logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 7 years ago
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Một người đàn ông da trắng đứng trước cửa tiệm thực phẩm Á Châu. Người đi qua đi lại, không ai để ý đến ông. Ngay cả khi ông cất tiếng xin tiền. Could you spare me some changes for something to eat. Khuôn mặt có nhiều nét hằn của thời gian. Thân hình ốm o. Chiếc áo rộng thùng thình chắc là món quà của Salvation Army. Chiếc quần jean bạc màu và đôi giầy màu nâu không bí tất. Hình ảnh quen thuộc của những người homeless trong thành phố. Một thanh niên người Hoa sau khi xếp đồ vào xe, đẩy chiếc xe chở đồ lại chỗ trả xe. Ông già homeless – cứ tạm cho rằng ông già là người vô gia cư đi – đăm đăm nhìn người thanh niên. Hai mắt mở lớn. Hai con mắt mệt mỏi tia nhìn nhưng sao tôi vẫn thấy ánh lên cái gì như tia hy vọng. Có thể là tôi để trí tưởng tượng rong ruổi như con ngựa được nới lỏng dây cương. Người thanh niên đẩy chiếc xe chở đồ chợ lại chỗ trả xe. Ngày trước, thiên hạ dùng xe chở đồ xong, thường ay bỏ đại trong bãi đậu xe, cửa tiệm phải thuê nhân viên đi gom những chiếc xe đẩy ấy về tiệm. Rồi người ta nghĩ ra cách gắn sợi dây xích vào xe. Muốn dùng xe, bạn phải đặt một đồng bạc cắc vào cho sợi xích tuột ra. Dùng xong, trả xe lại chỗ cũ, gài sợi dây xích vào bộ phận khóa xe, đồng bạc rơi ra. Bạn lấy lại được đồng bạc và bcùng lúc bạn trở thành người lịch sự là đã trả chiếc xe đầy hàng về chỗ cũ. Từ khi có chuyện phải đặt cọc một đồng như thế, ở những chỗ trả xe thỉnh thoảng lại xuất hiện một người đứng chờ, xin khách hàng đồng bạc lẻ ấy.
Nhiều người còn săn đón khách hàng ngay từ khi họ bỏ hết đồ vào cốp xe, và tình nguyện trả chiếc xe đẩy ấy lại chỗ cũ giùm khách hàng, để được hưởng đồng tiềng nhân ái của khách hàng. Ông già đứng chờ ở chỗ thiên hạ trả xe đẩy hàng, cạnh cửa ra vào tiệm thực phẩm Á Châu. Ông cụ van nài lòng từ tâm của khách hàng. Và con mát ông cụ sáng lên khi người thanh niên đẩy chiếc xe lại chỗ trả. Anh ta gài sợi dây từ chiếc xe trước vào xe mình để đồng tiền cắc một đồng lọt ra. Ông già chớp vội hai mắt chờ đợi. Người thanh niên cầm đồng xu và ném về phía ông già. Ông già nhanh miệng cảm ơn và đưa tay đón bắt nhưng hụt và đồng tiền lăn tròn vào phía dưới chỗ để những chiếc xe cho khách chất đồ mua trong tiệm. Đồng tiền mất hút khỏi tầm nhìn. Ông già lom khom tìm kiếm. Nhưng dù có trông thấy đồng bạc cũng chẳng cách nào lấy ra được trừ khi tháo hết từng chiếc xe một để chừa ra khoảng trống. Ông cụ cứ loay hoay hết đứng thẳng lại lom khom tìm kiếm.
Một thiếu nữ tóc vàng đi qua, dừng lại hỏi ông già tìm gì. Ông già chỉ mơ hồ xuống khoảng nền xi măng phía dưới những chiếc xe đẩy dành cho khách hàng. The loonie. My loonie. Và ông lại lom khom tìm kiếm. Cô gái cũng khom người nhìn theo hướng ngón tay chỉ của ông cụ. I don’t see anything. Cô nói, giọng trong trẻo. Ông cụ lắc đầu. Có chứ. My loonie. A nice man gave it to me moments ago. Chỉ có một đồng cắc loonie thôi phải không. Ông cụ gật đầu. Cô gái đứng thẳng người, lục cái túi xách đeo bên vai, lấy ra một đồng loonie đưa cho ông cụ. Để cháu đền bù cho ông đây.
Buổi sáng, trước cửa tiệm thực phẩm Á Châu, tôi ngồi đếm những tấm lòng.
Tôi thầm tiếc người thanh niên đã có lòng cho ông cụ một đồng bạc mà không dám đưa tận tay ông già để đồng bạc lăn đi mất. Và bất chợt, tôi nhận ra rằng đó là hành vi thường thấy ở những nơi thiếu sự tôn trọng người khác. Ngay cả đối với loài vật cách cư xử của con người cũng khác biệt tùy những nếp sống văn hóa. Ở các nước như Việt Nam, người ta ném xương cho chó chứ ít có người đặt miếng ăn một cách từ tốn trước mặt con vật. Ở những nền văn hóa tôn trọng đối tượng (con vật hay con người) người ta đặt thức ăn trước mặt con vật, xoa đầu nó, bảo nó ăn và người ta đặt đồng tiền bố thí vào lòng bàn tay kẻ cơ hàn chứ không quăng đồng bạc như người thanh niên trước cửa tiệm thực phẩm Á Châu mà tôi gặp.
Và tôi nhận ra phát xuất từ lòng nhân có cả hành vi từ thiện lẫn hành vi bố thí.
Và tôi nhận ra sự khác biệt giữa hành vi từ thiện và hành vi bố thí.
Ông già Chuck Feeney bảo: “Tấm khăn liệm tử thi không có túi.” Vậy thì chúng ta gom góp tài sản để làm gì.
Sáng sớm. Nắng còn le lói sau những ngọn cây. Người tù được thả lúc bình minh. Đám người thăm nuôi vây quanh. Những câu chào. Những lời hỏi thăm tíu tít. Có gặp anh A anh B ông C trong đó không. Có tôi có gặp ông C nhưng không gặp ông A. Hình như ông A đã đưọc chuyển trại cách đây mấy tuần rồi. Thế còn ông B. Ông B cũng vậy. Chuyển trại mà không báo cho người nhà biết à. Dĩ nhiên rồi. Chuyển trại. Đem đi đày nơi khác hay cho biến đi một nơi không ai biết là chuyện thường tình ở đất nước này. Buổi sáng. Tôi được trả tự do. Cái đầu tóc vừa mới cạo lởm chởm được mấy hôm. Tên tù tự nhận là ngoài đời có nghề hớt tóc. Có nghề thì có việc làm, được đứng giữa trời nắng, phơi những mụn ghẻ và hít thở không khí trong lành, nghe được tiếng chim hót, thỉnh thoảng được ngắm nhìn những con chim chọc ghẹo nhau tíu tít trên những cành cây rậm lá. Tên tù tự nhận có nghề cắt tóc. Tôi đem cái đầu chấy rận bù xù ra cho nó “xử lý”. Tên thợ cắt tóc như chó gặm.
Lũ bạn đồng tù nhìn tác phẩm của nó, phê bình như thế. Cái đầu cóc gặm. Nhưng như vậy vẫn hơn để nguyên mớ tóc rối bù suốt ngày gãi xồn xột, đ6oi khi làm rụng xuống những con chấy kềnh no nê bụng căng máu đỏ. Buổi sáng, tôi mang cái đầu cóc gặm, đi chân đất – bởi đôi giầy đã bị chúng tịch thu ngay khi bị bắt gần một năm trước đó. Tôi chớp mắt ngỡ ngàng với nắng. Tôi luống cuống nhìn quanh. Bao nhiêu khuôn mặt xa lạ nhưng gần gũi. Những người mẹ đi thăm con, những người vợ đi thăm chồng, những người em gái đi thăm anh, những đứa con gái đi thăm cha. Những kẻ có người thân là tù nhân. Buổi sáng tụ đầy ngoài cổng khám lớn chờ gửi quà vào cho người nhà đang bị giam cầm. Tôi cũng là tù nhân. Họ là những kẻ đi thăm nuôi tù nhân. Có lẽ vì vậy mà chúng tôi thấy gần gũi. Tôi ở tù, bố mẹ không biết tin nên chẳng được thăm nuôi. Và tô đứng xớ rớ, ngẩn ngơ nhìn mọi người. Gần một năm trời co cụm giữa bốn bức tường. Hít chung bầu không khí nặng hơi người và đủ thứ mùi xú uế đã quen, bây giờ hít thở lại thứ không khí trong lành, tôi mang cảm giác của người đi lạc. Lạc tới một nơi chốn không quen, chưa hề đặt chân tới bao giờ.
Một người đàn bà còn khá trẻ tiến lại chỗ tôi đ1ưng khi tôi đang giải thích cho người nhà ông A, ông B biết cách người ta chuyển tù – bỗng dưng người ta đọc một danh sách và bảo những người có tên trong danh sách ấy thu gom đồ đạc của mình trong vòng năm phút. Những người có tên trong danh sách ấy có thể sẽ được trả tự do, có tể được chuyển qua trại khác, có thể bị chuyển đi U Minh. Chuyện gì xảy ra cho họ chỉ mình họ biết. Đám bạn đồng tù chỉ có thể đoán mò.
Nghe giải thích xong, những người thăm nuôi tản mát về phía cổng trại giam. Chợt một người phụ nữ còn khá trẻ tiến đến bên tôi. Tôi ngước nhìn, chờ câu hỏi thăm của chị nhưng chị bất ngờ giúi vào tay tôi mảnh giấy nhỏ. Tôi ngỡ ngàng nhìn tờ giấy trong lòng bàn tay mình. Đó là tờ giấy bạc năm mươi đồng. Năm mươi đồng của năm 1979. Tôi ú ớ không biết nói sao. Nhưng chị đã mau mệng nói. Anh lấy để mua vé xe về nhà. Chừng nào trả cũng được. Và chị quay ngoát đi, lẫn vội vào đám đông. Năm 1979, lương bác sĩ mới ra trường là 85 % của 60 đồng tiền Hồ.
Từ đó, mỗi khi có dịp về thăm quê nhà, nhìn thấy bất kỳ người phụ nữ lam lũ, nghèo nàn nào tôi cũng đều nghĩ là chị; người đã giúi đồng năm chục vào tay người tù học sinh vừa mới được phóng thích. Một kẻ không quen biết cùng với lời dặn dò: Chừng nào trả cũng được.
Hôm nay tôi kể lại câu chuyện năm xưa. Biết đâu người chị không quen biết năm nào tình cờ đọc được. Chắc chị sẽ không tìm gặp người đã nhận sự giúp đỡ năm nào của chị để nhận lại số tiền cho mượn. Tôi cũng không dám nghĩ sẽ gặp lại chị để trả lại chị năm mươi đồng bạc quý giá năm xưa, tôi chỉ mong gặp chị, để ói với chị một lời cảm ơn – bởi hôm ấy, trong lúc tôi còn ngẩn ngơ trước cử chỉ quá bất ngờ, chưa kịp nói câu gì thì chị đã biến đi. Chị biết đi như bà tiên trong chuyện cổ tích.
Tôi muốn nói với chị lời cảm ơn bởi chị đã để lại trong tôi hình ảnh tuyệt đẹp của người phụ nữ Việt Nam bởi không biết chị là ai nên nhìn người nữ nào tôi cũng nghĩ là chị, người mẹ, người chị, người em gái đúng nghĩa.
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.056 giây.