế mạc Liên Hoan Cannes tối hôm qua, là lời tố cáo công khai của nữ đạo diễn Ý Asia Argento về tệ nạn lạm dụng tình dục hiện hữu trong ngành điện ảnh, đặc biệt liên quan đến Harvey Weinstein.
Trước các quan khách, nữ đạo diễn sinh năm 1975 đã không ngần ngại tố cáo : « Năm 1997 tức vào năm 21 tuổi, tôi bị Harvey Westein cưỡng hiếp ngay tại Cannes. Liên hoan phim này là nơi lý tưởng để hắn săn mồi. »
Asia Argento là người đã từng lên tiếng về hành vi đồi bại của Harvey Weinstein vào tháng 10/2017. Đối với cô, tất cả những ai có mặt trong cử tọa đều phải chịu trách nhiệm vì đã tiếp tay cho nạn quấy rối tình dục ngày càng leo thang trong giới giải trí : « Nhiều người từng bị thế lực của Harvey Weinstein đe doạ trong đó có tôi… Vì thế câu chuyện của tôi dù đã xảy ra hơn 20 năm, nhưng đến nay mới được kể ».
Do vậy, nữ đạo diễn Ý nhấn mạnh rằng không thể để cho các phần tử như Weinstein « sống yên ổn thêm một lần nào nữa ».
Theo RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.368 giây.