logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 12/07/2018 lúc 09:23:01(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Như nhà văn Nguyễn Thanh Việt đã viết trong bài "Tiền Bối Của John Kelly Cũng Không Thể Hội Nhập", tôi cũng hiểu nước Mỹ không của riêng ai. Nước Mỹ  là đất của dân tị nạn từ năm châu, bốn bể về đây, xây dựng đất nước này trở nên hùng mạnh nhất hành tinh. Nước Mỹ không chỉ riêng của những người da trắng, mà là một hợp chủng quốc, là nơi đã đón nhận tất cả những người con bị buộc phải bỏ quê hương, vì chính trị, kinh tế hay tôn giáo. Họ đến đây để xây dựng lại cuộc đời, cùng lúc xây dựng đất nước. Tất cả, ít nhiều, lớn nhỏ, vĩ đại hay khiêm nhường đều góp công, góp của. Tất cả mọi sắc dân, mọi màu da, chứ không chỉ riêng người da trắng.
Trong số họ là những nhà bác học, những thiên tài xuất chúng, nhưng cũng có những bàn tay lem luốt, đội nắng dầm mưa trên những cánh đồng để cho ta những nông sản thật ngon. Họ là những công nhân cầu đường, bốc vác làm quần quật trong các kho xưởng, những nơi mà người dân sinh ra từ đất nước này không muốn làm. Họ làm  nghề cắt cỏ, trồng cây và chùi hồ xí trong những nhà nghỉ mở cữa qua đêm đón khách. Và họ, chính họ, nhờ họ mà hàng hóa chở trên các xa lộ đường trường, chạy thâu đêm suốt sáng đưa đến tận hang cùng ngõ hẻm cho người Mỹ tiêu thụ. 
Không phải chúng ta, đất nước này, chỉ cần những bộ óc ưu tú, siêu việt mà cần lắm những bàn tay lem luốc, xúc phân bón cỏ cho những cánh đồng, cho công viên tươi tốt. Họ hốt rác đường phố cho sạch lúc ta ngủ, họ xúc tuyết cho ta đến sở làm không bị trơn ngã, và họ, cũng chính họ sửa cầu đường hàng đêm trong giá lạnh để hôm sau ta đến sở làm không bị nghẽn xe. 
Họ đổ mồ hôi, chịu cực khổ làm ca hai, xin làm tiếp ca ba để có thêm tiền cung cấp cho đứa con vào đại học. Khi ra trường kỹ sư, người phỏng vấn có bao giờ hỏi cha mẹ em là ai, làm nghề gì mà họ chỉ hỏi đơn giản em sẽ đóng góp gì cho công ty phát triển trong tương lai. Và đã có hàng chục, trăm ngàn thanh niên, thiếu nữ, có cha mẹ gốc bần hàn, đóng góp bằng sức mạnh hai tay, đôi chân để con trai, con gái mình được góp trí tuệ cho nước Mỹ hưng thịnh. Trong số đó có hàng trăm ngàn em Mỹ gốc Việt, và cha mẹ em có qúa khứ không khác gì những người Mễ vượt sa mạc để mong con mình có chỗ đứng trong xã hội này.
Có nhiều người Việt qua Mỹ trước, qua bằng những con thuyền mong manh, vượt sóng dữ đại dương. Họ qua đến Mỹ sau một thời gian khổ vượt rừng Miên, Lào, Thái. Họ qua Mỹ sau một thời gian bị CS tra tấn, bạc đãi trong các trại tù giam. Nhưng chỉ cần ở Mỹ chục năm là họ bắt đầu kỳ thị, chê bai, phỉ nhổ những người mới đến sau. Họ chống đối những người Mễ vượt biên giới, những người tị nạn chiến tranh từ Syria, Iraq và cả những đồng hương Việt được gia đình bảo lãnh...họ nghĩ mình được quyền làm thế, và chỉ có họ mới vinh dự được làm công dân đất nước hùng cường này, tất cả những người đến sau đều là rác rưởi.
Một buổi sáng mùa xuân tháng 5 năm 1975, khi chiếc máy bay Boeing đầu tiên chở hơn 250 người tị nạn từ Guam đáp xuống phi trường Middletown, PA. Qua cữa kính máy bay tôi thấy hàng cờ Mỹ phất phới, đội quân kỳ chào trang nghiêm và ông bà Thống Đốc tiểu bang PA đang cầm bó hoa với nụ cười rạng rỡ, tay bắt chân thành, miệng nói: "Welcome to America". Trong cái lạnh mùa Xuân, chúng tôi, những người tị nạn đầu tiên đến PA, thấy lòng ấm lại. Hoa Lê, hoa Táo nở trắng những cánh đồng bỏ hoang như chào đón những người con mới. Xa chỗ máy bay đậu, có vài người giăng biểu ngữ chống đối: "Charity Begin at Home". Họ muốn đuổi chúng tôi về lại quê nhà, nơi mà trước đó chừng hai tháng tôi đã chạy thụt mạng trốn Cộng Sản từ Qui Nhơn vào Cam Ranh, ra Phú Quốc, về Saigon, rồi lên tàu hải quân đến Phi, Guam rồi đến Mỹ. Họ bảo quê nhà bạn đã thanh bình rồi, hãy về đó mà xây dựng lại. Họ không là người Miền Nam nước Việt nên họ đâu biết người Miền Nam thù ghét bọn Cộng Sản đến mức nào. Nhìn hàng chữ trên biểu ngữ chống đối, tôi khóc thầm, nghĩ đến thân phận của những người tị nạn từ nay phải sống dưới ánh mắt nhìn không mấy thiện cảm của nhiều người dân Mỹ kỳ thị. Cá nhân tôi, cũng như nhiều người bạn trẻ cùng lứa, đã tự nhủ phải cố gắng để đóng góp vào nơi này, trả ơn những người Mỹ cưu mang và trả ơn nước Mỹ đã cho chúng tôi một nơi có cơ hội đem hết sở tài làm sở dụng. Chúng tôi vắc kiệt sức trên giảng đường đại học, trong các phòng thí nghiệm luôn sáng ánh đèn, trên các công trường dầu khí... để cho người Mỹ biết họ đã làm đúng khi thâu nhận chúng tôi.
Năm 90, Liên Bang Sô Viết sụp đổ, người Do Thái ở Mỹ vận động để chính phủ giúp người đồng bào họ đến Mỹ tị nạn. Chúng tôi rủ nhau, tích cực tham gia như ngày nào rất nhiều thanh niên sinh  viên Mỹ vào trại Indian Town Gap giúp cắt tóc, dạy tiếng Anh, và vui chơi để giúp chúng tôi đỡ nhớ nhà. Hơn 27 năm sau, những người Do Thái đó, cũng như 43 năm sau, những đứa trẻ Việt Nam xa gia đình thời ấy, bây giờ đã là những nhà khoa học, những Bác Sĩ xuất sắc, những thương gia thành đạt. Có người còn lên tàu vũ trụ, bay ra ngoài không gian, nhìn xuống trái đất, nơi họ đã được cưu mang, nơi có những người công dân Mỹ thân thiện. Họ đóng góp tài năng và trí tuệ của mình ngàn lấn hơn những gì họ đã nhận. Và con cái của họ, thế hệ thứ hai trên đất Mỹ này, đang là những học sinh, sinh viên xuất sắc nhất trường. Họ sẽ tiếp tay với thanh niên thế giới đi vào thế kỷ văn minh, nhân bản và hài hòa. Một thế kỷ không còn chiến tranh, đói nghèo để không còn người bỏ nước ra đi.
Nước Mỹ ngày càng giàu mạnh, liên tục dẫn đầu thế giới trên mọi mặt từ thế chiến thứ 2 đến giờ, là nhờ họ thay máu mới hàng năm. Năm nào cũng có thêm hàng trăm ngàn những người con ưu tú trên khắp thế giới xin đến nơi này lập nghiệp. Họ nhận nơi này làm quê hương, xây dựng gia đình và phục vụ nhân loại. Nếu không có chính sách di dân cởi mở, đóng cửa như nước Nhật, nước Đức...liệu nước Mỹ có được số dân trẻ trung, mẫn cán, tạo dựng sự nghiệp trên vùng đất mà chỉ hơn 300 năm trước chưa có tên trên bản đồ thế giới.
Hãy mở rộng ra tấm lòng nhân bản, bác ái, từ bi đã vì thành kiến mà khép lại . Hãy mở rộng tay ra đón nhận những người không chọn ra đi nhưng buộc phải ra đi như chúng ta đã ra đi. Hãy giúp họ, nếu được, trong khả năng và phạm vi của mình như những người Mỹ xa lạ ngày nào mời chúng ta lại nhà ăn bữa cơm chung, cho vài chiếc áo quần cũ qúa khổ, để cho chúng ta có cảm giác bình yên, được đùm bọc mà vơi bớt nỗi buồn xa quê. Dân tộc nào, cộng đồng nào cũng có kẻ gian, người ngay. Sống trên đất nước văn minh này bao thế hệ nhưng vẫn còn có kẻ giết người không gớm tay, buôn lậu, trộm cướp...chứ đâu phải chỉ có trong đám người lê lết thất thểu dìu nhau qua biên giới, đến vùng đất hứa. Họ sẽ là những người hàng xóm tốt, những công dân lương thiện, cùng chúng ta đóng thuế, góp công, xây dựng một xã hội văn minh, ngày thêm phồn thịnh.
Cảm ơn nhà văn Nguyễn Thanh Việt đã gợi ý cho tôi viết bài viết này gởi các bạn, những công dân tị nạn gương mẫu nhất của nước Mỹ vĩ đại này.

Nguyên Lương
tiengnuisong.blogspot.com/2018/07/nuoc-my-khong-cua-rieng-ai-nguyen-luong.html
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (3)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.044 giây.