Trung Quốc tập trận bằng đạn thật trong vùng Biển Đông là một cảnh báo cho Đài Loan, theo lời các nhà quan sát. Nghĩa là, nhúc nhích độc lập, là bị tấn công liền. Đó là phân tích của tạp chí Newsweek, khi theo dõi các phản ứng khu vực và ý kiến các chuyên gia về Châu Á.
Thực ra cũng có thể xem là cảnh báo với chính phủ Hà Nôi, rằng chớ có nghĩ ngợi về đàn anh Hoa Kỳ, Nhật Bản với Liên Âu. Hễ nghiêng qua Mỹ nhiêu quá, là bị cú khều liền. Haã nhớ hôi giàn khoan TQ vào quậy năm 2014 là biết.
An Fengshan, phát ngôn nhân Sở Đài Loan Vụ trong Quốc Vụ Viện Trung Quốc, nói hôm Thứ Tư rằng tập trận đạn thật là thông điệp cho các chính khách Đaì Loan mơ tưởng độc lập ra khỏi TQ.
Trong buổi họp báo, An nói, theo Newsweek, đây là cảnh cáo mạnh mẽ cho lực lượng ly khai Đài Loan và các hành động của họ.
An nói, “Chúng tôi có quyết tâm, tự tin và khả năng để bảo vệ chủ quyền llãnh thổ và kềm chế phe ly khai Đaì Loan trong mọi hình thức. Chớ mà hòng độc lập Đài Loan.”
Chúng ta dễ dàng hiểu cảm xúc đó của Bắc Kinh, cũng hệt như nếu Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố ra Phú Quốc lập quốc ly khai, cũng sẽ bị cảnh cáo nghiêm trọng từ Hà Nội và cả Sài Gòn.
Trong khi đó, báo Inquirer của Philippines nói rằng TQ sắp thiết lập vùng nhận dạng phòng không (Air Defense Identification Zone -- ADIZ) ở Biển Đông, theo nhà phân tích Richard Heydarian nói với Inquirer.net.
Bởi vì TQ đã gắn xong phi đạn ở các đảo nhân tạo, và đã gắn xong các thiết bị gây nhiễu sóng điện tử trên ít nhất là bao trùm vùng trời 2 đảo trong Biển Đông -- đó là đảo Kagitingan và Panganiban (không rõ tên tiếng Việt).
Panganiban nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, trong khi Zamora nằm gần đảo Pagasa Island (Thitu) đang do quân Philippine đóng giữ.
Nghĩa là, lưới điện tử và phi đạn do TQ giăng khắp bầu trời Biển Đông rồi, theo phn tích naỳ.
Trở lại chuyện Đài Loan, hiện nay TQ bao vây chặt chẽ các hướng ngoaị giao.
Theo tin RTI cho biết, Thượng nghị sĩ liên bang Mỹ ông Marco Rubio vào ngày 16-5 chỉ ra, Panama và Dominica lần lượt cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan, lo ngại rằng Paraguay sẽ là nước tiếp theo cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan, ông cũng đặt câu hỏi nghi ngờ liệu nước Mỹ có bày tỏ rõ ràng sự quan ngại của Mỹ đối với các quốc gia bao gồm Honduras, Guatemala và Paraguay hay không.
Đối với việc này, ông Alex Wang, phó trợ lý quốc vụ khanh Cục Đông Á và Thái Bình Dương Quốc Vụ viện Mỹ nhận định duy trì hiện trạng vì sự ổn định của vùng biển Đài Loan là điều mấu chốt, phía Mỹ coi mọi hành vi làm thay đổi đối tác ngoại giao của Đài Loan đều là thay đổi hiện trạng. Nước Mỹ đã truyền đạt rất rõ lập trường của mình cho các đối tác, cũng như cho phía Bắc Kinh biết.
Đối với việc này, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Lý Hiến Chương chỉ ra, hiện tại tình hữu nghị của chính phủ Trung Hoa Dân Quốc và Paraguay ổn định, các kế hoạch hợp tác song phương và hợp tác về kỹ thuật đều được triển khai thuận lợi, sự giao lưu về giáo dục và văn hóa cũng khá mật thiết.
Paraguay là nước bang giao duy nhất tại khu vực Nam Mỹ trong số 19 nước bang giao của Trung Hoa Dân Quốc.
Bản tin VOA cho biết chi tiết khác: Nghị sĩ Mỹ ra dự luật đối phó sự bành trướng của Trung Quốc...
Bốn thượng nghị sĩ Mỹ vừa giới thiệu một dự luật chi 1,5 tỷ đô la quỹ quốc phòng thường niên trong 5 năm để ngăn cản và đối phó với sự bành trướng của Trung Quốc ở Thái Bình Dương và củng cố quan hệ đối tác quân sự với Đài Loan, theo trang Defense News ngày 15/5.
Dự luật gọi tắt là ARIA cho phép bán võ khí thông thường cho Đài Loan và tái khẳng định cam kết an ninh của Mỹ với Nhật, Úc, Hàn Quốc, và các nước đồng minh khác ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Dự luật do các thượng nghị sĩ Cory Gardner, Marco Rubio, Edward Markey và Ben Cardin giới thiệu là một khung sườn chính sách để chứng tỏ cam kết của Mỹ với trật tự quốc tế dựa trên luật lệ và gầy dựng vai trò lãnh đạo của Mỹ ở Châu Á, văn phòng thượng nghị sĩ Rubio cho biết.
Bản tin nói răng ARIA cũng nhắm mục tiêu cổ súy hợp tác trên mạng với các đồng minh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, thực thi quyền tự do hàng hải, hàng không trong khu vực, thiết lập chính sách để thực thi các quy định kiểm soát võ khí và cấm phổ biến võ khí hạt nhân, đồng thời cũng thăng tiến các cuộc thương lượng mậu dịch song phương-đa phương với các nước trong vùng.
Trong khi đó, phe thân TQ tại Malaysia báo động... Bản tin RFI ghi rằng công việc làm ăn của Trung Quốc tại Malaysia có lẽ sẽ không còn được suôn sẻ như xưa nữa. Sự kiện cựu thủ tướng Mahathir Mohamad từng lãnh đạo nước này trong hơn 2 thập niên cách nay 15 năm đã được bầu lại làm thủ tướng sau cuộc bầu cử Quốc Hội hôm 09/05/2018 vừa qua, như đã thổi một luồng gió ngược vào đà tiến tưởng như không gì cưỡng lại được của Trung Quốc tại đất nước Đông Nam Á.
Bắc Kinh như đã nhận thức rõ nguy cơ này nên đã vội lên tiếng kêu gọi tân chính quyền Malaysia duy trì quan hệ hữu hảo giữa hai bên.
Tín hiệu của ông Mahathir bắn về phía Trung Quốc rất rõ ràng khi chỉ vài tiếng đồng hồ sau khi có kết quả đắc cử, ông đã tuyên bố muốn đàm phán lại một số thỏa thuận với Bắc Kinh.
Theo hãng Reuters, trong một cuộc họp báo tại Kuala Lumpur, tân thủ tướng Malaysia cho biết ông ủng hộ sáng kiến Con Đường Tơ Lụa Mới của Trung Quốc, nhưng dành quyền tái đàm phán một số điều khoản trong những thỏa thuận đã ký với Bắc Kinh nếu cần thiết. Thông điệp của ông Mahathir còn hàm ý chống lại việc Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông....
Nghĩa là, ai cũng thấy bàn tay sắt của TQ đang siết ở Biển Đông...
Hà Nội có thấy chăng?
Trần Khải