Các bạn thường hỏi tại sao lá cờ Việt Nam mà em chào mừng không giống lá cờ treo ở Thế Vận Hội hay lá cờ tìm thấy trong danh sách emoji. “Quốc kỳ Việt Nam đã thay đổi sau cuộc chiến,” là câu trả lời gần sự thật nhất cho họ. Cắt nghĩa dài dòng quá có thể khiến họ ngao ngán vì họ đâu cần nghe một câu chuyện. Họ chỉ cần một lời giải đáp đơn giản đủ thoả mãn. Một câu trả lời rườm rà sẽ đẩy họ đi mất, nhưng ngược lại, một câu trả lời quá ngắn gọn là một phản bội đối với lương tâm bản thân.
Ngày 30 tháng Tư, 1975, quân đội miền nam Việt Nam thất thủ và quê hương của chúng ta đã bị cộng quân cướp mất. Gia đình em vượt biên năm 1988, và em có cảm tưởng là hai người đã không bao giờ ngoái nhìn lại. Lúc ấy em chưa chào đời. Kiến thức về chiến tranh Việt Nam em chỉ học qua sách vở. Chưa bao giờ em có dịp hàn huyên với ai về cuộc nội chiến cũ, và cha mẹ chưa từng chia sẻ cùng em tầm nhìn hoặc ảnh hưởng của chiến tranh trên cuộc đời hai vị. Lâu lâu, cha mẹ có biểu lộ rằng chúng ta bây giờ là người Mỹ—Việt Nam chỉ là một đất nước xa xôi họ đã từng biết.
Trong suốt tuổi ấu thơ tại Orlando, Florida, em chỉ cảm thấy mình là người Mỹ. Sống trong một cộng đồng đa dạng, đi học, đi nhà thờ, đi đại hội liên hoan với bao người di dân từ khắp tứ xứ, em cảm thấy em giống họ. Trong gia đình, chúng em trao đổi thẻ bài Pokemon, trèo cây, đạp xe đạp đi lại giữa nhà và tiệm làm móng tay của mẹ. Dĩ nhiên, tụi bạn cũng hay chọc em có mắt sếch, rồi giọng nói tiếng Anh của cha mẹ em. Nhưng em cảm thấy được yên ủi hi sinh hoạt với nhà thờ Việt Nam, nơi mà mọi người đều nói tiếng Anh như vậy. Chỉ sau khi gia đình em mua một gia trại gà ở vùng quê miền nam Georgia thì mấy người đồng tuổi em mới tỏ lộ cho em biết là em không thật sự giống người Mỹ chính cống.
Tuần đầu tiên tại Whigham, Georgia, một tỉnh với vỏn vẹn một cột đèn vàng chớp nháy và một trường tiểu học, nhiều lần người ta hỏi có phải em lai nửa Việt nửa Á. Khi học vể chiến tranh Việt Nam, các bạn thầm thì với em, “Có phải dân bạn giết lính Mỹ,” hoặc “Việt Nam thật quỷ quyệt. Người thân của bạn ở đó sao?” Em cảm thấy bị phản bội bởi lòng kiêu hãnh là người Mỹ của chính mình, bởi vì chẳng ai quả quyết điều này cho em. Họ đã biến lòng tự hào ái quốc của em thành bức rào chia cách giữa họ, người Mỹ chính hiệu, và người ngoài, trong đó có em. Bởi thế em nhổ vào mặt họ câu trả lời là “Ít nhất em thuộc kẻ thắng trận.” Họ không hiểu đủ để cảm thấy tức giận, và rõ thật em cũng chẳng hiểu gì. Câu trả lời ấy đã luôn luôn ám ảnh em và đốc thúc em phải viết xuống lịch sử của thế hệ mình để lưu lại cho con cháu sau này để chúng không phải đoán mò gia đình chúng thuộc phe nào.
Lúc này, em cũng đã bỏ nhiều thì giờ để đọc và suy ngẫm về những hậu quả của chiến tranh Việt Nam trên bản thân cũng như trên thế giới. Em bắt đầu hiểu vì sao cha mẹ không thường nói về một biến cố với ảnh hưởng trầm trọng trong gia đình. Khi em 15 tuổi, sau khi nghe một bà già kể chuyện vượt biên sang Hoa Kỳ như các chị, cô và chú của em, em phàn nàn với bà là phải chi gia đình em cũng hay kể chuyện lại cho em như bà. Bà ta hỏi em: có bao giờ em đã đánh mất một vật gì rất quý báu và cảm thấy đau đớn đến nỗi em đã từ chối nói về vì sự mất mát đó? Em nhớ ngay đến chú chó đầu tiên của em. Sau khi Taco chết đi em đã khóc bao nhiêu trong nhà tắm. Bà ta nói, “Cũng như vậy, em đã mất đi cả một thời thơ ấu cùng cái chết ấy. Nhưng em vẫn phải cất bước tiến vào tương lai phải không?
Đúng vậy. Mất quê hương, như lời bài thơ em hoạ, là mất đi bao giòng đời, không phải vì bàn tay của thượng đế, mà vì con người.
Quê Hương
(phỏng theo bài Quê Hương của Đỗ Trung Quân)
Quê hương là gì hở mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều
Quê hương của con không có
chùm khế cho con hái chơi
Quê hương là các kỷ niệm
ba má con phải đành rời
Quê hương là hai lớp học
hai tiếng đều không thấy quen
Quê hương là một đỉểm kém
không dám về sợ Mẹ xem
Quê hương cả nhà tụ họp,
coi hết các bộ phim tàu,
Quê hương là một ngôn ngữ
con đang quên đi qúa mau
Quê hương là hội sinh viên
con rất vui đã tham gia
là các bạn Việt Nam trẻ
con coi y như người nhà
Quê hương là Vũ Kim Ngân
nhưng Mỹ không dễ phát âm
Quê hương là sửa tên vừa
để nhiều nghĩa hơn mỗi năm
Quê hương là hai lá cờ
Bố Mẹ đau đớn triền miên
Quê hương đoàn tựu cả nhà
luôn nhớ anh chị vượt biên
Quê hương là gì hở Mẹ,
I might have all this wrong
nhưng nếu đúng chỉ một điều
quê hương ở mãi lòng con
Kavi Vũ
pivotnetwork.org