logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 06/06/2018 lúc 09:12:59(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Dự luật an ninh mạng đang được bàn thảo của Việt Nam bị cho là nhắm đến hạn chế tự do trên internet


Việt Nam, một nước có khoảng 93 triệu dân, có tới 50 triệu người sử dụng Facebook và 64 triệu người truy cập internet ít nhất một lần mỗi tháng, đang nhắm đến thực thi một luật an ninh mạng mới.
Dự luật sẽ được thảo luận tại Quốc hội và có nhiều khả năng sẽ được thông qua. Nếu vậy, luật sẽ có hiệu lực từ ngày 15/6.
"Nhà chức trách tin rằng một luật mới, có trọng tâm hơn là cần thiết để xử lý các vấn đề an ninh công cộng, bao gồm cả thực tế là Việt Nam nằm trong số những quốc gia trên thế giới dễ bị tấn công trên mạng, căn cứ vào các nghiên cứu và thống kê", ông Trịnh Ngọc Tú và Waewpen Piemwichai, chuyên viên hãng Tilleke & Gibbins viết trong một bài blog gần đây.
Tuy nhiên nhiều nhà lập pháp và các nhà phân tích tin rằng một số điều khoản của dự luật là không cần thiết hoặc vênh với Luật An toàn Thông tin Mạng và Luật Công nghệ Thông tin hiện hành.
Chẳng hạn một số quy định trao cho chính phủ quyền kiểm soát lớn hơn đối với những hãng quốc tế khổng lồ về kỹ thuật số như Google và Facebook.
Các bản thảo trước đó của dự luật yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông và internet như Google và Facebook, phải đặt máy chủ của họ ở Việt Nam. Đòi hỏi đó đã bị hủy bỏ trong các bản thảo sau này, nhưng luật quy định rằng các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài phải có văn phòng đại diện, hoặc hiện diện ở Việt Nam và phải lưu trữ dữ liệu người dùng ở Việt Nam.
Quy định này đã gây quan ngại cho các nhà lập pháp, vận động hành lang và ngoại giao Mỹ.
Đại diện thương mại Mỹ Jeremy Gerrish nêu lên “mối quan ngại của Mỹ về đề án luật an ninh mạng của Việt Nam, bao gồm tác động của các yêu cầu về địa phương hóa và các hạn chế đối với các dịch vụ xuyên biên giới tới sự phát triển và tăng trưởng trong tương lai của nền kinh tế Việt Nam”, theo một tuyên bố của Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội.
Theo Hiệp hội Truyền thông Kỹ thuật số Việt Nam (VCDA), bản thảo mới nhất của dự luật an ninh mạng, nếu nó có hiệu lực, có thể làm giảm 1,7% GDP của Việt Nam và làm mất đi 3,1% đầu tư nước ngoài.
Dự luật còn cho phép chính phủ siết chặt quyền kiểm soát đối với người dùng trong nước đăng “những nội dung tuyên truyền chống chính phủ, có tính cách phỉ báng hay vu khống”.
Dự thảo luật cấm các nội dung có tính vu khống, “tuyên truyền chống nhà nước Việt Nam” và kích động các cuộc bạo loạn hoặc gây rối trật tự công cộng.
Nếu được thông qua, luật an ninh mạng mới sẽ quy định rằng các công ty truyền thông xã hội phải xóa nội dung vi phạm khỏi nền tảng của họ trong vòng 24 giờ, khi có yêu cầu của Bộ Thông tin-Truyền thông và Bộ Công an của Việt Nam.
Theo Asian Correspondent, The Straits Times

song  
#2 Đã gửi : 08/06/2018 lúc 09:06:21(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Tuyên bố của Đại Sứ Quán Hoa Kỳ tại Việt Nam (về dự luật An Ninh Mạng)

Hà Nội, 8/6/2018 - Chúng tôi nhận thấy rằng dự thảo luật an ninh mạng hiện được trình trước Quốc hội có thể dẫn đến những trở ngại nghiêm trọng đối với tương lai của an ninh mạng và đổi mới sáng tạo kỹ thuật số của Việt Nam, và có thể không nhất quán với các cam kết thương mại quốc tế của Việt Nam. Hoa Kỳ và Canada thúc giục Việt Nam hoãn cuộc bỏ phiếu dự luật này để đảm bảo rằng nó phù hợp với các chuẩn mực quốc tế. 

[STATEMENT FROM THE U.S. EMBASSY] 

Hanoi, June 8, 2018 – We find the draft cyber law currently before the National Assembly may present serious obstacles to Vietnam’s cybersecurity and digital innovation future, and may not be consistent with Vietnam’s international trade commitments. The United States and Canada urge Vietnam to delay the vote on the draft law to ensure it aligns with international standards. 

https://www.facebook.com...7443/?type=3&theater

song  
#3 Đã gửi : 08/06/2018 lúc 09:08:02(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Ân Xá Quốc Tế gửi thư cho các tập đoàn về dự thảo Luật An Ninh Mạng

UserPostedImage
Thư của Tổ chức Ân xá Quốc tế. www.amnesty.org

Tổ chức Ân xá Quốc tế vào ngày 8 tháng 6 gửi thư đến các tập đoàn Microsoft, Facebook, Google, Apple, Samsung  về dự thảo Luật An ninh mạng của Việt Nam mà theo kế hoạch sẽ được Quốc hội bỏ phiếu vào ngày 12 tháng 6 sắp tới.
Nội dung thư thúc giục các tập đoàn vừa nêu thực hiện các biện pháp bảo vệ trước những tác hại về nhân quyền mà dự luật này có thể gây ra. Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết Việt Nam tiếp tục là một trong những nước thắt chặt nhân quyền nhất trong khu vực châu Á. Tổ chức này lo ngại khi dự luật An ninh mạng được thông qua, tất cả quyền thể hiện tiếng nói trên mạng xã hội của người dân Việt Nam cũng như thông tin cá nhân của họ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Theo Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết trong thư, Dự thảo Luật An ninh mạng của Việt Nam được cho là được triển khai từ Luật an ninh mạng của Trung Quốc từ ngày 1-6-2017, mã hóa các lập trình hiện có và biến các công ty công nghệ hoạt động ở Trung Quốc thành các tổ chức giám sát nhà nước.
Tổ chức Ân xá Quốc tế kêu gọi các tập đoàn vừa nêu có trách nhiệm phải tôn trọng quyền riêng tư và tự do ngôn luận. Trách nhiệm này cao và mạnh hơn các yêu cầu về pháp lý trong nước. Điều này được thể hiện rõ trong nguyên tắc hướng dẫn của Liên Hiệp Quốc về Kinh doanh và Nhân quyền (UNGPs).
Những phương pháp được tổ chức này đề ra với các tập đoàn như cần khẳng định với chính quyền Việt Nam cũng như với người Việt Nam rằng sẽ không giúp Chính phủ Việt Nam trong việc giám sát thông tin bất hợp pháp; không chuyển giao dữ liệu cho các cơ quan chức năng; không theo dõi, báo cáo cho chính quyền về quá trình sử dụng mạng của người dân khi chưa được sự đồng ý của họ.
Theo RFA
song  
#4 Đã gửi : 08/06/2018 lúc 09:11:14(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Luật an ninh mạng để trị dân chứ không phòng giặc

UserPostedImage
So với nhiều quốc gia khác, thiệt hại vật chất mà tin tặc gây ra cho Việt Nam không phải là lớn song hiểm họa tiềm ẩn từ tin tặc đối với chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng thì lại đặc biệt đáng ngại. Hình minh họa.

Nếu không có gì thay đổi, cuối kỳ họp thứ năm của Quốc hội khóa này, các đại biểu sẽ bỏ phiếu, biến hai dự luật, một về “Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt” (trước giờ vẫn được gọi tắt là Luật Đặc khu) và một về “an ninh mạng” thành luật.
Sự vô lý, các yếu tố đáng ngờ và những hiểm họa tiềm ẩn trong dự luật về “Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt” đã khiến nhiều người quên dự luật về “An ninh mạng” vốn đáng ngại và đáng bàn không kém (1)...
***
Từ khi máy vi tính và Internet trở thành một phần không thể thiếu trong sinh hoạt của cả cá nhân lẫn sinh hoạt xã hội, tin tặc trở thành một vấn nạn trầm kha, đe dọa từ chính trị, kinh tế, tới an ninh, quốc phòng của tất cả các quốc gia.
Theo tính toán của các chuyên gia về bảo mật - an ninh mạng máy tính và Internet, năm 2016, tổn thất do tin tặc gây ra đối với máy tính và Internet tại Việt Nam vào khoảng 10.400 tỉ đồng.
Sang năm 2017, mức độ tổn thất tăng thêm chừng 15% nữa so với năm 2016. Trong năm 2017, tổng thiệt hại do tin tặc gây ra đối với máy tính và Internet tại Việt Namđược ước đoán là 12.300 tỉ đồng, tương đương 540 triệu Mỹ kim (1).
So với nhiều quốc gia khác, thiệt hại vật chất mà tin tặc gây ra cho Việt Nam không phải là lớn song hiểm họa tiềm ẩn từ tin tặc đối với chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng thì lại đặc biệt đáng ngại.
Tháng 5 năm 2014, hàng ngàn website của nhiều cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức bị tin tặc đánh sập. Tháng 11 cùng năm, hàng chục ngàn modem của những người sử dụng dịch vụ Internet do Công ty FPT cung cấp tại Bình Dương bị tin tặc xâm nhập, thay đổi cấu hình khiến họ không thể truy cập vào Internet.
Cũng trong năm 2014, ông Trần Quang Chiến, Giám đốc điều hành Security Daily, tiết lộ với báo giới rằng, có 30 trang web của các cơ quan thuộc chính phủ Việt Nam bị tin tặc đoạt quyền điều hành trong cả tháng.
Tin tặc đánh sập hàng ngàn website của nhiều cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức bày tỏ sự bất bình trước sự kiện Trung Quốc đưa giàn khoan HD 981 vào thăm dò – khai thác dầu khí tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Modem của hàng chục ngàn người sử dụng dịch vụ Internet tại Bình Dương bị tin tặc xâm nhập, thay đổi cấu hình, khiến họ không thể truy cập Internet vì Bình Dương là nơi bùng phát đợt biểu tình chống Trung Quốc và chuyển thành bạo động.
Lúc đầu, ông Chiến chỉ tiết lộ rằng, các cuộc tấn công – đánh sập website của nhiều cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức, các vụ xâm nhập – phá hoại modem, chiếm đoạt quyền điều hành hàng loạt website của chính phủ Việt Nam là do “tin tặc nước ngoài” gây ra.
Sau đó, cực chẳng đã, Security Daily phát cảnh báo chính thức rằng, tin tặc Trung Quốc (nhóm 1937cn và nhóm Sky-Eye) đứng phía sau tất cả những vụ tấn công, đánh sập, phá hoại, chiếm đoạt quyền điều hành ấy.
Chẳng phải chỉ có Security Daily đề cập đến nguy cơ máy tính và Internet Việt Nam bị tin tặc Trung Quốc khống chế.
Tháng 5 năm 2015, tại một cuộc hội thảo ở Hà Nội, ông Wias Issa, Chuyên viên cao cấp của FireEye – chuyên về bảo mật, an ninh máy tính và Internet, cảnh báo: APT30 đã theo dõi, xâm nhập các website, mạng máy tính tại Việt Nam ít nhất là 10 năm.
Theo FireEye, APT30 có tổng hành dinh tại Trung Quốc, suốt 10 năm, hạ tầng kỹ thuật không đổi, tổ chức chặt chẽ, hoạt động theo ca, mục tiêu nhất quán (xâm nhập, thu thập các dữ liệu của nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm các máy tính của các chính phủ khác).
Không đủ bằng chứng để khẳng định APT30 của chính phủ Trung Quốc nhưng FireEye dựa vào các đặc điểm của APT30 như đã kể để nhấn mạnh phỏng đoán, APT30 được chính phủ nào đó tài trợ tài trợ đầy đủ để thực thi và hoàn thành nhiệm vụ.
2015 cũng là năm mà ThreatConnect và Defense Group (DGI) – hai hãng chuyên về bảo mật, an ninh máy tính Internet tại Hoa Kỳ, cho biết, tin tặc Trung Quốc đã gài mã độc vào những email, hình ảnh liên quan đến sự kiện Hải quân Thái Lan khống chế ngư dân Việt Nam để mở đường xâm nhập máy tính của nhiều người.
Tờ Wall Street Journal (WSJ) đã dựa trên kết quả điều tra này để tiếp tục cảnh báo về 78020 – bí số của một đơn vị tình báo được đặt dưới sự chỉ huy của Quân khu Thành Đô, phạm vi trách nhiệm bao gồm cả Tây Tạng, khu vực giáp giới Việt Nam, Miến Điện, Ấn.
Mark Stokes, một chuyên gia của Hoa Kỳ, bảo với WSJ rằng, 78020 chỉ là một trong hơn 20 đơn vị của quân đội Trung Quốc chuyện phân tích và khai thác sơ hở của các hệ thống mạng máy tính...
Riêng với Việt Nam, chỉ trong hai tháng 7 và 8 của năm 2015, có hơn 1.000 máy chủ và khoảng 2.500 trang web bị tấn công, trong số này có khoảng 20 trang web của hệ thống công quyền, 50 trang web của hệ thống giáo dục.
Khi loan báo những số liệu vừa đề cập, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (Vncert), thuộc Bộ Thông tin - Truyền thông Việt Nam, xác nhận, thủ phạm gây ra tất cả những vụ tấn công vừa kể đều là tin tặc Trung Quốc.
Vào thời điểm đó, Vncert công khai than rằng, cơ quan này đã gửi nhiều cảnh báo cho những nơi có liên quan, đặc biệt là các cơ quan công quyền nhưng tất cả đều rất thờ ơ, cho dù chủ đích những cuộc tấn công ấy rõ ràng là đánh cắp những thông tin quan trọng.
Thờ ơ chỉ mới là một khía cạnh…
Năm 2014, Hiệp hội An toàn Thông tin Việt Nam từng cảnh báo về một vấn nạn nan giải đối với an ninh máy tính và Internet tại Việt Nam: Gần như toàn bộ thiết bị mà các công ty viễn thông Việt Nam đang sử dụng là sản phẩm do hai công ty Huawei và ZTE của Trung Quốc sản xuất.
Theo Hiệp hội An toàn Thông tin Việt Nam, có 6/7 công ty viễn thông ở Việt Nam đang sử dụng thiết bị và công nghệ do Huawei và ZTE cung cấp. Trên toàn Việt Nam, có khoảng 30.000 trạm thu phát sóng (BTS) đang sử dụng thiết bị của Huawei và ZTE.
Trước nữa, chỉ tính riêng năm 2009, đã có hơn năm triệu thiết bị như: modem, router, USB do Huawei và ZTE sản xuất đã được bán trên thị trường Việt Nam. Hiệp hội An toàn Thông tin Việt Nam xác nhận là chưa thống kê được số thiết bị do Huawei và ZTE sản xuất, đã được bán tại Việt Nam.
Huawei và ZTE là hai công ty chuyên cung cấp thiết bị, công nghệ trong lĩnh vực viễn thông, từng được Ủy ban Tình báo của Hạ viện Hoa Kỳ đánh dấu về khả năng cấy những tác nhân độc hại trước khi bán cho khách hàng, đe dọa an ninh đối với Hoa Kỳ.
Có tương quan nào giữa việc mua thiết bị, công nghệ của Trung Quốc với thực tế mà Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam lưu ý: Khoảng 400 máy chủ ở Việt Nam bị “kết nối thường trực” với “nước ngoài” để thu thập các thông tin quan trọng cần bảo mật?
Rõ ràng đã tới lúc, Việt Nam phải có một bộ luật để đặt định các giải pháp thiết yếu nhằm phòng vệ hữu hiệu cho an ninh máy tính và Internet bởi đó cũng là an ninh quốc gia. Thế nhưng Dự luật về “An ninh mạng” làm nhiều người vỡ mộng!
***
Tháng trước, sau khi tham khảo Dự luật về “An ninh mạng”, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam cảnh báo, dự luật này giống như tạo thêm công cụ để đàn áp những người bất đồng chính kiến. Không những thế, dự luật sẽ nguy hại cho kinh tế Việt Nam.
Chẳng riêng Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam, Hiệp hội Truyền thông số Việt Nam (VDCA) cũng lên tiếng vì Dự luật về “An ninh mạng” có nhiều qui định “có thể gây rủi ro, xâm phạm các quyền chính trị, kinh tế cơ bản của công dân”. VDCA tính toán, nếu Dự luật về “An ninh mạng” trở thành luật, một số quy định sẽ khiến chi phí của các doanh nghiệp gia tăng, vừa làm giảm sự hấp dẫn của thị trường, vừa có thể khiến Việt Nam gặp thêm rắc rối do vi phạm các cam kết quốc tế. Chưa kể GDP của Việt Nam sẽ giảm khoảng 1,7% GDP và đầu tư nước ngoài sẽ giảm 3,1% (3).
Ông Nguyễn Quang Đồng, Viện trưởng Viện nghiên cứu Chính sách và Phát triển truyền thông số, phân tích để chứng minh, Dự luật về “An ninh mạng” sẽ tác động tiêu cực đến quyền và lợi ích của ít nhất 3 nhóm doanh nghiệp (Sản xuất - kinh doanh thiết bị, giải pháp kỹ thuật, an ninh mạng. Kinh doanh dịch vụ tài chính công nghệ. Cung cấp giải pháp, dịch vụ nội dung số và giải pháp công nghệ nói chung) (4).
Tuy nhiên những cảnh báo chẳng khác gì “nước đổ đầu vịt”. Ngay cả khi một số đại biểu Quốc hội tỏ ra băn khoăn vì dường như các cảnh báo có vể hữu lý, ông Võ Trọng Việt, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng – An ninh của Quốc hội Việt Nam vẫn “xin giữ nguyên như dự thảo” (5).
Tới lúc đó thì các ông: Đặng Hữu (cựu Bộ trưởng Khoa học - Công nghệ), Chu Hảo (cựu Thứ trưởng Bộ Khoa học công nghệ), ông Mai Liêm Trực (cựu Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện, cựu Thứ trưởng Bộ Bưu chính - Viễn thông), Nguyễn Khánh Toàn (Thượng tướng, cựu Thứ trưởng Bộ Công an) quyết định phải nói chứ không… nín nữa.
Ông Hữu, ông Hảo, ông Liêm, ông Toàn vốn được xem là những “nguyên lão” của ngành ICT Việt Nam (tham gia thẩm định, chuẩn bị để đưa Internet vào Việt Nam hồi thập niên 1990) soạn một thư ngỏ, gửi các đại biểu của Quốc hội và Thủ tướng Việt Nam, đề nghị loại bỏ năm điều: 24, 26, 38, 39, 40 ra khỏi Dự luật về “An ninh mạng”.
Theo họ, an ninh mạng là cuộc chiến kỹ thuật nhưng Dự luật về “An ninh mạng” chẳng những chẳng giúp gì cho việc bảo vệ an ninh máy tính, Internet mà còn có thể kéo lùi sự phát triển của Internet, của kinh tế số và xã hội thông tin tại Việt Nam.
Cả bốn ông cho rằng, Dự luật về “An ninh mạng” xâm hại quyền dân sự, chính trị của công dân, thu hẹp quyền tiếp cận, cơ hội sử dụng Internet để học hành, nghiên cứu, kinh doanh, trao đổi thông tin, hạn chế tự do Internet, đặt công dân trước rủi ro vi phạm pháp luật và bị kiểm tra, nhũng nhiễu bởi lực lượng chuyên trách an ninh mạng.
Bởi cuộc chiến về bảo mật, bảo vệ an ninh máy tính, Internet là “cuộc chiến thông minh, đòi hỏi am hiểu cả về chuyên môn kỹ thuật lẫn pháp lý”, ông Hữu, ông Hảo, ông Liêm, ông Toàn đề nghị Quốc hội giao Dự luật về “An ninh mạng” cho Ủy ban Khoa học - Công nghệ - Môi trường thẩm tra.
Cần lưu ý là Dự luật về “An ninh mạng” do Bộ Công an chủ trì việc soạn thảo và việc thẩm tra vốn do Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội Việt Nam thực hiện. Đứng đầu ủy ban hết sức tha thiết trong việc biến dự luật thành luật này là một ông từng mang ba sao và từng giữ vai trò Thứ trưởng Quốc phòng.
Cứ thử đọc Dự luật về “An ninh mạng” ắt sẽ bật ra thắc mắc, tại sao cả quân đội lẫn công an không hề bận tâm đến chuyện làm sao bảo vệ an ninh – an toàn cho máy tính, Internet tại Việt Nam trước sự xâm nhập, phá hoại càng ngày càng tăng của tin tặc, đặc biệt là tin tặc Trung Quốc (theo thống kê của VnCert, năm ngoái, có ít nhất là 10.000 cuộc tấn công vào hệ thống máy tính và Internet của Việt Nam) (5), mà chỉ chăm chăm bịt miệng, đổ móng - dặm nền để dễ dàng tống giam những công dân dùng Internet để bày tỏ suy nghĩ của họ hoặc dùng Internet để chia sẻ những thông tin mà họ cảm thấy thú vị?

Trân Văn (VOA)
_____________
Chú thích
(1) https://thuvienphapluat....an-ninh-mang-351416.aspx
(2) https://www.bkav.com.vn/...-va-du-bao-xu-huong-2018
(3) http://ictnews.vn/cntt/b...-an-ninh-mang-167799.ict
(4) http://kinhtevadubao.vn/...uong-it-nhat-toi-dn.html
(5) https://sohoa.vnexpress....am-nam-2017-3639613.html

song  
#5 Đã gửi : 08/06/2018 lúc 09:13:38(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Hàng ngàn người Việt Nam ký tên phản đối ‘Luật An Ninh Mạng’

UserPostedImage
Sự kiện diễn tập an ninh mạng tại Hải Phòng. (Hình: Báo An Ninh Hải Phòng)
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Hôm 7 Tháng Sáu, cộng đồng mạng đang phát động phong trào ký các thỉnh nguyện thư phản đối Luật An Ninh Mạng sắp được Quốc Hội CSVN ấn nút thông qua hôm 12 Tháng Sáu.
Trước đó, dự luật này bị nhiều blogger đưa bằng chứng cáo buộc là “sao y bản chính” với một luật cùng tên năm 2016 tại Trung Quốc nhằm giúp Bắc Kinh siết chặt và trấn áp những ý kiến bất đồng trên mạng xã hội.
Việc đảo ngược quyết định thông qua Luật An Ninh Mạng trong vòng một tuần được xem là “gần như không thể” trong bối cảnh giới chức Bộ Công An CSVN nhất quyết phải ra được luật.
Báo Thanh Niên hiện đã phải gỡ link bài “Cựu Bộ Trưởng Khoa Học Công Nghệ Đặng Hữu gửi quốc hội bốn khuyến nghị về Luật An Ninh Mạng” đăng hôm 4 Tháng Sáu.
Trên website Change.org hiện có ít nhất hai thỉnh nguyện thư cùng nội dung phản đối Luật An Ninh Mạng, tính đến tối 7 Tháng Sáu đã thu hút khoảng 11,000 lượt ký tên.
Một thỉnh nguyện thư trong số này viết: “Dự Luật sửa đổi An Ninh Mạng muốn kiểm soát 100% thông tin người dùng, buộc các doanh nghiệp nước ngoài phải đặt hệ thống dữ liệu tại Việt Nam. Việc này có thể buộc các doanh nghiệp như Facebook, Google, Youtube, Viber, WhatsApp… rời khỏi Việt Nam. Trong khi đó, các hãng Trung Quốc sẽ đổ bộ độc quyền vào Việt Nam như WeChat, Taobao… Mong các bạn hãy share mạnh thỉnh nguyện thư này hơn nữa để chống việc hợp thức hóa việc kiểm soát thông tin cá nhân, bóp nghẹt không gian mạng của người Việt Nam!”
Những người soạn thỉnh nguyện thư còn lại nhấn mạnh: “Dự Luật An Ninh Mạng tiềm ẩn khả năng vi phạm các quyền căn bản của công dân, cụ thể như sau: Cản trở quyền tự do ngôn luận khi nhà cung cấp dịch vụ mạng phải xoá thông tin đăng tải trên mạng nếu thông tin bị xác định là ‘xấu’, ‘độc’ theo yêu cầu của cơ quan chấp pháp và lưu vết thông tin đó để cung cấp cho cơ quan chấp pháp. Trong khi đó các loại thông tin xấu được liệt kê rất mơ hồ, không có quy định hay thủ tục cụ thể để công dân có cơ hội bảo vệ ý kiến của mình trong một quy trình công bằng và minh bạch.”
Trang Luật Khoa Tạp Chí nhận định: “Chưa có dự thảo luật nào như Luật An Ninh Mạng khiến đích thân chủ nhiệm Ủy Ban Quốc Phòng và An Ninh của Quốc Hội, đơn vị thẩm tra dự luật, có đến hai lần trong cùng một bài phát biểu đề nghị Quốc Hội ‘giữ nguyên toàn văn dự thảo’ mà không có một chỉnh sửa nào, bất chấp rất nhiều phản ứng từ các đại biểu. Nói thế mới thấy an ninh mạng trở thành ưu tiên rất lớn của nhà nước Việt Nam. Không lạ khi Dự Luật An Ninh Mạng đã dùng đến những thuật ngữ tưởng như chỉ xuất hiện trong thời chiến như ‘chiến tranh thông tin’, ‘tác chiến điện tử’…”
“Chuẩn mực của nhà nước pháp quyền là quyền tự do của cá nhân, cho dù là cá nhân phạm tội, nếu có bị tước đi thì phải do tòa án quyết định. Không có một lý do nào giải thích được cho điều này trong Dự Luật An Ninh Mạng, ngoài một lý do, đó là ý đồ giám sát quần chúng dưới danh nghĩa an ninh quốc gia,” theo website nêu trên.
Luật Sư Trần Vũ Hải ở Hà Nội bình luận trên trang Facebook cá nhân: “Nghiên cứu kỹ Dự Luật An Ninh Mạng sắp được Quốc Hội ‘bấm nút’, tôi xin chia buồn đến Bộ Thông Tin Truyền Thông và Ban Tuyên Giáo. Sau khi luật này có hiệu lực, lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng sẽ chiếm hết quyền lực của mấy cơ quan này. Từ nay, các đồng chí chuyên trách này chỉ cần gọi điện thoại, nhắn tin, vỗ vai các báo điện tử và các công ty quản lý mạng xã hội phải gỡ bỏ những thông tin mà các đồng chí cho rằng xâm phạm luật này, bao gồm cả những thông tin ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của cá nhân, cơ quan, tổ chức! Quyền ‘yêu cầu’ này đến nay vẫn thuộc quyền của Bộ Thông Tin Truyền Thông và Ban Tuyên Giáo. Quyền này nghe nói cũng có thể quy ra cái gì đó (tôi không nắm rõ thị trường này, bạn nào rõ hơn xin thông tin). Thôi nhé, hết quyền rồi thì cũng cần được thu gọn, sáp nhập theo đúng chính sách cải cách của đảng và nhà nước!”
Theo báo Người Việt

Sửa bởi người viết 08/06/2018 lúc 09:37:08(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

song  
#6 Đã gửi : 10/06/2018 lúc 08:14:37(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Xem xét Dự thảo Luật An ninh mạng

Xem xét dự thảo Luật An Ninh Mạng của Nhà Nước Việt Nam, giới luật gia dễ dàng nhận thấy giới làm luật tại Việt Nam hiện nay, về hình thức, không biết cách soạn một Dự thảo Luật. Chưa kể trong phần nội dung, những điều khoản ngăn cấm người dân có hậu quả tiêu diệt hoàn toàn quyền Tự do Phát biểu, một quyền cơ bản đã được quốc tế công nhận và Nhà nước Việt Nam ký kết tham gia trong các công ước liên quan.

Khi soạn thảo một dự luật cần phải biết "Nền tảng của Luật hình sự là gì?" Luật hình sự có bản chất khác bản Hiến Pháp. Hiến Pháp qui định những quyền tự do của người dân mà không một cá nhân nào kể cả nhà nước không được xâm phạm. Nhưng vì quyền tự do của người này lại bị hạn chế bởi quyền tự do của người khác, cũng như là mọi người đều có quyền tự do đi lại, nhưng quyền tự do đi lại của người này phải bị hạn chế bởi quyền tự do đi lại của người khác, do đó phải có luật giao thông, nếu không thì kết quả là không ai có quyền tự do đi lại cả. Tóm lại, luật, về bản chất là những qui định hạn chế một số quyền tự do của cá nhân nhằm mục đích tối thượng là toàn thể mọi người được hưởng quyền tự do ở mức tối đa nhất (không phải ở mức tự do tuyệt đối). Vì vậy, trong dự thảo luật An Ninh Mạng, về hình thức chỉ cần qui định những hành vi công dân không được thực hiện trong lúc sử dụng mạng (internet) và những hình phạt là đủ. Các nhà làm luật ở Việt Nam hiện nay không biết điều đó cho nên Dự Thảo Luật An Ninh Mạng hiện nay có những khuyết điểm quan trọng sau đây: 


I- Về hình thức. Bản dự thảo Luật An Ninh Mạng dài 27 trang với những chi tiết qui định rối rắm không nằm trong khuôn khổ luật hình sự, là luật căn bản nhằm duy trì an ninh, trật tự xã hội. 


Dự luật có 07 Chương, gồm 47 điều. Trong tất cả các Chương, điều đó chỉ có điều 8 của chương 1 là thực sự cần thiết với tiêu đề "Các hành vi bị nghiêm cấm". 


Khoản 1 của Điều 8 này lại qui định liên hệ tới các khoản 1,2,3,4 của điều 15 và khoản 1 / điều 16 và khoản 1/điều 17. Thực chất thì các khoản liên quan trong các điều 15, 16 và 17 trùng hợp, lập lại nội dung của điều 8. Tất cả các khoản của các điều này có thể gộp lại thành một danh sách các hành vi bị cấm chỉ thì rõ ràng hơn và người dân cũng như những người, tổ chức liên quan dễ tham khảo hơn. Đây chính là một trong các sự rối rắm của Dự luật, chứng tỏ giới chức soạn thảo thiếu căn bản pháp lý. 


Tất cả các điều và khoản còn lại của Dự luật chỉ có nội dung điều hành hành chính của cơ quan hành pháp, không cần ghi trong một dự thảo luật hình sự. Điều hành hành chính của hành pháp thì chỉ cần một văn bản hành chánh là đủ, không cần mang ra quốc hội thảo luận. 


Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm 


1. Sử dụng không gian mạng để thực hiện hành vi sau đây: 


a) Soạn thảo, đăng tải, tán phát thông tin quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 15; thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều 16 và khoản 1 Điều 17 của Luật này; 


b) Tổ chức, hoạt động, cấu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; 


c) Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc; xúc phạm tôn giáo; kỳ thị giới tính, phân biệt chủng tộc; 


d) Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho các hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác; 


đ) Hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người; đăng tải thông tin dâm ô, đồi trụy, tội ác; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng; 


e) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội. 


2. Thực hiện chiến tranh mạng, tấn công mạng, khủng bố mạng, gián điệp mạng, tội phạm mạng; gây sự cố, tấn công, xâm nhập, chiếm quyền điều khiển, làm sai lệch, gián đoạn, ngưng trệ, tê liệt hoặc phá hoại hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia. 


3. Sản xuất, đưa vào sử dụng công cụ, phương tiện, phần mềm hoặc có hành vi cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông; phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử; xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác. 


4. Chống lại hoặc cản trở hoạt động của lực lượng bảo vệ an ninh mạng; tấn công, vô hiệu hóa trái pháp luật làm mất tác dụng của biện pháp bảo vệ an ninh mạng. 


5. Lợi dụng hoặc lạm dụng hoạt động bảo vệ an ninh mạng để xâm phạm chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoặc để trục lợi. 


6. Hành vi khác sử dụng không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoặc vi phạm quy định của Luật này. 


II- Về nội dung. Tất cả những hành vi bị ngăn cấm qui định trong các điều khoản của Dự Luật có hậu quả là xóa toàn bộ các quyền tự do phát biểu của người dân, một quyền căn bản được Quốc tế công nhận và Nhà Nước Việt Nam cũng ký nhận trong các công ước quốc tế. 


Thêm nữa, điều 8 lại không đi kèm với điều nào qui định hình phạt. Đó cũng lại là một thiếu sót cơ bản. Những hành vi bị ngăn cấm mà không kèm theo hình phạt thì hoặc là sự ngăn cấm vô nghĩa, hoặc nhà cầm quyền có thể áp dụng hình phạt tùy tiện một cách độc đoán, đe dọa quyền tự do công dân. 


Một nội dung như thế cần được công bố rộng rãi để người dân, nhất là những luật gia nhận xét góp ý chứ không thể chỉ chuyển sang quốc hội trong một thời gian ngắn và đòi hỏi quốc hội biểu quyết thông qua. 


Tóm lại, Dự thảo Luật An Ninh Mạng, vừa thiếu tiêu chuẩn hình thức của một văn bản luật, vừa xâm phạm trầm trọng quyền tự do phát biểu của người dân, cho nên Quốc hội cần dành thời gian dài để toàn dân góp ý trước khi biểu quyết. 


Tham khảo: Luật An Ninh Mạng (https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Du-thao-Luat-an-ninh-mang-351416.aspx) 


11.06.2018
Nguyễn Tường Tâm
song  
#7 Đã gửi : 10/06/2018 lúc 11:46:34(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Ân Xá Quốc Tế tố Luật An Ninh Mạng CSVN ‘xóa bỏ tự do Internet’

UserPostedImage
Blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh dùng mạng xã hội phát biểu ý kiến cá nhân bị lôi ra tòa ngày 29 Tháng Sáu, 2017 với cáo buộc “Tuyên truyền chống nhà nước...” (Hình: STR/AFP/Getty Images)
LONDON, Anh (NV) – Tổ chức bảo vệ nhân quyền “Ân Xá Quốc Tế (Amnesty International) tố cáo nhà cầm quyền CSVN đưa ra “Luật An Ninh Mạng” sẽ đe dọa xóa bỏ tự do diễn đạt của người dân trên Internet.
“Dự luật An Ninh Mạng của Việt Nam sẽ trao quyền lực vô hạn cho Công An Cảnh Sát canh chừng không gian tự do diễn đạt cuối cùng của người dân, nếu Quốc Hội của chế độ thông qua vào ngày Thứ Ba sắp tới đây.”

Tổ chức bảo vệ nhân quyền Ân Xá Quốc Tế (AI) vừa phổ biến một bản tuyên bố , cáo buộc chế độ Hà Nội ngày càng siết chặt các quyền tự do căn bản của người dân, đặc biệt là quyền tự do thông tin, tự do phát biểu.
Tổ chức AI là tổ chức quốc tế nối tiếp theo tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền, chính phủ Mỹ đả kích dự luật An Ninh Mạng mà Quốc Hội CSVN trong nhiệm vụ làm “con dấu cao su” dự trù thông qua ngày 12 Tháng Sáu, 2018.
Tổ chức AI cáo buộc rằng luật nói trên cho nhà cầm quyền CSVN toàn quyền buộc các công ty kỹ thuật phải trao cho họ số lượng dữ liệu cực lớn, bao gồm cả thông tin cá nhân, mà họ dùng để kiểm soát người phổ biến bài viết trên mạng.
AI cho hay họ đã gửi thư công khai tới những người cầm đầu các công ty kỹ thuật như Apple, Facebook, Google, Microsolf và Samsung bày tỏ sự quan ngại của tổ chức và thúc giục các công ty áp lực với phía nhà cầm quyền Việt Nam.
“Nếu luật này được thông qua, chế độ Hà Nội có quyền kiểm soát tất cả mọi thứ người ta cho lên mạng. Cho nhà cầm quyền cái giấy phép buộc các công ty kỹ thuật phải giao cho họ các thông tin cá nhân, như vậy, biến các công ty thành tay chân theo dõi dân của nhà cầm quyền.” Ông Clare Algar, giám đốc quốc tế vụ của AI phát biểu.
Theo ông, mạng thông tin Internet là không gian cuối cùng để người dân tại Việt Nam có thể phát biểu ý kiến cá nhân với một mức độ tự do tương đối nhưng cái luật nói trên lại chấm dứt luôn cái quyền ấy.
Ông kêu gọi các “đại biểu nhân dân” trong Quốc Hội đừng bỏ phiếu thông qua một cái đạo luật mà ông Algar gọi là luật “đàn áp sâu xa” quyền tự do của người dân. Đồng thời ông cũng kêu gọi các công ty kỹ thuật cũng chống lại nó.
Theo ghi nhận của AI, tại Việt Nam có khoảng 60 triệu người sử dụng Internet với khả năng tự do phát biểu tương đối tự do dù rằng nhà cầm quyền những tháng vừa qua đã cố gắng ngăn chặn các “thông tin độc hại” bằng cách tung tin cáo buộc nhiều người đưa tin chống lại nhà cầm quyền hay đưa tin “giả mạo” để Facebook hay YouTube xóa bỏ tài khoản của người ta.
Hôm 10 Tháng Sáu, 2018, Luật Sư Trần Vũ Hải ở Hà Nội đã công bố một lá thư ngỏ với sự tham gia ký tên của gần 40 luật sư tại Việt Nam kêu gọi thủ lãnh luật sư đoàn của họ, cũng là “đại biểu quốc hội” chống lại dự luật An Ninh Mạng
Lá thư ngỏ của nhóm Luật Sư Hải viết rằng “…nhiều nội dung của Dự Luật này có khuynh hướng dễ bị lợi dụng để xâm phạm nhiều quyền con người đã được Hiến Pháp 2013 quy định và đảm bảo (đặc biệt quyền tự do ngôn luận), cản trở tiến bộ xã hội, kìm hãm phát triển kinh tế, gây hại cho nhà nước pháp quyền, phá vỡ nhiều cam kết quốc tế của Việt Nam.”
Nhà cầm quyền Việt Nam đã có nhiều luật lệ, nghị định cấm cản người dân sử dụng mạng xã hội trên Internet đã “phát tán thông tin” bị coi là “độc hại”. Nay thêm một đạo luật chồng lên tất cả những gì đã có với một phạm vi bao trùm mà mất cứ ai viết gì, nói gì trên Internet “ngoài luồng” sẽ khó tránh khỏi rắc rối, an nguy cho bản thân.
AI cho hay, trong năm 2017, 30 người dùng Internet để phát biểu ý kiến cá nhân về các vấn đề của Việt Nam đã bị chế độ Hà Nội cầm tù. Trong cuộc biểu tình của hàng chục ngàn người tại Việt Nam hôm 10 Tháng Sáu, 2018, ngoài sự chống đối “dự luật đặc khu kinh tế,” người ta còn thấy nhiều người những tấm biểu ngữ chống dự luật An Ninh Mạng.
Theo báo Người Việt
phai  
#8 Đã gửi : 12/06/2018 lúc 10:09:40(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Luật An ninh mạng mới thông qua đưa VN trở về thời kỳ ‘tăm tối’?

UserPostedImage
Nhà hoạt động Nguyễn Chí Tuyến cho rằng sau khi Luật An ninh mạng được thông qua, Luật Đặc khu cũng sẽ dễ dàng được thông qua sau đó.

Đúng như dự đoán của nhiều người, Quốc hội Việt Nam hôm 12/6 đã thông qua Luật An ninh mạng, bất chấp rất nhiều kiến nghị và phản đối.
Trong khi các nhà chuyên môn và giới trí thức lo ngại đạo luật sẽ kìm hãm sự phát triển kinh tế và hạn chế quyền tự do ngôn luận, một nhà báo tự do tại Việt Nam nói với VOA rằng phiên họp biểu quyết của Quốc hội hôm 12/6 khiến ông liên tưởng tới Quốc hội của nước Đức dưới thời kỳ Đức Quốc xã ở thập niên 1930.
Truyền thông trong nước đưa tin, trước khi biểu quyết thông qua toàn bộ dự thảo luật, các đại biểu Quốc hội đã biểu quyết riêng 2 điều 10 và 26 của Luật An ninh mạng.
Điều 26 yêu cầu các doanh nghiệp trong và ngoài nước khi cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet "phải xác thực thông tin người dùng và cung cấp cho lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an” khi có yêu cầu, đồng thời phải ngăn chặn, xóa các thông tin, thậm chí ngừng cung cấp dịch vụ cho những tài khoản có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam, kích động, vu khống…
Điều 10 quy định về các thông tin được liệt vào “hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia” như thông tin quân sự, an ninh, thuộc “bí mật nhà nước”, thông tin về bảo quản hiện vật, tài liệu có giá trị đặc biệt quan trọng…
Bước thụt lùi?
Các kiến nghị, phản đối gần đây cho thấy một trong những mối lo lớn nhất của người dân là các nền tảng Internet, mạng xã hội khổng lồ như Google, Facebook sẽ thà hy sinh mối lợi từ người sử dụng tại Việt Nam chứ không chấp nhận tuân thủ Luật An ninh mạng, trong đó có yêu cầu phải đặt máy chủ tại Việt Nam.
Một số nhà chuyên môn và đại biểu Quốc hội còn cho rằng Luật An ninh mạng có thể “trái với cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO và Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam”, như lời đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy nêu ra trong phiên họp 1 ngày trước đó.
UserPostedImage
Tuy nhiên, theo khẳng định của Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, ông Võ Trọng Việt, trước khi các đại biểu “bấm nút” thông qua toàn bộ dự luật, thì việc Việt Nam áp dụng các điều khoản “ngoại lệ” về an ninh trong Luật An ninh mạng là “hết sức cần thiết” để “bảo vệ lợi ích của người dân và an ninh quốc gia”, theo Zing.
Nhận định với VOA về tác động của Luật An ninh mạng, nhà báo Võ Văn Tạo ở Nha Trang nói:
“Nó sẽ tác động lên nhiều cái. Thứ nhất, mất các hợp đồng kinh doanh. Các hãng nước ngoài đầu tư vào đây sẽ bị ảnh hưởng. Thứ hai, tất cả những ý kiến đóng góp phản biện để xã hội tốt lên đều sẽ bị dập tắt hết vì không còn phương tiện để cho trí thức viết”.
Theo Hiệp hội truyền thông kỹ thuật số Việt Nam, Luật An ninh mạng có thể làm giảm 1,7% tăng trưởng GDP và giảm 3,1% đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Ước tính hiện có khoảng 70% trong số 93 triệu người Việt Nam có Internet và khoảng 53 triệu người có tài khoản Facebook.
Ông Jeff Paine, Giám đốc điều hành của Liên minh Internet châu Á, một hiệp hội công nghiệp bao gồm Google và Facebook, nói với hãng thông tấn AP rằng họ “thất vọng” với việc thông qua luật mà trong đó đòi hỏi phải nội địa hóa dữ liệu, kiểm soát nội dung và phải đặt văn phòng ở địa phương.
“Thật đáng tiếc, những quy định này sẽ dẫn đến hạn chế nghiêm trọng nền kinh tế kỹ thuật số của Việt Nam, làm giảm khí thế đầu tư nước ngoài và gây tổn thất cơ hội cho các doanh nghiệp địa phương và các doanh nghiệp nhà nước đang phát triển mạnh trong và ngoài Việt Nam”, ông Paine nói với AP.
UserPostedImage
Dự luật An ninh mạng và dư Luật Đặc khu là nguyên nhân chính dẫn đến các cuộc biểu tình rầm rộ trên cả nước vào ngày 10/6/2016 (Hình: FB Kim Bảo Thư)
Đồng ý với các nhận định cho rằng Luật An ninh mạng là một “bước thụt lùi” của Việt Nam, nhà báo Võ Văn Tạo nói: “Việc Quốc hội Việt Nam thông qua Luật An ninh mạng làm cho người ta liên tưởng đến tình hình Quốc hội nước Đức thời kỳ Đức Quốc Xã lên ngôi vào thập niên 1930. Nó y như thế, với xu hướng phát xít hóa. Điều đó rất tệ hại cho đất nước”.
15 đại biểu bỏ phiếu chống được tôn vinh
Kết quả biểu quyết được công bố công khai cho thấy có 423/466 đại biểu Quốc hội đã bỏ phiếu thông qua, trong khi 15 đại biểu không tán thành và 28 đại biểu không biểu quyết.
Hiện cư dân đang ra sức mạng “truy lùng” danh sách của các đại biểu đã không “bấm nút” thông qua Luật An ninh mạng vì cho rằng họ là những người “tử tế” hiếm hoi trong Quốc hội dám “đứng về phía nhân dân”, nên cần phải loại họ ra khỏi danh sách những người được cho là “tuân theo ý Đảng”.
UserPostedImage
Kết quả kiểm phiếu tại QH ngày 12/6/2018.
Luật sư Trần Vũ Hải, người khởi xướng lập bản kiến nghị của giới luật sư yêu cầu các đồng nghiệp là đại biểu Quốc hội không “bấm nút” thông qua Luật An ninh mạng hôm 11/6, viết trên trang Facebook cá nhân rằng ông muốn “xin Facebook của 15 vị đại biểu Quốc hội không tán thành thông qua luật này để kết bạn”.
Facebooker Huỳnh Bá Lộc gọi 15 đại biểu này là những người “tử tế”, trong khi một nhà nghiên cứu giáo dục Vũ Thị Phương Anh bày tỏ bà “quan tâm đến thiểu số có ý kiến khác” và con số ít ỏi này “đối với Việt Nam vẫn rất đáng quý”.
Phát biểu với VOA từ Hà Nội, nhà hoạt động Nguyễn Chí Tuyến, cho rằng việc người dân muốn tìm ra danh tính của những đại biểu “dũng cảm” là chính đáng, vì đây là một đòi hỏi “sòng phẳng” và “minh bạch”.
Ông giải thích thêm: “Người dân muốn biết danh tính của họ để chúng tôi xác định được là những vị nào đã làm việc đó [tán thành thông qua luật]. Vì chúng tôi xác định Luật An ninh mạng với những điều khoản mơ hồ nhằm ngăn cản quyền tự do cơ bản của con người, của công dân, thì những người đã bấm nút thông qua đó đã phạm tôi với dân. Có thể lúc này họ không phải trả giá về chuyện đó, nhưng nó phải được ghi vào lịch sử”.
Vài ngày trước khi Quốc hội biểu quyết thông qua Luật An ninh mạng, Hoa Kỳ, Canada và các tổ chức quốc tế kêu gọi Việt Nam hoãn bỏ phiếu và nên xem xét lại dự luật mạng để đảm bảo các tiêu chuẩn quốc tế.
Sau khi được cơ quan lập pháp của Việt Nam thông qua, Luật An ninh mạng sẽ bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/ 2019.
Theo VOA
phai  
#9 Đã gửi : 12/06/2018 lúc 10:29:41(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Tôi coi khinh Luật An ninh mạng

Hôm nay (12/6/2018), sau khi cái quốc hội bù nhìn của đám đại biểu đảng cử, đảng quán triệt bầu kia thông qua luật An ninh mạng, liệu những tiếng nói phản biện hoặc chỉ đơn giản là những lời oán thán, thở than về cuộc sống ở xứ độc tài này còn tồn tại không? 


CÒN CHỨ. Đơn giản bởi vì quyền được viết, được nói, được chia sẻ quan điểm, cảm xúc là quyền gắn bó với từng cá nhân mỗi người từ khi chúng ta ra đời đến lúc chúng ta chết đi. Không thế lực nào có thể làm chúng ta câm miệng được, thần thánh cũng như ma quỷ. Huống chi trong trường hợp này, không phải thần thánh hay ma quỷ gì mà chỉ là một lũ người tăm tối, ngu muội, đang phè phỡn trong thứ quyền lực mà chúng cướp được của nhân dân, và đang vẫy vùng trong quyền lực ấy vào những năm tháng giãy chết của chúng.



Những người nào vốn sợ tà quyền thì đã sợ rồi. Suy cho cùng, chưa có luật An minh mạng thì an ninh cũng đã bắt bỏ tù hàng trăm blogger kia mà. Còn những người nào vốn đã không sợ thì càng chẳng có lý do gì để sợ những kẻ họ đã quá khinh bỉ. 


Về mặt kỹ thuật, hoàn toàn có những cách khả thi để người dùng Internet ở Việt Nam tự bảo vệ mình khỏi luật pháp của tà quyền. (Nghe thật mỉa mai cho hai từ luật pháp, bởi bản chất luật pháp là để bảo vệ tự do của người dân chứ đâu phải công cụ để độc tài thi hành chuyên chính). Tường lửa cao đến mấy cũng có cách vượt, mật mã phức tạp đến mấy cũng có cách giải mã, thì tương tự, cũng chẳng khó khăn đến mức tuyệt vọng cho hàng triệu người dân dùng kỹ thuật giấu IP, tự bảo vệ mình mà vẫn có thể sử dụng mạng để thực thi quyền tự do thông tin, tự do biểu đạt của mình. 


Về mặt luật pháp, không ai có thể nắm chặt tay từ tối đến sáng, không kẻ độc tài nào có thể kiểm soát 100% đời sống của nhân dân, kể cả trong chế độ toàn trị như Việt Nam. Đơn giản là chúng không đủ nguồn lực, nhất là trong tình trạng kinh tế sa sút, ngân sách thâm hụt, lòng dân đổ vỡ ở Việt Nam hiện nay. Sau khi luật An ninh mạng được thông qua, liệu an ninh ra quân ồ ạt được mấy tuần? Một vài chục người lên tiếng còn có thể bị bắt lẻ tẻ, tới hàng trăm người lên tiếng thì an ninh còn đủ đồn và lính để bắt dân về “làm việc”, còn đủ nhà tù để nhốt dân, còn đủ tiền để thuê dân phòng, tổ trưởng dân phố hay tổ phụ nữ “xuống cơ sở” giáo huấn dân không? 


Về phần mình, tôi biết tôi sẽ chẳng thay đổi gì cả, nghĩa là sẽ tiếp tục đả kích không khoan nhượng cái đảng độc tài đang cầm quyền và những thế lực đang cắm đầu gục mặt bảo vệ nó mà chống lại nhân dân. Tôi cũng sẽ rất vui nếu có thể trở thành một trong những người đầu tiên vào tù vì cái gọi là “luật An ninh mạng” của nhà nước CHXHCN Việt Nam. 


Làm dân ở một xứ độc tài nghĩa là có những người phải chấp nhận mất mát chỉ để vạch mặt những tội lỗi của nhà cầm quyền. Như vô số công dân vô tội đã chết, đã ngồi tù hay đã hoá điên vì phải là nạn nhân của những chính sách hay những lần thay đổi chính sách tăm tối, đểu giả của “đảng và nhà nước”. Như hàng chục người ứng cử độc lập đã chấp nhận sự sỉ nhục để tranh cử và chứng minh bản chất đê tiện của đảng Cộng sản cũng như trò hề bầu cử mà đảng bày ra. Như hàng trăm blogger đã và đang ngồi tù để phơi bày sự bạo tàn và hèn hạ của một thể chế chống lại nhân dân. Đó là một điều rất đau đớn nhưng không phải là không có ý nghĩa. 


Phạm Đoan Trang
https://www.facebook.com.../posts/10156728699903322

song  
#10 Đã gửi : 13/06/2018 lúc 11:39:19(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Luật An ninh mạng có ảnh hưởng gì giới nhân quyền?

UserPostedImage
Trần Đại Quang, một trong ba quan chức được xác định là có vai trò chủ xướng trong việc soạn thảo và đệ trình Dự Luật An ninh mạng.

Khác với thân phận bị tuyệt đại đa số người dân chỉ trích, chửi rủa và nguyền rủa của Dự Luật Đặc khu, Dự Luật An ninh mạng ít cám cảnh hơn và cũng không rơi vào cảnh mà những tác giả của Dự Luật Đặc khu như Phạm Minh Chính, Nguyễn Thị Kim Ngân, Nguyễn Xuân Phúc… buộc phải bàn lùi để xoa dịu cơn sóng phẫn nộ của nhân dân.
Ai là ‘nhà đầu tư chiến lược’ của Dự Luật An ninh mạng?
Dù bị chỉ trích dữ dội là nhằm bóp nghẹt tự do ngôn luận trên mạng Internet, nhưng Dự Luật An ninh mạng không bị chửi rủa đến mức ‘luật bán nước’ như Dự Luật Đặc khu, không trở thành lý do chính cho cuộc tổng biểu tình ngày Mười tháng Sáu năm 2018, và do đó đã được một quốc hội ‘đảng cử’ mau chóng cúi đầu bấm nút thuận chỉ 2 ngày sau khi nổ ra cuộc tổng biểu tình toàn quốc phản đối Dự Luật Đặc khu.
Cũng khác với các ‘nhà đầu tư chiến lược’ mà đương nhiên sẽ hưởng lợi một cách phủ phê nếu Dự Luật Đặc khu được thông qua, Luật An ninh mạng lại mang đến quyền lực và lợi ích cho một nhóm ‘nhà đầu tư chiến lược’ rất đặc thù khác: giới công an mạng.
Ba quan chức được xác định là có vai trò chủ xướng trong việc soạn thảo và đệ trình Dự Luật An ninh mạng là Trần Đại Quang - cựu bộ trưởng công an, Tô Lâm - đương kim bộ trưởng công an và Hoàng Phước Thuận - Cục trưởng Cục An ninh mạng của Bộ Công an.
‘Cải thiện thu nhập’
Cứ chiếu theo đánh giá của nhiều nhà phân tích chính trị, giới chuyên gia và nhà báo, người ta còn thấy ẩn trong Dự Luật An ninh mạng là một núi điều kiện về cơ chế ‘xin - cho’ áp đặt đối với các chủ thể kinh doanh mạng Internet của Việt Nam và nước ngoài. Mỗi điều kiện là một giấy phép, và ứng với những điều kiện lớn thì lại đẻ ra hàng đống giấy phép con nằm trong những giấy phép lớn…
Chưa kể phần ‘hậu kiểm’ - tức cơ chế mà Luật An ninh mạng cho phép các quan chức công an mạng có quyền kiểm tra hoạt động của những doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh mạng Internet sau khi cấp phép, theo cách ‘hành là chính’.
Một cách nào đó, có thể xem việc Quốc hội thông qua ‘thành công’ Luật An ninh mạng là cơ hội trời cho để giới công an mạng được ‘cải thiện thu nhập’, hoặc với cách gọi khác hơn đôi chút là ‘cải thiện kinh tế công an’ để phần nào tương xứng với ‘kinh tế quốc phòng’ của nhiều doanh nghiệp quân đội mà đã ‘đi lên từ đất’.
Nhưng lẽ dĩ nhiên, mục đích ẩn trên không thể lộ ra, mà phải được che đậy bằng lý cớ ‘an ninh quốc gia’.
Vô số báo cáo của ngành công an đã có thể thổi phồng nguy cơ an ninh trên mạng xã hội, trong một đất nước đầy rẫy ‘thế lực thù địch’ và tất nhiên không thể bỏ quan vai trò của đảng Việt Tân. Đặc biệt trong bối cảnh diễn ra các phong trào phản đối chặt hạ cây xanh vào năm 2015, phản đối điều 60 của Luật Lao động cũng vào năm 2015, phản đối thảm họa ô nhiễm của Formosa vào năm 2016, vụ khủng hoảng Đồng Tâm năm 2017, và mới nhất là cuộc tổng biểu tình phản đối Dự Luật Đặc khu vào ngày Mười tháng Sáu năm 2018.
Học tập Trung Quốc!
Vào năm 2017, sau một chiến dịch “vừa răn đe vừa thuyết phục” đối với Google, Facebook nhưng có vẻ chẳng mang lại kết quả nào đáng kể, chính quyền Việt Nam lại xoay sang hướng… học tập kinh nghiệm Trung Quốc.
Luật An ninh mạng của Trung Quốc được thông qua vào tháng 11/2016 và có hiệu lực kể từ ngày 1/6/2017. Cùng với việc siết chặt kiểm soát báo chí và bình luận, luật An ninh mạng còn khiến cho tự do không gian mạng của Trung Quốc càng trở nên hà khắc hơn bao giờ hết.
“Kinh nghiệm Trung Quốc” là việc quốc gia độc trị này đã bắt Google phải đăng ký máy chủ quản lý dữ liệu với ngành công an và quản lý thông tin và do đó có thể kiểm soát được toàn bộ nội dung trên mạng xã hội. Trong suốt một thời gian khá dài, giới quản lý của Trung Quốc đã o ép mạng xã hội không mấy kém thua việc họ đàn áp các nhà hoạt động nhân quyền tại đất nước này. “Chịu hết nổi”, đến tháng 3/2010, Google đã phải chính thức rút khỏi thị trường Trung Quốc.
Đầu năm 2018, tổ chức nhân quyền quốc tế Freedom House bầu chọn Trung Quốc là “kẻ lạm dụng tồi tệ nhất” đối với quyền tự do trên Internet. Điều đáng nói là liên tiếp trong 3 năm liền trong suốt tiến trình từ khi luật An ninh mạng của nước này được bàn thảo, được thông qua và bắt đầu có hiệu lực, Trung Quốc đều được bầu chọn danh hiệu này.
Vậy hậu quả ghê gớm nào sẽ xảy ra nếu các hãng Gooogle, Facebook… đồng loạt rút khỏi Việt Nam nếu họ bị Luật An ninh mạng siết đến mức không thể thở được?
Chính một con số thống kê của Bộ Thông Tin-Truyền Thông Việt Nam đã cho biết có tới hơn 80% người Việt dùng mạng xã hội. Cơ chế cấm cản mạng xã hội ở Việt Nam sẽ có thể ngay lập tức dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống thông tin trong khối doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, khiến GDP – vốn đang quá èo uột – sẽ có thể thiệt hại từ 1,5 đến 2,5% tổng sản lượng quốc gia.
Còn giới đấu tranh nhân quyền?
Một nhà báo độc lập trả lời đài RFA Việt ngữ: “Chúng tôi mỉm cười bởi vì có luật an ninh mạng hay không có luật an ninh mạng thì cũng thế. Đối với chúng tôi, những người bất đồng thì chúng tôi chịu áp chế quen rồi, sách nhiễu quen rồi, gò bó quen rồi, và trước khi có luật an ninh mạng, thì họ đã dùng những điều 88, 258, là tuyên truyền chống chế độ, hay là lợi dụng quyền tự do dân chủ, và họ đã truy tố và bỏ tù nhiều người bất đồng chính kiến, không cần có luật an ninh mạng.”
Đài RFA Việt ngữ cũng cho biết “tất cả những nhà hoạt động xã hội bất đồng chính kiến mà chúng tôi có dịp tiếp xúc sau khi đạo luật an ninh mạng được thông qua đều cho rằng đạo luật đó không ảnh hưởng gì đến tình trạng của họ hiện nay”.
Lý do đơn giản là từ khi chưa có hơi hám nào về Dự Luật An ninh mạng, chính quyền và công an Việt Nam đã ‘vận dụng’ 2 điều luật cực kỳ mơ hồ trong Bộ Luật Hình sự là Điều 88 về tội ‘tuyên truyền chống nhà nước’ và Điều 258 về ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ’ để bắt bớ và bỏ tù nhiều người bất đồng chính kiến. các blogger có tiếng trên không gian mạng Việt Nam như bà Trần Thị Nga, bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, hay Mẹ Nấm,… đều đang bị ở tù vì tội tuyên truyền chống nhà nước. Chính phủ Việt Nam cũng vừa tống xuất, nhưng không công bố, trường hợp luật sư Nguyễn Văn Đài của Hội Anh em dân chủ sang Đức, ông Đài cũng đã từng bị ghép tội tuyên truyền chống nhà nước khi ông viết bài trên mạng xã hội.
Vì sao chính quyền không thể siết mạng xã hội?
Cũng có thêm một nguồn cơn rất “tế nhị” mà sẽ khiến Luật An ninh mạng - dù có hiệu lực ngay từ đầu năm 2019 và được tuyên truyền ồn ào về tính ‘khủng bố’ của nó - không thể hay ‘không được phép’ phát huy cái tác dụng răn đe cấm cản cực đoan của nó: từ năm 2012, ở Việt Nam đã chính thức diễn ra cuộc chiến nội bộ đảng với trang mạng xã hội có tên Quan Làm Báo, và do đó cũng chính thức hình thành ‘nhu cầu đấu đá nội bộ thông qua mạng xã hội’.
Đến cuối năm 2014, một trang mạng còn ghê gớm hơn là Chân Dung Quyền Lực đã hiện hình và khuynh đảo cả chính trường. Trước đại hội 12 của đảng cầm quyền, một số trang mạng xã hội cũng làm mưa làm gió với những tin tức thuộc loại “Tối Mật,” Tuyệt Mật” của đảng và chính quyền. Từ đó đến nay, ngày càng nhiều trang mạng xã hội nặc danh được tung ra với ngồn ngộn thông tin phanh phui giới quan chức trong nội bộ về nạn tham nhũng, tài sản khủng, bồ nhí con riêng, thủ đoạn chạy chức chạy quyền…
Đó là nguồn cơn vì sao mà Nghị định số 72 được ban hành từ năm 2013 về quản lý mạng Internet, và sau đó là Luật An toàn thông tin được ban hành nhưng đã chẳng có mấy tác dụng để ngăn chặn mạng xã hội.
Trong khi đó, nhu cầu đấu đá nội bộ quá hóc hiểm và đậm tính sống mái lại đang có triển vọng tăng vọt trong năm 2018 này.
Làm thế nào để cái nhu cầu đấu đá nội bộ quá ư lý thú ấy có thể tồn tại trong thời gian tới, đặc biệt trong cuộc chiến sát phạt thâu tóm giữa các nhóm quyền lực mới - lợi ích mới đối với các nhóm quyền lực cũ - lợi ích cũ, nếu mạng xã hội bị chính các cơ quan quản lý Việt Nam siết chặt, còn Facebook và Google bỏ chạy khỏi Việt Nam?
Phạm Chí Dũng (VOA)
song  
#11 Đã gửi : 13/06/2018 lúc 11:43:55(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Luật Giữ mạng cho đảng

Ngày 12/6/2018, cái gọi là Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam đã “bấm nút” thông qua luật An ninh mạng, thực chất là luật Bịt mồm dân để củng cố vị trí độc tài toàn trị, để bảo toàn quyền lực, tài sản và "chủ trương lớn" bán nước của những tên chóp bu trong bộ máy cai trị từ lâu đã coi nhân dân là kẻ thù. 


Bởi nếu không bịp mồm được dân thì sự thật bán nước sẽ một ngày một phơi bày rõ rệt để không sớm thì muộn toàn dân sẽ đứng dậy, vì sự tồn vong của Tổ Quốc mà khai tử thế lực đã đưa đất nước từ đắm chìm trong đau khổ suốt nhiều năm ròng sang đến tình trạng bị xoá tên trên bản đổ. Ngày ấy là ngày đại đa số dân chúng đã hiểu được bộ mặt của chế độ và bước khỏi sự sợ hãi.



Mạng Internet mỗi ngày một phá vỡ bức tường bưng bít do đảng cộng sản dày công xây đắp từ khi còn chưa có mồ ma ông Hồ. Cho nên, không để toàn dân trở thành “thế lực thù địch”, “bọn phản động” thì tốt nhất là phải nhét giẻ rách vào mồm dân. Khỏi nghĩ cách, đã có luật An ninh mạng của quan thầy Tàu cộng, Việt cộng ta cứ ôm về mà áp dụng. Dĩ nhiên phải sửa tí tí cho có chút gọi là “bản sắc” đảng ta, chế độ ta. Làm như thế vẹn cả đôi đường, vừa không phải nát óc nghĩ cách, vừa được lòng tập đoàn họ Tập, lại khoá mồm dân rất hiệu quả. 


Tất nhiên, chưa cần đến luật An ninh mạng, quyền tự do tư tưởng, tự do bày tỏ quan điểm của người dân đã bị bóp nghẹt bởi các điều 79,88, 258... trong Bộ Luật hình sự. Chỉ một bộ phận rất nhỏ trong dân chúng dám vượt rào để nói lên tiếng nói của mình. Luật An ninh mạng không những là bức tường chắn khổng lồ, kiên cố tuyệt đối có thể vô hiệu hoá mọi nỗ lực “vượt rào” của những công dân “cứng đầu” nhất mà còn mở đường "bằng luật" để chế độ nắm trong tay toàn bộ những dữ kiện riêng tư nhất của người dân. Những quy định của luật này cho phép nhà cầm quyền đẩy bất cứ công dân nào vào tù với lý do sẽ được suy diễn rất tùy tiện: “xâm phạm an ninh quốc gia”. 


Luật An ninh mạng không chỉ ưu tiên nhắm vào giới bất đồng chính kiến. Nó còn ngăn chặn mọi tiếng nói phản biện đến từ nhiều thành phần dân chúng mà số lượng này đang mỗi ngày một đông đảo. Nói cho chính xác, ra luật để bưng bít sự thật, che giấu tội ác của nhà cầm quyền. 


Viện dẫn để bảo vệ “an ninh quốc gia”, bất cứ ai cũng có thể phạm tội dưới sự phán đoán của công an. Giả sử bạn lên FB viết rằng: “ây za, mai bỏ việc về nhà buôn chổi chít, bán chổi đót hoặc làm ruộng, chạy xe ôm để xây biệt phủ ở cho sướng”, bạn sẽ bị cho là đang chửi bóng gió mấy ông quan chức cỡ bự tham nhũng. Do vậy, rất dễ bị ghép tội “nói xấu lãnh đạo”, “làm ảnh hưởng uy tín” và vì thế... “xâm phạm an ninh quốc gia”. 


Luật An ninh mạng cho phép côn an không còn cần phải xông vào nhà kiểm tra máy tính của công dân. Mọi dữ kiện đã nằm trong tay của chế độ khi máy chủ đặt ở VN. Bất cứ lúc nào bạn sẽ bị còng tay giải vào đồn, hoặc vào tù tạm giam nếu bị cơ quan công an cho là dùng mạng Internet để “nói xấu chế độ”, “bôi nhọ lãnh đạo”, hoặc nói xấu đảng, phủ nhận vai trò cách mạng... vì "hồ sơ phạm tội" của bạn đã được lên khuôn nhiều ngày, nhiều tháng trước đó mà bạn không hề biết. Khỏi cần vào nhà bạn lục soát, khỏi cần toà án, bạn đã bị kết tội. Và dù có toà án chăng nữa, thì cũng chẳng được tích sự gì trong cái chế độ côn an trị này. 


Mạng Internet của bạn có thể bị cắt cái... rụp mà nhà mạng không cần báo trước, cũng không bồi thường vì “vi phạm hợp đồng”. Trong khi nếu bạn chậm đóng tiền sử dụng dịch vụ Internet, nhà bạn sẽ bị ngắt đường truyền, hoặc nếu bạn đơn phương ngừng giao dịch (do phải chuyển nhà chẳng hạn), bạn phải bồi thường tiền “phá hợp đồng”. Tức là bạn phải tự hiểu, lên FB (lên mạng nói chung) là chỉ được nói chuyện tào lao như khoe quần áo, phấn son, đi chơi, ăn nhậu, giải trí... tức là những câu chuyện không vô bổ cũng tẻ nhạt. Tuyệt đối không nói chuyện chính trị, nhân quyền, dân chủ, chuyện thời sự, kể cả chuyện bạn bị cảnh sát giao thông phạt tiền khi không phạm luật. Kể chuyện ấy ra là bôi xấu chế độ, xuyên tạc về các chiến sĩ côn an nhân dân vì ở Việt Nam “không có chuyện CSGT vòi tiền”. 


Đấy, liệt kê ra thì nhiều tội lắm. Tóm lại, bạn phải tự biết. Dù cho phía nhà nước chưa bao giờ đưa ra được các định nghĩa thế nào là: chống nhà nước, nói xấu chế độ, bôi nhọ lãnh đạo, làm ảnh hưởng uy tín tập thể, cá nhân... Phạm các “tội” ấy là đi tù mọt gông. Bạn sẽ bị kết án không điều 79 “lật đổ chính quyền” thì cũng điều 88 “chống nhà nước CHXHCNVN”. Mà hơn 90 triệu dân trong nước, kể cả ban lãnh đạo cộng sản lẫn mấy triệu người Việt hải ngoại đều không biết cái nhà nước CHXHCN mồm ngang mũi dọc ra sao, nó là cái khỉ khô gì. Bởi chính ông trùm đảng CSVN còn than thở “Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa”. 


Đấy, cho nên dân ta cứ bị buộc tội chống cái thứ không có thật, chống ma chống quỷ vậy thôi. Khỏi cần chờ đến lúc luật An ninh mạng chính thức có hiệu lực, người ta đã nhìn thấy trước những cơn giông tố kinh hoàng sẽ đổ xuống đầu những người yêu nước. Chúng ta đang sống trong một chế độ mà người dân đã phải dùng đến mạng xã hội để bày tỏ nỗi oan khiên, giãi bày hoàn cảnh éo le khốn đốn với mong mỏi nhận được sự đồng cảm và sẻ chia từ cộng đồng, thậm chí để phân định đúng sai, phải trái. Bởi vì “công lý chỉ là một anh hề”. Do vậy, người ta cũng hình dung phần nào những oan khiên ngút trời người dân phải gánh chịu. Mạng xã hội còn đó, nhưng không ai biết người dân Bình Thuận giờ ra sao, hàng trăm con người bị bắt sau ngày biểu tình ôn hoà 3 hôm trước giờ thế nào? 


Một đất nước không bao giờ phát triển và văn minh nếu người dân không được tự do mở miệng. Ban hành luật An ninh mạng, giới chóp bu cộng sản vừa thực hiện một bước đại nhảy vọt theo hướng giật lùi. Dưới sự cai trị của đảng cộng sản, Việt Nam (dường như) ngày một gần hơn với thời trung cổ. Song, suy cho cùng, chúng làm thế để giữ mạng thôi. Tội ác gây ra cho dân tộc kinh khủng quá, lớn quá. Nên phải ra luật siết họng dân để giữ mạng cho đảng. 


14.06.2018
Phạm Thanh Nghiên
phai  
#12 Đã gửi : 14/06/2018 lúc 01:45:35(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Luật An Ninh Mạng nhắm bịt miệng dân, củng cố độc tài

UserPostedImage
Luật ANM buộc các doanh nghiệp mạng viễn thông và Internet, các tổ chức và cá nhân phải hợp tác với cơ quan an ninh mạng của nhà nước để xừ lý những thông tin vi phạm luật.
Ngay ở trang đầu, Điều (1) quy định mục tiêu của Luật An Ninh Mạng (ANM) là để “bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên không gian mạng.” Nhưng đọc hết 24 trang của luật ANM, người ta thấy ngay chủ đích của những nhà lãnh đạo CSVN là muốn bịt miệng dân Việt để họ củng cố quyền lực.
Luật An Ninh Mạng để bảo vệ đảng
Điều (8) của Luật ANM liệt kê những hành vi bị nghiêm cấm một cách mơ hồ trong đó có ba điểm chính như sau:
1.Chống nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa (XHCN) Việt Nam;
2. Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc;
3. Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho các hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác;
Điều (16) liệt kê những thông tin trên mạng cần phải xử lý. Những thông tin này có nội dung “tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam; kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng; làm nhục, vu khống; xâm phạm trật tự quản lý kinh tế.”
Luật ANM buộc các doanh nghiệp mạng viễn thông và Internet, các tổ chức và cá nhân phải hợp tác với cơ quan an ninh mạng của nhà nước để xừ lý những thông tin vi phạm luật.
Luật ANM buộc các doanh nghiệp mạng viễn thông và Internet trong và ngoài nước cung cấp cho Bộ Công An những thông tin về tài khoản và người dùng. Những công ty này còn có trách nhiệm ngăn chặn nhưng thông tin xấu, không cung cấp hoặc ngưng cung cấp dịch vụ cho các tổ chức và cá nhân đã đăng tải thông tin xấu. Những doanh nghiệp mạng viễn thông và Internet còn phải chịu trách nhiệm về an ninh mạng của công ty.
Những doanh nghiệp mạng viễn thông và Internet trong và ngoài nước nếu có “thu thập, khai thác, phân tích, xử lý dữ liệu về thông tin cá nhân, dữ liệu về mối quan hệ của người sử dụng dịch vụ, dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra phải lưu trữ dữ liệu này tại Việt Nam trong thời gian theo quy định của chính phủ.”
Ngoài ra, doanh nghiệp nước ngoài phải đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam. Như vậy, nhà nước Việt Nam đã đặt lên vai những công ty nước ngoài một gánh nặng to lớn.
Tổ chức nhân quyền Amnesty International nhận định rằng Luật ANM trên thực tế sẽ làm cho các công ty kỹ thuật nước ngoài trở thành “đặc vụ do thám cho nhà nước.”
Vào tháng Tư vừa qua, một số nhà hoạt động nhân quyền Việt Nam đã cho Ông Mark Zuckerberg, Giám Đốc Điều Hành của Facebook, một lá thư ngỏ, kết án công ty này đã hợp tác với giới chức cầm quyền cộng sản để loại bỏ một số nội dung và đình chỉ khoảng 160 chương mục chống chính phủ theo bài phúc trình của ông Dien Lương trên báo Washington Post. Vào đầu năm 2017, theo lời yêu cầu của chính phủ Việt Nam, Google cũng đã loại bỏ gần 1,500 đoạn video trên YouTube trong số 2,300 đoạn video mà Việt Nam đòi hỏi.
Ông Dương Ngọc Thái, kỹ sư kinh nghiệm về an ninh mạng tại Hoa Kỳ, nhận định rằng nhà nước Việt Nam hiểu an ninh mạng như trên là sai về bản chất. Ông nghĩ rằng vấn đề an ninh mạng đặt ra cho Việt Nam là phải làm sao để các mạng và hệ thống điện toán của Việt Nam không bị tấn công. Ông cho biết trong vài năm gần đây hệ thống máy điện toán của Việt Nam đã bị xâm nhập nhiều lần. Năm 2014 chứng kiến hệ thống máy điện toán của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường bị tấn công vào dịp Trung Quốc kéo giàn khoan vào Biển Đông. Có nhiều bắng chứng cho thấy rằng cuộc tấn công này đến từ Trung Quốc. Vào 2016, Tien Phong Bank bị xâm nhập và mất cắp 1.1 triệu Mỹ Kim. Hai tháng sau hệ thống máy điện toán của của phi trường Tân Sân Nhất, phi trường Nội Bài và Vietnam Airlines bị tin tặc Trung Quốc phá hoại. Vào năm ngoái, hàng ngàn máy điện toán ở Việt Nam bị nhiễm WannaCry virus. Ít lâu sau hệ thống máy chủ e-mail của Bộ Ngoại Giao bị xâm nhập, trong khi Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc đang viếng thăm Hoa Kỳ. Cách đây hai tháng, 75 triệu tài khoản người dùng của VNG, một công ty về trò chơi và Internet lớn nhất của Việt Nam đã bị đánh cắp.
Việt Nam cần làm luật và phát triển kỹ thuật chống lại sự xâm nhập của tin tặc như những trường hợp kể trên, bảo vệ hệ thống điện toán, điện thư, và các mạng thông tìn, chứ không cần luật và kỹ thuật để bịt miệng dân và củng cố chế độ độc tài.
Thiệt hại do luật ANM gây ra
Trước hết chúng ta phải kể đến những cuộc biểu tình rầm rộ của người dân ở nhiều thành thị trong mấy ngày qua kể từ Chủ Nhật, 10 tháng 6 do sự phẫn uất của dân đối với Luật ANM và dự luật thiết lập đặc khu cho thuê 99 năm. Rất tiếc máu đã đổ, một số xe đã cháy, và một số công sở đã bi hư hại. Nhưng nặng nề hơn cả là uy tín của nhà nước đã bị tổn thương, một số lãnh tụ đã mất mặt, không những người dân ở trong nước mà còn đối với thế giới. Từ những vụ Việt Nam bị chèn ép liên tiếp ở Biển Đông cho thấy sự hèn nhát của các nhà lãnh tụ CSVN, rồi đến vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ở Đức phơi bày ra tính chất bất tuân luật lệ quốc tế và bản chất tham nhũng đáng kinh tởm của chế độ Hà Nội, nay lại đến biến động chính trị sâu xa ở trong nước. Một trong những lý do mà dân Việt dám đối đầu với lực lượng CSCĐ là vì các nhà lãnh đạo CSVN đã bị dân chúng khinh thường.
Trong tình hình chính trị xáo trộn như vậy, thị trường Việt Nam trở nên bất ổn, môi trường kinh doanh ở Việt Nam khép kín lại và trở nên bấp bênh hơn. Các nhà đâu tư ngoại quốc sẽ phải suy nghĩ nhiều hơn về những dự tính đầu tư ở Việt Nam. Đầu tư ngoại quốc sẽ giảm ít nhất trong năm nay và năm tới. Đối với Việt Nam đầu tư nước ngoài là một động cơ chính để giúp phát triển kinh tế.
Chính Luật ANM cũng sẽ gây trở ngại cho kinh tế và thương mại của Việt Nam. Trước khi Quốc Hội Việt Nam biểu quyết về Luật ANM, nhóm 13 công ty kỹ thuật nước ngoài và cả Việt Nam gồm Panasonic, Toshiba, Lazada, FPT, VNG, và Mobilfone đã gửi thư cho Quốc Hội Việt Nam để trì hoãn việc bỏ phiếu về Luật ANM vì họ thấy Luật ANM sẽ gây trở ngại cho hoạt động của công ty.
Một ngày trước khi Quốc Hội biểu quyết một số hiệp hội Internet Việt Nam cũng đã yêu cầu Quốc Hội trì hoãn việc bỏ phiếu để nghiên cứu kỹ hơn.
Sau khi Quốc Hội đã biểu quyết chấp thuận luật ANM, Ô. John Rockhold đã tuyên bố với phóng viên báo Nikkei Asian Review rằng ông đề nghị Việt Nam cứu xét thêm về luật này và nên theo những điều kiện đã thỏa thuận trong Hiệp Định Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership – TPP) gồm 12 nước.
Ông Jeff Paine, Giám Đốc Quản Trị của tổ chức Asia Internet Coalition bao gồm Apple, Facebook, Expedia, Facebook, Google, Line, LinkedIn, Rakuten, và Yahoo’s nói rằng ông rất thất vọng về việc Quốc Hội Việt Nam thông qua luật ANM. Ông cho biết thêm rằng những điều khoản về tồn trữ dữ kiện ở địa phương và kiểm soát nội dung sẽ ảnh hưởng đến quyền tự do ngôn luận và những đòi hỏi lập văn phòng địa phương chắc chắn sẽ cản trở việc phát triển kinh tế và tạo việc làm.
Một cuộc nghiên cứu vào năm 2014 của Trung Tâm Âu Châu Nghiên Cứu Chính Trị Kinh Tế Quốc Tế (European Centre for International Political Economy – ECIPE) cho thấy rằng đòi hỏi thiết lập trung tâm lưu trữ dữ kiện tại địa phương và luật an ninh đối xử phân biệt những công ty nước ngoài. Ảnh hưởng về kinh tế đáng kể. Đối với trường hợp Việt Nam, tổng sản phẩm nội địa (gross domestic product – GDP) sẽ giảm 1.7% và đầu tư quốc nội sẽ giảm 3.1%. Nay với tình trạng chính trị bất ổn, ảnh hưởng tai hại sẽ lớn hơn.
Một trong những hậu quả trầm trọng của Luật ANM là tình trạng bưng bít thông tin sẽ gia tăng. Nó sẽ giúp cho việc đàn áp nhân quyền và tham nhũng ở Việt Nam gia tăng, vì những vi phạm nhân quyền, ăn hối lộ, thâm lạm công quỹ của các viên chức, cán bộ không bị phanh phui trên báo chí và các mạng.
Luật ANM không phù hợp với một số cam kết thương mại quốc tế
Việt Nam gia nhập Tổ Chức Thương Mại Quốc Tế (World Trade Organization – WTO) vào 2006. Thỏa hiệp của Việt Nam không đòi hỏi những công ty nước ngoài phải lập văn phòng hay trung tâm lưu trữ dữ kiên tại địa phương. Do đó luật ANM trái ngược với cam kết WTO của Việt Nam. Trường hợp Hiệp Ước Thương Mại Tự Do giữa Việt Nam và Liên Hiệp Âu Châu (European Unnion – Vietnam Free Trade Agreement - EVFTA) cũng vậy.
Ngoài ra, vào tháng Ba vừa qua, Việt Nam mới ký gia nhập Hiệp Định Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương Toàn Diện và Lũy Tiến (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership – CPTPP). Theo thỏa hiệp này các công ty ngoại quốc không bị bắt buộc phải đặt văn phòng ở Việt Nam.
Kết luận
Luật ANM xâm phạm quyền tự do ngôn luận, quyền riêng tư, và quyền thông tin qua các mạng viễn thông và Internet của người dân.
Luật ANM cần được sửa đổi lại cho phù hợp với các cam kết thương mại quốc tế của Việt Nam. Trong quá khứ có những luật đã được Quốc Hội thông qua, nhưng vẫn được tu sửa. Thí dụ như Luật Bảo Hiểm Xã Hội 2006 và Luật Hình Sự 2018.
Hiện nay các công ty mạng viễn thông và Internet nước ngoài chưa có một phản ứng chính thức nào. Quyết định của những đại công ty này cũng sẽ có những ảnh hưởng lớn đến quyết định của chính phủ Việt Nam. Trung Quốc, một thị trường lớn và mạnh, có thể ép các công ty nước ngoài theo đòi hỏi của nhà nước. Trung Quốc có bức tường lửa. Việt Nam không làm vì muốn lôi kéo những công ty nước ngoài. Trung Quốc có Weibo và WeChat. Việt Nam cố gắng xây GoOnline.VN nhưng không thành công.
Quan trọng hơn cả vẫn là nguyện vọng của toàn dân mà chính phủ cần lắng nghe. Trước đây gặp phải sự chống đối mạnh mẽ của công nhân, chính phủ đã phải sửa lại Luật Bảo Hiểm Xã Hội.
Việt Nam là một trong những nước có tỉ lệ dân số dùng Internet cao. Thật vậy, Hiện nay Việt Nam có khoảng 52 triệu tài khoản Facebook và số người dùng Internet khoảng 50 triệu, chiếm khoảng 54% dân số. Những người này đã thực thi quyền tự do phát biểu ý kiến trong khoảng 10 năm nay trong không gian mạng. Họ đã bắt đầu thực hiện quyền chính đáng đó trên đường phố. Nay chính phủ làm luật khóa miệng họ lại là một chuyện quá trễ.
Tôi không nghĩ rằng Việt Nam sẽ mời công ty Trung Quốc Weibo hay Wechat thay thế Google hay Facebook vì dị ứng cao độ của người Việt. Nhưng nếu những lãnh tụ CSVN tiếp tục đặt quyền lợi của cá nhân và của đảng lên trên quyền lợi của dân tộc, tôi không ngạc nhiên nếu họ điên rồ không thay đổi Luật ANM.
Nguyễn Quốc Khải (VOA)
______________
Tham khảo:
1. Amnesty International, “Vietnam: New cybersecurity law a devastating blow for freedom of expression,” June 12, 2018.
2. Dien Luong, “Vietnam wants to control media” Too late,” New York Times, November 30, 2017.
3. Dien Luong, “Vietnam’s internet is in trouble,” Washington Post, February 19, 2018.
4. Dương Ngọc Thái, “Thư ngỏ gửi Quốc Hội về dự thảo an ninh mạng,” May 31, 2018.
5. European Centre for International Political Economy, “The costs of data localization: friendly fire on economic recovery,” ECIPE occasional paper No. 3, 2014.
6. Financial Times, “Vietnam cyber security law restrict Facebook and Google,” June 12, 2018.
7. Freedom House, “Manipulation social media to undermine democracy”, 2017.
8. Nikkei Asian Review, “Vietnam’s cybersecurity law sparks concerns from business.” Ho Chi Minh City, June 12, 2018
9. Quốc Hội Cộng Hòa XHCN Việt Nam, “Luật an ninh mạng,” 2018/QH14.
10. Reuters, “Vietnam unveils 10,000-trong cyber unit to combat wrong views,” December 26, 2017.


phai  
#13 Đã gửi : 14/06/2018 lúc 01:54:45(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Bộ Ngoại giao Việt Nam bênh vực Luật An ninh mạng

UserPostedImage
Biếm họa "Dịch chuyển đám mây điện toán" được lan truyền trên Facebook sau khi Quốc hội biểu quyết thông qua Luật An ninh mạng.
Bất chấp chỉ trích từ người dân trong nước và cộng đồng quốc tế về những hạn chế của Luật An ninh mạng vừa được Quốc hội thông qua, Bộ Ngoại giao Việt Nam vẫn cho rằng bộ luật này là cần thiết “trong bối cảnh hiện nay.”
Dự luật An ninh mạng của Việt Nam quy định về hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia trên không gian mạng - bị chính phủ Mỹ chỉ trích là “hạn chế tự do biểu đạt” - đã được quốc hội ở Hà Nội thông qua hôm 12/6 với hơn 86% đại biểu tán thành.

Truyền thông trong nước dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nói trong cuộc họp báo hôm 14/6 rằng “an ninh mạng là vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến an ninh quốc gia”.
Tờ Tuổi Trẻ dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nói: “Những nỗ lực nhằm cải thiện an ninh trên môi trường mạng ngày càng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là do thiếu thể chế pháp lý và năng lực bảo đảm an ninh mạng.”
Bà Thu Hằng khẳng định “xây dựng dự luật an ninh mạng là hết sức cần thiết trong bối cảnh hiện nay.”
UserPostedImage
Dự thảo luật An ninh mạng đã được Quốc hội thông qua hôm 12/6 với hơn 86% đại biểu tán thành.
Nguyễn Lân Dũng, một cựu đại biểu quốc hội, nói với VOA rằng cần phải có luật này trong trường hợp nó được dùng để ngăn chặn việc “phá hoại những thành quả cách mạng”, tuy nhiên không nên dùng để “hạn chế quyền tự do dân chủ” của người dân.
“Làm thế nào để hạn chế những gì có hại nhưng đừng hạn chế tự do dân chủ," theo ông Dũng. "Nói xấu chế độ, làm hại chế độ thì nên hạn chế nhưng đừng hạn chế quyền tự do dân chủ, nguyện vọng phát biểu của người dân.”
Ông Dũng, cũng là một giáo sư của Đại học Quốc gia Hà Nội, nói cần phân biệt giữa “phá hoại thành quả cách mạng với nguyện vọng phát biểu của người dân”. Ông cho rằng “trách nhiệm của người soạn luật là phải cân nhắc ranh giới giữa hai việc đó.”


Trước đó nhiều người dân đã biểu tình phản đối dự luật an ninh mạng, trong khi các tổ chức trong nước và thế giới kêu gọi các đại biểu quốc hội không thông qua dự luật này.
Một ngày trước khi Quốc hội biểu quyết, hôm 11/6 một nhóm gần 80 luật sư trong nước đã ký tên vào một bản kiến nghị, yêu cầu các đồng nghiệp trong Quốc hội không "bấm nút" thông qua dự thảo luật với lý do đạo luật có thể “dễ bị lợi dụng để xâm phạm các quyền con người”, “cản trở tiến bộ xã hội” và “kìm hãm phát triển kinh tế”.
Bản kiến nghị cũng cho rằng dự luật này "gây hại cho nhà nước pháp quyền" và "phá vỡ nhiều cam kết quốc tế của Việt Nam".
Tuy nhiên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam bác bỏ cáo buộc này, nói rằng: “(Dự luật này) phù hợp với Hiến pháp và không cản trở việc thực hiện các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.”
Chính phủ Mỹ hôm 12/6 bày tỏ “thất vọng về việc thông qua Luật an ninh mạng mới ở Việt Nam”. Tổ chức Ân xá Quốc tế miêu tả việc thông qua này là một cú giáng nặng nề vào tự do ngôn luận và tự do biểu đạt ở Việt Nam.
Theo VOA
phai  
#14 Đã gửi : 14/06/2018 lúc 02:26:41(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
RSF kêu gọi Việt Nam bãi bỏ Luật An Ninh Mạng

UserPostedImage
Người biểu tình phản đối Luật An ninh mạng hôm 10/6 tại TP. Hồ Chí Minh. AFP

Tổ chức Phóng viên Không biên giới RSF hôm 14/6 thông cáo kêu gọi Việt Nam bãi bỏ Luật An Ninh Mạng, mới được Quốc hội nước này thông qua hôm 12/6 vừa qua.
Ông Daniel Bastard, người đứng đầu bộ phận Châu Á – Thái Bình Dương của RSF cho biết Internet hiện là công cụ duy nhất để người dân Việt Nam có thể trao đổi thông tin và bày tỏ chính kiến, cho dù đã có khoảng 30 bloggers bị cầm tù, nhiều nhà hoạt động xã hội bị theo dõi và bị đàn áp bằng bạo lực.
Ông Daniel cũng thúc giục các công ty cung cấp nền tảng trực tuyến tại Việt Nam không chấp thuận những điều khoản cho phép nhà cầm quyền Hà Nội gia tăng đàn áp người dân thông qua bộ luật này.
Cũng theo RSF, trong khi các cơ quan báo chí nhà nước không đưa ra bất cứ bình luận nào về bộ luật mới này thì rất nhiều nhân vật nổi tiếng tại Việt Nam, kể cả đảng viên…đã lên tiếng về những hạn chế nghiêm trọng của đạo luật mới này.
Giới trí thức, luật sư, cựu chiến binh và ngay cả một số đại biểu Quốc Hội không chỉ lên tiếng phê phán bản chất những giới hạn ghê gớm của luật đối với quyền thông tin; mà trên hết, họ còn chỉ ra rằng khi luật an ninh mạng được thực hiện có thể dẫn đến tác hại hủy hoại đối với nền kinh tế đất nước.
Hơn 63.000 người đã ký một bản kiến nghị gửi chính phủ về vấn đề này.
Nhiều vị trí thức khác như blogger Nguyễn Xuân Diện, còn bày tỏ quan ngại về ảnh hưởng gia tăng của Trung Quốc. Trong 1 bài viết được đăng tải hôm 11/6, blogger Nguyễn Xuân Diện, nêu rõ  cảnh sát an ninh mạng Việt Nam được đào tạo tại Trung Quốc và không thể loại trừ khả năng Trung Quốc đã giúp đỡ Việt Nam thiết kế và trang bị cơ sở hạ tầng an ninh mạng… Điều này cũng phản ánh quyết tâm của ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Và theo blogger Nguyễn Xuân Diện thì chưa bao giờ ý định đẩy Việt Nam vào quỹ đạo của Trung Quốc lại rõ ràng như hiện nay.
Luật An ninh mạng được Quốc hội Việt Nam thông qua hôm 12 tháng 6 với hơn 86% đại biểu tán thành: Trong số 466 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết luật an ninh mạng 2018, thì có đến 423 người tán thành, 15 người không tán thành và 28 người không biểu quyết.
Theo RSF thì Luật An Ninh Mạng của Việt Nam là bản sao nguyên si Luật An Ninh Mạng của Trung Quốc có hiệu lực vào tháng 6 năm 2017.
Các điều 8 và 15 hình sự hóa ‘việc bác bỏ thành quả cách mạng’ ‘xúc phạm anh hùng dân tộc’ và ‘cung cấp thông tin sai lạch gây hoang mang trong quần chúng’. Đó là những cáo buộc mơ hồ có thể áp dụng đối với hầu hết những ai đăng trên mạng những thông tin không vừa lòng cơ quan chức năng.
Bên cạnh đó, bộ luật này cũng đưa ra nhiều quy định gây tranh cãi như yêu cầu các công ty cung cấp nền tảng trực tuyến như Google và Facebook kiểm duyệt mọi nội dung mà chính phủ cho là phản động và phải cung cấp thông tin người dùng cho các cơ quan chức năng Việt Nam, cũng như lưu trữ dữ liệu của người sử dụng tại Việt Nam.
Vào ngày 10 tháng 6 vừa qua, hàng chục ngàn người đã xuống đường tham gia vào các cuộc biểu tình trên cả nước Việt Nam vì quan ngại về những tác động kinh tế và chủ quyền do việc thực thi Luật An ninh mạng gây nên.  
Việt Nam tiếp tục nằm gần cuối bảng về Chỉ Số Tự Do Báo Chí Toàn Cầu của RSF. Năm nay Việt Nam xếp vị trí 175/180 quốc gia.
Theo RFA
song  
#15 Đã gửi : 15/06/2018 lúc 08:15:34(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Việt Nam: Luật An Ninh Mạng "nhằm ngăn dòng chảy cuộc sống"

UserPostedImage
Kết quả bỏ phiếu Luật An Ninh Mạng tại Quốc Hội Việt Nam ngày 12/06/2018. Vietnam News Agency / AFP

Luật An Ninh Mạng vừa được Quốc Hội Việt Nam thông qua ngày 12/06/2018 đã gây ra phản ứng mạnh mẽ trong và ngoài nước. Cư dân mạng đồng loạt thay đổi hình đại diện phản đối, Hoa Kỳ, Canada, RSF kêu gọi hủy bỏ đạo luật này. RFI Việt ngữ phỏng vấn phó giáo sư tiến sĩ Hoàng Dũng, trường Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh về vấn đề đang gây xôn xao dư luận.
RFI: Kính chào phó giáo sư Hoàng Dũng. Thưa ông, như ông cũng thấy, vừa qua có phong trào rầm rộ hầu như khắp nơi phản đối Luật An Ninh Mạng. Trên mạng có những người đã than “Hôm nay, chúng ta bước vào bóng tối”. Vì sao dân chúng, đặc biệt là trí thức, lại phản dữ dội như vậy?
PGS Hoàng Dũng: Ngay câu hỏi cũng đã cho thấy thành công của những người soạn thảo luật này. Đặt tên là Luật An Ninh Mạng, họ cài đặt trong đầu người đọc rằng quan tâm của luật là quyền lợi của người sử dụng, cũng như đề phòng và trừng trị trộm cướp vào nhà.
Thực ra, với mục đích như vậy, thì năm 2015 Quốc Hội đã ban hành Luật An Toàn Thông Tin Mạng. Cho nên, Luật An Ninh Mạng có mục đích khác: tạo ra một cái camera trong ngôi nhà mạng của bất cứ người dân nào, và một cái cửa để vào cướp tài sản mạng của họ, từ đó nếu muốn sẽ ra tay trừng trị.
Nói tóm, ta có viễn cảnh hãi hùng trong cuốn 1984 của Orwell: “Big-Brother is watching you” (Anh Cả đang quan sát mày đấy). Trong thế giới của Orwell, nhân danh quyền lợi quốc gia, mọi công dân đều bị giám sát bằng màn hình từ xa (telescreens). Thế giới ấy trở thành hiện thực với Luật An Ninh Mạng, cũng nhân danh quyền lợi quốc gia!
RFI: Nhưng so sánh với 1984 của Orwell thì liệu có phóng đại quá không? Nhiều nước trên thế giới cũng có luật tương tự mà?
Khi tôi tới 1984, là tôi muốn nói đến tinh thần của Luật An Ninh Mạng, chứ chưa bàn đến kết quả thực tế của nó.
Nói cho đúng, luật nói chỉ chế tài những người nào dùng không giang mạng để “xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”. Nhưng vấn đề là cơ quan nào phán quyết công dân phạm pháp?
Luật giao cho Công an, chứ không phải Tòa án: Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ mạng phải: “Xác thực thông tin khi người dùng đăng ký tài khoản số; bảo mật thông tin, tài khoản của người dùng; cung cấp thông tin người dùng cho lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an khi có yêu cầu bằng văn bản để phục vụ điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng”.
Như thế, ngôi nhà mạng của bất kỳ ai cũng có thể bị xộc vào khám xét, phụ thuộc vào ý chí chủ quan của cơ quan an ninh. Ngôi nhà mạng rõ ràng kém an toàn hơn rất nhiều so với nhà ở: theo Luật Tố tụng Hình sự, việc khám xét nhà ở chỉ có thể tiến hành nếu được tòa án hay Viện Kiếm sát ra lệnh hay phê chuẩn.
Nói một cách hình ảnh, Luật An Ninh Mạng cho phép cơ quan an ninh lắp telescreens của Orwell trong nhà mạng của từng cư dân và việc bật công tắc để theo dõi hoàn toàn giao phó cho cơ quan này. Đây chính là điểm khác biệt chủ chốt giữa Luật An Ninh Mạng Việt Nam với luật của các quốc gia văn minh.
Việc Quốc hội vội vã thông qua Luật An Ninh Mạng có lẽ một phần do tác động của các cuộc biểu tình với quy mô lớn nhất từ trước đến nay, xét về địa bàn và số lượng người tham gia biểu tình. Người ta dễ quy nguyên nhân là do mạng xã hội.
Nhận định như thế là nguy hiểm vì nó đổ tội cho người dân và che giấu nguyên nhân đích thực: các cuộc biểu tình là do lòng yêu nước trước viễn cảnh nhượng địa, sự phẫn nộ trước sự dối trá thô bạo (như ông Bộ trưởng Bộ Kế hoạch – Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nói dự thảo Luật An Ninh Mạng không có một từ “Trung Quốc” nào), và cả những uất ức khác (như nạn ô nhiễm trầm trọng ở Bình Thuận v.v…).
RFI: Dẫu sao trong 466 đại biểu, cũng đã có 15 đại biểu Quốc Hội bỏ phiếu không tán thành, 28 đại biểu không biểu quyết. Sự kiện này nhất định phải có một ý nghĩa nào đó chứ?
Tất nhiên là có. Nhưng không ít người đã hy vọng số đại biểu không tán thành nhiều hơn, dầu họ vẫn nghĩ chắc chắn dự thảo sẽ được thông qua. Nhà văn Nguyễn Quang Lập, vì thế, đã viết trong một status: “423/466- Không thể tin nổi! Dù đoan chắc một tỉ lệ áp đảo nhưng khó có thể tin con số này. Kinh hoàng!”
Tôi cũng kinh hoàng nhưng là khi thượng tướng Võ Trọng Việt, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội, đọc Báo cáo tiếp thu, giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ông đọc Facebook thành Pê-tê-bóc, lại tưởng điện toán đám mây cũng như mây bay trên trời, có thể dịch chuyển đi nơi này nơi nọ.
Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội là cơ quan chịu trách nhiệm thẩm tra Luật An Ninh Mạng, mà người đứng đầu lại như thế. Nói cho đúng, không ai hiểu được mọi chuyện. Không hiểu thì học. Mà khởi đầu học là hỏi. Chẳng lẽ ông Võ Trọng Việt không hỏi bất cứ chuyên gia nào về vấn đề tối quan trọng của đất nước mà ông có nhiệm vụ thẩm tra hay sao?
Còn kinh hoàng hơn nữa là theo tiết lộ của giáo sư tiến sĩ Nguyễn Minh Thuyết (trên Facebook của ông), nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, lỗi của ông Võ Trọng Việt chỉ là đọc sai tên Facebook. Còn những chuyện khác là lỗi tập thể: đây là ông Võ Trọng Việt đọc một báo cáo đã được duyệt qua nhiều cấp, nhiều lần!
Cho nên, chắc chắn có một tỷ lệ lớn các đại biểu Quốc hội không đủ năng lực bàn và quyết những vấn đề đại sự quốc gia. Một Quốc hội như thế thì không thể kỳ vọng gì nhiều.
RFI: Người ta nói nhiều đến việc có sự giống nhau khó hiểu giữa Luật An Ninh Mạng Việt Nam với Luật An Ninh Mạng của Trung Quốc. Xin ông cho biết ý kiến về việc này.
Có đến bảy điểm giống nhau giữa Luật An Ninh Mạng của hai nước. Muốn hiểu điều đó cẩn phải đặt trong một bối cảnh rộng hơn.
Lãnh đạo đất nước là Đảng Cộng sản, chứ không còn cái tên Đảng Lao động xưa kia. Một khi đã khăng khăng bằng giữ được chủ nghĩa Cộng sản, thì mặc nhiên lãnh đạo Việt Nam đã gắn vận mệnh của đất nước với Trung Quốc. Phương châm cuối cùng trong bốn phương châm tổng cộng 16 chữ (Thập lục tự phương châm) do Hồ Cẩm Đào đề xướng và được Việt Nam vui mừng chấp nhận, khẳng định hai nước có chung một vận mệnh (vận mệnh tương quan). Đảng Cộng sản Trung Quốc đi đời thì Đảng Cộng sản Việt Nam làm sao đứng vững?
Vì thế, chiến lược, sách lược của Việt Nam ở nhiều mặt rất giống Trung Quốc, thậm chí là hàng viện trợ của Trung Quốc là điều không có gì khó hiểu.
Không chỉ Luật An Ninh Mạng. Lực lượng 47 chuyên đấu tranh trên mạng gồm đến 10.000 người được thành lập trong quân đội dễ nghĩ tới mô hình “Ngũ mao đảng” (Đảng 50 xu, tổ chức của các dư luận viên).
Ngay lời lẽ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, cũng có bóng dáng lãnh tụ Trung Quốc: ngày 22/1/2013, phát biểu trước Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đòi “nhốt quyền lực vào lồng chế độ” (Bả quyền lực quan tiến chế độ đích lung tử lý) thì ngày 14/4/2016, nói chuyện với cán bộ chủ chốt của tỉnh Quảng Ninh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề cập đến chuyện “nhốt quyền lực vào trong cơ chế, thể chế”.
Cao hơn nữa, nghị quyết, văn kiện của Trung ương Đảng Cộng sản và Chính phủ nói đến "thế lực thù địch", “kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa”. Đó là sản phẩm dịch từ "Địch đối thế lực", “xã hội chủ nghĩa thị trường kinh tế” của Trung Quốc.
Đã “vận mệnh tương quan” thì tất yếu dẫn đến việc nhận viện trợ vũ khí tư tưởng từ Đảng “bạn”!
RFI: Dù sao Luật An Ninh Mạng cũng đã được Quốc Hội thông qua. Theo ông, hậu quả của việc này như thế nào?
Tôi không đủ hiểu biết để nói về tất cả hậu quả của Luật An Ninh Mạng, tuy tôi tin chắc là rất nghiêm trọng. Riêng về kinh tế, theo Hiệp hội Điện toán Đám mây Châu Á, việc hạn chế dòng dữ liệu xuyên biên giới có thể làm Việt Nam tổn thất 1,7% GDP, 3,1% đầu tư trong nước và tổn thất 1,5 tỉ đô la Mỹ giá trị phúc lợi tiêu dùng.
Ngay ngày 12/6, ngày Quốc hội Việt Nam thông qua Luật An Ninh Mạng, thị trường chứng khoán phản ứng tức khắc: các sàn chứng khoán đỏ rực, lao dốc rất nhanh do các nhà đầu tư nước ngoài bán thoán cổ phiếu, thiệt hại đến 3,6 tỉ đô la Mỹ. Nhưng như thế có lẽ còn xa mới lay tỉnh được những đầu óc chủ trương Luật An Ninh Mạng.
Luật An Ninh Mạng chỉ như một cố gắng tuyệt vọng be bờ để ngăn dòng chảy cuộc sống. Tất nhiên, nước sẽ chậm lại. Nhưng cuối cùng cuộc sống vẫn cứ lừng lững, làm sao ngăn được!
RFI: Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Phó giáo sư tiến sĩ Hoàng Dũng, trường Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh, đã vui long dành thì giờ trả lời phỏng vấn của RFI Việt ngữ.
Theo RFI
xuong  
#16 Đã gửi : 16/06/2018 lúc 09:38:00(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Luật An ninh mạng: Quyền và tiền!!!

Không chỉ có vấn đề quyền lực, còn có chuyện tiền bạc, lợi lộc nữa, mà bộ Công an sẽ là người được hưởng. Bởi lẽ khi các công ty như Google, YouTube, Facebook, Yahoo... phải lưu trữ dữ kiện tại VN, phải đáp ứng mọi yêu cầu của Luật ANM, thì xem như toàn bộ dữ kiện, thông tin cá nhân của người dùng đã trở thành chủ quyền của Bộ Công an, chứ không phải là tài sản của VN như Tô Lâm đã nhấn mạnh với Quốc hội hồi tháng 10-2017...

 Với một khái niệm về An ninh mạng không giống ai trên thế giới, ngoài giống đàn anh Tàu cộng: “An ninh mạng là sự bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” - Với một Đảng hội mạo danh Quốc hội, gồm những đại (dễ) biểu mà ám ảnh quyền lợi lớn hơn thao thức phục vụ, tâm địa quỵ lụy đảng lớn hơn ý chí bênh vực dân - Với lối bỏ phiếu tự cho là văn minh: bấm nút kiểu nặc danh, thành ra hành xử vô trách nhiệm, sinh ra kết quả đáng nghi ngờ, bày ra âm mưu quá lộ liễu, Luật An ninh mạng vừa được thông qua hôm 12-6-2018. 


Với tầm nhìn sáng suốt, thái độ thiện chí và ý thức dân chủ, ngay từ tháng 8-2017, một số cơ quan ngoại giao tại Việt Nam gồm trưởng phái đoàn Liên minh Âu Châu, đại sứ Mỹ, Úc, Canada và nhiều nước khác đã gửi thư chung đến Chủ tịch Quốc hội bày tỏ quan ngại vể yêu cầu đặt cơ quan đại diện, máy chủ quản lý dữ liệu người sử dụng VN trên lãnh thổ VN là trái với cam kết thương mại quốc tế của VN trong tư cách thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Đến ngày 8-6-2018, đại sứ Hoa Kỳ còn cảnh báo lần nữa: “Chúng tôi nhận thấy rằng dự thảo luật An ninh mạng (ANM) hiện được trình trước Quốc hội có thể dẫn đến những trở ngại nghiêm trọng đối với tương lai của ANM và đổi mới sáng tạo kỹ thuật số của VN, và có thể không nhất quán với các cam kết thương mại quốc tế của VN. Hoa Kỳ và Canada thúc giục VN hoãn cuộc bỏ phiếu dự luật này để đảm bảo rằng nó phù hợp với các chuẩn mực quốc tế”. 


Cũng hôm 8-6-2018, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) vạch trần rằng nhà cầm quyền VN có bề dày “thành tích” trừng phạt những tiếng nói bất đồng chính trị và xã hội với lý do bảo vệ an ninh quốc gia. Dự thảo luật nói trên, thêm một lần nữa, lại trao cho họ quyền hạn rất rộng để định đoạt những hành vi ngôn luận nào là “trái pháp luật” cần phải kiểm duyệt, để nhận diện và truy tố người dân vì các hoạt động ôn hòa trên mạng, nhằm mục đích tối hậu là bảo vệ quyền lực độc tôn của đảng. Nên không phải ngẫu nhiên mà tác giả của dự thảo này chính là Bộ Công an, thanh gươm và lá chắn của đảng. 


Cũng từ ngày 07-06-2018, một “Kiến nghị không thông qua dự thảo Luật ANM” được gởi tới Quốc hội đã cho thấy rằng Luật đó tiềm ẩn khả năng vi phạm các dân quyền cơ bản. Chẳng hạn nó xâm phạm quyền riêng tư và quyền bí mật thư tín, do chỗ nhà cung cấp dịch vụ mạng phải xác thực thông tin người dùng và cung cấp nó cho cơ quan công an khi có yêu cầu mà chẳng cần thông qua tòa án, nghĩa là chẳng cần phải chứng minh cá nhân đó có vi phạm pháp luật hay không. Nó cũng cản trở quyền tự do ngôn luận khi nhà cung cấp dịch vụ mạng phải xoá thông tin đăng tải trên mạng nếu thông tin đó bị xác định là “xấu”, “độc” theo yêu cầu của công an và lưu vết thông tin đó để cung cấp cho lực lượng này. Đang khi các loại thông tin xấu được liệt kê rất mơ hồ (như cũng mơ hồ mọi thứ tội danh chính trị tại VN), lại chẳng có quy định hay thủ tục cụ thể để công dân có cơ hội bảo vệ ý kiến mình cách công bằng và minh bạch. Luật ANM cũng tước đi quyền sử dụng internet của công dân khi nhà cung cấp dịch vụ mạng phải ngưng cung cấp dịch vụ viễn thông, dịch vụ internet cho tổ chức, cá nhân đăng tải lên mạng một số loại thông tin mà bộ Công an hay bộ Thông tin truyền thông cho rằng có nội dung xấu theo luật!!! Thế nhưng hơn 60 ngàn chữ ký của công dân ký vào Kiến nghị trước ngày Luật thông qua đã bi sổ toẹt. 


Ngay sau ngày này, chính Cơ quan Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ở Đông Nam Á, hôm 14-06 đã mạnh mẽ lên tiếng: “Luật ANM chứa đựng một số điều khoản trái ngược với các cam kết mà VN đã ký trong Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR). Nó có thể được sử dụng để đàn áp những tiếng nói bất đồng ở VN.” Và như để chứng minh cho điều này, cơ quan Nhân quyền LHQ nhắc tới các báo cáo về sự đụng độ giữa những người biểu tình và công an diễn trong các cuộc xuống đường trên toàn quốc hôm 10+11+12/06, chống lại hai dự luật về các Đặc khu kinh tế và ANM, dẫn đến việc bắt giữ và đánh đập số lượng lớn công dân yêu nước. 


Đang khi đó, theo quan niệm của thế giới văn minh dân chủ, ANM là vấn đề thực hiện những biện pháp bảo vệ các thông tin, dữ liệu của người dùng mạng, chống những truy cập trái phép hay tấn công vào các website, blog, tài khoản cá nhân, địa chỉ điện thư, mã số thẻ tín dụng, thay đổi, phá hủy, đánh cắp thông tin của người khác nhằm mục đích phá hoại hay lừa đảo/cướp giậttài sản. ANM là hoạt động nhằm phát hiện, ngăn chặn và ứng phó với các cuộc tấn công vào máy tính của các cơ quan, tổ chức. Chẳng hạn phải làm sao để thông tin trong các mạng của chính phủ, của các tổ chức công lẫn tư, các doanh nghiệp, các ngân hàng, đỡ bị tin tặc tấn công, đánh cắp dữ liệu, phá hoại…. Người ta vẫn không quên vụ tin tặc đã tấn công một số màn hình hiển thị thông tin chuyến bay tại khu vực làm thủ tục bay của các sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Phú Quốc vào chiều 29-07-2016. Lúc ấy, các màn hình của mấy sân bay đó đã bị chèn những hình ảnh và nội dung câu chữ xúc phạm VN và Philippines, xuyên tạc các nội dung về Đông Hải. Hệ thống phát thanh của sân bay cũng phát đi những thông điệp tương tự. Đồng thời website của Vietnam Airlines cũng bị hack với 411.000 dữ liệu của hành khách đi máy bay đã bị hacker thu thập và phát tán. Cuộc tấn công website và hệ thống thông tin sân bay này được đánh giá là lớn nhất từ trước đến nay vào hệ thống thông tin hàng không của VN. 


Thế nhưng, đảng và nhà cầm quyền CSVN chẳng mấy quan tâm đến những điều đó, một đã đánh tráo khái niệm... Gọi là ANM, nhưng cái luật trời đánh vừa thông qua thực ra là để bịt miệng nhân dân... Đã không làm lợi gì cho đất nước, nó trái lại gây lạc hướng, để cho vấn đề ANM thực sự của quốc gia có thể lâm vào tình trạng hết sức nguy hiểm. Đây là sự cố ý hiểu nhầm từ gốc rễ về mặt khái niệm, xảo trá về mặt ngôn từ, xuyên tạc về mặt nội dung. Tất cả chỉ để củng cố quyền lực cai trị của đảng Cộng sản, và tạo điều kiện cho lực lượng Công an có thể lạm quyền một cách vô lối, để can thiệp vào đời sống của người dân, nhân danh ANM. 


Nhưng không chỉ có vấn đề quyền lực, còn có chuyện tiền bạc, lợi lộc nữa, mà bộ Công an sẽ là người được hưởng. Bởi lẽ khi các công ty như Google, YouTube, Facebook, Yahoo... phải lưu trữ dữ kiện tại VN, phải đáp ứng mọi yêu cầu của Luật ANM, thì xem như toàn bộ dữ kiện, thông tin cá nhân của người dùng đã trở thành chủ quyền của Bộ Công an, chứ không phải là tài sản của VN như Tô Lâm đã nhấn mạnh với Quốc hội hồi tháng 10-2017. 


Theo phân tích của nhiều tác giả, đặc biệt Vũ Đông Hà qua bài “Tâm thư của Bộ trưởng [Tô Lâm] về "cơ hội" của Luật ANM”: “...Với chủ quyền ấy, công an không chỉ gia tăng khả năng đối đầu với những phần tử dân chủ phản động như dư luận tập trung lo ngại. Nhưng quan trọng hơn, đó là cơ hội và là phương tiện cho công an gia tăng quyền lợi, phát huy sự nghiệp làm giàu, vì có sẵn trong tay toàn bộ dữ liệu để kiểm soát, khống chế, vòi tiền, đổi chác, chụp bắt cơ hội... với tất cả doanh nghiệp, doanh nhân, cán bộ và ngay cả những thành phần lãnh đạo cao cấp của đảng...” 


Ẩn trong Luật ANM là một núi điều kiện về cơ chế “xin-cho” áp đặt đối với các chủ thể kinh doanh mạng Internet của VN và nước ngoài. Mỗi điều kiện là một giấy phép, và ứng với những điều kiện lớn thì lại đẻ ra hàng đống giấy phép con nằm trong những giấy phép lớn... Chưa kể phần “hậu kiểm” - tức cơ chế mà Luật ANM cho phép các quan chức công an mạng có quyền kiểm tra hoạt động của những doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh mạng Internet sau khi cấp phép, theo cách ‘hành là chính’, để vòi tiền không ngưng nghỉ. 


Công an cũng sẽ nắm trọn bộ tất cả những chiến lược, tính toán, dự trù về kinh doanh, mọi biên bản về lợi nhuận, các báo cáo nội bộ về tài chánh... được trao đổi qua hệ thống internet bởi các doanh nghiệp. Với những thông tin có sẵn trong tay, công an sẽ biết rõ đường đi nước bước, những kế hoạch đấu thầu, những dự tính mua ra bán vào các cổ phần, những âm mưu trốn thuế, rửa tiền, tài sản thật sự của công ty lẫn cá nhân... và rất nhiều "chứng cớ" khác để công an dễ dàng gia tăng công tác làm tiền doanh nghiệp. 


Bên canh đó, công an có thể biết rõ mọi hoạt động của các bộ phận ban ngành trong bộ máy cai trị: từ chính phủ cho đến quốc hội, từ viện kiểm sát đến tòa án, từ địa phương đến trung ương. Công an cũng sẽ có sẵn trong tay mọi cuộc trò chuyện riêng tư tình ái, gặp gỡ hẹn hò, vận động phe nhóm, mua ghế bán quyền, móc ngoặc lại quả... qua trao đổi trên internet của các đảng viên, cán bộ địa phương lẫn các thành viên Trung ương đảng và Bộ Chính trị. Cả cánh quân đội mà từ bao năm qua đã làm giàu cách hợp pháp hoặc bất chính, nhức mắt ngành công an, nay cũng sẽ không thoát khỏi sự theo dõi nhờ Luật ANM. 


Đối với các công an đặc trách mảng quần chúng thì tất cả những dữ kiện cá nhân - từ số tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng, mọi dịch vụ chuyển-gửi tiền trong nước lẫn ra nước ngoài, những dữ kiện cá nhân, trao đổi riêng tư... cũng sẽ sẵn sàng nằm ngay trước mặt họ để tuỳ nghi sử dụng vào bất cứ lúc nào, cho bất kỳ mục tiêu gì. 


Cứu cánh tối hậu của công an khi soạn thảo Luật ANM và đã khiến 423 đầu óc bã đậu tại Quốc hội thông qua hôm 12-06 chính là thế: Làm một cuộc cách mạng thời @ cho Bộ, đáp ứng mục tiêu “Cán bộ giàu, Bộ mạnh”. Với chủ quyền thông tin internet của toàn thể VN nằm trọn trong tay, công an sẽ trở thành một đối tác thương mại quan trọng nhất của Trung Quốc. Do đó, ngày Luật ANM có hiệu lực đầu năm tới cũng là ngày công an chính thức ra mắt trong nội bộ Công ty Khai thác & Buôn bán Thông tin Dữ kiện VN. 


Trước bao hiểm họa khôn lường ấy do Luật ANM ("Thông tin là quyền và tiền"), người dân Việt muốn sống tự do, muốn đứng thẳng như một con người với quyền phát biểu rõ những gì mình suy nghĩ đúng nhờ tự do internet, thì phải nhất quyết đánh gục cái công cụ pháp lý ghê rợn nói trên, bằng những cuộc biểu tình rộng khắp, đông đảo, liên tục. Chỉ có quyền lực nhân dân, sức mạnh quần chúng thực thi qua việc xuống đường mới cứu được chúng ta và con cháu chúng ta. 


Ban Biên Tập 
Xã luận bán nguyệt san Tự do Ngôn luận số 293 (15-06-2018)
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (4)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.637 giây.