logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 16/05/2018 lúc 08:53:41(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Miền Nam bị Cộng Sản cai trị đã 43 năm. Người cựu tù nhân chính trị được cứu vớt theo diện nhân đạo của chính phủ Hoa Kỳ đến Mỹ, người đến sớm nhất tính cũng đã hai mươi tám năm. Hai mươi tám năm là một đoạn đường dài đủ cho một đứa trẻ sinh ra, lớn lên, học hành thành đạt, lập gia đình và có những đứa con.
Hai mươi tám năm để cho những đứa con và cháu có mũ áo xênh xang ngày ra trường, có một gia đình hạnh phúc, có những ngôi nhà khang trang lưng đồi, mé biển, cha mẹ chúng phải trải qua bao nhiêu nỗi khó khăn, nhọc nhằn của một người di dân tị nạn, sau một thời gian trong trại tù tập trung của Cộng Sản đến định cư trên một vùng đất xa lạ.
Trừ những gia đình có con vượt biển qua trước đã thành đạt, giàu có trên đất Mỹ, còn thì sau một thời gian nhận trợ cấp xã hội, gia đình nào cũng phải lo kiếm tiền, trả tiền ăn, tiền ở để sống còn. Tuy được tự do, nhưng ngày tháng trước mắt còn dài, tương lai dường như vô định, cứ nhìn khuôn mặt của hai gia đình trong bức hình trong bài này, chẳng thấy ai có được một nụ cười, dù là những đứa trẻ vô tư.
Điều ám ảnh của mọi người là làm nghề gì? Sức vóc không đủ làm nghề xây dựng, tiếng Anh cũng quờ quạng chưa đủ đi làm sở Mỹ, tài năng riêng không có để kiếm việc. Sau khi các anh em cựu quân nhân ra tù, bần cùng phải kiếm nghề để đủ rau cháo qua ngày, đặt chân đến Mỹ lại phải một lần nữa đổi đời, cũng cần miếng ăn, cái mặc.
Nếu quý bạn sau vài tháng hay một năm kiếm được một chân công nhân làm assembler hay khuân vác trong nhà kho của một công ty có đồng lương cố định, có bảo hiểm sức khỏe, ngày nghỉ bệnh, thì nghề của bạn không được chúng tôi nêu lên trong bài báo này.
Cũng như đối với nhũng người vượt biên, vượt biển hay được bảo lãnh sang đây chúng tôi cũng không đủ dữ kiện để viết một bài phóng sự. Ở chỗ “đồng hội, đồng thuyền,” cùng hoàn cảnh, bài tạp ghi hôm nay chỉ gói gọn trong chỗ anh em, từ những viên chức của chính thể VNCH, bị cộng sản tập trung vào nhà tù không bản án từ năm 1975, cuối cùng được chính phủ Mỹ thương thảo với kẻ thù cũ, cho chúng ta có cơ hội đến đây, đợt đầu tiên là từ Tháng Giêng,1990.
Trước hết, phổ thông nhất là nghề may. Gia đình nào cũng có một hai phụ nữ, là may vá là sở trường của đàn bà, và kể cả đàn ông, ai cũng làm được. Nghề này được gọi đùa là nghề “ngồi rung đùi ăn tiền,” tuy vậy cũng không phải dễ dàng kiếm được đô la. Thời đó, đã có những shop may, những nhà thầu may mặc, họ phân phối sản phẩm lại cho người có nhu cầu, có khi qua một hai trung gian. Cô con gái đầu của tôi may suốt một tuần, quên cả bữa ăn, nhưng chỉ kiếm được bốn chục bạc. Nhiều gia đình, vợ chồng, mẹ con phụ nhau cật lực cùng may, bất kể giờ giấc, có khi ngủ gục trên bàn máy may.
Nói đến nghề may, chúng tôi không làm sao quên được chuyện đổi đời của một vị bác sĩ quân y trước kia phục vụ tại TYV Nguyễn Tri Phương, Huế. Thời gian trận Hạ Lào xảy ra năm 1972, ông đứng trong phòng giải phẫu có khi một ngày hơn 15 tiếng để giải phẫu cho thương binh (chắc chắn là có một khâu gọi là may lại vết thương). Sang Mỹ chậm, học lại nghề khó, ông đành vào shop may, giao nghề may lại cho vợ, nguyên là cô giáo, còn ông thì hành nghề “cắt chỉ,” vì thứ chỉ này không phải là loại chỉ “tự tiêu!” Làm ở shop may, mỗi người mỗi việc: may, cắt chỉ, đóng khuy hay ủi.
Nhiều anh em khởi nghiệp ở xứ “thiên đàng” này bằng nghề bỏ báo Mỹ, một nghề tuy dễ mà khó ăn. Người vào nghề phải có một cái xe hơi tàng tàng và có bảo hiểm, nói tàng tàng là vì làm nghề giao báo rất dễ hao xe, mà dân mới đến Mỹ cũng không ai có xe mới. Xe chạy tốc độ chậm, chở không dưới 500 pound, “tam bộ nhất bái,” “bước đi một bước, lâu lâu lại dừng,”chạy một đoạn ngắn, lại phải dừng xe. Cửa xe phía phải mở, tay phải mạnh và quẳng báo đi xa, ít nhất là vào trước cửa nhà. Đây là một nghề “đi đêm,” vì làm nghề này phải chịu khó dậy sớm lúc 2, 3 giờ sáng để đến nhà in nhận và cột báo, vì tất cả “round” báo 300 tờ phải “liệng” trước nhà người mua trước 6 giờ sáng. Tay lái phải vững, trời còn tối, có khi sương mù, mà xe thiên hạ phần lớn lại đậu ngoài đường, rất dễ gây tai nạn. Trời có nơi lạnh buốt, nhất là vào lúc đêm khuya nhưng phải xuống kính xe để vứt báo. Có người lại chở con trai hay vợ theo, hai người ăn một đồng lương, ăn ít nhưng chắc, cha lái, con hay vợ ngồi bên liệng báo. Phần đông chỉ làm một thời gian ngắn rồi đổi nghề, vì quá vất vả, nhưng đây cũng là một trong những nghề của những người mới sang, người sau kẻ trước. Mỹ đâu phải là nơi người ta có thể lượm đô la ngoài đường.

Gia đình người bạn tôi văn hay chữ tốt thì làm nghề viết thư. Đây là công việc của các công ty quảng cáo. Mỗi lá thư chỉ viết vài dòng bằng tay. Theo tâm lý người tiêu dùng, nhận được một lá thư quảng cáo bằng mực in hàng loạt không tin cậy bằng vài chữ viết tay. Mỗi lá thư khoảng năm 1995 được trả khoảng 50 cent, không phải lao động vất vả, lại được ngồi nhà lo cơm nước, trông cháu, mỗi tháng hai vợ chồng kiếm được hơn $600, cũng tạm ổn.
Ngày nọ, tôi gặp một người bạn đang hành nghề hướng dẫn các em chậm phát triển, để các em có thể đi ra ngoài sinh hoạt như người bình thường. Buổi sáng phải đón các em từ gia đình hay chỗ ở của quận hạt, chở các em vào công viên, vào các siêu thị hay ghé quán ăn trưa. Nghề này không vất vả, nhưng đầu óc căng thẳng vì phải có tinh thần trách nhiệm cao, mắt không bao giờ rời các em. Có lần, một em trong toán đang lúc ăn trưa, không để ý, bị hóc, ngạt thở, phải chở đi cấp cứu, bạn tôi về sợ quá xin nghỉ việc luôn.
Ở miền Đông với khí hậu giá buốt, dân H.O. làm những nghề như hái trái cây rất vất vả vì phải còng lưng suốt này, tay chân thì lạnh buốt. Ở những vùng như Philadelphia, thường có những nhà thầu Việt Nam, tuyển người cho các công ty dịch vụ, hái trái cây, hãng giấy, xưởng gỗ, sáng chở nhân công đi, chiều chở về, không bảo hiểm, không có ngày nghỉ ăn lương.
Ở Chợ Cá thủ đô Washington DC, tôi đã có dịp tiếp xúc với hai “chiến hữu” mới sang sau những năm tháng tù đày. Hai anh làm nghề “security” cho Chợ Cá, với đồng lương tối thiểu, không nặng nhọc gì, nhưng suốt ngày phải đứng giữa trời, mùa Hè không nói, nhưng vào mùa Đông, có hôm nhiệt độ xuống mức đông đá hay tuyết rơi dày đặc, áo quần hai ba lớp cũng rét run. Có điều an ủi, các anh cho biết là mấy năm nay, nhà khỏi tốn tiền mua cá.
Không biết các anh chịu đựng được bao lâu mới bỏ nghề, nay về già có bị bệnh phong thấp hay không?
Có lẽ tôi cũng xin phép kể vài dòng về cái tôi đáng ghét trong những ngày đầu đến Mỹ. Vừa hết trợ cấp, một người bạn giới thiệu cho một chân tài xế riêng cho một ông cụ. Ông này gốc tỷ phú ở Sài Gòn, vẫn thường tổ chức ăn uống, bài bạc với quý vị Tướng Lãnh, nên tài xế riêng là một cựu đại úy thì cũng là điều phải chăng. Tôi chỉ hơi trách một người giàu có như ông, sao không thuê một tài xế kinh nghiệm lâu năm dù đắt giá, lại giao sinh mạng cho một anh H.O. mới có bằng lái xe ở Mỹ ba tháng, để chỉ trả có $6.25 một giờ. Tôi chỉ mới lái xe ra freeway một hai lần, nhưng ngày đầu tiên, ông chủ cần đi khám bệnh ở UCLA, tôi cũng đành tuân chỉ lên đường.
Công việc hàng ngày của tôi ngoài việc đưa ông đi bệnh viện, đi thăm ngôi nhà đang xây cất ngoài biển, còn đưa ông đi thuê hay đổi phim “For Adults Only.” Những lúc không đi đâu, nhiệm vụ tôi là lau, rửa xe, xăng nhớt sẵn sàng. Thỉnh thoảng bà chủ nhờ ra chợ mua miếng thịt, mớ rau, hay được tin cậy hơn là đem tiền đi gửi ngân hàng. Những lúc bà chủ cần đi đâu ra phố, bà rất tế nhị xin phép ngồi ở ghế sau kẻo người ta dị nghị, khác với ông chủ rất uy quyền, trịch thượng. Nếu ngày đó anh em thấy tôi đang lái một cái xe Cadillac bóng lộn, chở một mệnh phụ phu nhân ngồi ở ghế sau, thì tất anh em cũng thông cảm, hiểu cho nghề nghiệp của tôi.
Một hôm thấy bác tài quá rảnh rỗi, bà chủ gọi tôi: “Chú vào chùi cái ‘sing’ trong bếp giúp tôi!” Thì cũng phải thôi, ăn cơm Chúa thì múa cho hết giờ! Cực nhọc tôi chịu nhưng chớ làm nhục tôi. Một ngày nọ, lái xe đưa ông chủ lên bệnh viện UCLA, ông bảo tôi đỗ xe ở chỗ cấm, trong khu vực nơi có đường đi bộ để nhân viên bệnh viện ra vào. Không nghe lời ông, tôi đỗ xe trước đó vài thước. Trước mặt cô y tá vừa đẩy cái xe lăn ra đón ông, ông hầm hầm vung vẩy cái “can” chỉ vào mặt tôi và chửi: “Stupid!”
Trên đường về tôi chẳng nói mà cũng chẳng than phiền. Về đến nhà, tôi giao chìa khóa xe cho bà chủ và nói: “Thưa bà, bắt đầu ngày mai tôi nghỉ làm, để ông chọn một người tài xế khác vừa ý ông hơn!”
Sau đó, nghề nào cũng được ba tháng vì xuất thân là lính văn phòng không có sức khỏe, không kham nỗi cực nhọc. Tôi bắt đầu thực sự trở lại nghiệp báo với chức vụ Phụ Tá Chủ Bút cho một tuần báo ở Little Saigon, nhưng cũng không bền. Năm 1994, nghe lời dụ dỗ của bạn bè tôi mang cả gia đình bay sang Philadelphia vì nghe nói việc nhiều, đi hái trái cây cũng đủ sống. Mặc dầu đã ở bước đường cùng, nhưng không chịu nổi thời tiết giá lạnh, và công việc vất vả, tôi lại chuyển sang Virginia, đi làm nghề chùi rửa, hút bụi cho Hotel Marriott ở DC. Nhiệm vụ của tôi là mang một cái bình hút bụi nặng 15 kg trên lưng, như anh chàng “rocketeer,” bay đi khắp mấy tầng lầu.
Sau đó tình cờ gặp một người bạn cũ ở Cục Tâm Lý Chiến đang làm Lab Manager cho công ty One Hour Ritz Camera. Thấy tôi vất vả, anh giới thiệu tôi vào nghề ảnh với anh, nhưng thương bạn, sợ người ta không nhận, anh chỉ xin lương của tôi bắt đầu với $5.00 một giờ. Tuy lương thấp nhưng từ nay tôi an tâm về cái mục bảo hiểm sức khỏe, và những ngày nghỉ phép có lương. Năm 1999, ở miền Đông lạnh và buồn, tôi quyết định trở về Nam Cali, được tiếp tục làm việc ở công ty cũ, có tiệm ảnh ở thành phố Santa Ana. Tiếc là 10 năm sau, đủ 40 quarter, “lên chức” Lab Manager, nhưng đồng lương lúc về hưu chỉ có $9.50 mạt hạng!
Cuối cùng cái “nghiệp” truyền thông lại đeo đuổi, ở tuổi xế chiều, tôi viết báo, in sách, làm talk show trên đài phát thanh và truyền hình. Nhớ lại quãng đời 28 năm trên đất Mỹ, vui buồn lẫn lộn, nhưng suốt 28 năm nay, vẫn chịu cảnh nhà thuê.
Những em bé trong bức ảnh trên bài này nay đã trưởng thành, có gia đình, địa vị trong xã hội, nhưng không biết các em có còn nhớ những ngày đầu “chân ướt chân ráo” đến Mỹ, được cắp sách dến trường, trong khi cha mẹ các em đã vất vả biết là dường nào để làm lại cuộc đời không?
Cha mẹ các em sang đây, làm lụng vất vả để nuôi con, nhưng cũng có người trở lại trường, tốt nghiệp những văn bằng cao, sinh hoạt trong dòng chính và nhất là hãnh diện có được một thế hệ tiếp nối thành công, không bõ công những năm tháng tù đày và những ngày đầu gian khổ ở Mỹ.
Tạp ghi Huy Phương
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.063 giây.